You are on page 1of 10

1. Ngày 10-10-1954 là ngày diễn ra sự kiện quan trọng nào ở Việt Nam?

A. Quân đội việt nam tiếp quản thủ đô Hà Nội


B. Trung ương Đảng, Chính phủ ra mắt nhân dân Thủ đô
C. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng
D. Pháp rút quân khỏi miền Nam
2. Đâu không phải âm mưu của đế quốc Mĩ từ năm 1954-1975 khi thay chân
Pháp ở miền Nam Việt Nam?
A. Chia cắt lâu dài Việt Nam
B. Biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông
Dương
C. Làm bàn đạp tấn công ra miền Bắc để tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản
D. Thúc đẩy sự giàu mạnh của miền Nam để đối trọng với miền Bắc
3. Nhiệm vụ của miền Bắc Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về
Đông Dương là
A. Kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
B. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
C. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa
D. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và tiến hành cách
mạng xã hội chủ nghĩa.
4. Kẻ thù trực tiếp của nhân dân miền Nam sau hiệp định Giơnevơ về Đông
Dương là
A. Đế Quốc Mĩ
B. Thực dân Pháp
C. Chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm
D. Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diêm.
5. Thời kì cách mạng nào Đảng ta chủ trương thực hiện cùng lúc 2 chiến
lược cách mạng khác nhau?
A. Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp( 1945 – 1954)
B. Thời kì từ sau năm 1975 đến nay
C. Thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc (1930 – 1945)
D. Thời kì kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)
6. Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954
về Đông Dương là
A. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành trên phạm vi cả nước
B. Mĩ thay chân Pháp xâm lược Việt Nam
C. Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành 2 miền với 2 chế độ chính trị khác
nhau
D. Cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
7. Nguyên nhân trực tiếp nào khiến cho Việt Nam bị chia cắt mặc dù hiệp
định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã quy định về vấn đề thống
nhất đất nước?
A. Tác động của cục diện hai cực, hai phe
B. Do âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam của Mĩ – Diệm
C. Do Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam
trước khi rút quân.
D. Do nhân dân miền Nam không muốn hiệp thương thống nhất
8. Nội dung nào không phản ánh đúng nhiệm vụ của cách mạng miền Nam
Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?
A. Tiến Hành cách mạng xã hội chủ nghĩa
B. Đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm
C. Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
D. Tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
9. Hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1954 – 1957) thực
chất là để hiện thực hóa khẩu hiệu gì?
A. Người cày có ruộng
B. Không một tấc đất bỏ hoang
C. Tăng gia sản xuất
D. Tấc đất, tấc vàng
10. Đâu không phải mục đích của việc hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền
Bắc Việt Nam (1954 – 1957)?
A. Đáp ứng yêu cầu về quyền lợi của giai cấp nông dân
B. Củng cố khối liên minh công-nông
C. Mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất
D. Chi viện cho miền Nam kháng chiến chống Mỹ
11. Đâu không phải là ý nghĩa của việc hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền
Bắc Việt Nam (1954 – 1957)?
A. Xóa bỏ giai cấp địa chủ phong kiến
B. Đưa nông dân trở thành người làm chủ nông thôn
C. Khối liên minh công-nông được củng cố
D. Củng cố niềm tin cho nhân dân miền Nam kháng chiến chống Mỹ
12. Anh chị hiểu thế nào là cải cách ruộng đất?
A. Lấy ruộng đất công chia bình quân cho nông dân
B. Xóa bỏ quan hệ sở hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến, xác lập quyền
sở hữu ruộng đất của nông dân
C. Phân phối lại ruộng đất cho nhân dân một cách hợp lý
D. Là quá trình sở hữu sản hóa nông dân ở nông thôn
13. Quá trình cải cách ruộng đất ở Việt Nam được bắt đầu thực hiện từ khi
nào?
A. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945
B. Từ đầu năm 1953
C. Sau khi miền Bắc được giải phóng (1954)
D. Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi (1975)
14. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc Đảng và Chính phủ cần phải hoàn thành
cuộc cải cách ruộng đất ở Miền Bắc (1954-1957) là
A. Để củng cố khối liên minh công-nông
B. Để mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất
C. Thực hiện “khẩu hiệu người cày có ruộng”
D. Để giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến
15. Thắng lợi nào của nhân dân miền Nam đã đưa cách mạng miền Nam từ
thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công
A. Đồng Khởi
B. Bác Ái
C. Ấp Bắc
D. Vạn Tường.
16. Tại hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1-1959) đã xác
định phương pháp cách mạng của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở
miền Nam là
A. Đấu tranh chính trị
B. Đấu tranh vũ trang
C. Bạo lực cách mạng
D. Đấu tranh ngoại giao
17. Định Thủy, Bình Khánh, Phước Hiệp là 3 xã thuộc huyện nào của tỉnh Bến
Tre?
A. Mô cày
B. Châu Thành
C. Giồng Trôm
D. Ba Trị
18. Đâu không phải là ý nghĩa lịch sử của phong trào Đông Khỏi (1959-1960)?
A. Làm phá sản chiến lược “chiến tranh đơn phương” của đế quốc Mỹ
B. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm
C. Chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công
D. Chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có thể đánh thắng các chiến
lược chiến tranh của Mỹ
19. Vì sao Hội nghị 15 Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Nam(1-
1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng?
A. Các lực lượng cách mạng miền Nam đã phát triển
B. Hành động khủng bố dã man của chính quyền Mĩ-Diệm
C. Đã có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang lớn mạnh
D. Mĩ và chính quyền Sài Gòn phá hoại hiệp định Giơnevơ
20. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Đồng Khởi
(1959-1960) là
A. Lực lượng cách mạng được giữ gìn và phát triển trong những năm 1954-
1959
B. Mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với chính quyền Mĩ-Diệm
C. Tác động của nghị quyết 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1-1959)
D. Hành động phá hoại hiệp định Giơnevơ của chính quyền Mĩ-Diệm
21. Đâu là lực lượng chính trị trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam sau
phong trào Đồng Khởi (1959-1960)?
A. Đảng lao động Việt Nam
B. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam
C. Chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam
D. Trung ương cục miền Nam.
22. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã xác định cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò, vị trí như thế nào?
A. Quyết định nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam
B. Quyết định trực tiếp đối với sự phát triển của cách mạng cả nước
C. Quyết định nhất đối với sự pháp triển của cách mạng cả nước
D. Quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam
23. Vị trí, vai trò của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam được
xác định như thế nào tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng
(1960)?
A. Quyết định nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam
B. Quyết định trực tiếp đối với sự phát triển của cách mạng cả nước
C. Quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước
D. Quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam
24. Mục tiêu của kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) là
A. Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
B. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội
C. Chi viện miền Nam kháng chiến chống Mĩ
D. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
25. Đâu không phải là nhiệm vụ của kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất
(1961-1965)?
A. Ra sức phát triển công nghiệp và nông nghiệp
B. Tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa, củng cố và tăng cường thành phần kinh
tế quốc doanh
C. Cải thiện một bước đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân lao động
D. Chi viện cho miền Nam kháng chiến chống Mĩ
26. Tại sao cách mạng hai miền Nam – Bắc lại có quan hệ mật thiết, gắn bó,
tác động lẫn nhau?
A. Đều do một Đảng lãnh đạo
B. Đều dựa trên nòng cốt của khối liên minh công-nông
C. Đều dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mắc-lênin
D. Đều chung mục tiêu chiến lược
27. Tích chất cách mạng miền Bắc khi bắt đầu thực hiện kế hoạch nhà nước 5
năm lần thứ nhất (1961-1965) là
A. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
B. Cách mạng xã hội chủ nghĩa
C. Cách mạng tư sản dân quyền
D. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
28. Điểm nổi bật trong chính sách nông nghiệp của kế hoạch 5 năm lần thứ
nhất (1961-1965) là
A. Xây dựng các hợp tác xã
B. Chú trọng đầu tư hệ thống thủy lợi
C. Ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất
D. Đầu tư nghiên cứu các giống lúa có năng suất cao
29. Ý nghĩa quan trọng nhất của việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất
(1961-1965) của nhân dân miền Bắc là gì?
A. Làm cho bộ mặt miền Bắc thay đổi khác trước rất nhiều
B. Miền Bắc đủ sức để tự bảo vệ sự nghiệp xay dựng chủ nghĩa xã hội
C. Nền kinh tế của miền Bắc đủ sức chi viện cho miền Nam
D. Miền Bắc được củng cố vững mạnh, có khả năng tự bảo vệ và thực hiện
đầy đủ nghĩa vụ hậu phương
30. Âm mưu cơ bản của Mĩ trong “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt
Nam (1961-1965) là
A. “Dùng người Việt đánh Người Việt”
B. Đưa quân Mĩ ào ạt vào miền Nam
C. Đưa quân chư hầu vào miền Nam Việt Nam
D. “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”
31. Lực lượng đóng vai trò nòng cốt trong việc thực hiện chiến lược “chiến
tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) là
A. Quân đội Việt Nam Cộng hòa
B. Quân viễn chinh Mĩ
C. Quân đồng minh Mĩ
D. Quân viễn chinh và đồng minh Mĩ
32. Mục tiêu của kế hoạc Giônxơn – Mác Namara trong chiến lược “chiến
tranh đặc biệt” ở miền Nam (1961-1965) là gì?
A. Hoàn thành bình định có trọng điểm miền Nam trong vòng 2 năm
B. Hoàn thành bình định miền Nam trong vòng 18 tháng
C. Hoàn thành bình định miền Nam trong vòng 16 tháng
D. Hoàn thành bình định miền Nam trong vòng 24 tháng
33. Xương sống của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Mĩ thực hiện ở miền
Nam Việt Nam là
A. Quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
B. Cố vẫn Mĩ
C. Phương tiện chiến tranh của Mĩ
D. Ấp chiến lược
34. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961-1865) của Mĩ ở miền Nam Việt
Nam được triển khai thông qua những kế hoạch nào?
A. Xtalây – Taylo
B. Giôn xơn – Mác Namara
C. Xtalây – Taylo và Giôn xơn – Mác Namara
D. Bên miệng hổ chiến tranh
35.“Một tấc không đi, một ly không rời” là khẩu hiệu đấu tranh của phong
trào nào?
A. Cuộc đấu tranh của các tín đồ Phật giáo
B. Phá ấp chiến lược
C. Cuộc đấu tranh của học sinh, sinh viên
D. Cuộc đấu tranh chống càn quét
36. Những tháng lợi của quân dân miền Nam trên mặt trân quân sự trong
xuân – hè 1965 có tác động như thế nào đến chiến lược “Chiến Tranh đặc
biệt”?
A. Đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở
miền Nam Việt Nam
B. Làm phá sản về cơ bản chiến lược “chiến tranh đặc biệt”
C. Chứng tỏ quân dân miền Nam có thể đánh bại chiến lược chiến tranh
xâm lược thực dân mới của Mĩ
D. Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của quốc sách “ấp chiến lược” của địch
37. Để tiến hành chiến lược “ chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) ở miền Nam
Việt Nam, Mĩ đã
A. Tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn
B. Ồ ạt đưa quân viễn chinh Mĩ vào miền Nam
C. Mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương
D. Sử dụng chiến thuật “tìm diệt” và “bình đinh”
38. Vì sao Mĩ lại chuyển sang thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt”
(1961-1965) ở miền Nam Việt Nam?
A. Hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị
thất bại
B. Phong trào “Đồng khởi” đã phá vỡ hệ thống chính quyền địch ở miền
Nam
C. Chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm khủng bố cách mạng miền
Nam
D. Hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm
được củng cố.
39. Bản chất của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ thực hiện ở miền
Nam Việt Nam là
A. Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ
B. Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới
C. Nội chiến giữa 2 miền Nam Bắc
D. Chiến tranh giới hạn
40. Đâu không phải là nguyên nhân khiến sau chiến thắng Ắp Bắc (1963) một
phong trào chống Mỹ lại dấy lên khắp miền Nam?
A. Chứng minh quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh thắng
“chiến tranh đặc biệt”
B. Lòng tin của quân đội Sài Gòn vào trang bị vũ khí hiện đại của Mĩ bị đánh
sụp
C. Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam có bước trưởng thành vượt bậc
D. Bước đầu làm phá sản chiến lược “chiến tranh đặc biệt”
41.“Nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực có thể áp đảo quân
chủ lực của ta bằng chiến lược quân sự mới “tìm diệt”, cố giành lại thế
chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta về phòng ngự,
buộc ta phân tán nhỏ, hoặc rút về biên giới, làm cho chiến tranh tàn lụi
dần” là âm mưu của Mĩ trong chiến lược quân sự nào
A. Chiến tranh đơn phương
B. Chiến tranh đặc biệt
C. Chiến tranh cục bộ
D. Việt Nam hóa chiến tranh
42. Lực lượng quân sự nào giữ vai trò nồng cốt trong chiến lược “chiến tranh
cục bộ” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1965-1968)?
A. Quân đội Mĩ
B. Quân đội Việt Nam Cộng Hòa
C. Quân đội đồng minh của Mỹ
D. Quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ
43. Thủ đoạn chính của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền
Nam Việt Nam (1965-1968) là
A. Tìm diệt
B. Càn quét
C. Dồn dân lập ấp chiến lược
D. Tìm diệt và bình định
44. Chiến thắng nào của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống
chiến lược “chiến tranh cục bộ” (1965-1968) được coi là Áp Bắc đối với
quân Mĩ?
A. Chiến thắng Núi Thành (1965)
B. Chiến thắng Vạn Tường (1965)
C. Thắng lợi của cuộc phản công trong 2 mùa khô 1965-1966 và 1966-1967
D. Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968
45. Các cuộc hành quân chủ yếu trong mùa khô 1965-1966 của Mĩ và quân
đội Sài Gòn nhằm vào hai hướng chính là
A. Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ
B. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
C. Đông Nam Bộ và Liên khu V
D. Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ
46. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), cuộc chiến đấu nào của
quân dân miền Nam đã buộc mĩ phải “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược?
A. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972
B. Phong trào “Đồng khởi” năm 1959-1960
C. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968
D. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972
47. Vì sao Mĩ lại thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt
Nam trong những năm 1965-1968?
A. Do thất bại của chiến lược “chiến tranh đơn phương”
B. Do tác động của cuộc tổng tiến công và nội dậy Xuân Mậu Thân 1968
C. Do tác động của phong trào “Đồng Khởi”
D. Do thất bại của “ chiến lược chiến tranh đặc biệt”
48. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Vạn Tường (1965) là
A. Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.
B. Mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lung ngụy mà diệt” trên khắp miền
Nam
C. Chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại chiến
lược “chiến tranh cục bộ”
D. Là đòn phủ đầu đối với quân Mĩ và quân đồng minh khi mới vào Việt
Nam
49. Khả năng đánh thắng quân Mĩ tiếp tục được thế hiện trong trận chiến
nào của quân dân miền Nam sau chiến thắng Vạn Tường (1965)?
A. Trận Núi Thành (1965)
B. Cuộc phản công 2 mùa khô 1965-1966 và 1966-1967
C. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
D. Cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-1966
50. Tại sao cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 lại mở ra
bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước?
A. Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ
B. Buộc Mĩ phải tuyển bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược
C. Buộc Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc
D. Buộc Mĩ phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận đàm phán ở Pari

You might also like