You are on page 1of 6

Tên chương: CHƯƠNG IV: VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975

Tên bài: Bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính
quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965).
Tên mục: (Mục IV.1, IV.2)

I. CÂU HỎI MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT


Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào?
A. Cách mạng hai miền Nam - Bắc có những bước tiến quan trọng.
B. Cách mạng miền Nam đang đứng trước những khó khăn.
C. Cách mạng ở miền Bắc đang chống lại sự phá hoại nặng nề của Mĩ.
D. Cách mạng miền Nam gặp khó, cách mạng miền Bắc thành công.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) xác định cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở
miền Nam có vai trò là
A. quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
B. thực hiện giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.
C. bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa trước âm mưu xâm lược của Mĩ.
D. trực tiếp chống Mĩ, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) xác định cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền
Bắc có vai trò là
A. quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.
B. xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
C. khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
D. chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam.

Văn kiện nào đã được thông qua trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960)?
A. Báo cáo chính trị, Báo cáo sửa đổi Điều lệ Đảng.
B. Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới của Đảng.
C. Báo cáo chính trị, Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam.
D. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) đã đề ra
A. nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng từng miền.
B. phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là đấu tranh vũ trang đánh đổ ách thống trị của Mĩ –
Diệm.
C. đường lối tiến hành công nghiệp hóa, điện khí hóa đất nước.
D. biện pháp giải quyết những khó khăn về kinh tế, xã hội ở miền Bắc.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) đã xác định nhiệm vụ của nhân dân miền Bắc là
A. đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH.
B. khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
C. chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam.
D. đánh bại chiến tranh phá hoại của Mĩ ra miền Bắc.

Về nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) đã xác
định là
A. đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa.
B. đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
C. hoàn thành cải cách ruộng đất.
D. khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

Về nhiệm vụ của cách mạng miền Nam, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) đã xác
định là
A. hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
B. đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. hoàn thành cải cách ruộng đất.
D. khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

Về nhiệm vụ của cách mạng cả nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) đã xác
định là
A. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình, thống nhất
nước nhà.
B. hoàn thành cải cách ruộng đất trong cả nước, tiến hành khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến
tranh.
C. tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trong cả nước.
D. tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, đánh đổ đế quốc Mĩ và tay sai.

Để thực hiện nhiệm vụ chung của cách mạng cả nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng
(9/1960) đã xác định mối quan hệ của cách mạng 2 miền Nam – Bắc là
A. quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau.
B. mỗi miền phải tự thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ cách mạng.
C. đặt nhiệm vụ chống Mĩ và tay sai, giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
D. đặt cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc lên hàng đầu.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ mấy của Đảng được xác định là “đại hội xây dựng CNXH ở miền Bắc
và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”?
A. Đại hội lần thứ III.
B. Đại hội lần thứ I.
C. Đại hội lần thứ II.
D. Đại hội lần thứ VI.

Nhiệm vụ trọng tâm của miền Bắc trong quá trình thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 – 1965) là
A. xây dựng bước đầu cơ sở vật chất – kĩ thuật của CNXH.
B. hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa.
C. hoàn thành cải cách ruộng đất.
D. hoàn thành khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

Trong thời kì thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 – 1965), về nông nghiệp, các địa phương thực
hiện chủ trương
A. xây dựng hợp tác xã nông nghiệp bậc cao.
B. bắt đầu hình thành các nông trường quốc doanh.
C. củng cố các hợp tác xã nông nghiệp bậc thấp.
D. xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp.

Trong thời kì thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 – 1965), ngành kinh tế được ưu tiên đầu tư xây
dựng là
A. công nghiệp.
B. nông nghiệp.
C. thương nghiệp.
D. giao thông vận tải.

Nhằm xây dựng bước đầu cơ sở vật chất – kĩ thuật của CNXH, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của
Đảng đã thông qua
A. kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất.
B. kế hoạch Nhà nước 3 năm (1958 – 1960) cải tạo quan hệ sản xuất.
C. kế hoạch công nghiệp hóa, điện khí hóa miền Bắc.
D. kế hoạch công nghiệp hóa, điện khí hóa trong nông nghiệp.
Khi bước vào thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất, miền Bắc chuyển sang giai đoạn
A. lấy xây dựng CNXH làm trọng tâm.
B. lấy xây dựng kinh tế - văn hóa làm trọng tâm.
C. lấy xây dựng kinh tế - xã hội làm trọng tâm.
D. lấy xây dựng bước đầu cơ sở vật chất – kĩ thuật làm trọng tâm.

Kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất được dừng lại vào tháng 2/1965 là do?
A. Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất.
B. Kế hoạch đã đạt được những mục tiêu đề ra trước thời hạn.
C. Đảng đề ra một kế hoạch mới để thay thế.
D. Các mục tiêu của kế hoạch không phù hợp với thực tiễn.

Nội dung nào sau đây không phản ánh những thành tựu của miền Bắc trong thực hiện kế hoạch Nhà nước
5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965)?
A. Giá trị sản lượng ngành công nghiệp năm 1965 tăng 3 lần so với năm 1960.
B. Nhiều hợp tác xã nông nghiệp đạt và vượt năng suất 5 tấn thóc trên 1 hécta gieo trồng.
C. Hệ thống giao thông vận tải được củng cố.
D. Hệ thống y tế phát triển, khoảng 6000 cơ sở y tế được xây dựng.

Công trình thủy nông nào được xây dựng trong thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 –
1965)?
A. Công trình thủy nông Bắc – Hưng – Hải.
B. Công trình thủy nông sông Hồng.
C. Công trình thủy nông sông Thái Bình.
D. Công trình thủy nông sông Lô.

Nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965) là
A. ra sức phát triển công nghiệp và nông nghiệp, tiếp tục cải tạo XHCN, cải thiện một bước đời sống vật
chất và văn hóa của nhân dân lao động.
B. ra sức phát triển công nghiệp, tiếp tục cải tạo XHCN, cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa
của nhân dân lao động.
C. ra sức phát triển nông nghiệp, tiếp tục cải tạo XHCN, cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa
của nhân dân lao động.
D. ra sức phát triển công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp, tiếp tục cải tạo XHCN, cải thiện một
bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động.

II. CÂU HỎI MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU


Nội dung nào sau đây thể hiện nhiệm vụ chiến lược của cách mạng miền Nam trong những năm 1954 –
1975?
A. Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
B. Đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. Hoàn thành cải cách ruộng đất.
D. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

Nội dung nào sau đây thể hiện vai trò của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam trong những
năm 1954 – 1975?
A. Quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
B. Thực hiện giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.
C. Bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa trước âm mưu xâm lược của Mĩ.
D. Trực tiếp chống Mĩ, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Nội dung nào sau đây thể hiện nhiệm vụ chiến lược của cách mạng miền Bắc trong những năm 1954 –
1975?
A. Đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa.
B. Đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
C. Hoàn thành cải cách ruộng đất.
D. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

Nội dung nào sau đây thể hiện vai trò của cách mạng XHCN ở miền Bắc trong những năm 1954 – 1975?
A. Quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.
B. Xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
C. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
D. Chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam.

Nội dung nào sau đây thể hiện nhiệm vụ của cách mạng cả nước được xác định trong Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960)?
A. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình, thống nhất
nước nhà.
B. Hoàn thành cải cách ruộng đất trong cả nước, tiến hành khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến
tranh.
C. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trong cả nước.
D. Tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, đánh đổ đế quốc Mĩ và tay sai.

Nội dung nào sau đây thể hiện mối quan hệ của cách mạng 2 miền Nam – Bắc nhằm thực hiện nhiệm vụ
chung của cách mạng cả nước trong những năm 1954 – 1975?
A. Quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau.
B. Mỗi miền phải tự thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ cách mạng.
C. Đặt nhiệm vụ chống Mĩ và tay sai, giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
D. Đặt cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc lên hàng đầu.

Nội dung nào sau đây thể hiện nhiệm vụ trọng tâm của miền Bắc trong quá trình thực hiện kế hoạch Nhà
nước 5 năm (1961 – 1965)?
A. Xây dựng bước đầu cơ sở vật chất – kĩ thuật của CNXH.
B. Hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa.
C. Hoàn thành cải cách ruộng đất.
D. Hoàn thành khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

Vấn đề quan trọng nhất về chiến lược cách mạng được xác định trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
III của Đảng (9/1960) là gì?
A. Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và cách mạng từng miền.
B. Vị trí, vai trò của cách mạng từng miền.
C. Mối quan hệ giữa cách mạng hai miền.
D. Đường lối xây dựng CNXH ở miền Bắc.

Ý nghĩa quan trọng nhất của việc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 – 1965) của nhân dân miền
Bắc là gì?
A. Miền Bắc được củng cố vững mạnh, có khả năng tự bảo vệ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hậu phương.
B. Làm cho bộ mặt miền Bắc thay đổi khác trước rất nhiều.
C. Nền kinh tế miền Bắc đủ sức chi viện cho miền Nam.
D. Miền Bắc đủ sức để tự bảo vệ sự nghiệp xây dựng CNXH.

Đâu là hạn chế trong đường lối đưa miền Bắc tiến lên CNXH được đề ra trong Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ III của Đảng (9/1960)?
A. Phương châm tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH.
B. Nông nghiệp được xem là cơ sở của công nghiệp.
C. Áp dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất, sử dụng cơ khí trong công nghiệp.
D. Từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Vì sao kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất được dừng lại vào tháng 2/1965?
A. Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất.
B. Kế hoạch đã đạt được những mục tiêu đề ra trước thời hạn.
C. Đảng đề ra một kế hoạch mới để thay thế.
D. Các mục tiêu của kế hoạch không phù hợp với thực tiễn.

III. CÂU HỎI MỨC ĐỘ VẬN DỤNG


Những thành tựu đạt được trong việc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 – 1965) đã tác động như
thế nào đến miền Bắc?
A. Miền Bắc được củng cố vững mạnh, có khả năng tự bảo vệ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hậu phương.
B. Làm cho bộ mặt miền Bắc thay đổi khác trước rất nhiều.
C. Nền kinh tế miền Bắc đủ sức chi viện cho miền Nam.
D. Miền Bắc đủ sức để tự bảo vệ sự nghiệp xây dựng CNXH.

Trong giai đoạn 1954 – 1975, cách mạng miền Nam có vai trò như thế nào trong việc đánh đổ ách thống
trị của đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước?
A. Có vai trò quyết định trực tiếp.
B. Có vai trò quan trọng nhất.
C. Có vai trò quyết định nhất.
D. Có vai trò cơ bản nhất.

Trong giai đoạn 1954 – 1975, cách mạng miền Bắc có vai trò như thế nào trong việc đánh đổ ách thống trị
của đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước?
A. Có vai trò quyết định nhất.
B. Có vai trò quan trọng nhất.
C. Có vai trò quyết định trực tiếp.
D. Có vai trò cơ bản nhất.

Điểm khác nhau cơ bản giữa Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) với đại hội lần thứ II
(2/1951) là
A. thông qua kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất của CNXH.
B. bầu Ban chấp hành trung ương đảng.
C. báo cáo chính trị.
D. thông qua nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.

Hạn chế của Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng tháng 9 năm 1960 là gì?
A. Khẩu hiệu đưa miền Bắc tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên CNXH.
B. Tiếp tục cuôc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân miền Nam.
C. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc.
D. Cả nước hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thống nhất đất nước.

IV. CÂU HỎI MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO


Điểm mới của Đại hội toàn quốc lần thứ III (9/1960) so với Đại hội toàn quốc lần thứ II (2/1951) của
Đảng là gì?
A. Đề ra kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất của CNXH.
B. Bầu Ban chấp hành TW và Bộ Chính trị.
C. Thông qua Báo cáo chính trị.
D. Đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam.

Một trong những bài học kinh nghiệm của Đại hội đại biểu toàn quốc lần III (9/1960) để lại cho công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay là?
A. Tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa phù hợp thực tế điều kiện đất nước.
B. Tiến nhanh tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội.
C. Xây dựng nền kinh tế chủ nghĩa xã hội hiện đại.
D. Tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, ưu tiên công nghiệp nặng.

Nội dung nào dưới đây là một trong những ưu điểm của Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng
(9/1960)?
A. Đề ra nhiệm vụ chiến lược cả nước và cách mạng từng miền phù hợp với thực tiễn đất nước.
B. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc.
C. Đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
D. Xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.

Một trong những bài học chủ yếu cho cách mạng Việt Nam được rút ra từ việc tổ chức thành công Đại hội
đại biểu toàn quốc lần III của Đảng (9/1960) là
A. mềm dẻo linh hoạt trong thực hiện lãnh, chỉ đạo cách mạng.
B. chỉ đạo cách mạng cho cả hai miền.
C. chỉ đạo sâu sát quyết liệt cho cách mạng miền Nam.
D. tập trung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Công cuộc Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Đảng và nhân dân ta hiện nay có thể rút ra bài học
kinh nghiệm nào từ việc thực hiện Kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ I (1961 – 1965)?
A. Chủ trương, biện pháp thực hiện phải phù hợp với quy luật phát triển khách quan và thực tiễn đất
nước.
B. Phải nhanh chóng hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để đưa nước ta tiến
thẳng lên CNXH.
C. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được thực hiện dựa trên đường lối phát triển ưu tiên đầu tư
cho công nghiệp nặng.
D. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được thực hiện dựa trên đường lối phát triển ưu tiên tối đa đầu
tư cho nông nghiệp.

You might also like