You are on page 1of 4

Chủ đề 1.

Trao đổi nước, khoáng, quang hợp và hô hấp ở thực vật ( buổi 2)
Câu 1:
1.1) Trong quá trình trao đổi nước ở cây xanh, sự thoát hơi nước chủ yếu diễn ra ở khí khổng. Trình bày cơ
chế đóng, mở khí khổng vào ban ngày và cho biết ý nghĩa của sự đóng, mở này trong hoạt động sống của
cây
1.2) Vào những ngày nắng nóng, tế bào lỗ khí kiểm soát tốc độ mất nước của cây như thế nào? Tại sao hiện
tượng đó lại vừa có lợi, vừa có hại cho cây trồng?
1.3) Dựa trên đặc điểm cấu tạo và hoạt động trao đổi nước ở tế bào và cơ thể thực vật, hãy giải thích hiện
tượng sau: khi cùng bị mất nước đột ngột (ví dụ vào buổi trưa nắng to, nhiệt độ cao, có gió khô và mạnh …)
cây non bị héo rũ còn cây già chỉ biểu hiện héo ở những lá non?
Câu 2:
2.1 ) Lan và Hà cùng làm thí nghiệm chứng minh cây xanh thải ra CO 2 trong quá trình hô hấp. Lan cho rằng
điều kiện cần thiết cho thí nghiệm là cây xanh phải được để trong buồng tối. Hà cho rằng như vậy cũng chưa
chắc chứng minh được cây xanh thải CO2 mà cần thêm điều kiện khác nữa. Theo em điều kiện Hà nói đến
là gì? Giải thích vì sao cần điều kiện đó thì thí nghiệm mới thành công?
2.2)Trong khu rừng trên đảo Trinidad, người ta tìm thấy 3 loài thực vật, tiến hành các thí nghiệm để xác
định xem các nhóm cây này cố định CO2 theo con đường nào.Ba nhóm là cây C3 ưa bóng, cây C3 ưa sáng
và cây C4 được đặt trong các chế độ cường độ ánh sáng khác nhau giao động từ 0 đến mức độ ánh sáng mặt
trời toàn phần trong vài ngày, nhiệt độ 320C, tưới nước đầy đủ và đo cường độ quang hợp ở lá của mỗi cây
thì thu được đồ thị (hình bên).Theo em, mỗi đồ thị A,B,C ứng với loài cây nào ở trên?

Câu 3. Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích?
a) Điểm bù ánh sáng và điểm bù CO2 của thực vật C4 đều cao nên chúng có năng suất sinh học cao.
b) Trong quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm cần phải khống chế sao cho cường độ hô hấp luôn ở
mức tối thiểu.
c) Nếu hệ số hô hấp nhỏ hơn 1 thì nguyên liệu đang hô hấp là nhóm cacbohidrat nên cần có biện pháp
chăm sóc cây trồng tốt hơn.
d) Ở rễ, việc kiểm soát dòng nước và khoáng từ ngoài vào trong mạch gỗ là do chênh lệch áp suất thẩm
thấu.

Câu 4 :
Để nghiên cứu sự khác biệt giữa thực vật ưa sáng và ưa bóng, các nhà khoa học đã làm thí nghiệm với
cây non của hai loài thực vật, một cây ưa bóng (gỗ sồi) và một cây ưa sáng (gỗ liễu). Cây con được trồng và
nảy mầm trong lồng kính sau đó dùng vải tối màu để che nhằm giới hạn lượng ánh sáng chiếu vào chỉ còn
bằng 3% và 44% so với bình thường. Sau 5 tuần thu lấy một lá (kích thước bình thường và vẫn còn trên cây)
ra khỏi lồng kính để nghiên cứu trong thời gian ngắn. Lá được tiếp xúc với ánh sáng bình thường trong vài
phút để đo cường độ quang hợp, sau đó người ta tiếp tục phân tích hàm lượng diệp lục (hàm lượng, khối
lượng) và diện tích bề mặt lá. Các kết quả cuối cùng được thể hiện dưới dạng diện tích bề mặt trên mỗi gam
mô lá để có thể so sánh giữa hai loài (chúng có kích thước lá khác nhau). Hình dưới đây thể hiện kết quả thu
được (lưu ý rằng đơn vị đo cường độ ánh sáng ở đây là foot-candle (fc) = 10.764 lux, một loại đơn vị đo
cường độ ánh sáng cũ, trong điều kiện ánh sáng bình thường cường độ ánh sáng xấp xỉ 4500 fc)
Hàm lượng chlorophyll
Cường độ ánh sáng Diện tích bề mặt
Loài (mg/g khối
(% so với bình thường) 2
(mg/dm lá) lá (dm2/g)
lượng lá khô
Gỗ sồi (ưa 44 3,26 1,53 2,13
bóng) 3 7,02 2,82 2,49
Gỗ liễu (ưa 44 6.34 3.62 1.57
sáng) 3 8.23 4.38 1.88
a) Hai biểu đồ có dạng đường cong gần tương tự nhau cho thấy ánh sáng có quan hệ chặt chẽ với cường
độ quang hợp. Giải thích tại sao khi cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp cũng tăng theo?
b) So sánh cường độ quang hợp tối đa của hai loài cây. Đặc điểm nào giữa thực vật ưa bóng và thực vật
ưa sáng tạo nên sự khác biệt như vậy?
c) Phân tích dữ liệu về hàm lượng diệp lục trong bảng và giải thích.
d) Phân tích dữ liệu về diện tích bề mặt lá trong bảng và giải thích.
e) Loại thực vật nào sẽ có sự biến động lớn nhất về cường độ quang hợp theo thời gian để đáp ứng với
những thay đổi xảy ra trong một ngày duy nhất khi trời u ám rồi chuyển sáng rồi lại u ám?

Câu 5:
5.1. Áp suất âm trong mạch gỗ (xylem) do những yếu tố nào tạo nên? Trong mô xylem của thân cây,
áp suất âm thay đổi như thế nào theo hướng từ rễ lên ngọn?
5.2. Cây cacao (Theobroma cacao) là một loài thực vật thường xanh có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới
của Mexico. Trên lá cây có một loài sinh vật đơn bào là Phytophthora và một loài nấm cùng sinh sống. Các
nhà khoa học đã thực hiện một thí nghiệm để nghiên cứu về sự tác động của loài nấm trên và Phytophthora
đến sự sinh trưởng của thực vật. Kết quả thu được được hiển thị ở hình 1.

a. Trong thí nghiệm này, nấm và Phytophthora đã tác động đến cây cacao như thế nào? Giải thích.

b. Dự đoán mối quan hệ giữa nấm và Phytophthora trên cây


cacao. Giải thích.

c. Nếu khu vực đất trồng cây cacao được xử lí với thuốc diệt
nấm thì kết quả thí nghiệm có thay đổi không? Giải thích.

Câu 6.

Các nhà khoa học đã phân lập được lục lạp nguyên vẹn từ dịch
chiết tế bào lá ở thực vật ưa bóng. Họ chuẩn bị 6 ống nghiệm, mỗi ống đều chứa cùng một số lượng lục lạp
và một chất oxy hóa màu xanh lam (dicloindophenol, DIP) mất màu khi nó ở trạng thái khử. Họ chiếu đèn
vào những ống nghiệm ở cùng mức cường độ ánh sáng nhưng có các quang phổ (bước sóng ánh sáng) khác
nhau.
Hình 2 biểu thị kết quả của thí nghiệm.

1. Hãy cho biết pha sáng xảy ra mạnh


nhất ở bước sóng nào: 550 nm, 650 nm
hay 700 nm? Tại sao?

2. Nêu và giải thích sự khác biệt về kết


quả thí nghiệm khi chiếu ánh sáng kép có
bước sóng (650 + 700) nm so với khi chiếu
ánh sáng đơn có bước sóng 650 nm hoặc
700 nm?
Hình 2
3. Hãy cho biết lục lạp ở lá cây ưa

bóng có đặc điểm thích nghi như thế nào về mật độ chlorophyll, tỉ lệ (chlorophyll a)/(chlorophyll b) và (hệ
thống quang hợp I)/(hệ thống quang hợp II) giúp nó thích nghi với điều kiện sống ở nơi bóng râm? Giải
thích.

Câu 7.
Cohen (1975) đã nghiên cứu ảnh hưởng của sự
khô hạn đối với hàm lượng axit abxixic (AAB) ở cây
ngô trong điều kiện đất khô hạn và đủ nước. Kết quả
đo thế nước ở lá, độ đóng khí khổng và hàm lượng
AAB trong lá cây được thể hiện ở đồ thị Hình 3.1.
a. Hàm lượng AAB tương quan như thế nào với thế
nước trong lá và độ đóng của khí khổng? Giải thích.
b. Giai đoạn nào tương ứng với điều kiện khô hạn,
điều kiện đủ nước? Giải thích.
c. Người ta tìm được hai thể đột biến ở ngô trong đó đột biến 1 làm cây không tổng hợp

được AAB và đột biến 2 làm cây không đáp ứng với AAB. Nếu dùng các cây này làm thí nghiệm thì các chỉ
số về thế nước, hàm lượng AAB, độ đóng khí khổng thu được sẽ thay đổi như thế nào? Xử lý AAB ngoại
sinh vào mỗi cây có thu được kết quả như cây kiểu dại không? Giải thích.

Câu 8.
1. Đất bao quanh rễ cây được cấu thành từ các loại hạt keo đất có mang các ion khoáng cần cho sinh trưởng và
phát triển của cây. Dựa trên cơ chế hút bám trao đổi cation, hãy cho biết đất chua (pH từ 4-5) và đất kiềm (pH từ
9-10) loại nào chứa nhiều cation khoáng hơn? Giải thích.
2. Áp suất âm trong xylem (mạch gỗ) do những yếu tố nào tạo nên? Trong xylem ở thân cây, áp suất âm
thay đổi như thế nào theo hướng từ rễ lên ngọn? Giải thích.
3. Hình 1 biểu diễn quá trình thoát hơi nước
của một cây trưởng thành sống trong điều
kiện khô hạn. Trong các đường cong A, B, C,
D, đường cong nào mô tả sự thoát hơi nước
qua tầng cutin, đường cong nào mô tả sự
thoát hơi nước qua lỗ khí? Giải thích.

Câu 9.
1. Đánh dấu đồng vị phóng xạ 14C của CO2 và tiến hành thí nghiệm quang hợp ở một loài tảo sau đó chiết
xuất các tế bào tảo và kiểm tra sự tích lũy phóng xạ của các hợp chất. Dựa vào chu trình Canvin thu gọn ở
hình 2.1 và mức độ tích lũy các chất ở hình 2.2, hãy cho biết sự tích lũy phóng xạ ở đồ thị 1, 2, 3 tương ứng
với các chất nào (tinh bột, sucrose, APG). Giải thích tại sao có sự khác nhau đó.

Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt chu trình Canvin Hình 2.2. Mức độ tích lũy 14C của các chất
2. Vì sao để tổng hợp một phân tử gluco, thực vật C3 sử dụng ít ATP hơn thực vật C4 và CAM?
3. Giải thích tại sao trong điều kiện ánh sáng mạnh, hô hấp sáng xảy ra ở thực vật C 3 mà rất ít xảy ra ở thực
vật C4?
Câu 10.
1. Vai trò của NADH trong hô hấp hiếu khí và quá trình lên men có gì khác nhau?
2. Tại sao trong bảo quản hạt giống lúa người nông dân phải phơi khô hạt trước khi cho vào kho bảo quản
(độ ẩm còn khoảng 13 – 16%)? Tại sao trước khi ủ để hạt nảy mầm người ta thường ngâm hạt trong nước
một thời gian?

You might also like