You are on page 1of 4

8.

Thang đánh giá(thang đo)


I. Khái quát
1. Khái niệm
Thang đánh giá là công cụ đo lường mức độ mà HS đạt được ở mỗi đặc điểm, hành vi về
khía cạnh/lĩnh vực cụ thể nào đó. Có 3 hình thức biểu hiện cơ bản của thang đánh giá là thang
dạng số, thang dạng đồ thị và thang dạng mô tả.
– Thang đánh giá dạng số: là hình thức đơn giản nhất của thang đánh giá trong đó mỗi
con số tương ứng với một mức độ thực hiện hay mức độ đạt được của sản phẩm. Khi sử dụng,
GV đánh dấu hoặc khoanh tròn vào một con số chỉ mức độ biểu hiện mà HS đạt được. Thông
thường, mỗi con số chỉ mức độ được mô tả ngắn gọn bằng lời.
Ví dụ: Hãy khoanh tròn vào con số thể hiện mức độ thường xuyên tập trung của
HS trong giờ học Lịch sử
1 2 3 4 5
(1 = không bao giờ; 2 = hiếm khi; 3 = thỉnh thoảng; 4 = thường xuyên; 5 = luôn luôn)
Trình bày thang kiểu khác
1 2 3 4 5
không bao giờ hiếm khi thỉnh thoảng thường xuyên luôn luôn

– Thang đánh giá dạng đồ thị: mô tả các mức độ biểu hiện của đặc điểm, hành vi theo
một trục đường thẳng. Một hệ thống các mức độ được xác định ở những điểm nhất định trên
đoạn thẳng và người đánh giá sẽ đánh dấu (X) vào điểm bất kì thể hiện mức độ trên đoạn thẳng
đó. Với mỗi điểm cũng có những lời mô tả mức độ một cách ngắn gọn.
Ví dụ: HS tham gia vào các hoạt động chung của lớp thế nào?

– Thang đánh giá dạng mô tả: là hình thức phổ biến nhất, được sử dụng nhiều nhất của
thang đánh giá, trong đó mỗi đặc điểm, hành vi được mô tả một cách chi tiết, rõ ràng, cụ thể ở
mỗi mức độ khác nhau. Hình thức này yêu cầu người đánh giá chọn một trong số những mô tả
phù hợp nhất với hành vi, sản phẩm của HS.
Người ta còn thường kết hợp cả thang đánh giá số và thang đánh giá mô tả để việc đánh
giá được thuận lợi hơn.
Ví dụ: Chỉ ra mức độ về việc sử dụng từ ngữ của HS khi thực hiện thuyết trình.
Như vậy, nếu bảng kiểm tra chỉ đưa ra cho người đánh giá 2 lựa chọn cho mỗi tiêu chí nào đó thì
thang đánh giá lại đưa ra nhiều lựa chọn với mức độ rõ ràng hơn.
2. Mục đích sử dụng
Thang đánh giá dùng để đánh giá sản phẩm, quá trình hoạt động hay một phẩm chất nào
đó ở HS. Với một thang đánh giá được thiết kế sẵn, người đánh giá so sánh hoạt động, sản phẩm
hoặc biểu hiện về phẩm chất của HS với những mức độ trên thang đo để xác định xem HS đạt
được ở mức độ nào.
Thang đánh giá rất có giá trị trong việc theo dõi sự tiến bộ của HS. Nếu GV lưu giữ bản
sao chép thang đánh giá qua một số bài tập/nhiệm vụ khác nhau ở những thời điểm khác nhau, sẽ
có một hồ sơ để giúp theo dõi và đánh giá tiến bộ của mỗi HS. Để làm điều này một cách hiệu
quả, cần phải sử dụng một khung tiêu chí chung và cùng một thang đánh như nhau giá trên tất cả
các bài tập/nhiệm vụ đó. Bên cạnh đó, thang đánh giá còn cung cấp thông tin phản hồi cụ thể về
những điểm mạnh và điểm yếu của mỗi bài làm của HS để giúp họ biết cách điều chỉnh việc học
hiệu quả hơn.
3. cách sử dụng
Thang đánh giá được sử dụng trong nhiều thời điểm khác nhau của quá trình tổ chức hoạt
động và giáo dục. Chúng được sử dụng nhiều nhất trong quá trình giáo viên quan sát các hoạt
động học tập, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao của học sinh, trong quá trình quan sát các sản
phẩm của học sinh hay dùng khi đánh giá các biểu hiện về phẩm chất nhất định ở học sinh.
II. Ưu nhược điểm
Ưu điểm Nhược điểm
- Thang đo giúp đo lường và đánh giá kết quả - Việc sử dụng các thang đo có thể dẫn đến áp
học tập và tiến bộ của học sinh, giúp giáo đặt chuẩn mực về kiến thức và kỹ năng, làm
viên và nhà trường hiểu rõ mức độ thành công mất đi sự đa dạng và sự phát triển cá nhân của
của học sinh trong quá trình học tập. học sinh.
- Thang đo cung cấp phản hồi cụ thể về hiệu - Việc áp dụng các thang đo có thể dẫn đến
suất học tập của học sinh, giúp họ biết được việc tập trung quá mức vào việc đạt được kết
điểm mạnh và điểm yếu của mình để có thể quả trong bài kiểm tra, gây ra áp lực không
cải thiện. cần thiết cho học sinh.
- Các phương pháp thang đo có thể không thể
- Giáo viên có thể sử dụng kết quả thang đo hiện được mức độ phức tạp và đa chiều của
để điều chỉnh phương pháp giảng dạy, tùy sự học tập và phát triển cá nhân của học sinh.
chỉnh nội dung học tập và cung cấp hỗ trợ cá
nhân hóa cho học sinh.
- Thang đo giúp tiêu chuẩn hóa quy trình đánh
giá, làm cho quá trình này trở nên công bằng
và minh bạch hơn.

III. Lưu ý và yêu cầu


 Mục tiêu của thang đo cần phải rõ ràng và cụ thể, xác định một cách chính xác những gì
đang được đánh giá và đo lường.
 Các câu hỏi và phát biểu trong thang đo cần phải chính xác và không gây hiểu nhầm.
 Cần kiểm tra và xác minh tính chính xác của thang đo thông qua các phương pháp thống
kê và kiểm định.
 Thang đo cần phải đáng tin cậy, tức là phải tạo ra kết quả nhất quán khi được áp dụng
nhiều lần trong cùng điều kiện.
 Thang đo cần phải đơn giản và dễ sử dụng để giảm thiểu sự mệt mỏi và thời gian cho nhà
giáo dục.
 Cần tối ưu hóa việc thu thập dữ liệu để đảm bảo tính hiệu quả của quá trình đánh giá.
 Thang đo cần phải đa chiều, tức là đo lường nhiều khía cạnh của hiệu suất hoặc thành tựu
học tập, không chỉ tập trung vào một khía cạnh duy nhất.
 Thang đo cần phải có tính ứng dụng cao, có thể được sử dụng trong nhiều bối cảnh và
mục đích đánh giá khác nhau.
 Cần xác định rõ cách thức sử dụng và diễn giải kết quả của thang đo để đảm bảo tính hữu
ích và ứng dụng.
 Đảm bảo rằng kết quả của thang đo có ý nghĩa và hữu ích cho các bên liên quan, bao gồm
học sinh, giáo viên, quản lý và phụ huynh. Cung cấp phản hồi có ý nghĩa và xây dựng để
cải thiện học tập và dạy học.

III. Thiết kế công cụ thang đo


1. Cách thức thiết kế
Bước 1: Xác định tiêu chí (đặc điểm, hành vi…) quan trọng cần đánh giá trong những hoạt động,
sản phẩm hoặc phẩm chất cụ thể.
Bước 2: Lựa chọn hình thức thể hiện của thang đánh giá dưới dạng số, dạng đồ thị hay dạng mô
tả.
Bước 3: Với mỗi tiêu chí, xác định số lượng mức độ đo cho phù hợp (có thể từ 3 đến 5 mức độ).
Lưu ý là không nên quá nhiều mức độ, vì người đánh giá sẽ khó phân biệt rạch ròi các mức độ
với nhau.
Bước 4: Giải thích mức độ hoặc mô tả các mức độ của thang đánh giá một cách rõ ràng, sao cho
các mức độ đó có thể quan sát được.
2. ví dụ minh hoạ thang đánh giá trong dạy học môn giáo dục thể chất
Ví dụ1: Thang đánh giá KN thực hành các kỹ thuật đá bóng như sau:
Các mức độ của thang đo từ 1 đến 5, trong đó 1 (1-2 điểm): Chưa làm được; 2 (3-4 điểm). Đã
làm nhưng còn lúng túng; 3 (5-6 điểm). Đã biết làm nhưng vẫn còn sai sót; 4 (7-8 điểm). Đã làm
đúng. 5 (9-10 điểm). Làm được ở mức rất thành thạo.

V. Câu hỏi
Câu 10: Có mấy loại hình thức biểu hiện cơ bản của thang đánh giá?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: c. 3 loại

You might also like