You are on page 1of 5

BÀI 28

Câu 1. Sự kiện nào đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương?
A. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
B. Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954
C. Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 và Chiến thắng Điện Biên Phủ
D. Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương
Câu 2. Thực dân Pháp rút quân khỏi Thủ đô Hà Nội ngày
A. 1/10/1953 B. 10/10/1953
C. 1/10/1954 D. 10/10/1954
Câu 3. Toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hải Phòng (miền Bắc) vào thời gian nào?
A. 22 – 5 – 1955. B. 16 – 5 –1955
C. 01 – 01 – 1955. D. 10 – 10 –1954.
Câu 4. Nét nổi bật nhất về tình hình chính trị ở Việt Nam sau khi Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được
kí kết là
A. Hà Nội được giải phóng.
B. Pháp rút quân khỏi miền Bắc
C. đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau.
D. Nhân dân hai miền tiến hành tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
Câu 5. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương năm 1954, tình hình Việt Nam có điểm gì nổi bật?
A. Đất nước được thống nhất, cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
B. Hòa bình, thống nhất được lập lại, đất nước sạch bóng quân thù.
C. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành thắng lợi.
D. Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền Nam – Bắc theo vĩ tuyến 17.
Câu 6. Miền Bắc đã hoàn toàn cải cách ruộng đất vào năm nào?
A. 1954 B. 1955 C. 1956 D. 1957
Câu 7. Kết quả lớn nhất của cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1953 – 1956) là gì?
A. Thực hiện được “Người cày có ruộng”.
B. Bộ mặt nông thôn Miền Bắc đã thay đổi.
C. Giai cấp địa chủ phong kiến bị đánh đổ, giai cấp nông dân được giải phóng, khối liên minh công-nông
được củng cố.
D. Tịch thu được toàn bộ ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân.
Câu 8. Qua đợt cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1953 – 1956) đã thực hiện triệt để khẩu hiệu nào?
A. “Tấc đất, tấc vàng”. B. ”Tăng gia sản xuất nhanh, tăng gia sản xuất nữa”
C. “Người cày có ruộng”. D. “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày”.
Câu 9. Hình thức đấu tranh chủ yếu chống Mĩ – Diệm của nhân dân miền Nam trong những ngày đầu sau
Hiệp đinh Giơnevơ là
A. đấu tranh vũ trang. B. đấu tranh chính trị, hòa bình.
C. khởi nghĩa giành chính quyền. D. dùng bạo lực cách mạng.
Câu 10. Ý không phản ánh đúng nhiệm vụ của cách mạng miền Nam những năm 1954 – 1959 là
A. đòi Mĩ – Diệm nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Giơnevơ năm 1954.
B. đấu tranh bảo vệ hòa bình, đòi quyền dân sinh, dân chủ.
C. giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.
D. chuyển từ đấu tranh vũ trang chống Pháp sang đấu tranh vũ trang chống Mĩ – Diệm.
Câu 11. Đâu không phải là mục tiêu của phong trào đấu tranh chính trị- hòa bình ở miền Nam sau hiệp định
Giơ-ne-vơ (1954)?
A. Đòi Mĩ- Diệm thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ. B. Bảo vệ hòa bình.
C. Giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. D. Chống khủng bố, chiến dịch tố cộng, diệt cộng.
Câu 12. Mĩ - Diệm ra “đạo luật 10- 59” vào thời gian nào?
A. Tháng 4/1959. B. Tháng 5/1959.
C. Tháng 10/1959. D. Tháng 11/1959
Câu 13. Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1/1959) xác định phương hướng, con đường
cơ bản của cách mạng miền Nam là
A. Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng vũ trang là chủ yếu, kết hợp với lực lượng
chính trị.
B. Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng đấu tranh vũ ttrang với đấu tranh chính trị và ngoaị
giao.
C. Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng đấu tranh vũ trang.
D. Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng quần chúng là chủ yếu, kết hợp lực lượng
vũ trang nhân dân.
Câu 14. Để đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn, phương pháp đấu tranh bạo lực
cách mạng lần đầu tiên được Đảng Lao động Việt Nam đề ra tại
A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960).
B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2/1951).
C. Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1-1959).
D. Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7-1973).
Câu 15. Cho đoạn tư liệu: “con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay
nhân dân bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân”
Đoạn trích trên là quyết định của hội nghị nào?
A. Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1-1959).
B. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12-1946).
C. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (9-1960).
D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 (7-1973).
Câu 16. Cuộc nổi dâỵ đồng loạt đầu tiên của nhân dân miền Nam bằng bạo lực trong giai đoạn 1954- 1975

A. Phong trào hòa bình (1954). B. Phong trào Đồng Khởi (1959-1960).
C. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968). D. Tiến công chiến lược (1972).
Câu 17. Phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) nổ ra trong hoàn cảnh cách mạng miền Nam Việt Nam đang
A. giữ vững và phát triển thế tiến công. B. gặp muôn vàn khó khăn, tổn thất.
C. chuyển dần sang đấu tranh chính trị. D. chuyển sang tiến công chiến lược.
Câu 18. Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam VN là gì?
A. Mỹ - Diệm phá hoại Hiệp định Giơnevơ, thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”.
B. Có nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Đảng về đường lối cách mạng miền Nam.
C. Do chính sách cai trị của Mỹ - Diệm làm cho cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng.
D. Mỹ - Diệm mở chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”, thi hành “luật 10 – 59”.
Câu 19. Tại Bến Tre, ngày 17/1/1960 cuộc “Đồng khởi” nổ ra ở ba xã điểm là
A. Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh. B. Vĩnh Thạch, Bác Ái, Bình Định.
C. Giồng Tôm, Thạch Phú, Ba Tri. D. Ba Tri, Châu Thành, Bình Đại.
Câu 20. Phong trào "Đồng khởi" nổ ra tiêu biểu ở tỉnh nào?
A. Long An. B. Bến Tre.
C. Tiền Giang. D. Tây Ninh.
Câu 21. Lực lượng chính trị nào được ra đời từ trong phong trào Đồng khởi ?
A. Đảng Lao động Việt Nam.
B. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
C. Chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam.
D. Trung ương cục miền Nam.
Câu 22. Kết quả lớn nhất của phong trào “Đồng khởi” (1959 -1969) ở miền Nam Việt Nam là
A. phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch.
B. lực lượng vũ trang được hình thành và phát triển.
C. tịch thu được ruộng đất của bọn địa chủ chia cho dân cày nghèo.
D. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20/12/1960).
Câu 23. Phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam Việt Nam đã dẫn đến sự ra đời của
A. Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam.
B. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
C. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
D. Mặt trận dân tộc phản đế Đông Dương.
Câu 24. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam Việt Nam là gì?
A. Giáng một đòn mạnh vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình
Diệm.
B. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế
tiến công.
C. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20/12/1960).
D. Làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
Câu 25. Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) của quân
dân miền Nam Việt Nam?
A. Làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.
B. Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.
C. Làm thất bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
D. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam.
Câu 26. Phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền
Nam Việt Nam vì?
A. Làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.
B. Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ ở miền Nam.
C. Phá vỡ bộ máy cai trị của địch trên toàn miền Nam Việt Nam.
D. Đưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
Câu 27. Cách mạng miền Nam Việt Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công được đánh dấu
bởi thắng lợi nào?
A. Đại thắng mùa Xuân năm 1975. B. Tiến công chiến lược năm 1972.
C. Phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960). D. Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
Câu 28. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) diễn ra tại
A. Trung Quốc B. Tuyên Quang
C. Hà Nội D. Việt Bắc
Câu 29. Tháng 9/1960 Đảng Lao động Việt Nam triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III xuất phát từ
nguyên nhân chủ yếu nào?
A. Sự thay đổi của tình hình thế giới.
B. Hành động leo thang chiến tranh của đế quốc Mĩ.
C. Bước phát triển mới của cách mạng hai miền.
D. Miền Bắc đã hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Câu 30. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9/1960), Đảng lao động Việt Nam đề ra chủ trương nào
sau đây?
A. Tiến hành chiến tranh nhân dân trên cả hai miền Nam -Bắc.
B. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở hai miền Nam – Bắc.
C. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở hai miền Nam – Bắc.
D. Tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược ở hai miền Nam – Bắc.
Câu 31. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) chủ trương tiến hành
đồng thời
A. cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
B. cách mạng ruộng đất ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
C. cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Bắc và cách mạng tư sản dân quyền ở miền Nam.
D. cách mạng ruộng đất ở miền Bắc và cách mạng tư sản dân quyền ở miền Nam.
Câu 32. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9/1960) xác định cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở miền Bắc có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của cách mạng cả nước?
A. Quyết định nhất. B. Quyết định trực tiếp.
C. Căn cứ địa cách mạng. D. Hậu phương kháng chiến.
Câu 33. Cách mạng miền Nam có vai trò như thế nào trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và
tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước?
A. Có vai trò quan trọng nhất. B. Có vai trò cơ bản nhất.
C. Có vai trò quyết định trực tiếp. D. Có vai trò quyết định nhất.
Câu 34. Trong thời kì 1954-1975, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam Việt Nam có vai
trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, vì cuộc cách mạng này
A. trực tiếp xóa bỏ ách áp bức, bóc lột của địa chủ và tư sản miền Nam.
B. trực tiếp đánh đổ ách thống trị của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
C. làm thất bại chiến lược toàn cầu của Mĩ.
D. bảo vệ vững chắc hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
Câu 35. Đặc điểm lớn nhất (độc đáo) của cách mạng Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương là
A. tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
B. một đảng lãnh đạo thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng ở mỗi miền.
C. tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
D. đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ xã hội khác nhau.
Câu 36: Đại hội đại biểu lần III của Đảng đã bầu ai làm Chủ tịch Đảng và Bí thư thứ nhất?
A. Trường Chinh làm Chủ tịch Đảng, Đỗ Mười làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành trung ương Đảng.
B. Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng, Lê Duẩn làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành trung ương Đảng.
C. Lê Duẩn làm Chủ tịch Đảng, Võ Nguyên Giáp làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành trung ương Đảng.
D. Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng, Trường Chinh làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành trung ương Đảng.
Câu 37. Từ năm 1961 - 1965, Mĩ thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?
A. “Chiến tranh đặc biệt” B. “Chiến tranh cục bộ”.
C. “Việt Nam hóa chiến tranh”. D. “Đông Dương hóa chiến tranh”
Câu 38. Để thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ đã sử dụng lực lượng quân đội nào là chủ yếu?
A. Lực lượng quân đội tay sai. B. Lực lượng quân Mĩ.
C. Lực lượng quân viễn chinh Mĩ. D. Lực lượng quân Mĩ và quân viễn chinh.
Câu 39. Chỗ dựa của “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) của Mĩ ở miền Nam là
A. hệ thống cố vấn Mĩ. B. lực lượng quân đội tay sai.
C. “Ấp chiến lược”. D. “Ấp chiến lược” và quân đội tay sai.
Câu 40. Thủ đoạn/hành động của Mĩ được ví như “xương sống” của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Mĩ
thực hiện ở miền Nam Việt Nam là
A. Quân đội Việt Nam Cộng hòa. B. Cố vấn Mĩ.
C. Phương tiện chiến tranh của Mĩ. D. Ấp chiến lược.
Câu 41. Âm mưu chủ yếu của chính quyền Mĩ và chính quyền Sài Gòn trong thủ đoạn dồn dân lập “ấp
chiến lược” là nhằm
A. củng cố quyền lực chính quyền Sài Gòn.
B. xây dựng miền Nam thành những khu biệt lập để dễ kiểm soát.
C. đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các xã, các ấp, tách dân khỏi cách mạng.
D. tách dân khỏi cách mạng, thực hiện chương trình bình định toàn miền Nam.
Câu 42. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ triển khai ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1961
– 1965 là
A. hình thức chiến tranh thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, do cố vấn Mĩ chỉ huy,
dưag vào vuc khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ.
B. hình thức chiến tranh thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng hệ thống cố vấn quân sự Mĩ và quân đội
tay sai.
C. hình thức chiến tranh thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ, quân một số nước
đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.
D. hình thức chiến tranh thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội đồng minh, có sự phối hợp về
hỏa lực, không quân Mĩ, vẫn do cố vấn Mĩ chỉ huy.
Câu 43. Âm mưu cơ bản của “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là
A. “Dùng người Việt đánh người Việt”.
B. “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
C. chống lại lực lượng cách mạng và nhân dân miền Bắc.
D. biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.
Câu 44. Nhận định nào không đúng khi nói về chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) mà Mĩ thực
hiện ở miền Nam Việt Nam?
A. Âm mưu cơ bản là “dùng người Việt đánh người Việt”.
B. Là chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ.
C. Có sự tham gia của quân đội Mĩ, quân đồng minh của Mĩ.
D. Dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật và phương tiện chiến tranh của Mĩ.
Câu 45. Trong chiến lược chiến tranh đặc biệt (1961-1965), Mĩ không thực hiện biện pháp nào sau đây?
A. Mở các cuộc hành quân càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng.
B. Dồn dân lập ấp chiến lược.
C. Tăng lực lượng quân đội Sài Gòn, sử dụng các chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận.
D. Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai.
Câu 46. Ba mũi tiến công của quân dân miền Nam chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961-1965) là
A. Chính trị, quân sự, binh vận. B. Chính trị, kinh tế, quân sự.
C. Chính trị, quân sự, ngoại giao. D. Quân sự, kinh tế, ngoại giao.
Câu 5. Ba vùng chiến lược của quân dân miền Nam chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961-1965) là
A. đô thị, nông thôn, đồng bằng và rừng núi. B. thành phố, nông thôn, rừng núi.
C. nông thôn, rừng núi, đồng bằng. D. rừng núi, hải ngoại, đô thị.
Câu 47. Lực lượng trực tiếp lãnh đạo quân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược chiến tranh đặc biệt

A. Đảng Lao động Việt Nam. B. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
C. Đảng cộng sản Đông Dương. D. Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam.
Câu 48. Trên mặt trận quân sự, chiến thắng nào của ta có tính chất mở màn cho việc đánh bại “Chiến tranh
dặc biệt” của Mĩ ở miền Nam?
A. Đồng Xoài (Biên Hòa). B. Ấp Bắc (Mĩ Tho).
C. Bình Giã (Bà Rịa). D. Ba Gia (Quảng Ngãi).
Câu 18. Chiến thắng nào dưới đây khẳng định quân dân miền Nam có khả năng đánh thắng chiến lược
“Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mĩ?
A. An Lão (Bình Định). B. Ba Gia (Quảng Ngãi).
C. Bình Giã (Bà Rịa). D. Ấp Bắc (Mĩ Tho).
Câu 49. Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho) tháng 1/1963 chứng tỏ quân dân miền Nam Việt Nam hoàn toàn có
khả năng đánh bại chiến lược chiến tranh nào sau đây của Mĩ?
A. “Chiến tranh đặc biệt” B. “Chiến tranh cục bộ”.
C. “Việt Nam hóa chiến tranh”. D. “Đông Dương hóa chiến tranh”
Câu 50. Trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) của quân dân
miền Nam, chiến thắng Ấp Bắc (2/1/1963) đã dấy lên phong trào?
A. “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”. B. “Tìm Mĩ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt”.
C. “Đánh cho Mĩ cút, đánh cho Ngụy nhào”. D. “Quyết chiến quyết thắng giặc Mĩ xâm lược”

You might also like