You are on page 1of 66

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA: MARKETING

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHÂN

QUẢN TRỊ MARKTEING

LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO SẢN PHẨM


MỚI COCAFE TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

LỚP: 2311101009905

1. Quách Đặng Xuân Giang: 2121007643


2. Nguyễn Tiến Tài: 2121007567
3. Bùi Lê Đan Thi: 2121007239
4. Dương Nguyễn Anh Thư: 2121007465
5. Lê Nguyễn Anh Thư: 2121007317
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHÂN

QUẢN TRỊ MARKTEING

LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO SẢN PHẨM


MỚI COCAFE TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

LỚP: 2311101009905

1. Quách Đặng Xuân Giang: 2121007643


2. Nguyễn Tiến Tài: 2121007567
3. Bùi Lê Đan Thi: 2121007239
4. Dương Nguyễn Anh Thư: 2121007465
5. Lê Nguyễn Anh Thư: 2121007317

TP. Hồ Chí Minh, 2023

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

STT Họ và tên MSSV Công việc


1 Quách Đặng Xuân Giang 2121007643 Tóm tắt kế hoạch,
phân tích Swot,
chiến lược giá
2 Nguyễn Tiến Tài 2121007567 Phân tích STP,
mục tiêu, ngân
sách cho hoạt
động marketing
3 Bùi Lê Đan Thi 2121007239 Nghiên cứu môi
trường marketing
bên ngoài, chiến
thuật và hoạt động
marketing, tầm
nhìn – sứ mệnh
4 Dương Nguyễn Anh Thư 2121007465 Phân tích cơ hội
kinh doanh, chiến
lược phân phối
5 Lê Nguyễn Anh Thư 2121007317 Nghiên cứu môi
trường marketing
bên trong, chiến
thuật và hoạt động
marketing, dự báo
và kiểm soát hoạt
động

BẢNG MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC THEO %


STT Họ và tên MSSV Mức độ hoàn thành (%)
1 Quách Đặng Xuân Giang 2121007643 100%
2 Nguyễn Tiến Tài 2121007567 100%
3 Bùi Lê Đan Thi 2121007239 100%
4 Dương Nguyễn Anh Thư 2121007465 100%
5 Lê Nguyễn Anh Thư 2121007317 100%

i
MỤC LỤC

CHƯƠNG I. TÓM TẮT KẾ HOẠCH .................................................. 1


CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG......................................... 3
2.1. Hiện trạng rác thải nhựa:................................................................................................. 3

2.2. Hiện trạng ly nhựa, ly giấy............................................................................................... 4

2.3. Đánh giá cơ hội thị trường .............................................................................................. 5

2.4. Chứng minh công ty đang sử dụng chiến lược nép góc: ................................................ 7

2.5. Nghiên cứu môi trường Marketing .................................................................................. 9

CHƯƠNG 3. CHIẾN LƯỢC VÀ MỤC TIÊU MARKETING ......... 20


3.1. STP (Định vị thương hiệu): ........................................................................................... 20

3.2. Mục tiêu Marketing cho Cocafe trong 3 năm đầu khi tung sản phẩm ra thị trường ...... 25

CHƯƠNG 4. CHIẾN THUẬT VÀ HOẠT ĐỘNG MARKETING .. 28


4.1. Chiến lược sản phẩm: ................................................................................................... 28

4.2. Chiến lược giá ............................................................................................................... 35

4.3. Chiến lược phân phối .................................................................................................... 45

4.4. Chiến lược chiêu thị ...................................................................................................... 50

CHƯƠNG 5. NGÂN SÁCH CHO HOẠT ĐỘNG MARKETING ..... 1

CHƯƠNG 6. DỰ BÁO VÀ KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG ................... 1


6.1. Dự báo về doanh thu và lợi nhuận .................................................................................. 1

6.2. Dự báo rủi ro và hướng giải quyết .................................................................................. 1

ii
6.3. Dự báo rủi ro thường gặp trong quá trình hoạt động và đề xuất hướng giải quyết. ....... 3

6.4. Kiểm soát hoạt động ....................................................................................................... 3

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Phân tích SWOT .................................................................................................... 17

Bảng 2 Phân khúc thị trường .............................................................................................. 20

Bảng 3 Đánh giá cơ hội thị trường ..................................................................................... 21

Bảng 4 Bảng phân tích chi phí toàn bộ của Cocafe trong 1 quý với 20.000 sản phẩm...... 36

Bảng 5 bảng chiến lược giá của Cocafe theo từng quý ...................................................... 41

Bảng 6 bảng các sản phẩm của Cocafe 2026 ..................................................................... 44

Bảng 7 Bảng ngân sách hoạt động Marketing 2024............................................................. 1

Bảng 8 Bảng ngân sách Marketing 2025 ............................................................................. 2

Bảng 9 Bảng ngân sách hoạt động Marketing 2026............................................................. 4

Bảng 10 Bảng dự báo rủi ro ................................................................................................. 1

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 Tỷ lệ dùng ly nhưa.................................................................................................... 4

Hình 2 Thị phần ngành Công nghiệp tái chế và Chế biến chất thải trong ngành Công
nghiệp Chế biến và Chế tạo sản phẩm ................................................................................. 7

Hình 3 Thị phần sản xuất hạt nhựa tái chế trong ngành Công nghiệp tái chế và Chế biến
chất thải ................................................................................................................................ 8

Hình 4 Thị phần bã cà phê để sản xuất hạt nhựa .................................................................. 8


iii
Hình 5 Tỷ lệ của ly từ bã cà phê trong toàn sản lượng sản xuất ly cà phê tại Việt nam ...... 8

Hình 6 chứng minh nhu cầu thị trường ................................................................................ 9

Hình 7 Bao bì Cocafe ......................................................................................................... 31

Hình 8 Nhãn hiệu Cocafe ................................................................................................... 31

Hình 9 sản phẩm Cocafe Xanh ........................................................................................... 31

Hình 10 sản phẩm Cocafe đỏ ............................................................................................. 32

Hình 11 bộ sưu tập Cocafe 2026 ........................................................................................ 35

Hình 12 trang Fanpage Cocafe ........................................................................................... 51

Hình 13 Trang IG Cocafe ................................................................................................... 52

Hình 14 biển OOH 1 .......................................................................................................... 55

Hình 15 Biển OOH 2 .......................................................................................................... 55

Hình 16 Biển OOH 3 .......................................................................................................... 56

iv
NGUỒN THAM KHẢO

1. https://kinhtemoitruong.vn/rac-thai-nhua-o-viet-nam-gia-tang-dot-bien-theo-thoi-
gian-70239.html
2. https://vtv.vn/xa-hoi/moi-nguoi-viet-nam-xa-ra-64-kg-rac-thai-nhua-nam-
20211217234235756.htm
3. https://www.worldbank.org/en/news/press-release/2022/07/25/a-roadmap-to-stop-
single-use-plastic-pollution-in-vietnam
4. https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0969698922000017#bib85
5. https://www.timeout.com/uk/food-and-drink/why-does-no-one-use-reusable-
coffee-cups-any-more
6. https://doanhnhansaigon.vn/kinh-doanh/viet-nam-soi-dong-thi-truong-chuoi-ca-
phe-
1087926.html#:~:text=Theo%20th%E1%BB%91ng%20k%C3%AA%20ch%C6%
B0a%20%C4%91%E1%BA%A7y,Coffee%20House%2080%20qu%C3%A1n.
7. https://www.worldbank.org/en/news/press-release/2022/07/25/a-roadmap-to-stop-
single-use-plastic-pollution-in-vietnam
8. https://www.sciencedirect.com/journal/journal-of-cleaner-production

9. https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0969698922000017

10. http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/10-tinh-thanh-co-dan-so-lon-nhat-viet-nam-
20230214102725817.htm#:~:text=D%C3%A2n%20s%E1%BB%91%20trung%20
b%C3%ACnh%20n%C4%83m,%2C%20chi%E1%BA%BFm%2050%2C2%25.

v
CHƯƠNG I. TÓM TẮT KẾ HOẠCH

Đây là một kế hoạch phát triển và cho ra mắt dòng sản phẩm tiêu dùng cá nhân thế
hệ mới đến từ thương hiệu Cocafe. Những sản phẩm Cocafe mang đậm dấu ấn đặc trưng
được làm từ chất liệu thân thiện với môi trường – nhựa sinh học từ bã cà phê. Với tầm nhìn
và sứ mệnh mong muốn đưa đến tay người tiêu dùng những sản phẩm xanh góp phần tái
tạo lại thiên nhiên và trải nghiệm đặc biệt khi sử dụng, Cocafe tập trung xây dựng kế hoạch
với những hạng mục được đề ra như sau:

Về mục tiêu của kế hoạch

Nắm bắt được xu hướng và nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay, Cocafe theo đuổi
mục tiêu không chỉ ra mắt một sản phẩm mới trên thị trường, mà còn truyền tải những thông
điệp xã hội về bảo vệ môi trường toàn cầu thông qua sản phẩm của mình dưới những mục
tiêu Marketing cụ thể: (1) Nghiên cứu thị trường và chất lượng sản phẩm, (2) Tăng độ nhận
diện thương hiệu, (3) Phát triển mạng lưới phân phối sản xuất và (4) Phát triển tiềm lực về
tài chính.

Về các đề xuất chiến lược, chiến thuật chung

Quan sát tình hình, tiềm năng và mức cầu của thị trường, Cocafe tập trung xây dựng
những chiến lược tổng quát cho kế hoạch 3 năm (2024 – 2026).

- Năm 2024: Cocafe bắt đầu tiến hành nghiên cứu và phát triển dòng sản phẩm
chính, cùng với việc tăng mức độ nhận diện thương hiệu thông qua quá trình
thực hiện chạy thử sản phẩm để lắng nghe và khảo sát cảm nhận của khách
hàng.

- Năm 2025: Dựa trên những khảo sát đã có, Cocafe hoàn chỉnh sản phẩm và
chính thức tung ra thị trường. Bên cạnh đó, Cocafe tập trung xây dựng mạng
lưới phân phối rộng khắp và đẩy mạnh tăng độ nhận diện thương hiệu bằng
các kênh truyền thông đại chúng.

- Năm 2026: Cocafe phát triển trở thành thương hiệu đa dạng dòng sản phẩm
bao gồm những sản phẩm chính và phụ thân thiện với môi trường.
1
CHƯƠNG I. TÓM TẮT KẾ HOẠCH

Đây là một kế hoạch phát triển và cho ra mắt dòng sản phẩm tiêu dùng cá nhân thế
hệ mới đến từ thương hiệu Cocafe. Những sản phẩm Cocafe mang đậm dấu ấn đặc trưng
được làm từ chất liệu thân thiện với môi trường – nhựa sinh học từ bã cà phê. Với tầm nhìn
và sứ mệnh mong muốn đưa đến tay người tiêu dùng những sản phẩm xanh góp phần tái
tạo lại thiên nhiên và trải nghiệm đặc biệt khi sử dụng, Cocafe tập trung xây dựng kế hoạch
với những hạng mục được đề ra như sau:

Về mục tiêu của kế hoạch

Nắm bắt được xu hướng và nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay, Cocafe theo đuổi
mục tiêu không chỉ ra mắt một sản phẩm mới trên thị trường, mà còn truyền tải những thông
điệp xã hội về bảo vệ môi trường toàn cầu thông qua sản phẩm của mình dưới những mục
tiêu Marketing cụ thể: (1) Nghiên cứu thị trường và chất lượng sản phẩm, (2) Tăng độ nhận
diện thương hiệu, (3) Phát triển mạng lưới phân phối sản xuất và (4) Phát triển tiềm lực về
tài chính.

Về các đề xuất chiến lược, chiến thuật chung

Quan sát tình hình, tiềm năng và mức cầu của thị trường, Cocafe tập trung xây dựng
những chiến lược tổng quát cho kế hoạch 3 năm (2024 – 2026).

- Năm 2024: Cocafe bắt đầu tiến hành nghiên cứu và phát triển dòng sản phẩm
chính, cùng với việc tăng mức độ nhận diện thương hiệu thông qua quá trình
thực hiện chạy thử sản phẩm để lắng nghe và khảo sát cảm nhận của khách
hàng.

- Năm 2025: Dựa trên những khảo sát đã có, Cocafe hoàn chỉnh sản phẩm và
chính thức tung ra thị trường. Bên cạnh đó, Cocafe tập trung xây dựng mạng
lưới phân phối rộng khắp và đẩy mạnh tăng độ nhận diện thương hiệu bằng
các kênh truyền thông đại chúng.

- Năm 2026: Cocafe phát triển trở thành thương hiệu đa dạng dòng sản phẩm
bao gồm những sản phẩm chính và phụ thân thiện với môi trường.

Về tổng ngân sách đề xuất


2
Với mục tiêu 3 năm đầu tiên là phát triển chất lượng sản phẩm và tối đa hóa thị phần
với nhiều khách hàng nhất có thể, tổng ngân sách Cocafe dự kiến là ….. , Cocafe đề xuất
tập trung đầu tư nguồn ngân sách cho những hạng mục tiêu biểu như sau:

- Chiến lược sản phẩm

- Chiến lược phân phối

- Chiến lược truyền thông

Kết quả dự kiến cho kế hoạch

Dự kiến sau khi hoàn thành kế hoạch 3 năm trên, với mức độ nhận diện cao được
xây dựng dựa trên những chiến lược sản phẩm và truyền thông mạnh mẽ, Cocafe sẽ trở
thành một thương hiệu có thị phần cao trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng dịch vụ ở Việt
Nam. Cocafe sẽ không còn là một cái tên lạ khi mọi người nhập trên thanh tìm kiếm về
thương hiệu gắn liền với chất liệu thân thiện môi trường. Bên cạnh đó, với sự đẩy mạnh của
chiến lược phân phối, không khó để tìm thấy những sản phẩm Cocafe trên kệ hàng siêu thị
ở bất cứ đâu. Và quan trọng hơn hết, những chiếc cốc hiện đại mùi thơm cà phê đặc trưng
với sứ mệnh bảo vệ môi trường xanh sẽ được truyền đến tay những người tiêu dùng ở khắp
nơi trên thế giới.

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG

2.1. Hiện trạng rác thải nhựa:

Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), ước tính, trung bình mỗi năm, thế giới thải ra khoảng
400 triệu chất thải nhựa và có từ 75-199 triệu tấn nhựa hiện đang ở trong các đại dương của
chúng ta. Và nếu không hành động để giải quyết thực trạng trên, số rác thải nhiễm vào đại
dương có thể sẽ tăng gấp ba thậm chí là nhiều hơn nữa trong vòng hai thập niên tới. (1)

Tại Việt Nam, ước tính khoảng 25 triệu tấn chất thải rắn sinh hoạt phát sinh mỗi năm, trong
đó, tỷ lệ rác thải nhựa chiếm từ 10-20% (khoảng 2,5 đến 5 triệu tấn) và tăng đột biến sau
đại dịch Covid-19. Rác thải nhựa có thể bị thải bỏ ra môi trường và xâm nhập vào chuỗi
thức ăn do bị tan rã thành các mảnh và hạt nhỏ hơn theo thời gian. (2)

Theo đó, lượng tiêu thụ nhựa trung bình của một người Việt đã tăng 11 lần, từ 3,8kg/người
năm 1990 lên 41,3 kg/người năm 2018 và tiếp tục tăng thời gian qua do nhu cầu về đồ nhựa
3
trong thời gian cách ly phòng Covid-19. Bình quân mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1 kg
túi ni-lông/tháng, riêng tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM trung bình mỗi ngày thải
ra môi trường khoảng 80 tấn rác thải nhựa và túi ni-lông. (2)

Trong năm 2021, thế giới thải ra 353 triệu tấn rác thải nhựa nhưng lượng rác được tái chế
chỉ đạt 9%, 19% được tiêu hủy và gần 50% được chôn lấp tại các hố rác đủ tiêu chuẩn. (2)

2.2. Hiện trạng ly nhựa, ly giấy

Ly nhựa thuộc trong nhóm “Styrofoam food containers” đứng thứ 5 trong BXH TOP 10
PLASTIC ITEMS, OVERALL – BY NUMBER (WORLD BANK 2022). (3)

Hình 1 Tỷ lệ dùng ly nhưa

2.2.1. Tên toàn thế giới:

Khoảng 500 tỷ cốc dùng một lần (gồm ly giấy và ly nhựa) được phân phát hàng năm (
White và cộng sự, 2019 ) (4)

2.2.2. Nghiên cứu tại Anh:

Theo báo INDEPENDENT, một nghiên cứu trên 2.000 người trưởng thành của công ty vệ
sinh và sức khỏe Essity, cho thấy người Anh mua hơn 3,2 tỷ đồ uống đựng trong cốc giấy
mỗi năm – chỉ gần hai tỷ trong số đó sẽ không được bỏ vào thùng rác tái chế thích hợp. (5)

Thống kê chỉ ra rằng, tại Vương quốc Anh, mỗi năm có 2,5 tỷ cốc cà phê dùng một lần thải
ra môi trường nhưng chỉ có 25% trong số đó được tái chế. Ước tính cứ 400 cốc cà phê thì
sẽ có 1 cốc cà phê được tái chế. (5)

4
Chuỗi cửa hàng cà phê Costa đã bán được 75 triệu ly giấy mỗi năm, khoảng 3% trên tổng
số đồ uống nóng của Marks & Spencer cũng được bán ra trên thị trường và Cafè Nero mỗi
ngày bán khoảng 100 000 nghìn ly giấy, và còn rất nhiều cửa hàng khác không thể cung
cấp số liệu cụ thể và minh bạch. (5)

2.2.3. Tại Việt Nam:

Việt Nam hiện có khoảng 20.000 quán cà phê lớn nhỏ và vẫn còn nhiều dư địa để phát triển.
Trong đó thương hiệu Highlands đang sở hữu gần 150 quán tại nhiều tỉnh - thành, Starbucks
có khoảng 30 quán, Trung Nguyên Legend hơn 60 quán, The Coffee House 80 quán… chưa
tính các kiosk, quán trà sữa và các quán lề đường khác. (6)

Trung bình: Highland Coffee, Phúc Long, Trung Nguyên tại mỗi chi nhánh bán được
khoảng 300-400 ly (gồm ly nhựa, giấy)

-> Số lượng ly thải ra: 20.000 x (300-400) = 6M - 8M (ly)

=> Chứng tỏ rằng: Tại Việt Nam, có trên 6-8M ly giấy và nhựa thải ra mỗi ngày.

Đây là một con số rất lớn và đang có xu hướng tăng lên nếu không có biện pháp kịp thời
để ngăn chặn.

2.3. Đánh giá cơ hội thị trường

=> Đánh giá cơ hội thị trường:

2.3.1 Xác xuất thành công

3.1.1 COCAFE có thể truyền thông một cách thuyết phục về lợi ích cho các khách hàng
mục tiêu không?

Có chiến dịch truyền thông mạnh mẽ thông qua việc sử dụng KOL (Khoai Lang Thang…),
tổ chức chiến dịch “Nâng niu sách đỏ”, lập ra một trang web để những người khách hàng
thấy được số tiền mà mình đã tích luỹ: Tạo được độ phủ sóng rất lớn.

5
Đối tượng mục tiêu của COCAFE là độ tuổi từ 20 – 45 (đặc biệt là người có lối sống đơn
giản và có ý thức bảo vệ môi trường cao). Bởi Insight của số đông này mong muốn được
sử dụng những sản phẩm thân thiện, bền vững và đơn giản.

=> Mức điểm: 9

3.1.2 COCAFE có thể xác định khách hàng mục tiêu và tiếp cận họ bằng các kênh thương
mại, truyền thông một cách hiệu quả về mặt chi phí không?

Đối tượng mục tiêu mà COCAFE hướng đến chủ yếu có lối sống tối giản, ý thức bảo vệ
môi trường cao và quan trọng sự tịện lợi. Vào năm 2025, COCAFE sẽ đẩy mạnh các hoạt
động truyền thông, qua sự kết hợp với KOL và kết hợp với các đơn vị trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường => Nhận sự bàn luận cực kỳ lớn tại các trang mạng xã hội như Facebook,
Instagram và Tiktok.

=> Mức điểm: 8

3.1.3 COCAFE có sở hữu các khả năng hay nguồn lực cần thiết để phân phối lợi ích cho
khách hàng không?

Với mức giá 169k/1ly và sử dụng trong thời gian từ 6-12 tháng hoàn toàn xứng đáng. Đồng
thời, người dùng còn được khuyến mãi, giảm giá khi mang ly sử dụng tại các chi nhánh cửa
hàng cafe Trung Nguyên và The Coffee House. => Đáp ứng được mức giá phải chăng, tiện
lợi, thời gian sử dụng dài.

=> Mức điểm: 9

3.1.4 COCAFE Tỷ suất lợi nhuận có đáp ứng được yêu cầu đầu tư của các bên liên quan
không?

Mặc dù kết quả kinh doanh của COCAFE trong 3 năm hoạt động có xu hướng tăng mạnh,
nhưng chưa đủ lớn để đáp ứng các yêu cầu đầu từ bên ngoài.

=> Mức điểm: 4

2.3.2. Tính hấp dẫn tiềm tàng

COCAFE có phân phối lợi ích cho khách hàng tốt hơn đối thủ hiện tại và tiềm năng không?

6
Xu hướng bảo vệ môi trường ngày nay ngày càng gia tăng, tuy nhiên hầu hết các doanh
nghiệp hiện nay vẫn chưa áp dụng đúng cách để nâng cao tinh thần bảo vệ môi trường xanh
của khách hàng. COCAFE sẽ liên tục kết hợp với các đơn vị và KOL (được bạn trẻ yêu
thích với profile gây ấn tượng về cảm hứng thiên nhiên - Khoai Lang Thang)

Hiện tại, COCAFE chỉ có khoảng 1-2 đối thủ cạnh tranh kinh doanh trong lĩnh vực ly tái
sử dụng thân thiện môi trường, những các đối thủ đó vẫn chưa khai thác thành công và đang
đứng yên 1 chỗ. Và đó là cơ hội tốt để COCAFE thúc đẩy hành vi tiêu dùng cho mục tiêu
khách hàng của mình.

=> Mức điểm: 8

Theo ma trận phân tích cơ hội thị trường thì: 9+8+9+4= 30 (Cao)

Tổng điểm tính hấp dẫn tiềm tàng = 8 (Cao)

KẾT LUẬN: Từ kết quả đánh giá cơ hội thị trường, thương hiệu COCAFE đạt mức “chú
ý cao” với thị trường kinh doanh của mình.

2.4. Chứng minh công ty đang sử dụng chiến lược nép góc:

2.4.1 Chứng minh tỷ lệ sản xuất của bã cà phê trong ngành sản xuất nhựa

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, các nhóm ngành trong ngành công nghiệp
Chế biến và Chế tạo sản phẩm có tỷ lệ sản xuất như sau: (7)

Hình 2 Thị phần ngành Công nghiệp tái chế và Chế biến chất thải trong ngành Công nghiệp Chế biến và Chế tạo sản
phẩm

7
Hình 3 Thị phần sản xuất hạt nhựa tái chế trong ngành Công nghiệp tái chế và Chế biến chất thải

Hình 4 Thị phần bã cà phê để sản xuất hạt nhựa

Hình 5 Tỷ lệ của ly từ bã cà phê trong toàn sản lượng sản xuất ly cà phê tại Việt nam

2.4.2. Chứng minh nhu cầu thị trường

Theo "Consumer attitudes towards reusable coffee cups: a case study in Sheffield, UK" -
Tạp chí Journal of Cleaner Production (2018): Nghiên cứu khoảng 5000 người tại quán cà
phê cho thấy sự ủng hộ của người dùng đối với ly cà phê tái sử dụng, với hơn 70% người
tham gia khảo sát cho biết họ sẽ sử dụng ly tái sử dụng thay vì ly giấy nếu có sẵn. Tuy
nhiên, một số người dùng vẫn cho rằng ly tái sử dụng có giá cả cao và cảm thấy không tiện
lợi cho việc mang theo khi đi ra ngoài. (8)

8
Bài nghiên cứu “Explaining the willingness of consumers to bring their own reusable coffee
cups under the condition of monetary incentives” - (9) đã cho thấy 92.61% người ủng hộ
việc sử dụng ly tái sử dụng tại quán café:

Hình 6 chứng minh nhu cầu thị trường

Theo số liệu của cục Thống kê trung ương Việt nam năm 2021, ước tính dân số Việt Nam
năm 2021 khoảng 98,7 triệu người. Theo phân bố tuổi từ báo cáo của cục thống kê trung
ương Việt Nam, năm 2019 ước tính số người Việt Nam trong độ tuổi từ 20 – 45 là 44 triệu
người, chiếm 40% dân số Việt Nam lúc bấy giờ. (10)

=> Nhu cầu thị trường có hơn 16 triệu người đang là khách hàng mục tiêu, có khả năng cao
họ sẽ chọn sản phẩm của Cocafe, khẳng định phân khúc thị trường mà doanh nghiệp lựa
chọn khá hấp dẫn và tiềm năng. => Được chứng minh chi tiết tại Phân khúc thị trường.
Tóm tại, thị trường trong ngành ly tái sử dụng quá nhỏ, nhưng nhu cầu sử dụng quá lớn và
có xu hướng tăng trong những năm tới.

2.5. Nghiên cứu môi trường Marketing

2.5.1 Bên ngoài: (dựa theo Pestel)

Chính trị:

9
Các biến động chính trị: như biến động chính sách thương mại, thay đổi quy định về bảo
vệ môi trường và các biện pháp bảo hộ thương mại có thể tác động đến hoạt động sản xuất
và tiêu thụ của sản phẩm ly nhựa làm từ bã cà phê.

Thúc đẩy bảo vệ môi trường và phát triển bền vững: Chính phủ đang tăng cường và quyết
liệt thực hiện các chính sách và giải pháp nhằm kiểm soát hiệu quả ô nhiễm môi trường do
rác thải nhựa, nhất là sản phẩm nhựa dùng một lần và các sản phẩm khó phân hủy. Ưu tiên
đưa ra những phương án trú trọng giảm thiểu việc sử dụng, tăng cường tái chế, tái sử dụng,
thúc đẩy xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh. Điều này có thể tạo động lực
cho sự phát triển của sản phẩm ly nhựa làm từ bã cà phê với sứ mệnh là một sản phẩm thân
thiện với môi trường.

2.5.1.1 Kinh tế:

Những năm gần đây các hoạt động phát triển kinh tế của nước ta đã và đang được thúc đẩy
với tỷ lệ tăng trưởng cao. Điều này đã dẫn đến những hệ quả liên quan như các vấn đề về ô
nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu,... Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos,
Việt Nam đang nằm trong số 10 quốc gia có chất lượng không khí thấp và ảnh hưởng nhiều
nhất đến sức khỏe.

Tăng trưởng kinh tế: Việt Nam đang trên con đường hội nhập quốc tế chính vì thế những
năm dạo gần đây nước ta đã có mức tăng trưởng kinh tế vô cùng nổi bật. Và đương nhiên
khi nền kinh tế ngày càng phát triển và hiện đại thì mức sống người dân ngày càng được
nâng cao sẽ dẫn đến nhu cầu được sử dụng các sản phẩm chất lượng tốt và an toàn ngày
càng tăng, nhất là các sản phẩm gắn liền với đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân.
Khảo sát gần đây của Nielsen Việt Nam cho thấy, 80% NTD Việt sẵn sàng chi trả nhiều
hơn cho các sản phẩm có cam kết “xanh” và “sạch” có nguồn gốc sản xuất từ những nguyên
liệu thân thiện với môi trường. Điều này cho thấy khi nền kinh tế phát triển thì đã có sự
thay đổi mạnh mẽ trong nhận thức của NTD Việt.

2.5.1.2 Văn hóa xã hội:

Nhận thức về bảo vệ môi trường: Nhận thức của người tiêu dùng về vấn đề bảo vệ môi
trường đang gia tăng, điều này có thể tạo đà cho sự chấp nhận và sử dụng sản phẩm ly nhựa
làm từ bã cà phê, là một sản phẩm thân thiện với môi trường và có khả năng tái chế. Tuy
nhiên, cũng có thể xảy ra các ý kiến đối lập hoặc phản đối về việc sử dụng sản phẩm nhựa
dẻo dù có nguồn gốc từ bã cà phê.
10
2.5.1.3 Công nghệ:

Công nghệ sản xuất ly nhựa từ bã cà phê có thể tiếp tục được cải tiến và phát triển, giúp cải
thiện hiệu suất sản xuất, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời giúp tăng
tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Công nghệ tái chế nhựa: Công nghệ tái chế nhựa đang được nghiên cứu và phát triển liên
tục, có thể tạo ra các giải pháp tái chế bã cà phê hoặc các sản phẩm nhựa phục vụ cho mục
đích khác, đồng thời có thể ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của ly nhựa làm từ bã cà phê.

Công nghệ thay thế: Công nghệ thay thế có thể xuất hiện và phát triển, đồng thời cạnh tranh
với sản phẩm ly nhựa làm từ bã cà phê. Ví dụ, công nghệ sản xuất các loại ly từ các nguồn
nguyên liệu thân thiện với môi trường khác có thể cạnh tranh với sản phẩm này như thân
cây, trà, ….

2.5.1.4. Môi trường:

Tăng cường quy định về bảo vệ môi trường: Quy định về bảo vệ môi trường tiếp tục được
củng cố, bao gồm cả quy định về sử dụng sản phẩm nhựa, đồng thời có thể trong tương lai
yêu cầu các sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn về thân thiện môi trường và có tính tái
chế cao.

Tăng cường ý thức về bảo vệ môi trường: Ý thức của người tiêu dùng về việc bảo vệ môi
trường có thể gia tăng, tạo nhu cầu cao hơn về việc sử dụng sản phẩm thân thiện với môi
trường như ly nhựa làm từ bã cà phê. Sản phẩm ly nhựa làm từ bã cà phê được xem là một
giải pháp thân thiện với môi trường, giúp giảm lượng rác thải nhựa và khí thải carbon được
sinh ra từ sản xuất ly nhựa truyền thống.

Tuy nhiên, việc sản xuất ly nhựa từ bã cà phê cũng có thể đối mặt với thách thức về nguồn
nguyên liệu, cũng như việc xử lý chất thải sau khi sử dụng, đồng thời cần đảm bảo việc thu
gom bã cà phê để sản xuất ly nhựa là bền vững và không gây ảnh hưởng đến nguồn cung
cấp bã cà phê cho ngành nông nghiệp.

2.5.1.5 Pháp lý:

Quy định về tái chế và xử lý chất thải nhựa: Theo số liệu thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi
trường, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường, 0,28
11
triệu đến 0,73 triệu tấn trong số đó bị thải ra biển - nhưng chỉ 27% trong số đó được tái chế,
tận dụng bởi các cơ sở, doanh nghiệp. Điều đáng quan tâm là các biện pháp xử lý và tái chế
rác thải nhựa còn rất nhiều hạn chế, khi có đến 90% rác thải nhựa được xử lý theo cách
chôn, lấp, đốt và chỉ có 10% còn lại là được tái chế

Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã dành 01 điều (điều 73) quy định nhằm giảm thiểu, tái sử
dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa, phòng, chống ô nhiễm rác thải nhựa đại dương. Bên
cạnh đó các sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm thay thế sản phẩm nhựa sử dụng
một lần và sản phẩm thay thế bao bì nhựa khó phân hủy sinh học được chứng nhận thì được
hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

Chính sách hỗ trợ và khuyến khích: Chính phủ đã và đang đưa ra rất nhiều chính sách hỗ
trợ và khuyến khích cho sản phẩm thân thiện với môi trường, giúp sản phẩm đến gần hơn
với người tiêu dùng. Chính vì thế khi sản phẩm ly nhựa làm từ bã cà phê ra đời thì sẽ mang
lại rất nhiều lợi ích đối với vấn đề môi trường hiện nay của nước ta.

2.5.2. Bên trong (Mô hình 5 áp lực cạnh tranh)

2.5.2.1 Tăng trưởng của ngành

Hiện nay, vấn đề về ô nhiễm môi trường luôn được mọi người trên toàn thế giới quan tâm,
nó đã đạt đến mức được báo động. Và rác thải nhựa chính là một trong những nguyên nhân
ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến ô nhiễm môi trường. Chính vì thế, khi nhận ra được
vấn đề nghiêm trọng của việc sử dụng chất thải nhựa làm ô nhiễm môi trường nên người
tiêu dùng hiện nay đang có xu hướng sử dụng những đồ dùng bằng giấy thay cho nhựa, đặc
biệt chính là dùng ly tái sử dụng nhiều lần để bảo vệ môi trường.

Trước đây, đi đến đâu chúng ta cũng thấy ly nhựa, việc sử dụng ly nhựa rất phổ biến trên
toàn thế giới vì chúng tiện lợi, rẻ và đẹp mắt. Nhưng chúng ta lại quên rằng nhựa rất khó
phân huỷ, mỗi một ly nhựa hay một túi ni lông vứt ra môi trường có thể tốn đến hàng trăm
triệu năm mới có thể phân huỷ hết. Điều này đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến vấn đề
môi trường và chất lượng của cuộc sống của chúng ta.

Từ những điều đó, một sản phẩm thân thiện với môi trường đã được cho ra mắt đó chính là
“ly nhựa làm từ bã cà phê” có thể tái sử dụng nhiều lần. Nó thân thiện và đem lại rất nhiều
lợi ích cho môi trường cũng như cho cuộc sống chúng ta. Do đó, hiện nay các doanh nghiệp
đặc biệt các doanh nghiệp trong ngành F&B đang dần loại bỏ “ly nhựa” và thay vào đó
12
chính là sử dụng các loại ly thân thiện với môi trường. Ly nhựa làm từ bã cà phê xuất hiện
không chỉ mang lại cho doanh nghiệp mà còn mang lại cho người dùng sự tiện lợi, chất
lượng, thẩm mỹ và đặc biệt chính là sự an toàn khi sử dụng. Việc sử dụng ly tái sử dụng
còn góp một phần rất lớn trong việc bảo vệ môi trường chính vì điều đó xu hướng sử dụng
ly tái sử dụng ngày nay càng tăng cao và được mọi người tin dùng.

Bên cạnh đó, sau đại dịch Covid 19 các nhà hàng phục vụ nhanh đã bị ảnh hưởng rất nặng
nề. Nhiều nhà hàng, quán cà phê đã chuyển sang hướng bán mang đi để giảm sức chứa tại
quán, dự kiến điều này sẽ làm cho nhu cầu về ly tái sử dụng được tăng cao. Vì người tiêu
dùng có thể đem ly của mình đến để tránh khả năng lây nhiễm nên ly tái sử dụng nhiều lần
chính là sản phẩm mà họ cần.

Tại Việt Nam, theo số liệu của Cục Quản lý môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường
TPHCM, các cơ sở kinh doanh như quán cà phê, nhà hàng đã sử dụng khoảng 5 triệu ly,
chén, đũa, ống hút tái sử dụng mỗi tháng, giúp giảm lượng rác thải nhựa. Với dân số đông
đúc và nhu cầu sử dụng ly đồ uống đang tăng cao, trong tương lai thị trường ly tái sử dụng
nhiều lần ở Việt Nam có thể đạt đến 395 triệu đơn vị vào năm 2025.

2.5.2.2 Số lượng đối thủ cạnh tranh

Hiện nay, xu hướng sử dụng ly tái sử nhiều lần đang ngày càng tăng nên mức độ cạnh tranh
trong ngành cũng đang dần tăng. Cụ thể, những đối thủ cạnh tranh lớn trong ngành, cung
cấp ly tái sử dụng chất lượng hàng đầu hiện nay như: Công ty FPT Eco Solutions, Tân
Hiệp Phát, Công ty CP Greenjoy, Công ty CP Gomad… Đây là 4 công ty sản xuất và cung
cấp sản phẩm tái sử dụng chất lượng hàng đầu Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, cũng còn rất
nhiều các doanh nghiệp khác cũng cung cấp các sản phẩm tái sử dụng đa dạng tại Việt Nam.
Cũng như Cocafe, các công ty này cũng đang cố gắng nghiên cứu phát triển và cải tiến sản
phẩm của mình. Đẩy mạnh hợp tác với các đối tác lớn tại thị trường F&B Việt Nam và đưa
ra nhiều chiến lược Marketing cho sản phẩm của mình.

2.5.2.3 Đối thủ tiềm ẩn

Trong ngành sản xuất ly giấy đối thủ tiềm ẩn mang lại mối đe dọa chính là các công ty sản
xuất sản phẩm tái sử dụng từ các quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc và Thái Lan. Vì
các công ty nước ngoài này có thể cung cấp cho thị trường Việt Nam sản phẩm với giá rẻ
hơn so với các công ty trong nước nhờ việc họ sản xuất với quy mô lớn. Các công ty sản
xuất mới, mặc dù ly tái sử dụng tốt cho môi trường nhưng nhiều công ty vẫn sản xuất ly sử

13
dụng một lần, những công ty này có thể cạnh tranh với các công ty tái sử dụng bằng việc
cung cấp giá rẻ hơn và chất lượng cao hơn. Những đối tác khách hàng cũng là những đối
thủ đầy tiềm ẩn. Chẳng hạn như Trung Nguyên, họ đã có một nguồn nguyên liệu sẵn có đó
chính là bã cà phê, vì vậy trong tương lai họ có thể trực tiếp sản xuất ra ly làm từ bã cà phê
thay vì cùng hợp tác với bất kì doanh nghiệp nào để tối ưu chi phí sản xuất.

Ngoài ra thì các công ty trong nước cũng đang cạnh tranh với nhau trong việc cung cấp cho
thị trường những ly đa dạng mẫu mã, chất lượng cao và thân thiện với môi trường. Điều
này có thể dẫn tới một trận chiến cạnh tranh khốc liệt trong ngành sản xuất ly tái sử dụng,
bởi lẽ các nhà sản xuất cần cập nhật liên tục và cải tiến sản phẩm của mình phù hợp với nhu
cầu khách hàng.

Hiện tại và trong tương lai, sự đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn lúc nào cũng có thể
xuất hiện. Chính vì vậy, để đối phó cũng như cạnh tranh và tăng cường vị thế trong thị
trường sản phẩm tái sử dụng, các nhà sản xuất cần đưa ra thị trường những sản phẩm đa
dạng mẫu mã, chất lượng cao, giá cả cạnh tranh, thân thiện với môi trường đáp ứng nhu cầu
thị trường, cùng với các chiến lược tiếp thị và quảng bá sản phẩm hiệu quả. Đồng thời, cải
tiến quy trình sản xuất và tăng cường hiệu quả vận hành để giảm thiểu chi phí sản xuất,
tăng cường chất lượng và giữ chân được những khách hàng trung thành.

2.5.2.4 Quyền thương lượng của khách hàng

Trong ngành sản phẩm tái sử dụng, quyền thương lượng thường nằm trong tay khách hàng
cuối cùng (người tiêu dùng). Bởi vì họ sử dụng, đặt hàng và chi trả cho sản phẩm nên họ
có sức ảnh hưởng rất lớn đến giá cả và quyền thương lượng. Bên cạnh đó quyền thương
lượng cũng có thể nằm trong tay nhà sản xuất, họ có thể đưa ra các điều kiện để đảm bảo
quyền lợi của mình về chi phí sản xuất, vận chuyển, thị trường và lợi nhuận. Thương lượng
chủ yếu được thực hiện để đạt được một thỏa thuận tốt nhất cho cả hai bên và tạo ra một
mối quan hệ hợp tác kinh doanh lâu dài.

Ngày nay thị trường ly giấy tại Việt Nam cũng đang tăng nhanh nên áp lực từ khách hàng
về giá cả cũng như sản phẩm là rất lớn. Vì vậy, … cần nghiên cứu sản phẩm và đưa ra mức
giá hợp lý phù hợp với thị trường để làm cơ sở cho thương lượng. Tìm hiểu về khách hàng,
tìm hiểu về nhu cầu và yêu cầu của khách hàng, thể hiện sự quan tâm đến nhu cầu và yêu
cầu của họ. Đưa ra những đề nghị thương lượng hợp lý, thuyết phục khách hàng về giá trị
sản phẩm của mình. Đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề đôi bên, chẳng hạn như giảm
giá khi mua với số lượng lớn hoặc cung cấp dịch vụ vận chuyển miễn phí. Và cuối cùng là
14
tôn trọng lựa chọn của khách hàng, dù nếu không đạt được thỏa thuận về giá vẫn tôn trọng
lựa chọn của họ và tìm cách đưa ra các phương pháp giải quyết khác để đáp ứng nhu cầu
họ duy trì mối quan hệ lâu dài và bền vững.

2.5.2.5 Quyền thương lượng từ nhà cung ứng

Nhà cung ứng chính của Cocafe chủ yếu là các cửa hàng, quán cà phê như: Trung Nguyên,
Highlands… Vì họ có sẵn nguồn nguyên liệu cần thiết nhất đó chính là bã cà phê. Nguồn
nguyên liệu này đối với họ không có lợi ích gì nhưng khi cung cấp cho Cocafe sẽ mang lại
cho họ một số lợi ích. Họ có thể hợp tác để cung cấp bã cà phê và nhận lại ly nhựa làm từ
bã cà phê với giá cả hợp lý hoặc họ cũng có thể đề xuất một mức giá hợp lý cho bã cà phê
của mình. Ngoài ra nhà cung ứng cũng có thể thương lượng về số lượng bã cà phê mà mình
cung cấp, thời gian thanh toán và điều kiện vận chuyển.

Bên cạnh đó áp lực từ các nhà cung ứng cũng vô cùng lớn. Nếu nhà cung ứng tăng giá thì
chi phí sản xuất sẽ tăng dẫn đến mức giá sản phẩm cũng tăng theo. Ngược lại nếu nhà cũng
ứng giảm giá thì chi phí sản xuất sẽ giảm, giá sản phẩm cũng giảm dẫn đến sự cạnh tranh
với các nhà sản xuất khác và ảnh hưởng tới lợi nhuận của nhà sản xuất. Vì vậy, quyền
thương lượng từ nhà cung ứng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến mô hình 5 áp lực cạnh tranh
của Cocafe

2.5.2.6 Sự đe doạ từ sản phẩm thay thế

Thị trường sản phẩm tái sử dụng với đa dạng sản phẩm cho khách hàng lựa chọn đã đe doạ
đến Cocafe. Ngoài các sản phẩm ly nhựa làm từ bã cà phê thân thiện với môi trường còn
phải đối mặt với các sản phẩm thân thiện với môi trường khác như: ly làm từ bột sắn, ly
thuỷ tinh có thể sử dụng nhiều lần, ly giấy tái chế từ giấy tái chế, ly từ cây trồng tái sinh
(như tre, mía, hoa tiêu, lúa mạch, lúa gạo…), các sản phẩm này đều thân thiện với môi
trường và giảm thiểu lượng rác thải.

Từ đó, sản phẩm thay thế có 2 loại là trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp của ly nhựa tái sử
dụng được làm từ bã cà phê là các sản phẩm tái sử dụng nhiều lần khác khác như các ly
được làm bằng thuỷ tinh, kim loại hoặc nhựa tái chế. Những sản phẩm này đều có công
dụng, tiện ích và tính thẩm mỹ tương đương sản phẩm ly nhựa làm từ bã cà phê. Gián tiếp
là các sản phẩm chỉ sử dụng một lần như bao gồm ly giấy và ly nhựa. Những sản phẩm này
rất phổ biến và rẻ tiền nhưng lại mang đến những nguy hại cho môi trường cũng như sức
khoẻ con người vì khó tái sử dụng và phân huỷ. Sản phẩm ly tái sử dụng nhiều lần từ bã cà

15
phê có thể coi là một sự lựa chọn hợp lý cho người tiêu dùng và được xem là giải pháp thân
thiện với môi trường.

Ngày nay người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và an toàn, vì vậy xu hướng
sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường ngày càng tăng cao. Đặc biệt, là sản phẩm từ
các loại cây trồng tái sinh lại là một sự lựa chọn phù hợp hơn bao giờ hết. Có thể thấy áp
lực từ sản phẩm thay thế mà Cocafe phải đối mặt là vô cùng lớn. Từ đó để giảm áp lực từ
các sản phẩm thay thế, Cocafe phải xem xét điều chỉnh giá cả và chất lượng sản phẩm của
mình nhiều hơn cũng như là đa dạng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và
phù hợp với thị trường. Bên cạnh đó, cũng có thể chạy theo xu hướng thiết kế để thu hút
khách hàng, nghiên cứu và cải tiến thêm nhiều dòng sản phẩm ly thân thiện với môi trường
được làm từ các nguyên liệu khác để cho ra nhiều loại sản phẩm hơn đáp ứng được nhu cầu
người tiêu dùng, có được lượng khách hàng lớn và trung thành.

5.3. Phân tích SWOT:

Khi muốn bắt đầu một kế hoạch kinh doanh, việc phân tích mô hình SWOT sẽ giúp
doanh nghiệp kiểm tra được tính khả thi của kế hoạch dự định. Đặc biệt đối với các doanh
nghiệp start-up, trước khi bắt đầu xây dựng và cho ra mắt dòng sản phẩm mới, việc ứng
dụng mô hình SWOT là một những việc cần thiết giúp nắm bắt được xu hướng hiện tại trên
thị trường và tiềm năng của kế hoạch chuẩn bị được thực hiện. Từ đó, doanh nghiệp có thể
xây dựng được những chiến lược phù hợp cho kế hoạch mục tiêu. Để kiểm tra tính khả thi
của kế hoạch, chúng ta cần phân tích mô hình SWOT ở các khía cạnh sau: (1) tài chính, (2)
cơ sở vật chất, (3) sở hữu trí tuệ, (4) nhân sự, (5) quy trình, (6) văn hóa, (7) danh tiếng, (8)
vị trí trên thị trường, (9) tiềm năng phát triển.

Với chiến lược mục tiêu là phát triển và cho ra mắt sản phẩm tiêu dùng cá nhân thế
hệ mới được làm từ chất liệu thân thiện với môi trường – nhựa sinh học từ bã cà phê.

Đây được dự đoán sẽ là một sản phẩm có thể đáp ứng được những nhu cầu cấp thiết
trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Bởi, việc thay thế những chất liệu không hoặc khó phân
hủy đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường hiện nay bằng chất liệu mới có nguồn
gốc thân thiện, dễ phân hủy hơn sẽ góp phần đẩy mạnh bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái thực
vật. Bên cạnh sứ mệnh cao cả vì xã hội, khi cho ra mắt dòng sản phẩm mới này từ nhựa bã
cà phê, doanh nghiệp cũng sẽ tìm thấy những cơ hội để vươn lên vượt bậc ở mảng sản phẩm
phát triển từ nguồn nguyên liệu thân thiện này. Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc đối mặt với
những thách thức và rủi ro cũng không thể nào tránh khỏi.
16
Để kiểm tra tính khả thi của kế hoạch ra mắt sản phẩm thế hệ mới này, chúng ta có
bảng phân tích SWOT như sau:

Bảng 1 Phân tích SWOT

Điểm mạnh (Strengths): Điểm yếu (Weaknesses):

• Nắm bắt được xu hướng phát triển của thế • Chưa có nhiều kinh nghiệm tổ chức quản lý:
giới: Điểm mạnh đầu tiên chính là việc nắm Là một doanh nghiệp startup mới phát triển nên
bắt được xu hướng phát triển của thế giới. Như chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức
chúng ta đã biết, với thực trạng ô nhiễm bởi quản lý là điều không thể tránh khỏi nhưng với
lượng chất thải khó phân hủy ngày nay, cả thế sứ mệnh và hoài bão, doanh nghiệp có thể nâng
giới đang tích cực chung tay tìm cách khắc cao kinh nghiệm thông qua việc tổ chức các
phục vấn đề ô nhiễm chất thải không phân hủy, chương trình chạy thử sản phẩm, chiến dịch
giải pháp chúng ta đưa ra ở đây đó là sử dụng chào hàng trên thị trường.
những loại chất liệu hữu cơ hơn như bã cà phê.
• Chưa thể tự cung cấp được nguồn nguyên liệu
• Thấu hiểu nhu cầu của khách hàng (hương đầu vào: Đây được xem là một vấn đề khá quan
thơm cà phê + sử dụng được nhiều lần): Điểm trọng. Hiện tại, doanh nghiệp đang nhập một
mạnh thứ hai thương hiệu có đó là sự thấu hiểu lượng nguyên liệu đầu vào là bã cà phê đã qua
dựa vào những nghiên cứu, khảo sát về nhu sử dụng. Tuy Việt Nam là một quốc gia rất phát
cầu của khách hàng. Thứ nhất, chúng ta hiểu triển về ngành cà phê và tỉ lệ sử dụng cà phê mỗi
được điều khách hàng muốn không chỉ dừng ngày rất lớn, nhưng nếu doanh nghiệp muốn
lại ở một chiếc cốc thủy tinh hay nhựa bình hướng đến một mục tiêu phát triển cao hơn, đòi
thường mà còn ở việc chiếc cốc đó sẽ mang lại hỏi mỗi ngày phải sản xuất được một sản lượng
những trải nghiệm đặc biệt hơn như thế nào. thành phẩm không nhỏ. Điều này có thể dẫn đến
Với chiếc cốc có chất liệu nhựa sinh học từ bã sự thiếu hụt về nguyên liệu đầu vào, nếu số
cà phê, chúng ta tự tin đưa đến khách hàng một lượng cung cấp không đủ.
sản phẩm thân thiện, bền bỉ mà còn mang lại
mùi hương cà phê đặc trưng khi sử dụng. Thứ • Chưa có nhiều chuyên môn trong ngành sản
hai, khách hàng có mong muốn sử dụng một xuất hàng gia dụng: Hàng gia dụng là một
chiếc cốc vừa bảo vệ môi trường vừa sử dụng ngành hàng khá khắc nghiệt bởi nó còn chịu ảnh
được nhiều lần hơn, thay vì những chiếc cốc hưởng bởi những yếu tố tự nhiên khác bao gồm
giấy hay nhựa chỉ có thể sử dụng một lần. nhiệt độ, độ ẩm, không gian bảo quản. Những
yếu tố này có thể vô tình tạo ra trải nghiệm
• Chiến lược Marketing độc đáo: Là một doanh không tốt cho khách hàng trong quá trình sử
nghiệp trẻ, không ngại bứt phá với tầm nhìn và dụng, đặc biệt khi sản phẩm của chúng ta lại
sứ mệnh vì môi trường và xã hội, chúng ta tích còn có chất liệu là nhựa sinh học. Vậy nên, nếu
cực đưa ra những chiến dịch marketing trên chưa có nhiều chuyên môn trong sản xuất hàng
các nền tảng truyền thống cũng như nền tảng gia dụng, đây thật sự là một bất lợi.
số với mục tiêu thu hút sự chú ý không chỉ với

17
người lớn tuổi mà còn với người trẻ về nhận
thức bảo vệ môi trường xanh.

• Ứng dụng những thiết bị, công nghệ cao:


Doanh nghiệp đã trang bị và áp dụng những
trang thiết bị công nghệ hiện đại nhất. Ngay từ
khâu đầu tiên, đó là quá trình phối trộn giữa
nhựa nguyên sinh như PP, PE hoặc nhựa tái
chế và phế phẩm bã cà phê đã qua sử dụng để
tạo nên những hạt nhựa sinh học thế hệ mới từ
bã cà phê. Tiếp theo đó, chúng ta còn ứng dụng
phương pháp xử lý thổi màng, ép đùn, ép đúc
có thể cho ra những thành phẩm tiêu dùng như
ống hút, ly, cốc, hộp đựng cơm…thân thiện
môi trường.

• Có mạng lưới phân phối rộng khắp, uy tín


(liên kết Trung Nguyen Legend): Bước đầu của
hành trình, song hành cùng đơn vị Trung
Nguyen Legend với hệ thống gần 100 cửa
hàng và chi nhánh, chúng ta hợp tác đưa ra
những chiến dịch đẩy mạnh sự nhận thức về
bảo vệ môi trường và nhận diện sản phẩm. Từ
đó đưa sản phẩm đến gần người tiêu dùng hơn
.bằng cách

• Tầm nhìn xa với mục tiêu đa dạng dòng sản


phẩm: Dựa trên quá trình nghiên cứu về
phương pháp xử lý có thể tạo những dòng sản
phẩm tiêu dùng khác bên cạnh ly/ cốc. Nhìn
thấy tiềm năng đó, doanh nghiệp đã đề ra
những kế hoạch dài hạn cho mục tiêu đa dạng
sản phẩm.

18
Cơ hội (Opportunities): Thách thức (Threats):

• Sản phẩm có chất liệu thân thiện môi trường • Cạnh tranh với các thương hiệu nội địa:
là xu hướng phát triển hiện nay: Sử dụng chất Ngành sản xuất đồ tiêu dùng không còn là một
liệu thân thiện môi trường không còn là một lĩnh vực quá mới mẻ, ở Việt Nam hiện nay, một
chủ đề xa lạ. Thế giới đang tích cực tìm kiếm vài thương hiệu như Đại Đồng Tiến, Hiệp
những chất liệu sản phẩm mới, phân hủy tốt từ Thành, Nhựa Duy Tân,.. là những doanh nghiệp
thiên nhiên để bảo vệ thiên nhiên như lá sen, lá sản xuất nhựa gia dụng bao gồm ly, cốc, hộp
thông, tảo biển hay tre. đựng cơm,... Đây là những đối thủ cạnh tranh
đáng gờm trên thị trường nội địa.
• Chính phủ đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ,
khuyến khích: Để đáp ứng xu hướng phát triển • Cạnh tranh với các thương hiệu nổi tiếng của
trên, Luật Thuế Thu nhập Doanh nghiệp quốc tế: Bên cạnh thị trường nội địa, doanh
(TNDN) cũng như các văn bản, nghị định đã nghiệp còn phải cạnh tranh với đối thủ là các
có những chính sách ưu đãi các doanh nghiệp thương hiệu đồ tiêu dùng gia dụng của quốc tế
đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường. như Lock&Lock, Ocean,..

• Khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm • Nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định:
chất liệu thân thiện và có lợi cho sức khỏe: Việt Nam là nước có lượng cà phê cũng như
Phần lớn người tiêu dùng ngày nay đã có cái kinh doanh mặt hàng này chiếm tỷ lệ rất cao.
nhìn khác đi nhiều khi lựa chọn hàng tiêu Nhưng phần lớn lượng cà phê của Việt Nam sẽ
dùng. Ý thức được những ảnh hưởng về sức phục vụ cho xuất khẩu thô là chủ yếu và được
khỏe, họ luôn mong muốn được sử dụng sử dụng ở những nơi khác. Điều này có thể dẫn
những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đến sự thiếu hụt nguyên liệu bã cà phê đã sử
có chứng nhận chuẩn khoa học, và bên cạnh dụng khi cần một lượng đầu vào dài hạn.
đó, những sản phẩm này phải góp phần bảo vệ
môi trường hiện tại và tương lai. • Những mặt hàng gia dụng có chất liệu hữu cơ
chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với người tiêu
• Việt Nam là nước có sản lượng cà phê đứng dùng trong nước: Sự phát triển của nhận thức
thứ hai trên thế giới: Như chúng ta biết, Việt bảo vệ môi trường là vô cùng rõ ràng. Tuy
Nam là quốc gia có sản lượng cà phê rất lớn. nhiên, những sản phẩm có chất liệu hữu cơ chưa
Đây được xem là một cơ hội thuận lợi vì chúng thật sự được tiếp cận nhiều hoặc ở lại lâu với
ta sẽ có một lượng nguyên liệu đầu vào vô người tiêu dùng. Điều này đến từ việc một số
cùng dồi dào và phong phú. Bên cạnh đó, việc thành phẩm chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng,
chúng ta tái sản xuất lại bã cà phê đã qua sử mang những sai sót chủ quan trong quá trình sử
dụng sẽ giúp tạo ra thêm một nguồn thu nhập dụng làm cho người tiêu dùng dần không mấy
từ nó thay vì chi phí để xử lý. hào hứng với những sản phẩm có chất liệu sinh
học hữu cơ.
• Việt Nam là một thị trường màu mỡ cho
ngành hàng gia dụng có chất liệu thân thiện:
Xu hướng sử dụng sản phẩm có chất liệu từ
môi trường tự nhiên thực vật đã xuất hiện khá
lâu. Tuy nhiên, ở Việt Nam chúng chưa được
phục vụ nhiều trên thị trường vì người tiêu

19
dùng vẫn còn thói quen sử dụng những vật
dụng có chất liệu từ nhựa hóa học hoặc thủy
tinh bởi họ tin rằng chúng bền bỉ, sử dụng được
lâu dài mà không nghĩ quá nhiều đến những
ảnh hưởng tiềm ẩn.

CHƯƠNG 3. CHIẾN LƯỢC VÀ MỤC TIÊU MARKETING

3.1. STP (Định vị thương hiệu):

3.1.1. Phân khúc thị trường (Segmentation)

Theo như những báo cáo có trên chương 1 – Phân tích hiện trạng, ta có thể thấy những tiêu
thức phân khúc thị trường có thể ảnh hưởng đến sản phẩm ly nhựa tái chế từ bã cà phê của
doanh nghiệp mới “Cocafe”. Các tiêu thức phân khúc được thể hiện rõ qua bảng sau:

Bảng 2 Phân khúc thị trường

Tiêu thức Các đặc trưng

Khu vực địa lý Thị trường nội địa - Việt Nam, tập trung phát triển và đẩy mạnh sản phẩm tại thị trường
thành thị - đây là nơi tập trung đông đúc dân cư.

Đặc điểm Tuổi tác Độ tuổi từ 20 – 45 là độ tuổi có khả năng và có nhiều nhu cầu mua Ly nhựa tái sử dụng để
xã hội phục vụ cho những nhu cầu cá nhân của mình.
học
Thu nhập Thu nhập ở mức dao động từ trung bình khá đến khá cao. (7 triệu VNĐ – 20 triệu VNĐ),
ở mức thu nhập này, khách hàng sẵn sàng chi tiền để sử dụng dịch vụ quán nước thường
xuyên cũng như sẵn sàng bỏ ra để mua Ly nhựa tái sử dụng.

20
Nghề Nhóm khách hàng là sinh viên tại các trường đại học, nhân viên văn phòng, Freelancer …
nghiệp là nhóm khách hàng thường lui tới các quán nước, có tần suất sử dụng dịch vụ quán nước
nhiều, do đó họ có nhiều nhu cầu cao về sản phẩm ly nhựa tái sử dụng để đáp ứng những
nhu cầu cá nhân và tạo sự tiện lợi.

Tâm lý Thái độ Khách hàng là những người có quan tâm đến các vấn đề xã hội, đặc biệt là các vấn đề môi
sống trường và sống sạch, tệp này có nhu cầu khá lớn về các sản phẩm thân thiện với môi trường,
giảm thiểu rác thải có ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Lối sống - Lối sống minimalism - lối sống tối giản đang ngày càng lan rộng và phổ biến tại giới trẻ
Việt Nam từ độ tuổi 20 – 45. Nó ảnh hưởng sâu rộng đến phong cách sống cũng như lối
sống tiêu dùng của khách hàng trong độ tuổi này.
- Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng có mối quan tâm lớn đến các vấn đề sức khoẻ, đặc
biệt là trong việc chọn các sản phẩm sử dụng hàng ngày, có liên hệ trực tiếp đến sức khoẻ.
Từ đó các sản phẩm an toàn cho sức khoẻ càng được người tiêu dùng Việt quan tâm.

- Cá nhân hoá và thuận tiện

Hành vi Lợi ích Khi mua ly nhựa tái chế, các quán nước thường có ưu đãi cho khách hàng khi sử dụng ly
mua hàng nước của mình tự chuẩn bị, từ đó người tiêu dùng có xu hướng chuẩn bị ly nước của bản
thân để hưởng ưu đãi.

Mức độ Tầng suất sử dụng dịch vụ cà phê của người tiêu dùng Việt Nam ngày càng tăng cao, trong
sử dụng tuần ít nhất một người ở thành thị sẽ đến các quán nước 3 lần và nhiều trường hợp tần suất
cao hơn nữa.

3.1.2. Thị trường mục tiêu (Targeting)

a. Đánh giá cơ hội thị trường:

Sự hấp dẫn của đoạn thị trường mà doanh nghiệp đang hướng tới. Theo những báo cáo thị
trường mà Cocafe đã thu thập được, kết hợp cùng với phân khúc thị trường mà Cocafe đã
định hướng doanh nghiệp ta có công thức như sau:

Bảng 3 Đánh giá cơ hội thị trường

Nhu cầu Phần Phần Phần trăm Phần trăm


tiềm trăm trăm người tiêu người đang có
năng thị = Dân số x đân số x người x dùng quan x xu hướng lối
trường ly độ ủng hộ tâm đến các sống tối giản
nhựa tái tuổi sử dụng sản phẩm có (Minimalism)
21
sử dụng từ 20 ly tái chất lượng
từ bã cà -45 sử dụng an toàn cho
phê sức khỏe và
thân thiện
với môi
trường

100
= x 44% x 70% x 80% x 68%
000000

= 16.755.200 (Người)

- Theo số liệu của cục Thống kê trung ương Việt nam năm 2021, ước tính dân số Việt Nam
năm 2021 khoảng 98,7 triệu người.

- Theo phân bố tuổi từ báo cáo của cục thống kê trung ương Việt Nam, năm 2019 ước tính
số người Việt Nam trong độ tuổi từ 20 – 45 là 44 triệu người, chiếm 40% dân số Việt Nam
lúc bấy giờ.

- Theo "Consumer attitudes towards reusable coffee cups: a case study in Sheffield, UK" -
Tạp chí Journal of Cleaner Production (2018): Nghiên cứu cho thấy sự ủng hộ của người
dùng đối với ly cà phê tái sử dụng, với hơn 70% người tham gia khảo sát cho biết họ sẽ sử
dụng ly tái sử dụng thay vì ly giấy nếu có sẵn.

- Theo báo cáo "Thói quen mua sắm và tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam" năm
2020 của Tổng cục Thống kê Việt Nam, đối với sản phẩm bảo vệ sức khỏe và môi trường,
có đến hơn 80% người tiêu dùng quan tâm đến các sản phẩm có chất lượng an toàn cho
sức khỏe và thân thiện với môi trường.

- Theo một khảo sát của Tiki Corporation, một công ty thương mại điện tử tại Việt Nam,
khoảng 68% số người trẻ (từ 18 đến 35 tuổi) cho biết họ đang áp dụng phong cách sống
minimalism vào cuộc sống hàng ngày của mình.

=> Từ những số liệu cho thấy có hơn 16 triệu người đang là khách hàng mục tiêu, có khả
năng cao họ sẽ chọn sản phẩm của Cocafe, khẳng định phân khúc thị trường mà doanh
nghiệp lựa chọn khá hấp dẫn và tiềm năng.

22
b. Lựa chọn thị trường mục tiêu: Ly nhựa tái chế từ bã cà phê của doanh nghiệp
“Cocafe”

Với mục tiêu sản xuất những sản phẩm tái chế từ bã cà phê để bảo vệ môi trường, cũng như
đem đến những sản phẩm nhựa an toàn sức khoẻ. Cocafe định hướng cho doanh nghiệp
mình thị trường mục tiêu dựa trên những báo nghiên cứu thị trường và các phân khúc thị
trường, thị trường mà Cocafe đang hướng đến thị trường thành thị và các thành phố lớn tại
Việt Nam là trước tiên, nơi đây là nơi có lượng người tiêu dùng thường lui tới các quán
nước, và đây cũng là thị trường có nhu cầu lớn sử dụng Ly nhựa tái sử dụng nhiều lần.
Ngoài ra, tại thị trường này có lượng người tiêu dùng dân trí cao, những người quan tâm
tới những sản phẩm bảo vệ môi trường và sản phẩm bảo vệ sức khoẻ cá nhân cao, đây là
nơi xuất phát thuận lợi nhất để Cocafe có thể cạnh chanh và đem sản phẩm mình lan rộng
đến các vùng khác trong thị trường Việt Nam. Cocafe mong muốn đưa sản phẩm, lợi ích
của sản phẩm cũng như những cải tiến vượt trội của sản phẩm từ những công nghệ hiện đại
được nhiều khách hàng biết đến hơn, từ đó có thể đem đến cho người dân Việt kiến thức về
bảo vệ môi trường cũng như là kiến thức về những sản phẩm nhựa an toàn cho sức khoẻ
người tiêu dùng hơn.

c. Khách hàng mục tiêu:

Khách hàng mục tiêu của Cocafe là những người ở độ tuổi từ 20 – 45, đây là độ tuổi khách
hàng thường lui tới các dịch vụ quán nước tại Việt Nam thường xuyên, tần suất sử dụng
dịch vụ quán nước của những khách hàng này là tối thiểu 3 lần trên tuần, từ đó họ có nhiều
nhu cầu về một sản phẩm ly nhựa sử dụng nhiều lần, cộng thêm nhiều doanh nghiệp quán
nước tại Việt Nam đang có xu hướng hoà nhập vào làn sóng bảo vệ môi trường, nên thường
sẽ có nhiều ưu đãi nếu khách hàng quen thuộc tự đem ly của mình đến quán. Những khách
hàng này là những khách hàng có thu nhập từ trung bình khá đến khá cao, họ sẽ sẵn sàng
tiêu tiền để mua một ly tái sử dụng để thuận tiện hơn cho mình trong những hoạt động sống
hằng ngày. Đặc biệt là nhóm khách hàng là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng,
Freelancer … ngoài tần suất sử dụng dịch vụ quán nước tại chỗ, họ còn có nhiều nhu cầu
về sử dụng dịch vụ mua nước mang đi (take away), do đó họ cũng sẽ sẵn sàng để chi trả
cho một cái ly nhựa sử dụng nhiều lần được cá nhân hoá để thuận tiện hơn trong cuộc sống
công việc hàng ngày của họ. Làn sóng bảo vệ môi trường đang là xu hướng được nhiều
người quan tâm, nhất là khi môi trường Việt Nam đang đứng trước nhiều nguy cơ bị ô
nhiễm nặng từ các chất thải nhựa 1 lần, vì thế sản phẩm của Cocafe là vô cùng phù hợp với
nhóm đối tượng này khi đây là một sản phẩm tải chế từ những nguyên liệu hữu cơ và hoàn
23
toàn an toàn khi thải ra môi trường xung quanh. Hơn thế nữa, Cocafe quan tâm rõ rệt đến
nhóm khách hàng quan tâm đến các sản phẩm an toàn cho sức khoẻ, theo các báo cáo cho
thấy, người trẻ Việt Nam đang có xu hướng sử dụng sản phẩm chú trọng về độ an toàn cho
sức khoẻ hơn là một sản phẩm bình thường. Người trẻ hiện tại trong nhóm khách hàng mục
tiêu của Cocafe theo nghiên cứu cũng có một nhóm đối tượng có lối sống tối giản
(Minimalism), Cocafe tự tin sản phẩm của mình có thể đáp ứng mạnh mẽ tới nhóm đối
tượng này khi màu sắc được tạo ra từ nhựa đến từ bã cà phê là những gam màu trung tín,
thêm vào đó đội ngũ thiết kế của Cocafe cũng tự tin khi đem đến những sản phẩm hoàn
toàn tối giản nhưng không kém phần bắt mắt.

3.1.3. Định vị thương hiệu

a. Các đối thủ cạnh tranh

Các đối thủ cạnh tranh của Cocafe trên thị trường ly nhựa tái sử dụng nhiều lần có thể kể
đến như Lock&Lock, Starbucks, YETI, …

b. Điểm khác biệt so với đối thủ cạnh tranh

- Sử dụng nguyên liệu là nhựa tái chế từ bã cà phê .

- Sản phẩm thân thiện với môi trường.

- An toàn cho sức khoẻ.

- Thiết kế tối giản .

- Mùi hương đặc biệt của nguyên liệu làm ra sản phẩm, loại bỏ đi các mùi hương khó chịu
đến từ các nguyên liệu nhựa của thương hiệu khác.

- Tận dụng nguồn nguyên liệu rẻ, có sẵn cho nên có giá cả cạnh tranh.

- Công nghệ mới, hiện đại.

- Tăng hương vị khi sử dụng để chưa cà phê.

- Chịu nhiệt cao, chất liệu bền.

24
C. Lập bảng đồ định vị

Sơ đồ định vị dựa trên 2 yếu tố khác biệt, đó là: an toàn cho sức khoẻ, và thân thiện với môi
trường.

e. Sứ mệnh và tầm nhìn

Tầm nhìn:

Doanh nghiệp Cocafe mong muốn trở thành thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam
trong ngành hàng sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường làm từ bã cà phê. Với mục tiêu
phát triển bền vững và mang lại lợi ích cho xã hội, chúng tôi quyết tâm đầu tư trở thành
thương hiệu đẳng cấp được khách hàng tin dùng cũng như lan tỏa được trách nhiệm bảo vệ
môi trường.

Sứ mệnh:

Với tinh thần và mục tiêu vì môi trường “Cocafe - Hành trình tái tạo - Sức khỏe hoàn
hảo” tự hào khi cung cấp cho khách hàng những sản phẩm được tái chế từ nguyên liệu có
trong tự nhiên. Đầu tư tỉ mỉ về quy trình tái chế và công nghệ hiện đại, chúng tôi mang đến
sản phẩm ly nhựa làm từ bã cà phê an toàn, bền bỉ và chất lượng. Quyết tâm trở thành niềm
kiêu hãnh Việt, mang sản phẩm xanh - sạch vươn tầm thế giới.

3.2. Mục tiêu Marketing cho Cocafe trong 3 năm đầu khi tung sản phẩm ra thị
trường

3.2.1. Mục tiêu về nghiên cứu thị trường và chất lượng sản phẩm

- 6 Tháng nghiên cứu thị trường, tìm hiểu insight khách hàng để sản xuất sản phẩm phù hợp
với nhóm khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp đưa ra.

- 3 tháng tiếp theo, chạy thử sản phẩm trên địa bàn thành TP Hồ Chí Minh, đo lường nhu
cầu của nhóm khách hàng tiềm năng, từ đó có thể đưa ra được những nhược điểm và ưu
điểm để cái thiện và phát huy khi tung sản phẩm chính thức trên thị trường.

25
- 3 tháng cuối cùng của năm đầu, cải thiện sản phẩm, tối ưu hoá tính năng nổi trội của sản
phẩm

- Năm thứ 2 cữ mỗi 2 quý sẽ cho ra thiết kế mới.

- Năm thứ 3 phát triển bộ sản phẩm bổ sung, ra mắt bộ sưu tập đa dạng sản phẩm đến từ
Cocafe (ngoài ly nước, có thể phát triển sản xuất thêm muỗng, ống hút, …).

3.2.2. Mục tiêu tăng độ nhận diện thương hiệu

- Thành lập các kênh truyền thông số (Facebook, Tiktok, Instagram, Youtube):

+ Năm thứ 1 mục tiêu đạt: 20.000 lượt theo dõi tại Fanpage, Tiktok đạt 100.000 lượt theo
dõi và đạt 10.000.000 lượt thả tim, kênh instagram đạt 10.000 lượt theo dõi, kênh Youtube
đạt 10.000 lượt đăng ký kênh.

+ Năm 2 mục tiêu phát triển các kênh mạng xã hội tăng trưởng ở mức 200% so với năm 1.

+ Năm 3 mục tiêu phát triển tăng trưởng ở mức 300% so với năm 1.

- Mục tiêu về cung cấp kiến thức và cải thiện nhận thức của khách hàng về thói quen sử
dụng sản phẩm thân thiện với môi trường, đặc biệt là ly nhựa tái sử dụng:

+ Năm nhất, truyền tải thông tin đến với 30% nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.

+ Năm 2, truyền tải thông tin và đạt hơn 50% khách hàng mục tiêu có nhận thức tốt về sản
phẩm thân thiện môi trường cũng như ly nhựa tái sử dụng.

+ Năm 3, đạt hơn 70% khách hàng mục tiêu có nhận thức rằng nên sử dụng sản phẩm an
toàn với môi trường và tin rằng sản phẩm của Cocafe đạt được điều đó.

- Tăng mức độ nhận diện thương hiệu:

+ Năm 1, có 200.000 người biết đến thương hiệu và những giá trị mà thương hiệu mang lại.

+ Năm 2, đạt mức tăng trưởng 200% so với năm thứ 1 về tỷ lệ khách hàng biết đến thương
hiệu và những giá trị mà thương hiệu mang lại.

26
+ Năm 3, đạt mức tăng trưởng 500% so với năm thứ 1 về tỷ lệ khách hàng biết đến thương
hiệu và những giá trị mà thương hiệu mang lại, ngoài ra khách hàng còn cảm thấy thân
thuộc với thương hiệu

3.2.3. Mục tiêu về phân phối và sản xuất

- Quý 3 năm thứ 1, kết hợp cùng với 2 doanh nghiệp quán nước có thị phần lớn trong ngành
F&B tại thị trường Việt Nam để chạy thử sản phẩm.

- Quý 1 năm 2, tung sản phẩm chính thức, đặt sản phẩm “Ly nhựa sản xuất từ nguyên liệu
bã cà phê – Cocafe” tại kệ hàng sản phẩm gia dụng của 3 siêu thị chiếm thị phần lớn tại
Thành Phố Hồ Chí Minh.

- Quý 2 năm 2, phát triển sản phẩm trên hệ thống 3 siêu thị đã liên kết đến thị trường toàn
Việt Nam.

- Quý 3 năm 2, Liên kết thêm với 2 cửa hàng tiện lợi về sản phẩm gia dụng, và liên kết
thêm với 3 siêu thị có quy mô lớn trên Việt Nam.

- Quý 4 năm 2, kết hợp với 3 nhãn hàng quán nước để đặt sản phẩm tại các cửa hàng của
họ.

- Quý 1 năm 3, mở 1 của hàng Flagship tại thành phố Hồ Chí Minh.

- Quý 2 năm 3, phấn đấu phát triển thêm 3 cửa hàng tại các quận trung tâm của thành phố
Hồ Chí Minh.

- Quý 3 năm 3, mở thêm 3 của hàng tại 3 thành phố lớn tại Việt Nam.

- Quý 4 năm 3, phấn đấu có 3 cửa hàng Flagship và 20 cửa hàng khác trên thị trường Việt
Nam. Ngoài ra, Cocafe sẽ xây dựng nhà máy riêng cho doanh nghiệp của mình.

3.2.4. Mục tiêu về tài chính

- Năm thứ 1 tập trung về nghiên cứu sản phẩm và chưa tung sản phẩm chính thức ra thị
trường, cho nên trong năm này chưa có doanh thu cũng như chưa đạt lợi nhuận.

- Năm thứ 2, mục tiêu của Cocafe là cố gắng hoà vốn.

27
- Năm thứ 3, mục tiêu của Cocafe về doanh thu và lợi nhuận là bắt đầu có lãi, doanh thu
đạt mốc … và lợi nhuận đạt mốc … ở cuối năm 3.

CHƯƠNG 4. CHIẾN THUẬT VÀ HOẠT ĐỘNG MARKETING

4.1. Chiến lược sản phẩm:

Slogan: Cocafe - Hành trình tái tạo - Sức khỏe hoàn hảo

Chiến thuật và hoạt động:

Năm 1:

6 tháng đầu tiên: từ tháng 1/2024 - tháng 6/2024

Insight: Rác thải môi trường hiện là vấn đề nhức nhối của xã hội, nhiều hoạt động
và chiến dịch bảo vệ môi trường đang được triển khai. Các sản phẩm thông dụng
hằng ngày đang được ưu tiên tái sử dụng.

- Tiến hành nghiên cứu thị trường:

• Nghiên cứu người tiêu dùng sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường: Khảo
sát gần đây của Nielsen Việt Nam cho thấy, 80% NTD Việt sẵn sàng chi trả
nhiều hơn cho các sản phẩm có cam kết “xanh” và “sạch” có nguồn gốc sản
xuất từ những nguyên liệu thân thiện với môi trường. Điều này cho thấy khi
nền kinh tế phát triển thì đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong nhận thức của NTD
Việt.

• Nghiên cứu cơ hội cạnh tranh của ngành hàng tại thị trường

• Nghiên cứu khả năng phát triển và tăng trưởng của sản phẩm

- Tiến hành tìm kiếm nguyên liệu, phân loại, chọn lọc và sản xuất những sản phẩm
đầu tiên.
- Đăng ký bản quyền thương hiệu, logo
- Xin giấy phép đăng ký kinh doanh khi mở công ty sản xuất ly nhựa Cocafe
- Đăng ký lưu hành sản phẩm với thẩm định chất lượng an toàn
- Đăng ký sở hữu trí tuệ
28
3 tháng tiếp theo: tháng 7/2024 - tháng 9/ 2024

Tên sản phẩm: Cocafe

Hình ảnh: màu đen kèm logo hình ảnh ( mẫu thử)

- Chạy thử sản phẩm trên phạm vi TPHCM, Hà Nội trước khi tung sản phẩm lan rộng ra
các tỉnh thành trọng điểm đang phát triển vào năm thứ 2.

- Đo lường nhu cầu khách hàng: khảo sát mức sẵn lòng mua của khách hàng ở từng phân
khúc đối với sản phẩm Cocafe, sẵn sàng lắng nghe ý kiến của khách hàng để có những thay
đổi phù hợp.

3 tháng cuối: tháng 10/2024 - tháng 12/2024

- Dựa theo chiến lược định vị vị thế cạnh tranh Cocafe hiểu rõ doanh nghiệp thuộc môi
trường marketing nép góc nên luôn đề ra các chiến lược

- Chuyên môn hóa sản phẩm: tiến hành cải thiện sản phẩm và tối ưu hóa tính năng bao
gồm:

• Sàng lọc ý kiến, phản hồi của khách hàng trong 3 tháng chạy thử để điều
chỉnh sản phẩm tối ưu.

• Khắc phục các khuyết điểm, tận dụng và phát triển ưu điểm của sản phẩm:
sản phẩm nhẹ , cắt giảm trọng lượng của ly nhựa

• Tập trung tìm kiếm thêm nguồn nguyên liệu chất lượng: bã cà phê nguyên
chất, đậm vị riêng biệt, khả năng bảo quản tốt.

• Kiểm tra dây chuyền sản xuất để cải thiện công nghệ

• Tiến hành nghiên cứu thêm về việc sản xuất ra sản phẩm chất lượng nhưng
tiết kiệm được nguyên liệu và chi phí sản xuất.

29
Năm 2: cho ra mắt 2 thiết kế mới trong năm 2025

Qúy 1:

• Tên sản phẩm: Cocafe

• Slogan: Cocafe - Hành trình tái tạo - Sức khỏe hoàn hảo

• Thời gian: 1/1/2025 - 31/3/2025

• Số lượng: không giới hạn

• Phát triển sản phẩm:

• Đây sẽ là sản phẩm chính, chủ đạo của thương hiệu suốt quá trình kinh doanh
chính vì thế cần sự chỉn chu cốt lõi của sản phẩm.

• Với thông điệp được bắt nguồn từ insight Cocafe sẽ mang đến sản phẩm thân
thiện với môi trường để tiếp cận với nhóm khách hàng mục tiêu của thương
hiệu

• Truyền bá sản phẩm:

• Tung sản phẩm chính ra thị trường với thông điệp và mục tiêu chính: bảo vệ
môi trường, sản phẩm an toàn và thân thiện

• Mở rộng thị trường hoạt động sang các tỉnh thành phát triển tại Việt Nam.

• Mang sản phẩm đến gần với khách hàng bằng việc đưa ra những tính năng và
sự tiện lợi nhất định: nhẹ nhàng, thuận tiện, hữu ích,...

• Các dịch vụ hỗ trợ:

• Có các dịch vụ bảo hành và đổi trả sản phẩm trong vòng 7 ngày mua.

• Các sản phẩm do lỗi sản xuất sẽ được đổi mới 100% cho khách hàng.

• Các sản phẩm bị hư hỏng trong quá trình sử dụng không quá 30 ngày sẽ được
hỗ trợ 30% cho sản phẩm ở lần mua tiếp theo.

30
• Hỗ trợ giảm giá kèm theo dịch vụ với các đối tác của thương hiệu.

• Bao bì nhãn hiệu: thiết kế đơn giản, tối ưu, dễ nhìn

Hình 7 Bao bì Cocafe

Hình 8 Nhãn hiệu Cocafe

Qúy 2:

• Tên sản phẩm: Cocafe xanh

• Slogan: Cocafe - Hành trình ươm mầm - sắc xanh


vươn tầm

• Thời gian: 1/4/2025 - cuối tháng 6/2025

• Số lượng: 1000 ly
Hình 9 sản phẩm Cocafe Xanh
• Phát triển sản phẩm

• Sản phẩm này Cocafe sẽ mang đến một câu chuyện( câu chuyện về hành trình
tạo nên hạt cà phê của nông dân Việt Nam) thay đổi màu sắc từ đen thành
xanh.

• Màu sắc: Chủ yếu nền màu trắng và các họa tiết được thiết kế với màu xanh

• Mục đích truyền tải: cà phê lúc đầu là những quả màu xanh, truyền tải được
nguồn gốc của những hạt cà phê cũng như với tông màu xanh cũng mang đến
thông điệp về bảo vệ môi trường

31
• Truyền bá sản phẩm:

• Tác động khách hàng theo quy trình:

Nhận biết → Thích thú→ Đánh giá → Dùng thử → Mua

• Tác động đến quá trình chấp nhận sản phẩm mới của khách hàng bằng cách
truyền bá thông điệp cho thiết kế lần này của sản phẩm mới: đánh mạnh vào
nguồn gốc và kích thích sự tò mò của khách hàng với hạt cà phê, thúc đẩy sự
hiểu biết và nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường. Tin rằng sắc xanh lần
này sẽ là sản phẩm đột phá đầu tiên mà Cocafe tung ra thị thường có đủ sức
mạnh về truyền thông và ý nghĩa hơn hẳn các đối thủ cùng ngành.

Qúy 4:

Hình 10 sản phẩm Cocafe đỏ

• Tên sản phẩm: Cocafe đỏ

• Slogan: Cocafe - Cảm xúc dạt dào - Đậm vị sắc màu

• Thời gian: 1/7/2025 - 31/12/2025

• Số lượng: 1000 ly

• Phát triển sản phẩm:

• Sản phẩm sẽ thay đổi suy nghĩ của người dùng: nhiều người khi được hỏi hạt
cà phê màu gì thì vẫn còn nhầm lẫn là màu đen, nhưng thật sự trái cà phê khi
chín có màu đỏ.
32
• Màu sắc: đỏ

• Làm rõ nhận thức của người dùng: ly cà phê đen bạn uống mỗi ngày đến từ
những quả đỏ chín mọng vào những ngày cuối năm dương lịch. Sự cố gắng
và chăm chỉ của người nông dân Việt đã đổi lại được thành quả vô cùng đáng
tự hào.

• Truyền bá sản phẩm:

• Tác động khách hàng theo quy trình:

Nhận biết → Thích thú→ Đánh giá → Dùng thử → Mua

• Tác động đến quá trình chấp nhận sản phẩm mới của khách hàng bằng cách
truyền bá thông điệp cho thiết kế lần này của sản phẩm mới: đánh vào việc
làm rõ nhận thức của người dùng về màu sắc của hạt cà phê cũng như cho
thấy thành quả đáng tự hào khi thu hoạch được hạt cà phê của người dân Việt
Nam.

Năm 3: năm 2026

Mở rộng đa dạng hóa sản phẩm, mô hình kinh doanh khi cho ra mắt hàng loạt những
sản phẩm kèm theo:

• Tiến hành nghiên cứu, tiếp cận nhu cầu khách hàng để cho ra thêm những sản
phẩm kèm theo sản phẩm chính: nắp đậy, ống hút, muỗng, quai Xách,...

1. Ly nhựa bã cà phê kèm nắp đậy

Hình ảnh:

• Đây là sản phẩm ly nhựa bền, có khả năng tái sử dụng và được làm từ
bã cà phê tái chế. Nắp đậy kèm theo cũng được làm từ chất liệu tương
tự và giúp giữ nhiệt tốt.

• Tính năng: giúp giữ nhiệt tốt hơn cho đồ uống

2. Ống hút bã cà phê


33
Hình ảnh:

• Sản phẩm này được làm từ bã cà phê tái chế và có thể tái sử dụng nhiều
lần. Đây là một sản phẩm thay thế tốt cho ống hút bằng nhựa thông
thường.

3. Bộ muỗng( lớn, nhỏ, dài, ngắn) bã cà phê

Hình ảnh:

• Tăng thêm tính tiện lợi cho việc sử dụng ly nhựa làm từ bã cà phê

4. Quai xách làm từ vỏ cây hoặc lá cây cà phê

Hình ảnh:

• Quy trình: tiến hành nghiên cứu công thức tái tạo vỏ cây và lá cây cà
phê để làm quai xách ly.

• Đầu tư thêm công nghệ sản xuất để đảm bảo được quy trình hoàn thiện
sản phẩm dễ dàng.

• Mục tiêu: tăng thêm ý nghĩa cho sản phẩm, tăng độ nhận diện thương
hiệu cũng như gia tăng tính thân thiện của sản phẩm

• Tiến hành tung bộ sưu tập các sản phẩm kèm theo ra thị trường, phân phối tại
những cơ sở, cửa hàng bán sản phẩm.

• Tiếp nhận phản hồi và đánh giá của những khách hàng đã trải nghiệm, không
ngừng khắc phục, học hỏi để hoàn thiện sản phẩm từng ngày.

• Tạo nhiều combo khác nhau để kích thích hành vi mua hàng của người tiêu
dùng.

• Combo 1 bộ sản phẩm ly nhựa đầy đủ: ly nhựa, muỗng, ống hút, nắp
đậu, quai xách làm từ cà phê.
34
• Combo tối giản: 1 ly nhựa và 1 ống hút: hướng đến nhóm khách hàng
ưu tiên sự tối giản và hiệu quả.

Hình 11 bộ sưu tập Cocafe 2026

4.2. Chiến lược giá

Giá là đơn vị biểu hiện cho giá trị sản phẩm trong hoạt động trao đổi mua bán. Trong
Marketing mix, đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu kinh doanh, cụ
thể qua doanh thu và lợi nhuận. Thế nên, việc xây dựng chiến lược giá phù hợp đóng một
vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình mua hàng của người tiêu dùng.

Sơ lược về chiến lược giá trong Marketing mix, đây là chiến lược đưa ra từng loại
giá cho các loại sản phẩm/dịch vụ trên thị trường, tùy thuộc vào từng thời kỳ để tiêu thụ
hiệu quả được sản phẩm. Sau đây là quy trình xây dựng chiến lược giá cho sản phẩm mới
Cocafe.

4.2.1. Xác định mục tiêu của chiến lược giá

Cocafe áp dụng chiến lược giá thâm nhập thị trường. Đây được xem là phương pháp
hiệu quả để thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường qua việc định giá hợp lý khi tung một sản
phẩm mới và sẵn sàng chịu lỗ giai đoạn đầu để theo đuổi mục tiêu thị phần, tiếp cận được
một lượng khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Tóm lại, đây là chiến lược vì mục tiêu
tối ưu hóa thị phần.

35
4.2.2. Xác định mức cầu

Dựa vào những phân tích từ báo cáo thị trường và tỷ lệ toàn cầu có xu hướng bảo vệ
môi trường hiện nay, dẫn chứng cho thấy mọi người đang ngày càng có nhiều nhu cầu về
những vật dụng cá nhân hằng ngày với chất liệu thân thiện môi trường.

4.2.3. Ước tính chi phí

Dựa vào 3 phương pháp để định giá cho một sản phẩm mới trên thị trường, đó là xác
định giá từ chi phí, xác định giá từ nhu cầu thị trường và xác định giá từ cạnh tranh. Cocafe
chọn phương pháp định giá bằng cách xác định giá từ chi phí. Chi phí được xem là nguồn
chi tiêu cho những hoạt động sản xuất, lưu thông và tiêu dùng trong quá trình phát triển và
kinh doanh sản phẩm. Yếu tố chi phí được cấu thành bởi tổng các chi phí sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm như chi phí sử dụng máy móc, thiết bị; chi phí nguyên vật liệu; chi phí lương;
chi phí quản lý và tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là bảng phân tích chi phí toàn bộ dự kiến
của sản phẩm Cocafe được tạo ra trong 1 quý với 15.000 thành phẩm.

BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ TOÀN BỘ CỦA COCAFE

TRONG 1 QUÝ VỚI 20.000 SẢN PHẨM

Bảng 4 Bảng phân tích chi phí toàn bộ của Cocafe trong 1 quý với 20.000 sản phẩm

Chỉ tiêu Chi phí / 20.000 sản phẩm Chi phí / 1 sản phẩm
(đơn vị tính: đồng) (đơn vị tính: đồng)

Chi phí sử dụng máy móc, thiết bị 500.000.000 25.000

Chi phí nguyên vật liệu 255.000.000 12.750

Chi phí lương 331.500.000 16.575

Chi phí quản lý 766.575.000 38.329

36
Chi phí tiêu thụ sản phẩm 500.000.000 25.000

Tổng 2.353.075.000 117.654

Thông tin chi tiết mỗi chi phí được giải thích như sau:

a. Chi phí sử dụng máy móc, thiết bị:

Do ở giai đoạn đầu hình thành và phát triển, để tối đa hóa chất lượng cùng với chuyên
môn và kinh nghiệm, Cocafe chủ trương hợp tác cùng đơn vị sản xuất hạt nhựa vi sinh học
Biopolymer. Đây là đơn vị Việt Nam tiên phong sản xuất nguyên vật liệu từ bã cà phê có
bằng sở hữu trí tuệ đã được công nhận rộng rãi trên toàn cầu. Với công nghệ hiện đại từ
nhà Biopolymer, Cocafe đầu tư một chi phí 375.000.000 đồng cho việc thuê máy móc, thiết
bị từ Biopolymer để sản xuất ra 20.000 chiếc cốc nhựa từ bã cà phê có dung tích 500ml đầu
tiên của mình.

=> Có thể thấy để sản xuất ra một chiếc cốc thành phẩm, Cocafe đã cho một chi phí
sử dụng máy móc, thiết bị là 25.000 đồng / sản phẩm.

b. Chi phí nguyên vật liệu:

Một chiếc cốc Cocafe được cấu tạo bởi các hạt vi nhựa chế biến từ bã cà phê và hạt
nhựa nguyên sinh tạo thành. Theo mức giá thị trường hiện nay, giá bã cà phê được xác định:
1 kg bã cà phê ~ từ 16.000 – 20.000 đồng. Cứ mỗi kg bã cà phê ta sẽ sản xuất được 50 cốc
có dung tích 500ml. Với sản lượng đó, ta xác định được chi phí nguyên vật liệu bã cà phê
phải bỏ ra với 1 đơn vị sản phẩm là:

20.000 đồng ~ 50 sản phẩm

=> 400 đồng ~ 1 sản phẩm.

Hạt nhựa nguyên sinh PP giá 1 USD /kg ~ 23.510 VNĐ/kg.

23.510 đồng ~ 10 sản phẩm

=> 2.350 đồng ~ 1 sản phẩm.

37
Các nguyên chế phẩm vật liệu liên quan khác ước tính 10.000 đồng/sản phẩm.

=> Chi phí nguyên vật liệu giá ~ 12.750 đồng/sản phẩm.

c. Chi phí lương:

Dựa vào bảng tra cứu lương tối thiểu theo vùng năm 2021, lương trung bình mỗi
công nhân sẽ nhận được trung bình từ 4.420.000 đồng/tháng/công nhân. Để đạt được mục
tiêu sản lượng đầu ra đúng kế hoạch, Cocafe đòi hỏi phải có một lực lượng công nhân phù
hợp với quy mô sản xuất, cụ thể bao gồm 25 công nhân ở khâu tiếp nhận thành phẩm từ
Biopolymer, đóng gói và vận chuyển. Điều này sẽ chi ra: 4.420.000 x 25 (công nhân) =
110.500.000 đồng/tháng. Suy ra:

Trong 1 quý, Cocafe sẽ chi: 110.500.000 x 3 = 331.500.000 đồng cho chi phí trả
lương công nhân khối sản xuất.

d. Chi phí quản lý:

Chi phí quản lý doanh nghiệp thường bao gồm:

• Chi phí nhân viên: Đây là chi phí để tuyển dụng, đào tạo và trả lương cho các nhân
viên quản lý, bao gồm CEO, nhân viên quản lý cấp cao, kế toán và nhân viên hành
chính.

Theo thống kê, mức lương trung bình của nhân viên văn phòng cấp trung hiện
nay là 12.273.000 đồng / tháng / nhân viên. Để đảm bảo quy mô doanh nghiệp tầm
trung phải có bộ phận quản lý với số lượng 20 người trở lên có trình độ quản lý cao
cấp với chi phí bỏ ra cao: 12.273.000 x 20 (nhân viên) = 245.460.000 đồng / tháng

Vậy trong 3 tháng, Cocafe chi ra: 245.460.000 x 3 = 736.380.000 đồng.

• Chi phí văn phòng: Đây là chi phí để thuê văn phòng, mua đồ nội thất và trang thiết
bị văn phòng.

Thời điểm quý IV/2021, giá chào thuê văn phòng trung bình một tháng hiện
tại ở TP HCM và Hà Nội đối với văn phòng hạng A là 913.000 VND/m2. Theo mức
tiêu chuẩn, diện tích trung bình cho mỗi người trong khoảng 7 – 10m2/người để có
ngồi rộng rãi thoải mái và tăng sự sáng tạo cho nhân viên: 15 x 913.000 = 13.695.000
/ tháng.
38
Bên cạnh đó, đây là giai đoạn Cocafe không ngừng đầu tư trang bị nội thất
t không chỉ ở phân xưởng mà còn ở văn phòng quản lý. Chi phí được dự phòng
là 2.000.000 đồng/ tháng.

Suy ra, trong quý 4 năm 2024, chi phí này đạt 2.000.000 x 3 = 6.000.000
đồng.

• Chi phí công nghệ thông tin: Đây là chi phí để mua và bảo trì các thiết bị công
nghệ, phần mềm và dịch vụ liên quan đến IT. 2.000.000 đồng/tháng => 6.000.000
đồng/quý.

• Chi phí tư vấn: Đây là chi phí để thuê các tư vấn viên ngoài để cung cấp các dịch
vụ tư vấn chuyên môn hoặc hỗ trợ về pháp lý. 1.500.000 đồng/tháng => 4.500.000/
quý.

Suy ra, chi phí quản lý Cocafe chi ra đạt con số 766.575.000 đồng/quý.

e. Chi phí tiêu thụ sản phẩm:

Ở giai đoạn này, Cocafe cố gắng đẩy mạnh hợp tác, đưa sản phẩm hoạt động bán
thử ở hai thương hiệu F&B quán nước lớn trên địa bàn thành phố. Chi phí để tiêu thụ sản
phẩm cho hoạt động chạy thử được cho là 50.000.000 đồng/ tháng/ đơn vị. Bên cạnh đó,
Cocafe còn tổ chức các chiến dịch truyền thông marketing mạnh mẽ như truyền thông qua
fanpage bằng cách chạy quảng cáo những bài truyền thông, xây dựng kênh tiktok, hợp tác
cùng với các KOLs để tiếp cận với nhiều khách hàng hơn. Điều này dự đoán sẽ tiêu một
khoảng chi phí khá lớn cho trong 1 quý, ước tính xấp xỉ 200.000.000 đồng.

Suy ra chi phí tiêu thụ sản phẩm phải trả là:

50.000.000 x 2 (đơn vị) x 3 (tháng) + 200.000.000 = 500.000.000 đồng/quý.

Tóm lại, từ phân tích trên có thể ước tính được chi phí để sản xuất ra một sản phẩm
Cocafe hoàn chỉnh là từ 112.821 đồng/sản phẩm.

39
4.2.4. Phân tích giá, chi phí và gói sản phẩm của đối thủ

Theo khảo sát, hiện nay trên thị trường hàng tiêu dùng F&B Việt Nam, ngành sản
xuất ly cốc nhựa có chất liệu từ bã cà phê là một ngành khá mới mẻ, có ít đối thủ cạnh tranh
và được xem là một ngành hàng nép góc đối với các ông lớn trên thị trường hàng tiêu dùng.
Các đơn vị sản xuất sản phẩm cùng ngành hàng thường có giá dao động từ 179.000 -
200.000 đồng/ sản phẩm, được bán kèm với những sản phẩm phụ như ống hút,..

4.2.5. Xác định mô hình định giá

Cân nhắc 3C: customers’ demand schedule, the cost function và competitors’ cost.
Cocafe quyết định ứng dụng phương pháp định giá bao gồm một tỷ lệ lãi nhất định 45% /
sản phẩm. Dựa vào công thức ta có mức giá cố định dựa trên chi phí và tỷ lệ lãi của doanh
nghiệp mong muốn như sau:

Giá bán = Chi phí toàn bộ một sản phẩm x Hệ số nhân

=> Giá bán = 112.821 x 1.45 = 170.598 ~ 169.000 đồng

4.2.6. Quyết định mức giá

Sau khi thực hiện các bước trên và lưu ý những yếu tố ảnh hưởng, Cocafe xác định
mức giá cố định của sản phẩm cốc nhựa từ bã cà phê Signature của Cocafe là 169.000
đồng/sản phẩm.

4.2.7. Thích ứng hóa giá

Dựa vào từng giai đoạn phát triển của sản phẩm trên thị trường, Cocafe có những
chiến lược giá đặc trưng theo từng đặc điểm của chu kỳ sản phẩm và bắt đầu thực hiện
chiến lược giá đầu tiên từ quý 4 năm 2024 – giai đoạn chạy thử sản phẩm trên thị trường.
Dưới đây là bảng tổng quát chiến lược giá của Cocafe theo từng quý trong 3 năm (2024 –
2026):

BẢNG CHIẾN LƯỢC GIÁ CỦA COCAFE THEO TỪNG QUÝ

40
Bảng 5 bảng chiến lược giá của Cocafe theo từng quý

Thời gian Mục tiêu Chiến lược giá Chu kỳ


(tổng thể) sống của
sản phẩm

Năm Quý 4 • Tập trung tăng độ nhận Chiến lược định giá thâm nhập Giai đoạn
2024 diện thương hiệu thị trường để tối đa hóa thị phần. giới thiệu
(10/2024- sản phẩm
31/12/2024) • Chạy thử sản phẩm,
nghiên cứu và hoàn
thiện sản phẩm.

Năm Quý 1 • Tiếp tục tăng độ nhận Tối đa hóa thị phần kết hợp thích
2025 diện thương hiệu và ứng hóa giá:
(1/2025- nhận thức của khách Giai đoạn
31/3/2025) hàng. • Định giá phân biệt theo phát triển
khách hàng cho đối tượng là sản phẩm
• Tung sản phẩm chính đối tác của thương hiệu.
thức đặt tại kệ hàng gia
dụng của 3 siêu thị • Định giá khuyến mãi qua kỹ
chiếm thị phần lớn tại thuật thỏa thuận dịch vụ và
TP HCM. bảo hành.

Quý 2-3-4 • Phát triển sản phẩm cho Dành cho sản phẩm Cocafe xanh -
ra mắt 2 thiết kế mới Hành trình ươm mầm - sắc xanh
(4/2025- trong năm 2025. vươn tầm và Cocafe đỏ - Cảm xúc
31/12/2025) dạt dào - Đậm vị sắc màu.

Định giá phân biệt theo dạng sản


phẩm: Đáp ứng sự nâng cấp là một
giá tiền khá nhỉnh hơn so với sản
phẩm Cocafe cơ bản.

Cụ thể Cocafe xanh và Cocafe có


đồng giá là 199.000 đồng/sản
phẩm.

41
Thích ứng hóa giá cùng các sản
phẩm mới đi kèm bằng cách:

• Định giá danh mục sản


Quý 1-2-3-4
Đa dạng hóa sản phẩm, ra phẩm phụ (ống hút, bộ
Năm
mắt những sản phẩm kèm muỗng, ly kèm nắp đậy,..).
2026 (1/2026-
theo.
31/12/2026)
• Định giá danh mục sản
phẩm trọn gói (những sản
phẩm phụ có giá rẻ hơn khi
mua cùng sản phẩm chính).

Cocafe bắt đầu thực hiện chiến lược giá đầu tiên từ quý 4 năm 2024 – giai đoạn chạy thử
sản phẩm trên thị trường. Dưới đây là chiến lược giá chi tiết của từng quý:

*Năm 2024:

Quý 4: Chiến lược định giá thâm nhập thị trường

Để tối đa hóa thị phần, Cocafe chủ trương xây dựng thương hiệu dựa trên nhu cầu
mong muốn của khách hàng, và mục tiêu bảo vệ môi trường. Vì thế, để có thể truyền đến
tay nhiều người tiêu dùng nhất có thể. Sau khi thực hiện quy trình tính toán chi phí, xác
định nhu cầu và nắm bắt những chiến lược, Cocafe áp dụng cách định giá từ chi phí cho
sản phẩm đầu tiên cùng với phương pháp định giá với một tỷ lệ lãi cho trước, từ đó xác
định được mức giá cố định là 169.000 đồng/sản phẩm.

*Năm 2025:

Quý 1: Cocafe thích ứng hóa giá theo từng chu kỳ

Đây là giai đoạn Cocafe ra mắt bộ sản phẩm chính thức trên thị trường. Cocafe
không ngừng đưa ra những chiến lược để thu hút người tiêu dùng. Bên cạnh những chiến
lược về sản phẩm, Cocafe còn đề ra những chiến lược giá để thích ứng hóa với giai đoạn
phát triển này.

• Định giá phân biệt theo khách hàng: Đối với Cocafe, đối tác của thương
hiệu là những người gắn bó nhất đối với hoạt động và phát triển. Chính vì
42
vậy, Cocafe sẵn lòng đưa ra những mức giá phải chăng và có hậu mãi đặc
biệt dành cho những người là đối tác của thương hiệu.

Chi tiết: đối với khách hàng là đối tác sẽ được mua hàng với giá được giảm
10%.

• Định giá khuyến mãi: Với sự phát triển của nhận thức người tiêu dùng ngày
nay, họ có những nhu cầu khách quan về vấn đề sau khi mua nhiều hơn.
Cocafe hiểu được nhu cầu đó nên không ngừng đưa ra những chiến lược giá
khuyến mãi thông qua kỹ thuật thỏa thuận dịch vụ và bảo hành.

Chi tiết: sản phẩm do lỗi sản xuất sẽ được đổi mới 100% cho khách hàng.
Các sản phẩm bị hư hỏng trong quá trình sử dụng không quá 30 ngày sẽ được
hỗ trợ 30% cho sản phẩm ở lần mua tiếp theo.

Quý 2,3,4: Phát triển sản phẩm cho ra mắt 2 thiết kế sản phẩm mới

Bước vào giai đoạn phát triển của sản phẩm, Cocafe không ngừng cải tiến cho ra
mắt những thiết kế sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của nhiều người tiêu dùng nhất có
thể. Với sự trình làng của Cocafe xanh - Hành trình ươm mầm - sắc xanh vươn
tầm và Cocafe đỏ - Cảm xúc dạt dào - Đậm vị sắc màu, Cocafe thích ứng hóa giá bằng
cách ra mắt các chiến lược định giá phân biệt:

• Định giá phân biệt theo dạng sản phẩm: Theo nguyên lý quản trị
marketing, các sản phẩm với phiên bản khác nhau được định giá khác nhau,
không căn cứ vào chi phí sản xuất sản phẩm. Khi cho ra mắt 2 thiết kế sản
phẩm mới này, Cocafe mong muốn đem đến những làn gió mới, nâng cao
trong từng thiết kế để ứng với những tiêu dùng yêu thích sự màu sắc nhưng
vẫn rất tối giản. Đáp ứng sự nâng cấp là một giá tiền khá nhỉnh hơn so với
sản phẩm Cocafe cơ bản.

Cụ thể Cocafe xanh và Cocafe có đồng giá là 199.000 đồng/sản phẩm.

*Năm 2026: Cocafe thích ứng giá trong chiến dịch đa dạng hóa sản phẩm

43
Trong năm 2026, Cocafe lần lượt cho mắt những sản phẩm kèm thèo như: nắp đậy,
ống hút, muỗng, quai sách,... để tạo ra những bùng nổ cho sự ra mắt thị trường, đòi hỏi
Cocafe phải có những chiến lược:

• Định giá danh mục sản phẩm phụ (ống hút, bộ muỗng, ly kèm nắp đậy, quai
xách,..). Quá trình sản xuất các sản phẩm chính thường tạo ra các sản phẩm phụ. Các
sản phẩm phụ này được định giá dựa vào giá trị mà khách hàng cảm nhận được.

• Định giá danh mục sản phẩm trọn gói (những sản phẩm chính và sản phẩm phụ
có giá rẻ hơn khi mua riêng lẻ). Ở sản phẩm trọn gói, Cocafe cung cấp hai loại combo
sản phẩm như sau:

• Combo 1 bộ sản phẩm ly nhựa đầy đủ: ly nhựa, muỗng, ống hút, nắp đậu,
quai xách làm từ cà phê.

• Combo tối giản: 1 ly nhựa và 1 ống hút: hướng đến nhóm khách hàng ưu tiên
sự tối giản và hiệu quả.

Dưới đây là bảng giá cập nhật đầy đủ mặt hàng sản phẩm của Cocafe trong năm 2026:

BẢNG GIÁ CÁC SẢN PHẨM CỦA COCAFE NĂM 2026

Bảng 6 bảng các sản phẩm của Cocafe 2026

Số Sản phẩm Đơn vị Giá tiền


tính
thứ (đơn vị:
tự đồng)

1 Cốc nhựa bã cà phê Cocafe Signature cốc 169.000

2 Cốc nhựa bã cà phê Cocafe xanh - Hành trình ươm mầm - sắc xanh cốc 199.000
vươn tầm

3 Cốc nhựa bã cà phê Cocafe đỏ - Cảm xúc dạt dào - Đậm vị sắc màu cốc 199.000

4 Cốc nhựa bã cà phê Cocafe cốc 209.000

44
(kèm nắp đậy)

5 Nắp đậy bã cà phê Cocafe cái 55.000

6 Ống hút bã cà phê ống 18.000

7 Bộ muỗng bã cà phê bộ 49.000

(lớn, nhỏ, dài, ngắn)

8 Quai xách Cocafe cái 39.000

(vỏ cả phê)

9 Combo trọn bộ sản phẩm Cocafe bộ 259.000

(ly nhựa, muỗng, ống hút, nắp đậy, quai xách làm từ cà phê)

10 Combo Cocafe tối giản bộ 179.000

(1 ly nhựa và 1 ống hút)

4.3. Chiến lược phân phối

4.3.1 Thiết kế kênh phân phối

4.3.1.1. Nhận dạng nhu cầu thiết kế kênh

Phát triển sản phẩm mới: Ly tái sử dụng từ bã cà phê - COCAFE

4.3.1.2. Xác định và phối hợp các mục tiêu phân phối

a. Năm 2024: Các hoạt động phân phối bắt đầu được xây dựng và thiết lập vào quý 3.

45
Quý 3 và quý 4 (6 tháng cuối năm 2024): Chạy thử sản phẩm trên địa bàn thành phố HCM:
gồm cafe Trung Nguyên, The Coffee House (phân phối mỗi quán gồm: 3000 ly/30 ngày
khảo sát) và Xây website bán hàng đạt 100.000 lượt reach.

b. Năm 2025:

• Mở rộng thị trường tiêu thụ bằng cách phân phối sản phẩm tới các chi nhánh của
Trung Nguyên Legend, The Coffee House. Phân phối sản phẩm đến 50 siêu thị tại
Việt Nam của 3 siêu thị: BIG C, Co.opmart, LOTTE Mart và đạt được doanh số bán
hàng trung bình 15.000 sản phẩm/tháng.

• Tăng tính nhận diện thương hiệu bằng cách đạt được 20.000 lượt tương tác trên
mạng xã hội và đăng ký 60 đối tác bán lẻ trên toàn quốc trong vòng 12 tháng đầu
tiên.

• Tạo ra một hệ thống phản hồi khách hàng hiệu quả bằng cách đáp ứng 90% ý kiến
phản hồi của khách hàng trong vòng 24 giờ và đạt được ít nhất 80% đánh giá tích
cực từ khách hàng trong vòng 6 tháng đầu tiên.

c. Năm 2026:

• Mở rộng thị trường tiêu thụ bằng cách phân phối sản phẩm tới ít nhất 500 địa điểm
bao gồm quán cà phê, nhà hàng và khách sạn tại 5 thành phố lớn trong nước và đạt
được doanh số bán hàng trung bình 50.000 sản phẩm/tháng.

• Tăng tính nhận diện thương hiệu bằng cách đạt được 50.000 lượt tương tác trên
mạng xã hội và đăng ký 300 đối tác bán lẻ trên toàn quốc.

• Vận hành thành công các chương trình khuyến mãi, quảng cáo và truyền thông để
tăng doanh số bán hàng, đáp ứng 80% mục tiêu doanh thu trong 12 tháng đầu tiên
và 100% trong năm thứ 3.

4.3.1.3. Phân loại các công việc phân phối

Quản lý kho: Điều chỉnh số lượng sản phẩm trong kho, kiểm soát chất lượng sản phẩm,
theo dõi việc nhập xuất hàng hóa.

Vận chuyển: Xử lý việc vận chuyển sản phẩm từ kho đến các đại lý, các nhà bán lẻ, hoặc
các khách hàng.
46
Điều phối: Quản lý và điều phối các đơn đặt hàng từ khách hàng, từ các đại lý hoặc các nhà
bán lẻ đến kho hàng.

Bảo quản sản phẩm: Đảm bảo sản phẩm được bảo quản đúng cách và đúng điều kiện để
tránh tổn hao và mất mát.

Quản lý đối tác: Xây dựng và quản lý các đối tác, các đại lý, các nhà bán lẻ, để đảm bảo
sản phẩm được phân phối đến người tiêu dùng nhanh chóng và hiệu quả.

Quản lý đơn hàng: Điều phối, xử lý và giải quyết các đơn đặt hàng, thực hiện các thủ tục
giao hàng và thanh toán.

4.3.1.4. Phân tích các biến số ảnh hưởng đến cấu trúc kênh

Quy mô và vị trí của doanh nghiệp: Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm Cocafe (ly tái sử
dụng từ bã cà phê) có quy mô vừa -> Linh hoạt nâng cấp sản phẩm thành quy mô lớn trong
3 năm hoạt động.

Khả năng cạnh tranh: Khi sản phẩm ly nhựa từ bã cà phê ra mắt thành công, chắc chắn các
thương hiệu ly tái sử dụng/ly nhựa khác như: Lock&Lock, LY GIẤY CHÍ THÁI… bắt đầu
nghiên cứu và có hướng thay đổi.

Tính chất của sản phẩm: Loại ly tái sử dụng từ bã cà phê đáp ứng khách hàng tại mọi thời
điểm trong năm.

Tính chất của sản phẩm, ví dụ như độ phổ biến và tính thời vụ, sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc
kênh phân phối. Sản phẩm ly nhựa từ bã cà phê có thể có một thời vụ cụ thể hoặc được tiêu
thụ quanh năm.

Thói quen tiêu dùng và nhu cầu của khách hàng: Thị trường mục tiêu của ly tái sử dụng từ
bã cà phê có >10M nhu cầu - Các đối tượng đó có lối sống tối giản, thường đến quán cà
phê làm việc/NV văn phòng/Học sinh, sinh viên.

Các yếu tố kinh tế và chính sách: Giá thành vận chuyển, thuế nhập khẩu, chính sách bảo vệ
thương mại, quy định pháp lý sẽ ảnh hưởng đến lựa chọn kênh phân phối của doanh nghiệp.

47
4.3.1.5. Phát triển các cấu trúc kênh

4.3.1.6 Xác định chiều dài kênh:

4.3.1.7 Xác định chiều rộng kênh:

a. Năm 1: Chiến lược phân phối độc quyền trong 3 tháng:

• Vào quý 3 năm 1, doanh nghiệp sản xuất Cocafe xác định chiến lược phân phối độc
quyền trong 3 tháng chạy thử tại 2 thương hiệu cà phê: Trung Nguyên Legend (79
Phan Kế Bính, Phường ĐaKao, Quận 1) , The Coffee House (400A Huỳnh Tấn Phát,
Quận 7). -> Đo lường nhu cầu, đánh giá phản ứng của khách hàng.

• Quý 4: Xây dựng kênh bán hàng online trên nền tảng website, Facebook, Tiktok.

b. Năm 2: Chiến lược phân phối chọn lọc:

Quý 1: Tung sản phẩm chính thức, đặt sản phẩm “Ly nhựa sản xuất từ nguyên liệu bã cà
phê – Cocafe” tại kệ hàng sản phẩm gia dụng của 3 siêu thị chiếm thị phần lớn tại Thành
Phố Hồ Chí Minh. Thoả thuận với siêu thị BIG C, Co.opmart, LOTTE Mart gồm 3 địa điểm
tại:

• BIG C: 268 Tô Hiến Thành, Phường 15, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

• Co.opmart: số 304A Quang Trung, phường 11, quận Gò Vấp


48
• LOTTE Mart: 469 Đường Nguyễn Hữu Thọ, Tân Hưng, Q. 7, TP.HCM.

-> Đây chính là những địa chỉ sầm uất của 3 siêu thị lớn tại TP Hồ Chí Minh.

Quý 2: Phát triển sản phẩm trên hệ thống 3 siêu thị đã liên kết đến thị trường toàn Việt Nam
(Hoàn thành mục tiêu tới 50 siêu thị trên toàn quốc tại Việt Nam của 3 siêu thị: BIG C,
Co.opmart, LOTTE)

Quý 3: Mở 1 Pop-up Store tại Emart (Quận 2) và mở 1 Pop-up Store tại AEON. Các cửa
hàng ngày sẽ hoạt động trong vòng 1 tháng. Đây cũng là nơi chăm sóc và tư vấn khách
hàng về sản phẩm. -> Tung BST mới của sản phẩm ly, tăng độ tương tác và đo lường mức
độ nhận biết thương hiệu Cocafe. -> Ra quyết định mở cửa hàng trong 2 siêu thị này.

Quý 4: Mở 1 Flagship Store chính thức tại Emart (Quận 2) và mở 1 Flagship Store chính
thức tại AEON Tân Phú. -> Xây dựng 1 cơ sở sản xuất sản phẩm (bao gồm máy móc, nhân
lực.

c. Năm 3: Chiến lược phân phối chọn lọc

Quý 1:

• Mở 1 cửa hàng Flagship Store tại mặt tiền quận 1, TPHCM và collab với quán cà
phê. Mục đích: Để khách hàng được trải nghiệm sản phẩm, tăng nhận diện. Đây
cũng là nơi chăm sóc và tư vấn khách hàng về sản phẩm.

• Collab với tất cả các chi nhánh Trung Nguyên Legend và The Coffee House để trưng
bày và bán sản phẩm thông qua các chương trình khuyến mãi: mang ly đến mua cà
phê được giảm 20%, mua ly được tặng cafe miễn phí khi mua tại quán….

Quí 2: Mở rộng phân phối sản phẩm đến với 100 siêu thị trên toàn quốc của 4 siêu thị: BIG
C, Co.opmart, LOTTE Mart và Vincom.

Quí 3:

• Mở 3 cửa hàng Flagship Store tại mặt tiền Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ.

• Liên kết với các cửa hàng tiện lợi: GS25, 7Eleven… tại các chung cư tại Vinhome
Center Park, Sala… để trưng bày sản phẩm.

49
• Thoả thuận và mở rộng dòng ly đến với Highland Coffee và Phúc Long trong việc
trưng bày và cung cấp ly đến các chi nhánh tại TPHCM.

Quí 4: Xây dựng nhà máy sản xuất tại Bình Dương.

4.3.2. Kênh phân phối

Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm ly tái sử dụng từ bã cà phê - COCAFE phát triển

Hệ thống Marketing theo chiều ngang, vì:

• Đây là một sản phẩm mới, có tính độc đáo: Thân thiện với môi trường, tái sử dụng.

• Thị trường đa dạng: Thị trường cà phê tại Việt Nam là một thị trường rộng lớn và
đa dạng, với nhiều loại sản phẩm và nhiều kênh phân phối khác nhau. Vì vậy, hệ
thống marketing theo chiều ngang có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận với nhiều khách
hàng khác nhau thông qua nhiều kênh phân phối khác nhau.

• Sự thay đổi nhanh chóng của thị trường: Thị trường cà phê tại Việt Nam là một thị
trường có sự thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi các doanh nghiệp phải linh hoạt và thích
ứng nhanh chóng với thay đổi của thị trường. Hệ thống marketing theo chiều ngang
có thể giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng và phản ứng với những thay đổi
trong thị trường.

• Sự tương tác với khách hàng: Hệ thống marketing theo chiều ngang có thể giúp
doanh nghiệp tương tác trực tiếp với khách hàng thông qua các kênh phân phối khác
nhau, giúp tạo ra một mối tương tác chặt chẽ hơn giữa doanh nghiệp và khách hàng,
đồng thời cũng giúp tăng cường sự tin tưởng và thân thiện giữa hai bên.

4.4. Chiến lược chiêu thị

4.4.1 Quảng cáo

4.4.1.1 Xây dựng các kênh mạng xã hội

a. Xây dựng và quản trị Fanpage:

Theo số liệu thống kê tính tới tháng 6//2021 của NapoleonCat (công cụ đo lường các chỉ số
Mạng Xã Hội), tổng số người dùng Facebook tại Việt Nam là gần 76 triệu người, chiếm
50
hơn 70% dân số toàn quốc, tăng 31 triệu người dùng so với năm 2019 và vẫn dẫn đầu danh
sách các Mạng Xã Hội phổ biến tại Việt Nam.

Tại Việt Nam, Facebook cũng là một nền tảng phổ biến để bán hàng online, hiện nay xu
hướng quay livestream cũng được các Facebooker sử dụng nhiều không chỉ để giải trí mà
còn để giới thiệu hàng hóa và dịch vụ.

- Thành lập trang Fanpage Facebook cho thương hiệu “COCAFE”, có avata, ảnh bìa đồng
nhất và thể hiện được tinh thần của thương hiệu.

(Hình ảnh Fanpage)

Hình 12 trang Fanpage Cocafe

- Xây dựng kế hoạch nội dung cho fanpage: Fanpage với định hướng là nơi cung cấp thông
tin, kiến thức và là nơi cải thiện nhận thức của khách hàng tiềm năng, nơi tặng độ nhận diện
thương hiệu cũng như là truyền tải thông điệp chính đến khách hàng.

+ Content chia sẻ giá trị: Các bài viết này sẽ là các bài viết cung cấp đến khách hàng và
công chúng về tình trạng của môi trường Việt Nam, rác thải từ các ly nhựa sử dụng 1 lần
đang là vấn đề đáng lo ngại, tác hại của việc sử dụng ly nhựa quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng
đến sức khoẻ, chia sẻ về các sản phẩm và lối sống thân thiện với môi trường, khuyến khích
người dùng sử dụng những sản phẩm sạch, chia sẻ về lợi ích của hạt nhựa làm từ bã cà phê,
câu chuyện và giá trị mà hạt nhựa cà phê mang lại, quy trình sản xuất ra hạt nhựa cà phê,
quy trình tạo ra những sản phẩm từ nhựa cà phê, giới thiệu tính an toàn cho môi trường
cũng như sức khoẻ đến từ các sản phẩm nhựa cà phê … Tại các ấn phẩm, Cocafe có thể
51
cung cấp thông tin đến khách hàng cũng như công chúng một cách nhất về các vấn đề môi
trường cũng như tác hại của ly giấy, ly nhựa sử dụng 1 lần, ngoài ra đây cũng là cách cải
thiện nhận thức tốt đối với những sản phẩm thân thiện môi trường, từ đó giúp tăng tệp khách
hàng tiềm năng của thương hiệu.

+ Content giới thiệu về sứ mệnh, tầm nhìn, định hướng của thương của thương hiệu: Giới
thiệu về câu chuyện làm nên Ly nhựa tái sử dụng từ bã cà phê – COCAFE, giới thiệu về
những điểm khác biệt mà COCAFE mang lại so với các đối thủ cạnh tranh, giới thiệu về
tính an toàn cho sức khoẻ người dùng và tính thân thiện của môi trường, giới thiệu về bộ
sản phẩm basic của thương hiệu,… Ở những ấn phẩm này sẽ giới thiệu sâu hơn về sản phẩm
chủ lực của Cocafe đó là ly nhựa tái sử dụng tái chế từ bã cà phê, cung cấp kiến thức cho
người dùng về các đặc tính của sản phẩm, tăng độ nhận diện thương hiệu đến các khách
hàng tiềm năng.

+ Bài viết giới thiệu sản phẩm, tặng độ nhận diện thương hiệu, và bán hàng.

b. Xây dựng và quản trị kênh Instagram:

Theo thống Kê Người Dùng Mạng Xã Hội Ở Việt Nam - Social


media users in Vietnam - Nguồn: NapoleonCat.com Instagram
với 10.717.000 người dùng (tính tới thời điểm hiện tại) trong đó
đối tượng chủ yếu là giới trẻ, độ tuổi từ 18 - 24 (chiếm hơn 30%
tổng số), tập trung chủ yếu là nữ giới (62,7%) với nội dung tập
trung vào các mảng thiên về nghệ thuật, giải trí, ẩm thực, du lịch
& thời trang. Định hướng phát triển trang instagram.

Do tính chất của mạng xã hội này mang lại, kênh instagram được
doanh nghiệp định hướng sẽ là trang chủ yếu công bố hình ảnh
sản phẩm, phát triển hình ảnh sản phẩm, thương hiệu đến gần
hơn với khách hàng thông qua thông tin được mã hoá từ hình
ảnh.

- Cocafe sẽ thực hiện các buổi photoshoot, lookbook cho các bộ


sản phẩm của mình, đặc biệt là những dịp lễ, những đợt ra mắt
Hình 13 Trang IG Cocafe sản phẩm mới, bộ sưu tập mới.

52
c. Xây dựng kênh và phát triển kênh tiktok

- Xây dựng các viral clip về nội dung rác thải môi trường và tác hại của ô nhiễm môi trường

- Xây dựng các viral clip về nội dung tác hại của ly nhựa sử dụng một lần đến sức khoẻ
người dùng và môi trường

- Xây dựng các viral clip về nội dung về quy trình sản xuất ra chiếc ly tái sử dụng đến từ
bã cà phê - Sản phẩm chủ lực của Cocafe.

- Xây dựng các viral bàn về tính năng của Cocafe.

- Xây dựng các viral clip giới thiệu sản phẩm ly nhựa Cocafe.

- Xây dựng các viral clip trải nghiệm, review sản phẩm ly nhựa Cocafe.

- Xây dựng các viral clip có câu chuyện về hành trình tạo nên sản phẩm Cocafe.

d. Xây dựng và phát triển kênh Youtube

Theo một báo cáo về mức độ phổ biến của Youtube tại Việt Nam của Q&Me cho thấy rằng,
người Việt Nam trung bình mỗi ngày sẽ dành ra 2 tiếng để xem Youtube, đây cũng là mạng
xã hội phổ biến thứ 2 tại Việt Nam chỉ sau Facebook. Từ đó có thể thấy phát triển thương
hiêu tại youtube cũng là một cách quãng cáo có hiệu quả và có chiều sâu cho doanh nghiệp
mình khi mong muốn tăng độ nhận diện thương hiệu cũng như lan toả thông điệp mà thương
hiệu muốn truyền tải tới mọi người.

- Xây dựng các Video clip về quá trình hình thành nên sản phẩm.

- Đăng tải các sản phẩm video quãng cảo tại nền tảng này.

4.4.1.2 TVC quảng cáo

- Thực hiện TVC quãng cáo bộ sản phẩm Ly Cocafe - bắt đầu ra mắt thị trường.

+ Nội dung: giới thiệu sản phẩm đầu tiên, cũng là sản phẩm chủ lực của Cocafe. Giới thiệu
về điểm khác biệt, đặc biệt là tính an toàn cho sức khoẻ cũng như là tính bảo vệ môi trường.

53
+ Mục đích: Giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng, cung cấp thông tin sơ bộ về sản phẩm
cũng như thông báo sản phẩm đã có mặt trên thị trường.

+ Thông điệp: Ly Cocafe vừa là sản phẩm thân thiện môi trường, giúp cuộc sống trở nên
xanh sạch đẹp, vừa là sản phẩm hoàn toàn an toàn cho sức khoẻ và có thể chịu được nhiệt
cao không có chất vi nhựa gây ung thư.

+ Kênh phát hành: Fanpage Cocafe, Tiktok Cocafe và Youtube Cocafe, Led OOH ngoài
trời.

- Thực hiện TVC ngắn dùng phát sóng tại kênh truyền hình quốc gia:

+ Nội dung: giới thiệu sản phẩm đầu tiên, cũng là sản phẩm chủ lực của Cocafe. Giới thiệu
về điểm khác biệt, đặc biệt là tính an toàn cho sức khoẻ cũng như là tính bảo vệ môi trường.

+ Mục đích: Giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng, cung cấp thông tin sơ bộ về sản phẩm
cũng như thông báo sản phẩm đã có mặt trên thị trường.

+ Thông điệp: Ly Cocafe vừa là sản phẩm thân thiện môi trường, giúp cuộc sống trở nên
xanh sạch đẹp, vừa là sản phẩm hoàn toàn an toàn cho sức khoẻ và có thể chịu được nhiệt
cao không có chất vi nhựa gây ung thư.

+ Kênh phát sóng: VTV, HTV, THVL.

- Thực hiện MV ca nhạc: “Sống xanh” kêt hợp cùng ca sĩ Đông Nhi.

+ Nội dung: MV là một bài hết về chủ đề sống xanh, trong MV ca sĩ và các diễn viên sẽ sử
dụng sản phẩm Cocafe để đến các quán nước, quay về cuộc sống thân thiện với môi trường
của diễn viên và ca sĩ.

+ Mục đích: tăng độ nhận diện thương hiệu, củng cố nhận thức của người tiêu dùng thông
qua nhóm tham khảo.

+ Kênh phát hành: Youtube của Cocafe.

54
4.4.1.3 Biển quãng cáo OOH ngoài trời

Đặt biển quảng OOH ngoài trời cũng là một dạng quãng cáo có thể truyền tải thông điệp rõ
ràng nhất đến các khách hàng ở thành thị. Cocafe cũng quan tâm đến mô hình này và định
hướng sẽ đặt các biển quảng cáo tại cái quận trung tâm tại TP Hồ Chí Minh như quận 1,
quận 3, quận 7, và quận 2 …

- Biển quãng cáo Cocafe

Hình 14 biển OOH 1

- Biến quãng cáo pre-order sản phẩm đầu tiên của Cocafe

Hình 15 Biển OOH 2

- Biển quãng cáo thương hiệu và bộ sản phẩm chủ lực


55
- Biển quãng cáo bộ sưu tập mới

- Ngoài các biển quãng cáo OOH tĩnh, Cocafe cũng quãng cáo tại các Led quãng cáo OOH
khi có sản phẩm là các TVC giới thiệu sản phẩm và thương hiệu.

4.1.4. Chạy quãng cáo trên mạng (Digital)

Hình 16 Biển OOH 3

- Chạy quãng cáo tại Facebook, Cocafe sẽ chạy quãng cáo các bài viết chủ lực của doanh
nghiệp (khi doanh nghiệp tung ra sản phẩm mới, khi doanh nghiệp mở pre-order sản phẩm,
hoặc khi giới thiệu doanh nghiệp đến với khách hàng mới).

- Chạy quãng cáo các Viral clip của tiktok để tăng độ nhận diện thương hiệu.

4.4.2 Khuyến mãi

- Kết hợp cùng PhucLong và Phela - 2 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ quán nước lớn để
tặng voucher giảm giá khi sử dụng ly của Cocafe, mỗi voucher trị giá 15.000 VNĐ, số
lượng 500 Voucher cho 500 khách hàng đặt mua sản phẩm đầu tiên.

- Khuyến mãi 10% tổng đơn hàng vào dịp lễ 14/02, 8/3, 22/10, dịp cận tết và dịp lễ giáng
sinh.

- Khuyến mãi flashsale 5% các ngày trong tháng 1/1, 2/2, 3/3, 4/4, 5/5, 6/6, 7/7, 8/8, 9/9,
10/10, 11/11, 12/12.

- Giảm 5% tổng hoá đơn khi dùng ly Cocafe đến với các cửa hàng của Phuclong, Phela,
The Coffee house, Koi thé, Gongcha, Highland, …

- Cam kết hành sản phẩm trong thời gian 6 tháng, đổi trả sản phẩm nếu có hư hỏng trong
quá trình sản xuất trong thời gian 1 tháng.

56
4.4.3 Quan hệ công chúng

4.4.3.1 Kết nối với giới báo chí

Doanh nghiệp ngoài quan tâm đến khách hàng của mình còn phải quan tâm các mối quan
hệ của công chúng, nhóm công chúng có ảnh hưởng rất lớn đối với mức độ sản phẩm được
yêu trong cộng đồng tệp khách hàng của doanh nghiệp. Vì thế Cocafe cũng rất chú tâm đến
mối quan hệ với các trung tâm báo chí, sử dụng báo chí là công cụ để củng cố niềm tin của
khách hàng dành cho sản phẩm của Cocafe.

- Kết nối với các cơ quan báo chí chính thống đưa thông tin về sản phẩm với các tít bài có
nội dung về một sản phẩm đạt được tính an toàn cho sức khoẻ người dùng, sản phẩm thân
thiện với thiên nhiên, công dụng của hạt nhựa đến từ bã cà phê, tính năng đặc biệt của sản
phẩm nhà Cocafe, công bố Cocafe là một sản phẩm được các chứng nhận của các cơ quan
nhà nước về tính an toàn, về quy trình sản xuất …

- Các cơ quan báo chí mà Cocafe đang hướng tới: VNExpress, Vietnamnet, Tuổi trẻ, Thanh
Niên, Kênh 14,…

4.4.3.2 Tổ chức sự kiện

- Thực hiện chiến dịch “Màu xanh” Chiến dịch phủ xanh đồi trọc tại các ngọn đồi ở Tây
Nguyên, quê của những hạt cà phê được nảy mầm. Cocafe sẽ kết hợp với trường Đại học
Tài chính – Marketing mang chương trình đến 1000 sinh viên của trường và thực hiện trồng
20.000 cây xanh tại các đồi trọc tây nguyên. Chiến dịch vừa có thể lan toả tinh thân của
Cocafe - Muốn giữ cho môi trường luôn sạch đẹp cũng như tinh thần thân thiện với môi
trường của doanh nghiệp đang định hướng.

- Xây dựng chương trình Marathon kết hợp cùng VNExpress, nhằm mục đích tăng độ nhận
diện thương hiệu cũng như lan toả đến cộng động những thông điệp tích cực về môi trường
và sức khoẻ cá nhân. Đây cũng là cơ hội tốt để Cocafe có dịp thể hiện rõ tầm nhìn, sứ mệnh
của thương hiệu, đem thương hiệu đến gần hơn với công chúng cũng như cải thiện nhận
thức của công chúng về sản phẩm của Cocafe.

- Workshop Comapany Tour “Hành trình Cocafe” - kết hợp cùng các trường đại học để các
bạn có dịp trải nghiệm quy trình sản xuất ra những chiếc ly Cocafe, trải nghiệm quy trình
từ bã cà phê cho đến khi hình thành nên sản phẩm có thiết kế ấn tượng đến từ nhà Cocafe.
57
Đây là dịp khẳng định cũng như lan toả thông điệp Cocafe luôn là một doanh nghiệp hướng
đến xã hội, quan tâm các vấn đề liên quán đến giới trẻ, môi trường và sức khoẻ. Đây cũng
là dịp truyền thông quy trình sản xuất chuyên nghiệp của doanh nghiệp, hoàn toàn an toàn
cho sức khoẻ người sử dụng và người lao động đến với công chúng, từ đây tạo thiện cảm
giúp công chúng ghi nhận nhiều hơn về doanh nghiệp.

- Thực hiện chiến dịch “Niềm tin một ngày mai đến” mỗi chiếc ly được bán ra sẽ trích 2.000
VNĐ vào quỹ bảo trợ cho những trẻ em bị ung thư tại Bệnh viên Ung bướu TP Hồ Chí
Minh. Chiến dịch nhằm thúc đẩy tinh thần tương thân tương ái của khách hàng, cũng như
cho công chúng thấy được thông điệp mà Cocafe luôn muốn mang đến, chất lượng đi kèm
với những thông điệp tích cực và yêu thương.

4.4.3.3 Tài trợ

- Tài trợ cho các dự án cộng động, đồng hành cùng các tổ chức phi lợi nhuận về giải pháp
môi trường và sống thân thiện với môi trường:

+ Đồng hành cùng tổ chức phi lợi nhuận “Sài Gòn Xanh”, đây là một tổ chức của những
người trẻ tình nguyện dọn dẹp những con sông bị ô nhiễm bởi rác thải nhựa. Tổ chức này
đang rất sự hưởng ứng của nhiều bạn trẻ và đang được công chúng vì hành động xanh sạch
đẹp của họ. Kết hợp và đồng hành cùng tổ chức này cũng là cơ hội tốt để hình ảnh của
Cocafe đẹp hơn trong lòng công chúng, góp phần gắn liền tên thương hiệu với lối sống thân
thiện với môi trường hơn nữa.

+ Đồng hành cùng quỹ CHANGE, ra đời vào năm 2013 tại Việt Nam, CHANGE là một tổ
chức phi chính phủ với hoạt động “giải cứu môi trường” thông qua những chiến dịch truyền
thông sáng tạo, đầy màu sắc, phù hợp với những sở thích của người trẻ như triển lãm, tổ
chức vẽ tranh, xây dựng các viral clip thâm thuý. Đồng hành cùng quỹ để đem đến những
thông điệp ý nghĩa về môi trường sẽ càng lấy được thiện cảm của công chúng hơn về một
thương hiệu Việt mang tên Cocafe – luôn quan tâm đến các vấn đề môi trường.

4.4.3.4 Kết hợp cùng người nổi tiếng - Đại sứ thương hiệu (Nhờ bên thứ 3)

- Lựa chọn KOLs:

58
+ Đồng hành cùng các Tiktoker, Youtube, những nhà sáng tạo nội dung là những người có
hoạt động mạnh về mảng truyền cảm hứng và hành động vì xã hội, những người có sức ảnh
hưởng trong phong cách sống xanh: Giang ƠI, Vũ Dino, Khánh Vy Official…

+ Thuê các reviewer có nhiều sự tin tưởng của người xem về mặt trải nghiệm sản phẩm để
đưa ra những nhận xét đúng đắn: Hà Linh Official, S Chanel,…

- Đại sứ thương hiệu – Hoa hậu Trái đất 2018 - Nguyễn Phương Khánh. Phương Khánh là
một người có lối sống thân thiện với môi trường, có lối sống với việc luôn chọn những sản
phẩm vừa tốt cho sức khoẻ bản thân và gia đình, vừa bảo vệ được môi trường, cũng như
Khánh đang là một người có sức ảnh hưởng trong cộng đồng giới trẻ Việt, lối sống và tính
cách của Khánh hoàn toàn phù hợp với hình ảnh mà Cocafe đang hướng tới. Hơn nũa Khánh
có rất nhiều dự án cộng đồng phù hợp với hướng đi của thương hiệu, cho nên doanh nghiệp
có thể thấy rõ tiềm năng của Khánh có thể lan toả thông điệp của thương hiệu đến với công
chúng một cách khách quan và đạt được nhiều sự tin tưởng nhất. Vì thế cho nên Phương
Khanh là một cái tên hoàn toàn phù hợp với danh hiệu Đại sứ thương hiệu Cocafe.

59

You might also like