You are on page 1of 4

ĐỀ ÔN LUYỆN SỐ 03 KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH THPT NĂM 2024

(Dựa theo cấu trúc đề thi mẫu của trường ĐHQG Hà Nội)
Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: Hóa Học

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; O=16; S=32; F=19; Cl=35,5; Br=80; I=127; N=14; P=31; C=12;
Si=28; Li=7; Na=23; K=39; Mg=24; Ca=40; Ba=137; Sr=88; Al=27;Fe=56; Cu=64; Pb=207; Ag=108.

Câu 1: Chất có khả năng trùng hợp tạo thành cao su là


A. CH3=CH−CN. B. CH3COO−CH=CH2.
C. CH2=C(CH3)−CH=CH2. D. CH3−CH=CH2.
Câu 2: Thực hiện 2 thí nghiệm như hình vẽ sau:

Ở thí nghiệm nào có kết tủa xuất hiện trước?


A. TN2 có kết tủa xuất hiện trước.
B. Không có kết tủa xuất hiện.
C. Kết tủa xuất hiện đồng thời.
D. TN1 có kết tủa xuất hiện trước.
Câu 3: Hỗn hợp X gồm C2H4, C2H6, H2 có tỉ khối so với H2 là 10. Cho X vào bình kín có dung tích không đổi chứa
một ít bột Ni làm xúc tác thì áp suất là 1,25 atm. Nung bình một thời gian sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu, thu được
hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 12,5 và áp suất lúc này là P atm. Giá trị của P là
A. 1,25. B. 1,375. C. 1,5625. D. 1.
Câu 4: Tiến hành các bước thí nghiệm như sau:
- Bước 1: Cho một nhúm bông vào cốc đựng dung dịch H 2SO4 70%, đun nóng đồng thời khuấy đều đi khi thu được
dung dịch đồng nhất.
- Bước 2: Trung hòa dung dịch thu được bằng dung dịch NaOH 10%.
- Bước 3: Lấy dung dịch sau khi trung hòa cho vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO 3 trong NH3 dư, sau đó đun
nóng. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Sau bước 1, trong cốc thu được hai loại monosaccarit.
B. Sau bước 2, nhỏ dung dịch I2 vào cốc thì thu được dung dịch có màu xanh tím.
C. Thí nghiệm trên dùng để chứng minh xenlulozơ có chứa nhiều nhóm -OH.
D. Sau bước 3, trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp kim loại màu trắng bạc.
Câu 5: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp chất rắn X gồm Cu(NO 3)2 và AgNO3. Hỗn hợp khí thu được cho lội qua
nước lạnh, thu được dung dịch Y và 168 lít khí Z không màu (đktc). Cho Y tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch
NaOH, thu được dung dịch chứa 9,35 gam một muối. Phần trăm khối lượng của AgNO 3 trong X là
A. 40,41%. B. 57,14%. C. 42,86%. D. 57,56%.
Câu 6: Cho 50 gam dung dịch BaCl2 20,8% vào 100 gam dung dịch Na2CO3, lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch X.
Tiếp tục thêm 50 gam dung dịch H2SO4 9,8% vào dung dịch X, thấy thoát ra 0,448 lít khí (đktc) và thu được dung
dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng dung dịch Y là
A. 189,27. B. 212,5. C. 198,27. D. 286,72.
Câu 7: Các dung dịch NaCl, HCl, CH3COOH, H2SO4 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH nhỏ nhất là
A. CH3COOH. B. NaCl.
C. H2SO4. D. HCl.

1
Câu 8: Cho 16 gam CuO tác dụng vừa đủ với dung dịch H 2SO4 20% đun nóng, sau đó làm nguội dung dịch đến
10oC. Khối lượng tinh thể CuSO4.5H2O đã tách ra khỏi dung dịch là (Biết rằng ở 10oC cứ 100 gam H2O hòa tan
14,4 gam CuSO4).
A. 50 gam. B. 34,33 gam.
C. 30,7 gam. D. 22,5 gam.
Câu 9: Cho 0,15 mol axit glutamic và 0,1 mol lysin vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho
NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là
A. 0,50. B. 0,75. C. 0,55. D. 0,65.
Câu 10: Cho 35,04 gam hỗn hợp X gồm ba este đều đơn chức tác dụng tối đa với 560 ml dung dịch NaOH 1,0M,
thu được a gam hỗn hợp Y gồm hai ancol no, mạch hở và b gam hỗn hợp muối Z (phân tử các muối chỉ chứa một
chức). Đun nóng a gam Y với H2SO4 đặc ở 140oC, thu được 6,64 gam hỗn hợp T gồm ba ete. Hoá hơi hoàn toàn
lượng T nói trên, thu được thể tích hơn bằng thể tích của 3,36 gam N 2 (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Biết các
phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của b bằng bao nhiêu?
Đáp án

----------- HẾT ----------

2
ĐỀ ÔN LUYỆN SỐ 04 KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH THPT NĂM 2024
(Dựa theo cấu trúc đề thi mẫu của trường ĐHQG Hà Nội)
Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: Hóa Học

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; O=16; S=32; F=19; Cl=35,5; Br=80; I=127; N=14; P=31; C=12;
Si=28; Li=7; Na=23; K=39; Mg=24; Ca=40; Ba=137; Sr=88; Al=27;Fe=56; Cu=64; Pb=207; Ag=108.

Câu 1: Cao su buna-S và cao su buna-N là sản phẩm đồng trùng hợp của buta-1,3-đien với lần lượt hai chất nào
sau đây?
A. lưu huỳnh và vinyl clorua.
B. stiren và amoniac.
C. stiren và acrilonitrin.
D. lưu huỳnh và vinyl xyanua.
Câu 2: Nung nóng bình kín chứa a mol hỗn hợp NH3 và O2 (có xúc tác Pt) để chuyển toàn bộ NH3 thành NO. Làm
nguội và thêm nước vào bình, lắc đều thu được 1 lít dung dịch HNO 3 có pH = 1, còn lại 0,25a mol khí O2. Biết các
phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là
A. 0,1. B. 0,4. C. 0,3. D. 0,2.
Câu 3: Cho hai mẫu BaSO3 có khối lượng bằng nhau và hai cốc chứa 50 ml dung dịch HCl 0,1M như hình sau:

dung dịch
BaSO3 HCl 0,1M BaSO3
dạng khối dạng bột
......
......
..........
......
......
......
......
..........
......
Cốc 1 Cốc 2
Mẫu BaSO3 ở cốc nào tan nhanh hơn?
A. Tốc độ tan ở 2 cốc như nhau.
B. Cốc 1 tan nhanh hơn.
C. BaSO3 tan nhanh nên không quan sát được.
D. Cốc 2 tan nhanh hơn.
Câu 4: Cho các dung dịch có cùng nồng độ: Na 2CO3 (1), H2SO4 (2), HCl (3), KNO3 (4). Giá trị pH của các dung
dịch được sắp xếp theo chiều tăng dần từ trái sang phải là:
A. (4), (1), (2), (3). B. (1), (2), (3), (4).
C. (3), (2), (4), (1). D. (2), (3), (4), (1).
Câu 5: Cho 13,35 gam hỗn hợp X gồm CH2NH2CH2COOH và CH3CHNH2COOH tác dụng với V ml dung dịch
NaOH 1M, KOH 1,5M, thu được dung dịch Y. Biết dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl 1M.
Giá trị của V là
A. 100. B. 250. C. 150. D. 40.
Câu 6: Tiến hành thí nghiệm điều chế isoamyl axetat theo các bước sau đây:
- Bước 1: Cho 1ml CH3CH(CH3)CH2CH2OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm
- Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5-6 phút ở 65-70°C
- Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm trở thành đồng nhất.
B. Có thể thay dung dịch H2SO4 đặc bằng dung dịch HCl đặc.
C. Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn CH3CH(CH3)CH2CH2OH và CH3COOH.
D. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm.

1
Câu 7: Hòa tan 8 gam CuO bằng dung dịch H2SO4 24,5% vừa đủ, thu được dung dịch X. Làm lạnh dung dịch X tới
nhiệt độ thích hợp thấy có 5 gam tinh thể ngậm nước tách ra. Dung dịch còn lại có nồng độ 29,77%. Công thức
phân tử của tinh thể hiđrat là
A. CuSO4.7H2O. B. CuSO4.6H2O.
C. CuSO4.5H2O. D. CuSO4.4H2O.
Câu 8: Một hỗn hợp khí X (ở 80 C, 1atm) gồm anken E và H2 có tỉ lệ mol 1:1. Nung nóng X với bột Ni một thời
o

gian rồi đưa về điều kiện ban đầu được hỗn hợp khí Y (hiệu suất phản ứng hiđro hóa là 44,83%). Biết tỉ khối của Y
so với O2 bằng 1,45. Công thức phân tử của E là
A. C4H8 . B. C6H12. C. C3H6 . D. C5H10.
Câu 9: Một lọ đựng dung dịch Na2SO3 (dung dịch X) để lâu ngày. Nồng độ trong X được xác định lại như sau:
- Thí nghiệm 1: Thêm 10 ml dung dịch Y gồm BaCl2 0,5M và HCl 2,5M vào 5 ml dung dịch X, thu được 0,233
gam kết tủa trắng.
- Thí nghiệm 2: Thêm từ từ dung dịch nước brom vào 5 ml dung dịch X cho tới khi dung dịch có màu vàng nhạt
bền, thêm tiếp 10 ml dung dịch Y thì thu được 0,699 gam kết tủa.
Nồng độ của Na2SO3 trong X là
A. 0,8M. B. 0,2M. C. 0,6M. D. 0,4M.
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 2,032 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, mạch hở tạo bởi hai ancol đồng đẳng kế
tiếp với một axit cacboxylic, thu được 0,098 mol CO2 và 0,076 mol H2O. Mặt khác, cho 2,032 gam X tác dụng vừa
đủ với dung dịch KOH, thu được hỗn hợp ancol Z. Cho Z vào bình chứa Na dư, thấy khối lượng bình tăng 0,822
gam. Xác định phần trăm khối lượng este có phân tử khối nhỏ hơn trong X.
Đáp án

----------- HẾT ----------

You might also like