You are on page 1of 22

Câu 1: Quốc hữu hóa xã hội chủ nghĩa đã thực hiện ở các nước xã hội chủ nghĩa trước

đây được hiểu


theo phương án nào sau đây?

A. Xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và chuyển thành sở hữu của nhà nước
B. Làm cho giai cấp bóc lột mất chỗ dựa về kinh tế, đồng thời làm cho nhà nước vô sản nắm
được các mạch máu kinh tế quan trọng để lãnh đạo và xây dựng nền kinh tế có kế hoạch
C. Cả A và B
D. Cả A và B đều sai

Câu 2: Tác dụng quan trọng nhất của việc hoàn thành cải cách ruộng đất ở các nước xã hội chủ nghĩa
(cũ) là gì?

A. Xóa bỏ chế độ sở hữu ruộng đất của địa chủ và tư bản


B. Thúc đẩy quá trình hợp tác hóa nông nghiệp
C. Góp phần cải tạo nông nghiệp theo hướng xã hội chủ nghĩa
D. Hình thành nền nông nghiệp sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa

Câu 3: Công cuộc cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ mới sản xuất xã hội chủ nghĩa ở các
nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô (cũ) bao gồm những nội dung nào?

A. Quốc hữu hóa; cải cách ruộng đất; hợp tác hóa trong nông nghiệp; cải tạo công thương
nghiệp tư bản tư doanh
B. Cải cách ruộng đất; hợp tác hóa, công nghiệp hóa
C. Quốc hữu hóa; hợp tác hóa; công nghiệp hóa
D. Quốc hữu hóa; cải cách ruộng đất; công nghiệp hóa

Câu 4: Phương án nào thể hiện nội dung của chính sách kinh tế “Cộng sản thời chiến” được thực
hiện ở nước Nga trong giai đoạn 1918 – 1920?

A. Thực hiện đa dạng hóa chế độ sở hữu


B. Chú trọng thực hiện các biện pháp kích thích lợi ích vật chất
C. Quan hệ hàng hóa – tiền tệ được coi trọng
D. Xóa bỏ quan hệ hàng hóa – tiền tệ

Câu 5: Việc thực hiện chính sách kinh tế “Cộng sản thời chiến” ở nước Nga Xô Viết giai đoạn 1918 –
1920 đã dẫn đến hệ quả gì?

A. Tập trung cao độ quyền lực kinh tế trong tay Nhà nước
B. Các chủ thể kinh tế được tự do kinh doanh
C. Quan hệ hàng hóa – tiền tệ có sự phát triển
D. Các loại thị trường phát triển mạnh

Câu 6: Phương án nào thể hiện nội dung của chính sách kinh tế mới (NEP) thực hiện ở Liên Xô giai
đoạn 1921 – 1925?

A. Cho phép trao đổi buôn bán trên thị trường, cải cách tiền tệ
B. Thực hiện chế độ hạch toán kinh tế trong các xí nghiệp quốc doanh
C. Kêu gọi nước ngoài đầu tư kinh doanh
D. Cả A, B, C

Câu 7: Chính sách kinh tế mới (NEP) được thực hiện ở Liên Xô giai đoạn 1921 – 1925 đã mang lại tác
dụng gì?

A. Tạo điều kiện phát triển lực lượng sản xuất ở cả thành thị và nông thôn
B. Quay lại chủ nghĩa tư bản
C. Tập trung quyền lực kinh tế trong tay nhà nước
D. Quan hệ hàng hóa – tiền tệ bị thủ tiêu hoàn toàn

Câu 8: Chính sách kinh tế mới của Liên Xô giai đoạn 1921 – 1925 để lại bài học kinh nghiệm gì? (Lưu
ý: lựa chọn đáp án đúng nhất)

A. Ch ú trọng sử dụng quan hệ hàng hóa – tiền tệ


B. Xác định và sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế
C. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ kinh tế giữa thành thị và nông thôn
D. Cả A, B, C

Câu 9: Mục đích của quá trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô (giai đoạn 1926 – 1937) là
gì? (Lưu ý: lựa chọn đáp án đúng nhất)

A. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội


B. Xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa
C. Phát triển toàn diện nền kinh tế
D. Cả A, B, C đều không đúng

Câu 10: Quá trình thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô (1926 – 1937) đã mang lại
kết quả gì? (Lưu ý: lựa chọn đáp án đúng nhất)

A. Sản lượng công nghiệp gia tăng mạnh


B. Chất lượng và hiệu quả của sản xuất rất cao
C. Cả A và B
D. Cả A và B đều không đúng

Câu 11: Hãy chỉ ra hạn chế của quá trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô giai đoạn 1926 –
1937: (Lưu ý: lựa chọn đáp án đúng nhất)

A. Có tình trạng khan hiếm lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng
B. Có sự căng thẳng giữa tích lũy và tiêu dùng
C. Cả A và B
D. Cả A và B đều không đúng

Câu 12: Liên Xô tập trung phát triển công nghiệp nặng ngay từ đầu trong quá trình công nghiệp hóa
(1926 – 1937) vì lý do gì? (Lưu ý: lựa chọn đáp án đúng nhất)

A. Liên Xô khi đó vẫn thiếu một hệ thống công nghiệp nặng hoàn chỉnh
B. Do nguy cơ chiến tranh cần phải tập trung phát triển công nghiệp quốc phòng
C. Khả năng tập trung mọi nguồn lực trong tay nhà nước
D. Cả A, B, C

Câu 13: Mô hình kinh tế áp dụng ở Liên Xô trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ
nghĩa (1926 – 1937) là phương án nào sau đây? (Lưu ý: lựa chọn đáp án đúng nhất)

A. Mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung


B. Mô hình kinh tế có sự kết hợp vai trò của nhà nước và thị trường
C. Mô hình kinh tế thị trường tự do
D. Cả A, B, C đều không đúng
Câu 14: Một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công trong công nghiệp hóa ở Liên Xô giai
đoạn 1926 – 1937 là phương án nào trong số các phương án sau? (Lưu ý: lựa chọn đáp án đúng
nhất)

A. Sự tập trung các nguồn lực trong tay nhà nước Xô Viết
B. Sự giúp đỡ của các quốc gia đồng minh
C. Tiếp nhận được các khoản đầu tư của tư bản nước ngoài
D. Cả A, B, C

Câu 15: Nhận định nào sau đây là chính xác khi nói về công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô
(1926 – 1937)? (Lưu ý: lựa chọn đáp án đúng nhất)

A. Có xu hướng gượng ép
B. Được sự ủng hộ của toàn bộ nhân dân Liên Xô
C. Phương pháp cải tạo hòa bình được áp dụng triệt để
D. Cả A, B, C đều không đúng

Câu 16: Điều nào sau đây là chính xác khi nói về cơ chế kế hoạch hóa tập trung được áp dụng ở Liên
Xô trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội? (Lưu ý: lựa chọn đáp án đúng nhất)

A. Là cơ chế kinh tế mang tính pháp lệnh, chủ yếu thực hiện bằng phương thức cấp phát và
giao nộp
B. Có khả năng tập trung nguồn lực trong tay nhà nước để thực hiện các mục tiêu chung của
đất nước
C. Nhà nước bao cấp gần như toàn bộ từ sản xuất đến tiêu dùng
D. Cả A, B, C

Câu 17: Phương án nào là đúng khi nói về cơ chế kế hoạch hóa tập trung được áp dụng ở Liên Xô
trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội? (Lưu ý: lựa chọn đáp án đúng nhất)

A. Về lâu dài, cơ chế kế hoạch hóa tập trung nếu không được điều chỉnh sẽ gây trì trệ cho phát
triển
B. Duy trì chế độ nhà nước bao cấp toàn bộ và thực hiện chủ nghĩa bình quân trong phân phối
là điều mà nhân dân Liên Xô mong muốn
C. Quy luật giá trị và sản xuất hàng hóa luôn được chú trọng
D. Cả A, B, C

Câu 18: Phương án nào sau đây là đúng khi nói về giai đoạn “Đại nhảy vọt” của Trung Quốc? (Lưu ý:
lựa chọn đáp án đúng nhất)

A. Nhà nước phát động phong trào “toàn dân làm gang thép”
B. Nền kinh tế Trung Quốc phát triển toàn diện
C. Công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ đều phát triển mạnh
D. Cả A, B, C

Câu 19: Để thực hiện các kế hoạch đề ra trong thời kỳ “Đại nhảy vọt” (1958 – 1965), Trung Quốc đã
thực hiện chính sách nào? (Lưu ý: lựa chọn đáp án đúng nhất)

A. Tập trung cao độ cho phát triển công nghiệp nặng


B. Phát động phong trào 3 ngọn cờ hồng “đường lối chung, đại nhảy vọt và công xã nhân dân”
C. Cả A và B
D. Cả A và B đều không đúng
Câu 20: Thực hiện cải cách kinh tế bằng việc sử dụng hàng loạt các “liệu pháp sốc” đặc trưng cho
quốc gia nào?

A. Liên Xô
B. Trung Quốc
C. Cu Ba
D. Việt Nam

Câu 21: Nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của Liên Xô sau quá trình thực hiện cải tổ, cải cách (1986 –
1991) là gì? (Lưu ý: lựa chọn đáp án đúng nhất)

A. Đặt trọng tâm của cải tổ cải cách vào lĩnh vực chính trị
B. Đặt trọng tâm của cải tổ, cải cách vào lĩnh vực kinh tế
C. Tiếp tục mở rộng công hữu hóa nền kinh tế
D. Cả A, B, C đều không đúng

Câu 22: Sau khi Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở nước Nga thành công, nhà nước Xô Viết đã tiến
hành quốc hữu hóa , theo đó nông dân có quyền gì đối với ruộng đất được chia? (Lưu ý: lựa chọn
đáp án đúng nhất)

A. Sở hữu và sử dụng ruộng đất


B. Chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu ruộng đất ruộng đất và chia cho nông dân
C. Chỉ có quyền sở hữu và không có quyền sử dụng ruộng đất
D. Cả A, B, C đều sai

Câu 23: Công cuộc cải tổ, cải cách kinh tế ở Liên Xô (1986 – 1991) thất bại do nguyên nhân nào? (Lưu
ý: lựa chọn đáp án đúng nhất)

A. Không đánh giá được đầy đủ sự phức tạp và khó khăn trong việc cải cách mô hình quản lý đã
sơ cứng
B. Vai trò của Đảng cộng sản bị suy giảm
C. Xác định cải cách chính trị là trọng tâm
D. Cả A, B, C

Câu 24: Mô hình kinh tế của Trung Quốc trong thời kỳ cải cách và mở cửa (từ năm 1978) được gọi là
gì? (Lưu ý: lựa chọn đáp án đúng nhất)

A. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa


B. Nền kinh tế thị trường tự do
C. Nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa
D. Cả A, B, C đều không đúng

Câu 25: Phương án nào sau đây thể hiện chủ trương của Trung Quốc trong thời kỳ cải cách và mở
cửa (1978 - nay)?

A. Chấp nhận nền kinh tế hoàn toàn do thị trường điều tiết
B. Chú trọng công cụ kế hoạch, coi nhẹ công cụ thị trường
C. Kết hợp sử dụng công cụ kế hoạch với thị trường
D. Cả A, B, C đều sai

Câu 26: Phương án nào thể hiện quan điểm của Trung Quốc trong thời kỳ cải cách và mở cửa (từ
năm 1978 đến nay)?
A. Nền kinh tế càng thuần nhất xã hội chủ nghĩa càng tốt thời kỳ cải cách và mở cửa (từ năm
1978 đến nay)?
B. Các tổ chức kinh tế quy mô càng lớn càng tốt
C. Quyền sở hữu và quyền kinh doanh phải thống nhất với nhau
D. Cần đa dạng hóa các loại hình sở hữu

Câu 27: Trong cải cách và mở cửa từ sau năm 1978, phương án nào thể hiện quan điểm của Trung
Quốc về cơ chế quản lý kinh tế? (Lưu ý: lựa chọn đáp án đúng nhất)

A. Nền kinh tế vẫn nên dựa vào cơ chế kế hoạch hóa tập trung
B. Để thị trường tự điều tiết mọi hoạt động kinh tế
C. Có thể kết hợp sử dụng công cụ kế hoạch và thị trường để điều tiết kinh tế
D. Cả A, B, C đều không đúng

Câu 28: Phương án nào sau đây nêu lên thực chất của công cuộc cải cách và mở cửa ở Trung Quốc từ
năm 1978 đến nay?

A. Quá trình chuyển đổi từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường
tự do
B. Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế thị trường tự do sang nền kinh tế thị trường có sự điều
tiết của nhà nước
C. Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã
hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc
D. Tiếp tục phát huy các mặt tích cực của mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung

Câu 29: Thuật ngữ “các nền kinh tế chuyển đổi” thường được sử dụng hiện nay để nói về các nền
kinh tế có đặc điểm nào sau đây?

A. Chuyển đổi từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang mô hình kinh tế thị trường
B. Chuyển đổi từ mô hình kinh tế thị trường sang mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung

Câu 30: Mô hình công nghiệp hóa của Liên Xô có nhiều điểm khác biệt hoàn toàn với mô hình công
nghiệp hóa đã thực hiện trước đó ở các nước tư bản. Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

6.3.2

Câu 31: Chủ thể tiến hành công nghiệp hóa ở Liên Xô là đối tượng nào trong số các đối tượng sau
đây?

A. Nhà nước
B. Các xí nghiệp của tư nhân
C. Các nhà đầu tư nước ngoài
D. Cả A, B, C

Câu 32: Phong trào “toàn dân làm gang thép” là một trong những biện pháp nhằm thực hiện công
nghiệp hóa của nước nào trong số các nước sau đây?

A. Liên Xô
B. Trung Quốc
C. Ba Lan
D. Rumani
Câu 33: “Công xã nhân dân” là mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp đặc trưng của quốc gia xã hội
chủ nghĩa nào trước đây?

A. Liên Xô
B. Trung Quốc
C. Mông Cổ
D. Cu Ba

Câu 34: Hãy chỉ ra đặc trưng của nền kinh tế Trung Quốc thời kỳ trước khi thực hiện cải cách và mở
cửa (từ năm 1978)? (Lưu ý: lựa chọn đáp án đúng nhất)

A. Dựa trên nền tảng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
B. Nhà nước điều hành nền kinh tế bằng công cụ kế hoạch hóa
C. Phân phối mang nặng tính bình quân chủ nghĩa
D. Cả A, B, C

8.4.2

Câu 35: Trong thời kỳ 1858 – 1939 ở Việt Nam, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách “Liên hợp tiền
tệ” trong đó quy định cho tiền phrăng (franc) của Pháp có thể lưu hành hợp pháp ở Việt Nam, cho
thành lập Ngân hàng Đông Dương, nắm độc quyền phát hành giấy bạc. Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 36: Trong thời gian thống trị Việt Nam, thực dân Pháp thực hiện chính sách “Đồng hóa thuế
quan”, theo đó hàng hóa của Pháp nhập khẩu vào Việt Nam được miễn thuế hoàn toàn nhưng hàng
hóa của các nước khác nhập vào Việt Nam phải nộp thuế như nhập khẩu vào Pháp. Nhận định trên
đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 37: Hãy chỉ ra nhận định đúng về tình hình ruộng đất ở Việt Nam trong thời kỳ thực dân Pháp
thống trị (1858 – 1945):

A. Hầu hết nông dân Việt Nam không có đủ hoặc không có ruộng đất
B. Nông dân Việt Nam là chủ sở hữu của toàn bộ ruộng đất nông nghiệp
C. Các nhà tư bản Pháp chiếm phần lớn diện tích đất nông nghiệp ở Việt Nam
D. Cả A, B, C đều không đúng

Câu 38: Phương án nào phản ánh đúng thực trạng đời sống của nông dân Việt Nam nói chung trong
giai đoạn 1858 – 1939

A. Đời sống của hầu hết nông dân rất khó khăn và bị bần cùng hoá
B. Đời sống của người nông dân liên tục được cải thiện theo hướng tích cực
C. Người nông dân luôn có đủ lương thực để sinh sống
D. Cả A, B, C đều không đúng

Câu 39: Trong sản xuất công nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 1858 – 1939, ngành công nghiệp nào
được thực dân Pháp chú trọng nhất?

A. Khai thác mỏ
B. Luyện kim
C. Cơ khí
D. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

Câu 40: Sự xuất hiện các cơ sở công nghiệp của tư bản Pháp tại Việt Nam trong thời kỳ 1858 – 1939
đã mang lại tác dụng nào sau đây?

A. Mang lại lợi nhuận lớn cho các nhà tư bản Pháp
B. Giúp công nghiệp Việt Nam có sự phát triển vượt bậc
C. Mang lại nhiều lợi ích cho người dân Việt Nam
D. Tạo điều kiện phát triển nhiều ngành nghề thủ công truyền thống của Việt Nam

Câu 41: Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công (giai đoạn 1945 – 1946), Chính phủ Việt Nam đã
tập trung thực hiện nội dung nào trong số các nội dung sau?

A. Khẩn trương mở chiến dịch cứu đói và phục hồi sản xuất nông nghiệp
B. Tăng cường xuất khẩu hàng hoá
C. Thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam
D. Cả A, B, C đều không đúng

Câu 42: Để ngăn chặn nạn đói sau khi Cách mạng tháng Tám thành công (năm 1945), Chính Phủ Việt
Nam đã phát động phong trào nào dưới đây? (Lưu ý: lựa chọn đáp án đúng nhất)

A. “Hũ gạo cứu đói”


B. “Ngày cứu đói”
C. Cả A và B
D. Cả A và B đều không đúng

Câu 43: Ngay sau khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1945), Chính phủ đã thực hiện xóa
bỏ ngay bộ phận kinh tế của tư bản Pháp ở Việt Nam. Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 44: Giai đoạn 1945 – 1946, nội dung chính sách đối với thương nghiệp của Chính phủ Việt Nam
là đáp án nào sau đây?

A. Thủ tiêu luật lệ ngăn sông cấm chợ do Pháp, Nhật đặt ra trước đây
B. Ưu tiên xuất khẩu với tư bản Pháp
C. Đối với hàng hoá xuất khẩu, tư bản Pháp không phải khai báo và xin phép
D. Cả A, B, C đều không đúng

Câu 45: Trong giai đoạn 1951 – 1954, để chống lại âm mưu phá hoại kinh tế của địch, Chính phủ Việt
Nam đã đề ra nhiệm vụ nào sau đây? (Lưu ý: lựa chọn đáp án đúng nhất)

A. Giữ vững đồng tiền


B. Ổn định giá cả
C. Cân bằng thu chi ngân sách
D. Cả A, B, C

Câu 46: Để thực hiện chủ trương tăng thu cho Ngân sách Nhà nước trong giai đoạn 1951 – 1954,
Chính phủ Việt Nam đã thực hiện biện pháp nào trong số các biện pháp sau đây:

A. Thống nhất ban hành 7 loại thuế (thuế nông nghiệp, thuế công thương nghiệp, thuế hàng
hóa, thuế xuát nhập khẩu, thuế sát sinh, thuế trước bạ và thuế tem)
B. Tăng cường vay nước ngoài
C. Tăng cường xin viện trợ nước ngoài
D. Cả A, B, C đều không đúng

Câu 47: Chính sách thuế nông nghiệp ban hành trong giai đoạn 1951 – 1954 có khác biệt so với thuế
điền thổ ban hành trước đó về đối tượng chịu thuế. Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 48: Trong giai đoạn 1951 – 1954, nguồn thu chủ yếu cho ngân sách của Chính phủ Việt Nam là từ
loại thuế nào?

A. Thuế nông nghiệp


B. Thuế công thương nghiệp
C. Thuế xuất nhập khẩu
D. Thuế trước bạ

Câu 49: Nguồn thu chủ yếu cho ngân sách của Chính phủ Việt Nam giai đoạn 1951 – 1954 là nguồn
nào?

A. Thu từ các loại thuế


B. Thu từ năm trước chuyển sang
C. Viện trợ nước ngoài
D. Vay nước ngoài

Câu 50: Trong giai đoạn 1976 – 1979, trong quá trình tiến hành hợp tác hoá nông nghiệp ở Việt Nam
đã có biểu hiện nào sau đây? (Lưu ý: lựa chọn đáp án đúng nhất)

A. Chủ quan, nóng vội


B. Gò ép nông dân vào hợp tác xã
C. Cả A và B
D. Cả A và B đều không đúng

Câu 51: Trong giai đoạn 1976 – 1985, việc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được thực hiện đối với
đối tượng nào trong các đối tượng sau: (Lưu ý: lựa chọn đáp án đúng nhất)

A. Nông dân cá thể


B. Thợ thủ công cá thể
C. Tư sản thương nghiệp và những người buôn bán nhỏ
D. Cả A, B, C

achức được mở rộng. Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 53: Chỉ số giá cả ở Việt Nam trong giai đoạn 1976 – 1985 vận động theo xu hướng nào sau đây:

A. Tăng lên nhanh chóng


B. Giảm dần
C. Cơ bản ổn định
D. Tăng giảm thất thường
Câu 54: Quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam từ năm 1986 chủ yếu là do tác động của quá trình cải
tổ, cải cách đang diễn ra ở các nước xã hội chủ nghĩa khi đó. Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 55: Đổi mới kinh tế ở Việt Nam (từ năm 1986) chủ yếu xuất phát từ nhu cầu nội tại của nền kinh
tế, đó là nhằm thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng về kinh tế – xã hội. Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 56: Hãy chỉ ra phương án thể hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế ở miền Bắc Việt Nam trong giai
đoạn 1955 – 1957: (Lưu ý: lựa chọn đáp án đúng nhất)

A. Khôi phục mức sản xuất ngang mức chiến tranh năm 1939
B. Khôi phục hệ thống giao thông vận tải là huyết mạch của nền kinh tế
C. Phục hồi thương nghiệp để đảm bảo lưu thông hàng hoá
D. Cả A, B, C

Câu 57: Nội dung khôi phục kinh tế ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1955 – 1957 được thể hiện ở
phương án nào sau đây: (Lưu ý: lựa chọn đáp án đúng nhất)

A. Khôi phục các cơ sở sản xuất


B. Khôi phục mức sản xuất ngang trước chiến tranh (năm 1939)
C. Biến đổi tính chất của nền kinh tế cho phù hợp với chế độ dân chủ nhân dân
D. Cả A, B, C

Câu 58: Trong giai đoạn khôi phục kinh tế ở miền Bắc Việt Nam (1955 – 1957), Nhà nước có chủ
trương xóa bỏ ngay bộ phận công thương nghiệp tư bản tư doanh. Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 59: Trong thời kỳ đổi mới kinh tế (từ năm 1986 đến nay), Nhà nước Việt Nam đã ban hành hệ
thống các văn bản pháp luật nhằm hình thành khung pháp lý cho sự ra đời của loại thị trường nào
sau đây? (Lưu ý: lựa chọn đáp án đúng nhất) A.

A. Thị trường lao động


B. Thị trường bất động sản
C. Thị trường tài chính
D. Cả A, B, C

Câu 60: Trong thời kỳ đổi mới kinh tế ở Việt Nam (từ năm 1986 đến nay), Nhà nước đã ban hành hệ
thống các văn bản pháp luật nhằm hình thành khung pháp lý cho sự ra đời thị trường của thị trường
khoa học công nghệ và thị trường lao động. Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 61: Trong giai đoạn từ năm 1986 đến nay ở Việt Nam, đổi mới chức năng quản lý Nhà nước về
kinh tế được thể hiện ở nội dung nào sau đây:
A. Chuyển từ quản lý cụ thể các hoạt động của nền kinh tế sang quản lý tổng thể nền kinh tế
quốc dân
B. Tách chức năng chủ sở hữu (Lưu ý: lựa chọn đáp án đúng nhất) doanh nghiệp nhà nước và
chức năng kinh doanh của doanh nghiệp
C. Cả A và B
D. Cả A và B đều không đúng

Câu 62: Phương án nào thể hiện nội dung đổi mới các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
trong giai đoạn từ năm 1986 đến nay? (Lưu ý: lựa chọn đáp án đúng nhất)

A. Chuyển từ kế hoạch hiện vật sang kế hoạch giá trị


B. Xây dựng và ban hành hệ thống thuế mới
C. Hệ thống ngân hàng được tổ chức lại theo mô hình 2 cấp
D. Cả A, B, C

Câu 63: Trong quá trình đổi mới các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô ở Việt Nam thời kỳ từ năm 1986
đến nay, Nhà nước đã thực hiện biện pháp nào trong số các biện pháp sau đây:

A. Tiếp tục thực hiện chế độ thu quốc doanh


B. Củng cố hệ thống ngân hàng 1 cấp
C. Nhà nước trả lại chức năng định giá cho thị trường
D. Tiếp tục duy trì thực hiện chế độ bao cấp

Câu 64: Nhiệm vụ cơ bản của cải tạo xã hội chủ nghĩa tại miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1958 – 1960 là
phương án nào trong số các phương án sau đây?

A. Xoá bỏ sở hữu tư nhân


B. Thiết lập chế độ công hữu với hai hình thức là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể
C. Cả A và B
D. Cả A và B đều không đúng

9.1.1

Câu 65: Trong thời kỳ thống trị Việt Nam (1858 – 1939), chính sách ruộng đất mang tính chất cướp
đoạt bằng bạo lực của thực dân Pháp đã làm phá vỡ cơ sở của chế độ ruộng công đã tồn tại hàng
nghìn năm dưới chế độ phong kiến ở Việt Nam. Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 66: Chính sách ruộng đất của thực dân Pháp trong thời kỳ cai trị Việt Nam (1858 – 1939) đã tạo
điều kiện tập trung diện tích lớn ruộng đất trong tay cả địa chủ người Pháp và địa chủ người Việt ở
Việt Nam. Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 67: Trong thời kỳ thống trị Việt Nam (1858 – 1939), thực dân Pháp đã thực thi chính sách khuyến
khích phát triển tất cả các ngành nghề thủ công nghiệp truyền thống. Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai
Câu 68: Trong giai đoạn 1858 – 1939, việc xây dựng và phát triển hệ thống giao thông vận tải ở Việt
Nam chủ yếu nhằm mục đích gì?

A. Mục đích chính trị, kinh tế và quân sự của thực dân Pháp tại Việt Nam
B. Nhu cầu phát triển kinh tế của người dân Việt Nam
C. Phát triển nông nghiệp Việt Nam
D. Cả A, B, C đều không đúng

Câu 69: Hàng hóa của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường nào trong giai đoạn 1858 –
1939?

A. Pháp
B. Mỹ
C. Trung Quốc
D. Nhật Bản

Câu 70: Hàng hoá xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong thời kỳ thực dân Pháp thống trị (1858 –
1939) là mặt hàng nào trong số các mặt hàng sau?

A. Lúa gạo
B. Các sản phẩm thủ công nghiệp
C. Lâm sản
D. Sắt, thép

Câu 71: Thời kỳ thực dân Pháp thống trị, từ năm 1897, loại hàng hóa nào trong số các loại sau bị
Pháp nắm độc quyền phân phối ?

A. Muối
B. Lúa gạo
C. Vải
D. Giấy

Câu 72: Chi tiêu ngân sách của chính phủ thuộc địa Pháp ở Việt Nam giai đoạn 1858 – 1939 chủ yếu
cho nội dung nào trong số các nội dung sau:

A. Chi cho bộ máy quản lý hành chính, chi thường xuyên


B. Đóng góp cho chính quốc
C. Chi cho các công trình công cộng
D. Chi cho sự nghiệp kinh tế

Câu 73: Trong giai đoạn 1947 – 1950, để tạo điều kiện hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, Chính phủ Việt
Nam đã ban hành sắc lệnh xoá bỏ tất cả các khoản nợ của nông dân trước Cách mạng tháng 8. Nhận
định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 74: Trong giai đoạn 1947 – 1950, nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp, Chính phủ Việt
Nam đã ban hành sắc lệnh tạm cấp ruộng vắng chủ cho nông dân. Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai
Câu 75: Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản Pháp đã làm xuất hiện một số nhân tố mới trong nền kinh
tế Việt Nam thời kỳ 1858 – 1945. Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 76: Trong thời kỳ thực dân Pháp thống trị Việt Nam (1858 – 1945), kinh tế tự cung tự cấp có
chiều hướng thu hẹp. Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 77: Phương án nào sau đây phản ánh đúng tình hình chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam
trong thời kỳ thực dân Pháp thống trị 1958 – 1945? (Lưu ý: lựa chọn đáp án đúng nhất)

A. Kinh tế tự cung tự cấp có chiều hướng thu hẹp


B. Đã xuất hiện phương thức kinh doanh của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa
C. Kinh tế hàng hóa tư bản nảy sinh và có sự phát triển
D. Cả A, B, C

Câu 78: Đến năm 1975, nền kinh tế miền Bắc Việt Nam về cơ bản chỉ còn hai bộ phận là kinh tế quốc
doanh và kinh tế tập thể. Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 79: Hãy chỉ ra cơ chế vận hành của nền kinh tế Việt Nam thời kỳ 1976 – 1985 trong số các
phương án sau đây:

A. Cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp


B. Cơ chế thị trường tự do
C. Cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước
D. Cả A, B, C đều không đúng

Câu 80: Trong thời kỳ 1976 – 1985 ở Việt Nam, nhà nước thực hiện chính sách độc quyền về ngoại
thương. Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 81: Hoạt động ngoại thương của Việt Nam trong thời kỳ 1976 – 1985 được điều hành theo cơ
chế nào sau đây:

A. Nhà nước độc quyền về ngoại thương


B. Các xí nghiệp được quyền chủ động trong các hoạt động xuất nhập khẩu

Câu 82: Đối tác chủ yếu trong quan hệ xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam thời kỳ 1976 – 1985 là
đối tượng nào trong số các đối tượng sau?

A. Các nước xã hội chủ nghĩa


B. Các nước đang phát triển
C. Mỹ
D. Pháp
Câu 83: Trong thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến nay), Nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến
khích phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 84: Hãy chỉ ra phương án nào thể hiện nội dung của đổi mới kinh tế ở Việt Nam thời kỳ từ năm
1986 đến nay: (Lưu ý: lựa chọn đáp án đúng nhất)

A. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần


B. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế
C. Mở cửa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
D. Cả A, B, C

Câu 85: Thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một trong những biện pháp quan trọng
trong trong quá trình cải cách khu vực kinh tế nhà nước ở Việt Nam (từ năm 1986 đến nay). Nhận
định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 86: Khoán, bán, cho thuê, giải thể, sáp nhập, cổ phần hóa là những biện pháp được thực hiện
nhằm cải cách khu vực kinh tế quốc doanh ở Việt Nam khi tiến hành đổi mới toàn diện nền kinh tế
(từ năm 1986). Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 87: Trong thời kỳ 1976 – 1985 ở Việt Nam, trong sản xuất nông nghiệp tồn tại cả hai bộ phận
kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 88: Ngay sau khi thực hiện sửa sai và hoàn thành cải cách ruộng đất (giai đoạn 1955 – 1957),
miền Bắc Việt Nam đã triển khai thực hiện hợp tác hóa nông nghiệp. Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. kiSai

Câu 89: Trong giai đoạn 1955 – 1957 ở miền Bắc Việt Nam, chính sách của nhà nước vẫn cho phép
tồn tại bộ phân kinh tế tư bản tư nhân. Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 90: Trong giai đoạn khôi phục kinh tế 1955 – 1957 ở miền Bắc Việt Nam thực thi chính sách cho
phép tồn tại nhiều loại hình sở hữu và nhiều thành phần kinh tế. Nhận định này đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 91: Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp phổ biến ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1961 –
1965 là các hợp tác xã nông nghiệp. Nhận định trên đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai

Câu 92: Trong quá trình thực hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc Việt Nam
(giai đoạn 1961 – 1965), nhà nước trực tiếp chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc xây dựng và phát triển
các cơ sở công nghiệp. Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 93: Trong thời kỳ 1976 – 1980 ở Việt Nam, Nhà nước thực hiện chính sách bao cấp toàn bộ đối
với các xí nghiệp quốc doanh. Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 94: Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam về công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở
miền Bắc giai đoạn 1961 – 1965, lĩnh vực nào được ưu tiên phát triển?

A. Công nghiệp nặng


B. Công nghiệp nhẹ
C. Nông nghiệp
D. Đồng thời cả công nghiệp và nông nghiệp

Câu 95: Trong thời kỳ 1976 – 1985 ở Việt Nam, tư nhân được tự do hoạt động kinh doanh xuất nhập
khẩu. Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 96: Khu vực kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển trong thời kỳ 1976 – 1985 ở Việt Nam.
Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 97: Hình thức tổ chức chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam trong thời kỳ 1976 – 1985
là hình thức nào sau đây?

A. Hộ nông dân cá thể


B. Hợp tác xã nông nghiệp
C. Cả A và B
D. Cả A và B đều không đúng

Câu 98: Quá trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1961 – 1965
được tiến hành trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp. Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 99: Việt Nam đã rơi vào khủng hoảng về kinh tế – xã hội từ giữa những năm 1980. Nhận định
trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai
Câu 100: Đã có một số cải tiến về cơ chế quản lý kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 1981 – 1985.
Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 101: Trong các nguyên tắc của hợp tác hóa nông nghiệp ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1958 –
1960, nguyên tắc nào quan trọng nhất?

A. Tự nguyện
B. Cùng cơ lợi
C. Quản lý dân chủ
D. Cả A, B, C có vai trò quan trọng như nhau

Câu 102: Đã diễn ra khủng hoảng mô hình hợp tác xã nông nghiệp ở miền Bắc Việt Nam trong những
năm 1979 – 1980. Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 103: Trong thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công nghiệp ở miền Nam Việt Nam thời kỳ
1976 – 1985, một số cơ sở công nghiệp của tư nhân bị quốc hữu hóa và chuyển thành xí nghiệp quốc
doanh và một số khác đã được chuyển thành xí nghiệp công tư hợp doanh. Nhận định trên đúng hay
sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 104: Trong thời kỳ thực dân Pháp thống trị (1858 – 1939), sau khi được thành lập, Ngân hàng
Đông Dương đã nắm độc quyền phát hành giấy bạc ở Việt Nam. Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

9.1.2

Câu 105: Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã giành được quyền phát hành
tiền từ Ngân hàng Đông Dương ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công (năm 1945). Nhận
định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 106: Trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám thành công (1945 – 1946) ở Việt Nam lưu hành
nhiều loại tiền tệ khác nhau. Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 107: Hãy chỉ ra phương án thể hiện nguyên tắc xây dựng nền kinh tế kháng chiến của Việt Nam
trong giai đoạn 1947 – 1954. (Lưu ý: lựa chọn đáp án đúng nhất)

A. Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc


B. Tự cung tự cấp về mọi mặt
C. Cả A và B
D. Cả A và B đều không đúng

Câu 108: Việc chấn chỉnh công tác tài chính trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp ở
Việt Nam (1951 – 1954) đã giúp cân bằng được thu chi ngân sách, thậm chí ở miền Bắc và Bắc Trung
bộ thu ngân sách còn vượt chi vào năm 1953. Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 109: Ở vùng tự do trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1947 – 1954), đồng tiền
Đông Dương được coi là ngoại tệ. Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 110: Phương án nào trong các phương án sau thể hiện tác động của việc thực hiện phong trào
quần chúng đấu tranh đòi triệt để giảm tô, giảm tức và thực hiện thoái tô do Chính phủ phát động
vào tháng 3 năm 1953 ở vùng tự do? (Lưu ý: lựa chọn đáp án đúng nhất)

A. Đánh mạnh vào tiềm lực kinh tế của địa chủ


B. Nâng cao ý thức giai 2 cấp của nông dân
C. Tác động mạnh đến nông thôn trong vùng bị tạm chiếm
D. Cả A, B, C

Câu 111: Ở vùng tự do trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), Nhà nước đã
hướng dẫn nông dân vào làm ăn tập thể ngay từ năm 1947. Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 112: Việc hoàn thành cải cách ruộng đất đã góp phần quan trọng vào phát triển bộ phận kinh tế
cá thể của hộ nông dân ở miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn khôi phục kinh tế 1955 – 1957. Nhận
định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 113: Hoàn thành cải cách ruộng đất giai đoạn 1955 – 1957 đã góp phần giải phóng sức sản xuất
trong nông nghiệp ở miền Bắc Việt Nam. Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 114: Thực chất của quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc Việt Nam (1958 – 1960) là
chuyển biến nền kinh tế nhiều thành phần thành nền kinh tế xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công
hữu về tư liệu sản xuất. Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 115: Trong quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc Việt Nam (giai đoạn 1958 – 1960) đã
bộc lộ một số hạn chế, cụ thể là hạn chế nào sau đây? (Lưu ý: lựa chọn đáp án đúng nhất)

A. Biểu hiện chủ quan, nóng vội


B. Ít quan tâm đến chất lượng, hiệu quả
C. Nguyên tắc tự nguyện trong hợp tác hóa 3 nhiều khi bị vi phạm
D. Cả A, B, C

Câu 116: “Lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý”
là đường lối công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1961 – 1965. Nhận
định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 117: Chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất đã được xác lập một cách phổ biến ở
miền Bắc Việt Nam sau quá trình thực hiện kế hoạch ba năm cải tạo và bước đầu phát triển kinh tế
(1958 – 1960). Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 118: Hãy chỉ ra hạn chế của quá trình thực hiện một bước công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa ở
miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1961 – 1965 trong số các phương án sau: (Lưu ý: lựa chọn đáp án đúng
nhất)

A. Công nghiệp nặng còn nhỏ bé, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn
B. Công nghiệp nhẹ chủ yếu phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu
C. Hiệu quả vốn đầu tư còn thấp
D. Cả A, B, C

Câu 119: Cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp đã được thiết lập ở miền Bắc Việt Nam sau hai
mươi năm xây dựng và phát triển kinh tế (1955 – 1975). Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 120: Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp thời kỳ trước đổi mới (năm 1986), Nhà nước
định giá đối với hầu hết các loại mặt hàng. Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 121: Trong giai đoạn 1976 – 1980 ở Việt Nam, Nhà nước đã trực tiếp can thiệp vào mọi hoạt
động của nền kinh tế . Nhận định trên đúng hay sai ?

A. Đúng
B. Sai

Câu 122: Với Quyết định 25 -CP của Hội đồng Chính phủ (năm 1981), các xí nghiệp quốc doanh công
nghiệp ở Việt Nam đã phần nào được chủ động trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhận định
trên đúng hay sai ?

A. Đúng
B. Sai

Câu 123: Chỉ thị 100 -CT của Ban Bí thư trung ương Đảng ( năm 1981 ) về khoán sản phẩm cuối cùng
đến nhóm và người lao động đã có tác dụng gắn chặt trách nhiệm và lợi ích của người nông dân v ới
sản phẩm cuối cùng. Nhận định trên đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai

Câu 124: Cho đến cu ối năm 1985, trong nền kinh tế Việt Nam sản xuất nhỏ vẫn phổ biến, cơ sở vật
chất kỹ thuật yếu kém, năng suất lao động thấp, phân công lao động kém phát triển, lưu thông phân
phối rối ren. Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 125: Cải tiến cơ chế quản lý ở Việt Nam trong giai đoạn 1981 – 1985 còn mang nặng tính chất
tình thế, chắp vá, thiếu đồng bộ. Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 126: Đổi mới kinh tế ở Việt Nam được tiến hành từ năm 1986 thực chất là quá trình chuyển đổi
sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 127: Thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam thời kỳ đổi mới (từ
1986 đến nay) đã góp phần huy động các nguồn lực đa dạng cho phát triển kinh tế. Nhận định trên
đúng hay sai ?

A. Đúng
B. Sai

Câu 128: Khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tồn tại ở Việt Nam trong thời kỳ
trước đổi mới kinh tế (năm 1986) Nhận định trên đúng hay sai ?

A. Đúng
B. Sai

Câu 129: Cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp đã từng bước được xóa bỏ trong quá trình đổi mới
kinh tế ở Việt Nam ( từ năm 1986 đến nay ). Nhận định trên đúng hay sai ?

A. Đúng
B. Sai

Câu 130: Trong thời kỳ đổi mới kinh tế ( từ năm 1986 đến nay ), Nhà nước đã từng bước trả lại chức
năng định giá cho thị trường và chỉ quản lý giá đối với một số mặt hàng quan trọng. Nhận định trên
đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 131: Trong thời kỳ 1976 – 1985 ở Việt Nam có tình trạng sản xuất trong nước luôn không đáp
ứng được nhu cầu tiêu dùng tối thiểu của dân cư. Nhận định trên đúng hay sai ?

A. Đúng
B. Sai
Câu 132: Trong thời kỳ đổi mới kinh tế ở Việt Nam thực hiện từ năm 1986, Nhà nước đã xóa bỏ chế
độ độc quy ền ngoại thương. Nhận định trên đúng hay sai ?

A. Đúng
B. Sai

Câu 133: Phương án nào thể hiện tính chất của nền kinh tế Việt Nam thời kỳ Pháp thống trị (1858 –
1945)?

A. Thuộc địa nửa phong kiến


B. Nửa thuộc địa, nửa phong kiến
C. Phong kiến thuần tuý
D. Tư bản chủ nghĩa

Câu 134: Hoàn thành công cuộc cải cách ruộng đất cũng là sự đánh dấu hoàn thành cuộc cách mạng
dân chủ nhân dân ở miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn 1955 – 1957. Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 135: Mục đích của việc Chính phủ Việt Nam phát hành và cho lưu hành các loại tiền lẻ (2 hào, 5
hào) vào tháng 12 năm 1945 là nhằm mục đích gì? (Lưu ý: lựa chọn đáp án đúng nhất)

A. Giải quyết tình trạng khan hiếm tiền lẻ và để nhân dân làm quen với đồng tiền mới của chính
quyền cách mạng
B. Giúp Chính phủ Việt Nam giải quyết những khó khăn về tài chính, tiền tệ
C. Chống lại âm mưu gây rối loạn tiền tệ của Pháp tại Việt Nam
D. Cả A, B, C

Câu 136: Hãy chỉ ra biện pháp đã được Chính phủ Việt Nam thực hiện nhằm phát triển nông nghiệp
ở vùng tự do trong giai đoạn 1947 – 1954? (Lưu ý: lựa chọn đáp án đúng nhất)

A. Thực hiện sắc lệnh giảm tô 25%


B. Tạm cấp ruộng đất vắng chủ cho nông dân
C. Khuyến khích phát triển các hình thức lao động tập thể trong nông nghiệp
D. Cả A, B, C

Câu 137: Đồng tiền Đông Dương được lưu hành ở Việt Nam cho đến cuối năm 1954. Nhận định trên
đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 138: Hãy chỉ ra biện pháp để tạo nguồn thu cho ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của
Chính phủ Việt Nam ở vùng tự do giai đoạn 2 1947 – 1950 :

A. Phát hành tiền


B. Phát hành công trái quốc gia
C. Thu các loại thuế
D. Cả A, B, C

Câu 139: Đồng tiền lưu hành ở vùng t ự do giai đoạn 1947 – 1950 là do Ngân hàng quốc gia Việt Nam
phát hành ? Nhận định trên đúng hay sai ?
A. Đúng
B. Sai

Câu 140: Đấu tranh với địch trên mặt trận lưu thông hàng hóa là một trong những nhiệm vụ của cơ
quan mậu dịch quốc doanh (được thành lập tháng 5 năm 1951 ) . Nhận định trên đúng hay sai ?

A. Đúng
B. Sai

Câu 141: Mậu dịch quốc doanh đã nắm được toàn bộ mức lưu chuyển hàng hóa ở vùng tự do trong
giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam (1951 – 1954) . Nhận định trên đúng
hay sai ?

A. Đúng
B. Sai

Câu 142: Cải cách ruộng đất đã được thực hiện ở toàn bộ vùng tự do trong thời gian cuối của cuộc
kháng chiến chống Pháp của Việt Nam (1951 – 1954) . Nhận định trên đúng hay sai ?

A. Đúng
B. Sai

Câu 143: Giải quyết đúngđắn mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và dân chủ là một trong những
nguyên nhân dẫn đến thành công trong xây dựng nền kinh tế kháng chiến của Việt Nam giai đoạn
1947 – 1954. Nhận định trên đúng hay sai ?

A. Đúng
B. Sai

Câu 144: Kết hợp hài hòa giữa huy động và bồi dường s ức dân là m ột trong những bài học kinh
nghiệm quan trọng rút ra từ quá trình xây dựng 3 nền kinh tế kháng chiến của Việt Nam giai đoạn
1947 – 1954. Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 145: Trong giai đoạn khôi phục kinh tế ở miền Bắc Việt Nam (1955 – 1957), nhà nước đã tiến
hành quốc hữu hóa tất cả các cơ sở công nghiệp của tư sản người Việt. Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 146: Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập (năm 1945), Đảng và Chính
phủ đã xóa bỏ toàn bộ bộ phận kinh tế của tư bản Pháp ở Việt Nam. Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 147: Trong cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh ở miền Bắc Việt
Nam giai đoạn 1958 – 1960, Nhà nước đã tiến hành quốc hữu hóa các cơ sở công nghiệp của tư sản
và biến chúng thành các xí nghiệp quốc doanh. Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai
Câu 148: Hãy chỉ ra biện pháp đã được thực hiện trong cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với tầng lớp tiểu
thương ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1958 – 1960? (Lưu ý: lựa chọn đáp án đúng nhất)

A. Đưa một bộ phận tiểu thương sang sản xuất


B. Đưa tiểu thương vào hệ thống thương nghiệp xã hội chủ nghĩa
C. Cả A và B
D. Cả A và B đều không đúng

Câu 149: Bộ phận lở Việt Nam đã bị xóa bỏ ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được
thành lập. Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 150: Quá trình công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc Việt Nam (giai đoạn 1961 – 1965)
chịu ảnh hưởng nặng nề từ mô hình công nghiệp hoá ở Liên Xô giai đoạn 1926 – 1937. Nhận định
trên đúng hay sai ?

A. Đúng
B. Sai

Câu 151: Hộ nông dân ở Việt Nam hiện nay được coi là một đơn vị kinh tế tự chủ. Nhận định trên
đúng hay sai ?

A. Đúng
B. Sai

Câu 152: Đến năm 1975, nền kinh tế miền Bắc Việt Nam đã trở nên tương đối thuần nh ất chỉ bao
gồm hai bộ phận là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể . Nhận định trên đúng hay sai ?

A. Đúng
B. Sai

Câu 153: Ở Việt Nam, tính đến cuối năm 1985, cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp đã
được thiết lập trên phạm vi cả nước. Nhận định trên đúng hay sai ?

A. Đúng
B. Sai

Câu 154: Việt Nam đã thực hiện xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ngay khi bắt đầu công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế ( năm 1986). Nhận định trên đúng
hay sai ?

A. Đúng
B. Sai

Câu 155: Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần đã được thực hiện ở Việt Nam ngay từ giai
đoạn 1981 – 1985. Nhận định trên đúng hay sai ?

A. Đúng
B. Sai

Câu 156: Khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế
Việt Nam. Nhận định trên đúng hay sai ?
A. Đúng
B. Sai

Câu 157: Tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự cụ thể hóa chính
sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam thời kỳ đổi mới ( từ năm 1986 đến nay) .
Nhận định trên đúng hay sai ?

A. Đúng
B. Sai

Câu 158: Theo quy định của pháp luật hiện hành, các doanh nghi ệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở
Việt Nam có toàn quyền chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhận định trên đúng hay sai
?

A. Đúng
B. Sai

Câu 159: Hiện nay ở Việt Nam , các doanh nghiệp nhà nước được điều chỉnh bằng một luật riêng.
Nhận định trên đúng hay sai ?

A. Đúng
B. Sai

Câu 160: Hiện nay ở Việt Nam, giá cả mọi mặt hàng là do thị trường điều tiết. Nhận định trên đúng
hay sai ?

A. Đúng
B. Sai

Câu 161: Đảng và Chính phủ Việt Nam đã có chủ trương xóa bỏ ngay bộ phận kinh tế của địa chủ
ngay sau khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhận định trên đúng hay sai

A. Đúng
B. Sai

You might also like