You are on page 1of 7

Sở GD & ĐÀO TẠO HÀ NỘI Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trường THPT Cầu Giấy Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP


CHỦ ĐỀ: “ TÌNH YÊU TUỔI HỌC TRÒ ”
Dành cho học sinh cấp ba
Thuộc mạch nội dung: Hướng đến xã hội
Loại hình hoạt động: Sinh hoạt dưới cờ
I. MỤC TIÊU
a) Mục tiêu về phát triển năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học: Hiểu biết về tình yêu tuổi học trò; khẳng định và
bảo vệ được quyền, nhu cầu chính đáng của bản thân; biết cách tự điều chỉnh
tình cảm, thái độ, hành vi của mình để phù hợp trong học tập và đời sống.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cách giao tiếp, ứng xử phù hợp trong quan
hệ tình yêu tuổi học trò.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Xử lý được một số tình huống, mâu thuẫn liên
quan đến quan hệ tình yêu tuổi học trò.
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thể hiện được tình cảm của mình theo
hướng tích cực: Tìm được giá trị, ý nghĩa của bản thân trong mối quan hệ tình
yêu tuổi học trò.
- Năng lực thiết lập, phát triển các quan hệ xã hội; điều chỉnh và hòa giải các
mâu thuẫn
b) Mục tiêu về phẩm chất
- Nhân ái: Có thái độ tích cực, tôn trọng trong mối quan hệ tình yêu tuổi học trò
- Trung thực: Tuân thủ thái độ chân thành trong ứng xử; tôn trọng đối phương và
mối quan hệ tình yêu tuổi học trò.
- Trách nhiệm: Xác định được trách nhiệm của bản thân trong mối quan hệ tình
yêu tuổi học trò.
c) Mục tiêu về thái độ, động cơ
- Có thái độ hòa nhã biết cách cư xử đúng mực, hòa đồng với bạn bè
II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Tạo được hoạt động có tính chất học thuật và chuyên môn kết hợp sự chuyên
nghiệp từ người tổ chức và tạo được sự thích thú, mới lạ, hấp dẫn về chủ đề cho
học sinh có hoạt động trải nghiệm ý nghĩa và thú vị.
- Giúp học sinh có những nhìn nhận đúng đắn về tình yêu tuổi học trò, thông qua
đó nhìn nhận và áp dụng một cách hợp lý trong kiểm soát hoạt động tâm lý cá
nhân và hoạt động thực tiễn một cách sáng tạo, chuẩn mực.
III.THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC, HÌNH THỨC
- Thời gian: Tiết 1+2, sáng thứ Hai, tuần 2, tháng 7.
- Thời lượng: 90 phút.
- Địa điểm tổ chức: Sân trường Trung học phổ thông Cầu Giấy.
- Hình thức: Chuyên gia tâm lý (thầy cô giáo tổ bộ môn tâm lý giáo dục - Trường
Đại học Sư Phạm Hà Nội) được mời đến sẽ đưa tới nội dung chuyên môn về
tâm lý học sinh (trong hoạt động này là tình yêu tuổi học trò).
IV.ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ
- Đối tượng:
+ Ban giám hiệu trường Trung học phổ thông Cầu Giấy
+ Ban chấp hành Đoàn trường Trung phổ thông Cầu Giấy
+ Đại diện Ban cha mẹ học sinh
+ Toàn thể giáo viên chủ nhiệm
+ Toàn thể học sinh trường Trung học phổ thông Cầu Giấy (Khối 10, 11 và 12)
- Quy mô: Trường học
V. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
a) Hoạt động làm lễ chào cờ
- Toàn trường làm lễ chào cờ.
- Ban giám hiệu tổng kết hoạt động tuần vừa qua. (10p)
b) Hoạt động trải nghiệm: Tình yêu tuổi học trò
1. Hoạt động 1 (Khám phá): Trò chơi “Chiếc hộp âm nhạc”: Tìm hiểu về các bài
hát liên quan đến chủ đề tình yêu tuổi học trò: 10p
2. Hoạt động 2 (Chiêm nghiệm): “Chiếc nơ xinh”: Xem video về tình yêu tuổi học
trò và đưa ra những câu hỏi để học sinh suy nghĩ về mặt tích cực và tiêu cực
của tình yêu tuổi học trò: 15p
3. Hoạt động 3 (Rèn luyện kĩ năng): “Yêu lành”: Phân biệt những biểu hiện tích
cực và chưa tích cực của tình yêu tuổi học trò: 35p
4. Hoạt động 4 (Vận dụng / Mở rộng): Trò chơi “Nếu là tôi…”: Xử lý những tình
huống về mối quan hệ tình yêu tuổi học trò được đặt ra: 15p
- Vận dụng những kỹ năng đã được rèn luyện để hình thành những tư tưởng,
nhận thức về tình yêu lành mạnh, tránh bị sa sút, xao nhãng việc học
- Mở rộng thêm cho học sinh các giá trị cốt lõi, những điều cần lưu ý, những kỹ
năng xử lý tình huống khi ở trong các mối quan hệ dựa trên quy tắc tôn trọng
lẫn nhau
5. Hoạt động 5 (Tổng kết / Đánh giá): Tổng kết, rút ra những bài bài học bổ ích và
lựa chọn cách ứng xử thông minh với tình yêu tuổi học trò: 10p
VI. CHUẨN BỊ
4.1. Đối với Bí thư Đoàn trường, BGH và GV
Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động.
4.2. Đối với học sinh
Hệ thống ghế ngồi, sân khấu,…
4.3. Phương tiện cần thiết
- Máy tính, máy chiếu, thiết bị âm thanh (micro, loa)
VII. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
- Phương pháp: Thể nghiệm tương tác.
- Hình thức: Sinh hoạt dưới cờ.
VIII. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG

ST Tiến Tên Mục Cách thức tổ chức Sản


T trình hoạt tiêu phẩm
động hoạt
động
1 Khám “Chiếc Làm - Người dẫn chương trình chia 3 Các đáp
phá hộp âm nóng khối học sinh thành 3 đội chơi (khối án đúng
nhạc” không 10, 11, 12). về tên
khí, các bài
- BTC lần lượt phát 10 bài hát liên
gián hát
tiếp quan đến chủ đề tình yêu tuổi học
giới trò. (5 giây/bài)
thiệu - 3 đội chơi giơ tay trả lời tên bài
chủ đề hát, đội nào giơ tay trước sẽ có
tình yêu quyền trả lời.
tuổi học + Trả lời đúng tên bài hát: 1
trò qua
điểm
các bài
hát liên + Trả lời đúng tên bài hát cùng
quan. ca sĩ thể hiện: 2 điểm
+ Trả lời sai: Mất lượt
- Danh sách 10 bài hát:
+ Tớ thích cậu - Han Sara
+ Thay mọi cô gái yêu anh -
Amee
+ You belong with me - Taylor
Swift
+ Baby - Justin Bieber
+ Ngỏ lời - Suni Hạ Linh
+ Ngây ngô - Hoàng Yến Chibi
+ Tình nào không như tình đầu
- Trung Quân Idol
+ Cupid - 50-50
+ Love Story - Taylor Swift
+ Cảm nắng - Suni Hạ Linh
- Người dẫn chương trình tổng hợp
kết quả game và dẫn vào chủ đề
sinh hoạt.

2 Chiêm “Chiếc Phát - Đoàn trường gửi một video về Những


nghiệm nơ biểu tình yêu tuổi học trò cho các lớp suy
xinh” được xem trước buổi sinh hoạt dưới nghĩ,
quan cờ: chia sẻ
điểm, https://drive.google.com/file/d/1P rút ra
suy nkKCHFXmxigVb_bGKVEHxB sau khi
nghĩ uyQq3cEmW/view xem
của - Người dẫn chương trình đặt ra video
mình về câu hỏi liên quan đến chủ đề cho
tình yêu HS:
tuổi học + 2 bạn trong video đang làm
trò; tác gì? Bạn có suy nghĩ gì về hành
động động này?
tích cực + Bạn thấy hành động này tích
và tiêu cực hay tiêu cực? Tại sao?
cực của (Người dẫn chương trình gọi 2 HS
tình yêu nêu ý kiến của mình)
tuổi học - Người dẫn chương trình đặt ra
trò câu hỏi cho HS cùng thảo luận,
sau 2-3 phút gọi HS trả lời:
“Theo bạn, tình yêu tuổi học trò có
những ảnh hưởng tích cực và tiêu
cực nào?”
(Người dẫn chương trình gọi 2 HS
nêu ý kiến của mình)
- Người dẫn chương trình kết luận,
từ đó làm sáng tỏ hai quan điểm
cho học sinh:
+ Tình yêu tuổi học trò hình thành
và phát triển với sự phát triển
tâm lí của từng cá nhân trong
giai đoạn phát triển tâm lý thanh
thiếu niên
+ Tình yêu tuổi học trò có những
tác động tích cực cũng như
những vấn đề tồn tại trong đó
3 Rèn “Yêu Hiểu - Diễn giả đối thoại, chia sẻ về đặc -Nhận
luyện kĩ lành” được về điểm tâm lý lứa tuổi học sinh trung thức
năng đặc học phổ thông; định hướng nhận đúng
điểm thức đúng đắn cho học sinh về tình đắn, phù
tâm lý yêu tuổi học trò. Diễn giả đưa ra hợp về
lứa các góc nhìn dựa theo tâm lý học quan hệ
tuổi; hành vi và tâm lý học xã hội sao tình yêu
phân cho phù hợp với học sinh, trao đổi, tuổi học
loại lắng nghe góc nhìn đa chiều từ học trò ở lứa
được sinh; giải đáp các thắc mắc cho tuổi
những các em trên tinh thần đóng góp, trung
biểu tôn trọng, tránh áp đặt tư tưởng, học phổ
hiện định kiến xã hội thông
tích cực - Dựa trên cơ sở kiến thức đó, tổ
và chưa chức trò chơi gồm 3 đội tương ứng - Những
tích cực với 3 khối: Khối 10, khối 11 và biểu
trong khối 12. hiện tích
tình yêu - Tiến hành trò chơi: cực và
tuổi học + Yêu cầu các đội lần lượt, kế chưa
trò tiếp nhau kể tên 5 biểu hiện tích cực
phù hợp với tình yêu tuổi học của tình
trò. Mỗi hành động liệt kê yêu tuổi
chính xác được cộng thêm 10 học trò.
điểm. Mỗi hành động liệt kê
chưa chính xác bị trừ 5 điểm.
+ Yêu cầu các đội lần lượt, kế
tiếp nhau kể tên 5 hành vi
chưa phù hợp với tình yêu
tuổi học trò. Mỗi hành động
liệt kê chính xác được cộng
thêm 10 điểm. Mỗi hành
động liệt kê chưa chính xác
bị trừ 5 điểm.
+ Ban tổ chức ghi chú các câu
trả lời tương ứng với các đội.
+ Ban Giám Khảo (gồm
chuyên gia và 2 đại diện
Đoàn trường) đánh giá chất
lượng của các câu trả lời.
+ Cuối cùng, ban tổ chức xếp
loại kết quả của 3 đội chơi và
công bố phần thưởng.
4 Vận Trò Vận + Chọn 1 số học sinh giải quyết
dụng/ chơi dụng tình huống về vấn đề tình yêu
Mở “Nếu là những + Mở rộng thêm cho học sinh
rộng tôi…” kỹ năng các giá trị cốt lõi, những điều
đã được cần lưu ý, những kỹ năng xử
rèn lý tình huống khi ở trong các
luyện mối quan hệ dựa trên quy tắc
để hình tôn trọng lẫn nhau
thành + Đưa ra một vấn đề gây tranh
những cãi để học sinh thảo luận vấn
tư đề trực tiếp và chọn ra
tưởng, những học sinh đại diện các
nhận lớp lên trình bày
thức về + Đưa ra các biện pháp bảo vệ
tình yêu bản thân trong vấn đề tình
lành yêu. VD: tình yêu toxic
mạnh,
tránh bị
sa sút,
xao
nhãng
việc
học
5 Tổng Những HS phát + Mở hòm thư đóng góp lắng
kết/ ô triển nghe ý kiến của học sinh và
đánh vuông năng giải đáp trong buổi sinh hoạt
giá biết nói lực sắp tới
đánh +GV giới thiệu hđ , phát
giá/tự phiếu tổng kết
đánh + học sinh điền vào phiếu :
giá ; tụ những mặt tích cực và hạn
rút ra chế trong tình yêu tuổi học
bài học trò
bổ ích

IX. TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ


- GV phụ trách giúp học sinh tổng kết lại những kiến thức, kỹ năng đã trải
nghiệm trong các hoạt động và đưa ra những lưu ý trong vận dụng và
thực tiễn để đạt hiệu quả cao nhất.
- Đại diện BCH Đoàn trường: Nhận xét, đánh giá tinh thần tham gia hoạt
động của các khối lớp.
- BGH phát biểu tổng kết: Nhận xét, đánh giá hoạt động sinh hoạt dưới cờ
và trao thưởng các đội.
- Đại diện Ban phụ huynh phát biểu, nhận xét và đánh giá.

XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Người lập kế hoạch

You might also like