You are on page 1of 6

LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1975 – 2000

Câu 1.Trong hơn 20 năm từ 1954 – 1975 tiến hành xây dựng xã hội chủ nghĩa,
miền Bắc đã đạt được những thành tựu gì?
A. Xây dựng được bước đầu cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.
B. Chuẩn bị xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.
C. Xây dựng xong cơ sở vật chất – kỹ thuật của của chủ nghĩa xã hội.
D. Xây dựng xong cơ sở vật chất của chủ nghĩa cộng sản.
Câu 2. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, cách mạng ở
hai miền Nam – Bắc có những thuận lợi gì?
A. ở miền Bắc công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1954- 1975) đạt
những thành tựu to lớn và toàn diện.
B. Miền Nam: Hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất.
C. chế độ thực dân mới của Mĩ cùng bộ máy chính quyền Sài Gòn bị sụp đổ
D. Cả ba đáp án trên.
Câu 3. Tình hình miền Bắc sau những cuộc chiến tranh phá hoại bằng không
quân, hải quân của Mĩ như thế nào?
A. Miền Bắc bị tàn phá nặng nề.
B. Tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài đối với miền Bắc.
C. Miền Bắc chịu ảnh hưởng lớn của cuộc chiến tranh phá hoại.
D. Miền Bắc chịu ảnh hưởng không đáng kể của cuộc chiến tranh phá
hoại.
Câu 4. Ý nào không thể hiện sự khó khăn ở miền Nam sau giải phóng năm
1975?
A. Kinh tế ổn định.
B. Bom mìn còn bị vùi lấp ở đồng ruộng và nơi cư trú của nhân dân.
C. Số người thất nghiệp lên tới hàng triệu người.
D. Ruộng đồng bị tàn phá, bỏ hoang.
Câu 5. Tình hình kinh tế miền Nam sau giải phóng năm 1975 như thế nào?
A. nhiều làng mạc ruộng đồng bị tàn phá.
B. nhiều bom mìn còn vùi lấp trên trên ruộng đồng và nơi cư trú của nhân
dân.
C. Số người thất nghiệp lên tới hàng triệu người.
D. Cả ba đáp án trên
Câu 6. Chiến tranh phá hoại của Mĩ đã gây hậu quả lâu dài với miền Bắc vì:
A. Làm cho kinh tế miền Bắc kiệt quệ.
B. Phá hủy hoàn toàn cơ sở vật chất – kĩ thuật ban đầu của CNXH.
C. Làm cho quá trình tiến lên sản xuất lớn bị chậm lại đến vài ba kế hoạch
5 năm
D. Các công trình văn hóa, di tích lịch sử bị tàn phá nặng nề.
Câu 7. Tại sao sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, nước ta cần phải hoàn thành
thống nhất đất nước về mặt nhà nước?
A. Do mỗi miền tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau và đó là
nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước.
B. Cần có một cơ quan đại diện quyền lực chung cho nhân dân cả nước.
C. Phù hợp với xu thế phát triển lịch sử “nước Việt Nam là một, dân tộc
Việt Nam là một”.
D. Nhân dân mong muốn được xum họp một nhà và có một chính phủ
thống nhất.
Câu 8.Hội Nghị lần thứ 24 Ban chấp hành trung ương Đảng (9/1975) đã đề ra
nhiệm vụ gì?
A. Xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở hai miền Nam – Bắc.
B. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
C. Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước.
D. Hoàn thành công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội sau
chiến tranh
Câu 9. Hãy xắp sếp các sự kiện lịch sử theo thứ tự thời gian quá trình hoàn
thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước:
1. Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội khoă VI diễn ra trong cả nước; 2. Hội nghị
lần thứ 24 Ban chấp hành trung ương Đảng đề ra nhiệm vụ thống nhất đất nước
về mặt nhà nước; 3.Quốc hội khóa VI họp kỳ đầu tiên tại Hà Nội; 4.Hội nghị
hiệp thương chính trị tổ chức tại Sài Gòn.
A. 1,3,2,4.
B. 2,3,4,1.
C. 2,4,1,3.
D. 3,4,2,1.
Câu 10. Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước họp vào thời gian
nào?.
A. Từ ngày 15 đến 21/11/1975
B. Từ ngày 15 đến 22/11/1975
C. Từ ngày 15 đến 23/11/1975
D. Từ ngày 15 đến 24/11/1975
Câu 11. Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa VI diễn ra vào thời gian nào ?.
A. 25 /4/ 1976
B. 25 /5/ 1976
C. 25 /6/ 1976
D. 25 /7/ 1976
Câu 12.Cuộc tổng tuyển cử Quốc hội khóa VI diễn ra trong cả nước bầu được
bao nhiêu đại biểu ?.
A.491.
B.492.
C.493.
D.494.
Câu 13. Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất diễn
ra vào thời gian nào?.
A. Từ ngày 24/6 đến ngày 2/7/1976.
B. Từ ngày 25/6 đến ngày 5/7/1976.
C. Từ ngày 24/6 đến ngày 3/7/1976.
D. Từ ngày 26/6 đến ngày 6/7/1976.
Câu 14.Tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thông qua tại :
A. Hội nghị trung ương lần thứ 21.
B. Hội nghị trung ương lần thứ 24.
C. Hội nghị hiệp thương thống nhất hai miền Nam - Bắc.
D. Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI.
Câu 15. Kết quả lớn nhất kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI là gì?
A. Thống nhất về mặt lãnh thổ.
B. Hoàn thành việc thống nhất về mặt nhà nước.
C.Bầu ra các cơ quan của Quốc hội.
D. bầu ra Ban dự thảo hiến pháp.
Câu 16.Quyết định không phải của kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI là:
A.Tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
B. Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng
C. Thành lập 64 tỉnh và thành phố.
D. Thủ đô là Hà Nội.
Câu 17. Quyết định của kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI là:
A. Tên nước: CHXHCN Việt Nam (2/7/1976).
B. Quốc ca là bài Tiến Quân Ca.
C. Đổi tên thành phố Sài Gòn- Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh.
D.Cả ba đáp án trên.
Câu 18. Ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước sau đại
thắng mùa xuân 1975 ở nước ta là :
A. Thống nhất đất nước về mặt nhà nước là cơ sở cho sự thống nhất các lĩnh
vực: kinh tế, văn hóa, xã hội.
B. Tạo điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
C. Hoàn thành thống nhất đất nước về nhà nước đã phát huy sức mạnh toàn
diện của đất nước tạo những khả năng to lớn để bảo vệ tổ quốc và mở rộng
quan hệ quốc tế.
D.Cả ba đáp án trên
Câu 19.Việt Nam gia nhập tổ chức Liên hợp quốc vào thời gian nào?
A. 19/9/1977.
B. 20/9/1977.
C. 21/9/1977.
D. 22/9/1977.
Câu 20. Năm 1977 Việt Nam trở thành thành viên thứ mấy của tổ chức Liên
hợp quốc ?.
A.129.
B.139.
C.149.
D.159.
Câu 21: Ý nào sau đây không phản ánh hoàn cảnh đổi mới của đất nước ta
(1986)?
A. Nước ta lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng.
B. Nước ta phải tiến hành cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và
biên giới phía Bắc.
C. Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội
chủ nghĩa khác.
D. Quan hệ quốc tế có những chuyển biến tích cực theo xu hướng đối
thoại, hợp tác.
Câu 22: Đường lối đổi mới của Đảng ta được đề ra từ khi nào?
A. Đại hội IV (12-1976).
B. Đại hội V (3-1982).
C. Đại hội VI (12-1986).
D. Đại hội VII (6/1991).
Câu 23: Đường lối đổi mới của Đảng được điều chỉnh, bổ sung và phát triển
tại các kì đại hội nào của Đảng?
A. Đại hội IV, V, VI.
B. Đại hội V, VI, VII.
C. Đại hội VI, VII, VIII.
D. Đại hội VII, VIII, IX
Câu 24: Chủ trương đổi mới của Đại hội Đảng VI (12/1986) là gì?
A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát
triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
B. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị
trường có sự quản lí của nhà nước.
C. Phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường.
D. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Câu 25: Đại hội VI (12/1986) đã xác định nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới
là gì?
A. Đổi mới về chính trị.
B. Đổi mới về kinh tế.
C. Đổi mới về kinh tế và chính trị.
D. Đổi mới về văn hóa.
Câu 26: Nội dung nào không phản ánh đúng đường lối đổi mới về chính trị
của Đảng ta?
A. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
B. Phát huy dân chủ nội bộ, thực hiện đa nguyên chính trị.
C. Thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị và hợp tác quốc tế.
D. Thực hiện chính sách đị đoàn kết dân tộc.
Câu 27: Hiểu thế nào về quan điểm đổi mới của Đảng?
A. Đổi mới là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
B. Đổi mới là thay đổi hình thức, biện pháp thực hiện chủ nghĩa xã hội.
C. Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ; trọng tâm là đổi mới chính trị.
D. Chỉ đổi mới trên hai lĩnh vực chính trị và kinh tế.
Câu 28: Những thành tựu mà nước ta đạt được trong 15 năm đổi mới
(1986-2000) đã khẳng định:
A. Vị thế và vai trò quan trọng của Việt Nam trên trường quốc tế.
B. Nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hóa theo hướng hiện
đại.
C. Tầm quan trọng của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
D. Đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới là
phù hợp.
Câu 29: Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới ở nước ta là
gì?
A. Nắm bắt được thời cơ, vượt qua thách thức, đưa đất nước tiến lên.
B. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Coi giáo dục và đào tạo, khoa học – kĩ thuật là quốc sách hàng đầu.
D. Năm bắt xu thế của thế giới, phát huy nội lực trong nước.
Câu 30: Nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch 5 năm (1986-1990) là:
A. Tiến hành công nghiệp hóa với trọng tâm là công nghiệp nặng.
B. Tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
C. Thực hiện ba chương trình kinh tế lớn.
D. Thực hiện sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu.
Câu 31: Nội dung Ba chương trình kinh tế lớn (1986-1990) là:
A. Lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.
B. Lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng.
C. Nông nghiệp, công nghiệp, ngoại thương.
D. Nông nghiệp, thủ công, thương nghiệp.
Câu 32: Trọng tâm đổi mới về kinh tế mà Đại hội Đảng VI (12/1986) xác
định là:
A. Xóa bỏ cơ chế tập trung, hình thành cơ chế thị trường XHCN.
B. Xây dựng nền kinh tế quốc dân nhiều ngành, nghề.
C. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
D. Mở rộng kinh tế đối ngoại.
Câu 33: Tại sao trong đường lối đổi mới đất nước, Đảng ta cho rằng trọng
tâm đổi mới là kinh tế?
A. Vì kinh tế phát triển sẽ là cơ sở để nước ta đổi mới trên các lính vực
khác.
B. Một số nước đã lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
C. Những khó khăn của nước ta đều bắt nguồn từ kinh tế.
D. Do hậu quả của chiến tranh kéo dài, kinh tế nước ta nghèo nàn, lạc
hậu.
Câu 34. Lịch sử VN từ năm 1919 đến 2000 được chia thành mấy giai đoạn?
A. Được chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn 1919-1930; Giai đoạn 1930-
191954; Giai đoạn 1954-1975.
B. Được chia thành 4 giai đoạn: Giai đoạn 1919-1930; Giai đoạn 1930-
1945; Giai đoạn 1945-1975; Giai đoạn 1975-2000.
C. Được chia thành 5 giai đoạn: Giai đoạn 1919-1930; Giai đoạn 1930-
1945; Giai đoạn 1945-1954; Giai đoạn 1954- 1975; Giai đoạn 1975-
2000.
D. Được chia thành 6 giai đoạn: Giai đoạn 1919-1925; Giai đoạn 1925-
1930; Giai đoạn 1930-1945; Giai đoạn 1945-1954; Giai đoạn 1954-
1975; Giai đoạn 1975- 2000.
Câu 35. Ý nào sau đây phản ánh khái quát nội dung cơ bản của giai đoạn
lịch sử 1919-1930 ở nước ta?
A. Là giai đoạn diễn ra cuộc vận động thành lập Đảng.
B. Là thời gian hoạt động quan trọng nhất của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
C. Là thời gian diễn ra cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân
Pháp.
D. là quá trình truyền bá CN-Mác- Lênin vào Việt Nam của Nguyễn Ái
Quốc.
Câu 36. Giai đoạn 1930-1945 là:
A. Giai đoạn diễn ra cuộc vận động thành lập Đảng.
B. Giai đoạn diễn ra cuộc vận động giải phóng dân tộc.
C. Giai đoạn diễn ra cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
D. Giai đoạn diễn ra cuộc vận động giải phóng dân tộc, qua các phong
trào 1930 – 1931; 1936-1939; 1939-1945.
Câu 37. Cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mĩ (1945-1954) trải qua
hai giai đoạn là:
A. Giai đoạn từ 1945 đến Chiến dịch Việt Bắc (1947)và từ Chiến dịch
Biên giới (1950) đến 1954.
B. Giai đoạn từ 1945 đến Chiến dịch Biên giới (1950) và từ Chiến dịch
Biên giới (1950) đến chiến dịch Đông Xuân (1953-1954).
C. Giai đoạn phòng ngự từ 1945 đến Việt Bắc (1947) và giai đoạn tiến
công từ Chiến dịch Biên giới (1950) đến năm 1954.
D. Giai đoạn phòng ngự từ 1945 đến Việt Bắc (1947) và giai đoạn tiến
công từ Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Câu 38. Nội dung cơ bản của giai đoạn lịch sử 1954 – 1975 ở nước ta là:
A. Kháng chiến chống Mĩ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
đưa cả nước đi lên CNXH.
B. Nhân dân ta đánh bại chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ, giải phóng
hoàn toàn miền Nam năm 1975.
C. Mỗi miền thực hiện một chiến lược cách mạng miền Bắc làm Cách
mạng xã hội chủ nghĩa, miền Nam làm Cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân
D. Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Câu 39. Xác định thời kỳ lịch sử mà trong đó quân và dân ta đập tan tập
đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương của thực dân Pháp.
A. 1919 - 1930.
B. 1930 -1945.
C. 1945 – 1954.
D. 1954- 1975.
Câu 40. Thực tế cách mạng nước ta từ 1930 đến 2000 cho thấy “nhân tố
hàng đầu đảm bảo sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam” là:
A. Đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo.
B. Sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân.
C. Sự lãnh đạo của Đảng.
D. Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế.

You might also like