You are on page 1of 25

RUBRICS TRONG

ĐÁNH GIÁ HỌC TẬP


TS. Nguyễn Duy Mộng Hà. TS. Nguyễn Thành Nhân
Phòng KT&ĐBCL Khoa Giáo dục
Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM
Nội dung trình bày
Khái niệm Rubrics, cấu trúc và phân
loại rubrics
Lý do sử dụng Rubrics trong đánh giá
học tập
Cách xây dựng rubrics và yêu cầu đối
với rubrics
Một số ví dụ rubrics mẫu
Khái niệm Rubrics

rubric (tiếng Latin) = red ("an authoritative


rule")
là bảng hướng dẫn các tiêu chí chấm điểm
bài tiểu luận, dự án, bài kiểm tra ("a guide
listing specific criteria for grading or
scoring academic papers, projects, or
tests")
Mô tả các mức độ thực hiện công việc
(levels of performance) theo từng tiêu chí
Cấu trúc rubrics

 Gồm cột tiêu chí và hàng chỉ mức độ thực hiện


(thường từ 3-5 mức độ: đánh số hoặc xếp loại)
Phân loại rubrics
Holistic rubrics Analytic rubrics (chi
(tổng thể) tiết)
Ưu khuyết điểm của mỗi loại rubrics
Holistic rubrics Analytic rubrics (chi
(tổng thể) tiết)
 Đánh giá tổng thể bài làm  Đánh giá từng thành phần bài làm
Ưu điểm:
Ưu điểm:
- Cung cấp phản hồi rất hữu ích cho từng
- Nhấn mạnh cái người học làm điểm mạnh và điểm yếu
được hơn là cái chưa làm được - Có thể tính trọng số cho các tiêu chí quan
trọng
- Tiết kiệm thời gian Hạn chế:
Hạn chế: - Mất nhiều thời gian xây dựng và sử dụng
trong suốt quá trình đánh giá
- Không cung cấp phản hồi để cải
- GV có thể chấm điểm khác nhau nếu điểm
tiến, khó đánh giá quá trình cho từng tiêu chí không được xác định rõ
- Khó chọn được cách mô tả tốt
nhất cho các mức độ
- Tiêu chí không tính trọng số
được
Lý do sử dụng Rubrics trong
đánh giá học tập
Đối với người dạy
Đối với người học
 Hướng dẫn chấm điểm, đánh
giá nhất quán, khách quan  Hiểu được kỳ vọng, các yêu
từng SV, định hướng việc dạy cầu và thành phần của một
 Làm rõ tiêu chí, kỳ vọng và các bài tập/bài kiểm tra (SV được
thành phần của một bài tập/ công bố trước một cách
bài thi, mức độ chất lượng minh bạch) để định hướng
(degrees of quality of
performance)  Có ý thức hơn về quá trình
và sự tiến bộ học tập
 Phản hồi hiệu quả, kịp thời góp
phần thúc đẩy học tập  Cải thiện bài làm nhờ phản
 Tiết kiệm thời gian chấm bài hồi chi tiết kịp thời
 Cải thiện kỹ năng giảng dạy  Giúp cho người học có khả
sau khi xem kết quả đánh giá năng tự đánh giá, gắn kết
bằng rubrics và đối sánh, kết hoạt động với CĐR (là
nối việc giảng dạy với KTĐG indicators of learning
 Reliability and validity outcomes) là công cụ học tập
Cách xây dựng Rubrics
 Xác định chuẩn đầu ra, mẫu tốt nhất của một hoạt động hay
sản phẩm, loại kiến thức
 Liệt kê các tiêu chí được sử dụng để chấm điểm và thảo luận
xem tiêu chí nào giúp đánh giá được chất lượng của bài tập
hay sản phẩm (4-8 tiêu chí)
 Làm rõ các mức độ chất lượng, thang điểm (4-6 levels)
 Mô tả chính xác các mức độ, từ yếu đến tốt hoặc từ mức độ
bắt đầu đến mức độ thành thạo (from beginning to mastery).
 Thực hành đánh giá thử. Cho SV đánh giá thử hoặc trao đổi
với SV để thống nhất độ tin cậy của rubric chấm điểm, SV
đánh giá chéo hoặc tự đánh giá
 SV dựa vào phản hồi/kết quả đánh giá theo rubrics, cố gắng
sửa chữa hoàn thiện để nâng điểm
 GV cũng phải sử dụng cùng rubrics mà cho SV tự đánh giá
để chấm điểm.
Cách xác định thang điểm/ chỉ số
mô tả thứ bậc kết quả hoạt động
(performance descriptors/scales)
 Cách 1: Bằng cách chỉ ra các mức độ khác nhau (chẳng
hạn theo mức độ của thang Bloom)
VD: - Mức 1 (liệt kê được các tác động của...)
- Mức 2 (mô tả được các tác động của...)
- Mức 3 (phân tích được các tác động của...)
 Cách 2: Sử dụng tính từ, trạng từ để mô tả xếp loại (các
khía cạnh hoạt động giống nhau, chỉ khác về tính chất)
VD: - Cho thấy kiến thức cơ bản/nâng cao/sáng tạo về...
- Giải thích rất chính xác/khá chính xác/không chính
xác lắm/hoàn toàn không chính xác...
- Trình bày rất lưu loát/khá lưu loát...
Cách xác định thang điểm/ chỉ số
mô tả thứ bậc kết quả hoạt động
(performance descriptors/scales)
 Cách 3: Bằng cách dùng số đếm, từ lượng hóa (chú ý chất
lượng)
VD: - Mức 1 (cung cấp được một ví dụ.../có trên 5 (nhiều) lỗi chính tả, NP
- Mức 2 (cung cấp được hai ví dụ.../có từ 3-5 (vài) lỗi ....
- Mức 3 (cung cấp được ba ví dụ.../có dưới 3 lỗi/có rất ít lỗi....
 Cách 4: Mô tả mức độ trợ giúp để hoàn thành một công
việc hay mức độ làm việc độc lập của SV
VD: - Mức 1 (Có GV hướng dẫn nhiều bước/thường xuyên...)
- Mức 2 (Thỉnh thoảng có GV và bạn trợ giúp...)
- Mức 3 (làm được/sử dụng được... một cách chính xác
và độc lập/không cần, ít cần trợ giúp...)
Yêu cầu đối với rubrics
Cần phân biệt hoạt động và mục tiêu (activity
and goal), mức độ hoàn thiện công việc và việc
học tập
Tập trung vào tiêu chí
Hầu hết các tiêu chí được thiết kế để sử dụng
nhiều lần
Đánh giá thử và chỉnh sửa, hoàn thiện rubrics
sau mỗi lần sử dụng, phù hợp với từng đặc thù
bài tập, chuẩn đầu ra và người học
Một số ví dụ rubrics mẫu
THỰC HÀNH
 Xây dựng Rubrics (Bảng đề mục tiêu chí ĐG) cho các
bài KT KQHT Môn học cụ thể (BT3)
Xin cám ơn quý thầy cô!

You might also like