You are on page 1of 57

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA SINH HỌC


----------------

NGUYỄN KHÁNH DIỆP

MÃ HÓA ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, GIẢI PHẪU ĐỂ


XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ PHÂN LOẠI CÁC LOÀI THUỘC
CHI ỎNG ẢNH (VACCINIUM L.) THUỘC
HỌ ĐỖ QUYÊN (ERICACEAE) Ở VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HÀ NỘI – 2023
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA SINH HỌC
----------------

NGUYỄN KHÁNH DIỆP

MÃ HÓA ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, GIẢI PHẪU ĐỂ


XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ PHÂN LOẠI CÁC LOÀI THUỘC
CHI ỎNG ẢNH (VACCINIUM L.) THUỘC
HỌ ĐỖ QUYÊN (ERICACEAE) Ở VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Sư phạm Sinh học


Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Thu Hà

HÀ NỘI – 2023
Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của
mình, em đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ nhiệt tình của rất nhiều tập thể và cá nhân.
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn cô TS. Bùi Thu Hà đã giúp đỡ, hướng dẫn em
trong thời gian học tập để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em rất cảm ơn sự khích lệ,
củng cố niềm tin và trao đổi kiến thức phong phú từ các thầy, cô đã giảng dạy trong thời
gian học tập tại Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Em rất may mắn khi
các thầy, cô luôn quan tâm đến quá trình thực hiện khóa luận và luôn luôn trả lời những
câu hỏi và thắc mắc của em một cách nhanh chóng.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đang công tác tại bộ môn Thực vật
học – Khoa Sinh học trường đại học Sư phạm Hà Nội, các cán bộ phòng Thực vật học
thuộc Viện Sinh thái và Tài Nguyên sinh vật đã tạo điều kiện giúp đỡ em được học tập
và tiến hành các nghiên cứu tại phòng nghiên cứu của Viện và Khoa Sinh học.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ủng
hộ em trong cuộc sống cũng như trong suốt quá trình hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Hà Nội, tháng 4 năm 2023
Sinh viên

Nguyễn Khánh Diệp

Nguyễn Khánh Diệp – 69A i


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Viết tắt Viết đầy đủ Nghĩa tiếng Việt

MNHN Muséum National d'Histoire Bảo tàng lịch sử tự nhiên quốc gia
Naturelle
P Muséum National d'Histoire Bảo tàng lịch sử tự nhiên quốc gia
Naturelle, Paris, France Paris, Pháp

M Botanische Staatssammlung Viện bảo tàng Đức


München
K Royal Botanic Gardens Kew, Phòng tiêu bản thực vật và thư viện,
London Vườn thực vật Hoàng Gia Kew
KUN Kunming Phòng Tiêu bản thực vật, Viện Thực
vật Côn Minh – Trung Quốc

Nguyễn Khánh Diệp – 69A ii


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG

Phụ lục 1: Bảng thống kê các tiêu bản được phân tích mẫu tại phòng tiêu bản
của Phòng Thực vật – Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật ....................39
Phụ lục 2: Bảng mã hóa các đặc điểm 8 loài trong chi Ỏng ảnh (Vaccinium L.) .........46

Nguyễn Khánh Diệp – 69A iii


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC HÌNH


Ảnh 3.1. Những điểm đặc trưng để nhận biết chi Ỏng ảnh (Vaccinium L.) .................13
Ảnh 3.2. Vaccinium bullatum (Dop) Sleum – Sơn trâm phồng ....................................17
Ảnh 3.3.Vaccinium bracteatum var. bracteatum - Ỏng ảnh hồng ................................ 20
Ảnh 3.4. Vaccinium chunii Merr.ex Sleum. – Sơn trâm chun.......................................22
Ảnh 3.5. Vaccinium dunalianum var. dunalianum – Sơn trâm dunal ........................... 25
Ảnh 3.6. Vaccinium exaristatum Kurz – Sơn trâm mũi nhọn .......................................27
Ảnh 3.7. Vaccinium impressinerve C.Y.Wu – Sơn trâm gân lõm.................................29
Ảnh 3.8. Vaccinium papillatum Stevens – Sơn trâm mụn ............................................31
Ảnh 3.9.Vaccinium retusum (Griff.) Hook. F. Ex C. B. Clarke – Sơn trâm lâm,
Sơn trâm lõm ..................................................................................................34

Nguyễn Khánh Diệp – 69A iv


Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1
2. Mục đích của đề tài......................................................................................................2
PHẦN I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................................3
1. Tình hình nghiên cứu về chi Ỏng ảnh (Vaccinium L.) trên thế giới ...........................3
2. Tình hình nghiên cứu chi Ỏng ảnh (Vaccinium L.) tại Việt Nam ............................... 4
PHẦN II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 8
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 8
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 8
2.3. Thời gian nghiên cứu ................................................................................................ 8
2.4. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................8
2.4.1. Phương pháp kế thừa ............................................................................................. 8
2.4.2. Phương pháp so sánh hình thái ..............................................................................8
PHẦN III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................................11
3.1. Bảng đặc điểm mã hóa của 8 loài nghiên cứu thuộc chi Ỏng ảnh (Vaccinium L.) 11
3.2. Đặc điểm hình thái của chi Ỏng ảnh (Vaccinium L.) .............................................11
3.3. Điểm đặc trưng để nhận biết chi Ỏng ảnh (Vaccinium L.).....................................13
3.4. Khóa định loại 8 loài thuộc chi Ỏng ảnh (Vaccinium L.).......................................14
3.4.1. Khóa định loại kiểu bậc thang .............................................................................14
3.4.2. Khóa định loại kiểu ziczac ..................................................................................15
3.5. Mô tả tóm tắt đặc điểm hình thái, sinh thái của 8 loài thuộc chi Ỏng ảnh
(Vaccinium L.) ...............................................................................................................15
3.5.1. Vaccinium bullatum (Dop) Sleum – Sơn trâm phồng .........................................15
3.5.2. Vaccinium bracteatum var. bracteatum - Ỏng ảnh hồng ....................................18
3.5.3. Vaccinium chunii Merr.ex Sleum. – Sơn trâm chun ...........................................21
3.5.4. Vaccinium dunalianum var. dunalianum – Sơn trâm dunal ................................ 23
3.5.5. Vaccinium exaristatum Kurz – Sơn trâm mũi nhọn ............................................25

Nguyễn Khánh Diệp – 69A v


Khóa luận tốt nghiệp

3.5.6. Vaccinium impressinerve C.Y.Wu – Sơn trâm gân lõm .....................................28


3.5.7. Vaccinium papillatum Stevens – Sơn trâm mụn .................................................30
3.5.8. Vaccinium retusum (Griff.) Hook. f. ex C. B. Clarke – Sơn trâm lâm,
Sơn trâm lõm .................................................................................................................32
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................35
1. Kết luận......................................................................................................................35
2. Kiến nghị ...................................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 36
PHỤ LỤC .....................................................................................................................39

Nguyễn Khánh Diệp – 69A vi


Khóa luận tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam được biết đến như là một trung tâm đa dạng sinh học của thế giới với
hệ thực vật tự nhiên phong phú và đa dạng. Theo tài liệu thống kê được 9.607 loài thực
vật bậc cao có mạch, thuộc 2.010 chi và 291 bộ, chiếm gần 80% tổng số loài dự đoán
có ở Việt Nam; ngoài ra còn có 733 loài nhập nội từ nước ngoài và chỉ gặp trong trồng
trọt, đưa tổng số loài thực vật bậc cao có mạch đã biết ở Việt Nam lên đến 10.340 loài,
thuộc 2.256 chi và 305 họ (Phan Kế Lộc, Lê Trọng Cúc, 1997). Các nhà thực vật đã
thống kê được hơn 10.500 loài thực vật bậc cao có mạch và dự đoán có khả năng tới
12.000 loài (Phan Kế Lộc, 1998 và Viện Dược liệu, 2016). Việc nghiên cứu, điều tra
phát hiện và thống kê thành phần loài của từng nhóm họ thực vật là rất cần thiết, là một
trong những nhiệm vụ cơ bản nhất của nghiên cứu đa dạng sinh học nói chung và đa
dạng thực vật nói riêng. Kết quả của công tác nghiên cứu này sẽ giúp rất nhiều cho công
tác điều tra thành phần loài cũng như việc nghiên cứu khu hệ thực vật của mỗi vùng;
đồng thời là cơ sở khoa học cho công tác phân loại từng loài có đặc điểm đặc thù vào
họ, chi tương ứng; từ đó góp phần to lớn vào việc tăng số lượng loài của họ, chi đó cũng
như khẳng định được tính đa dạng thực vật cao ở Việt Nam.
Theo Nguyễn Tiến Bân (1997) trong “Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực
vật hạt kín ở Việt Nam” đã mô tả những đặc điểm cơ bản nhận biết họ Đỗ quyên và nêu
tên các chi thuộc họ này (ở Việt Nam có 11 chi chừng 75 loài). Ngoài ra, một số các
công trình khác nghiên cứu về thay đổi danh pháp cho một số loài của họ (Nguyễn Tiến
Hiệp, 1990) và giới thiệu về giá trị sử dụng của chúng. Nhiều chi, loài trong họ này được
dùng làm cây cảnh ở Trung Quốc, châu Âu và châu Mỹ như các loài hoa Đỗ quyên (chi
Rhododendron). Gỗ của loài thuộc chi Rhododendron dùng trong công nghiệp rất tốt.
Một số loài thuộc chi Gaultheria dùng làm thuốc trong y học để chữa bệnh, thuốc giảm
đau, thuốc bổ. Việt Nam có cây Châu thụ (Gaultheria fragrantissima Wall.) lá phơi khô
để nấu nước uống thay chè, lá tươi cất tinh dầu dùng để chữa bệnh tê thấp, quả ăn được
(Đỗ Tất Lợi, 1995). Các chi Ỏng ảnh (Vaccinium) hay Thạch nam (Agapetes) được biết
là các loại cây quả mọng nhỏ, có giá trị dinh dưỡng và giá trị thương phẩm cao.
Một số loài thuộc chi Ỏng ảnh (Vaccinium) dùng làm cảnh và cho quả mọng to,
vị ngon ăn được, nhiều loài phân bố ở châu Âu, châu Mỹ quả mọng dùng làm mứt, làm

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 1


Khóa luận tốt nghiệp

siro bổ sung nguồn vitamin C hay làm mứt như Vaccinium vitis-idaea L, Vaccinium
bracteatum Thunb, Vaccinium myrtilloides Michx,... (J.H. Wiersema, 1999). Trên thế
giới, các nhà khoa học đã thống kê được 19 loài có giá trị sử dụng, làm cây cảnh, có quả
và lá có thể làm thuốc. Ở Việt Nam, có loài thân phình to chứa mô xốp và nước được
dùng làm thuốc bổ và trồng làm cảnh (J.H. Wiersema, 1999) như Vaccinium bullatum
(Dop) Sleum, 1941 rễ được sử dụng làm thuốc thần kinh phân lập hay Vaccinium
delavayi Franch, 1895 dùng quả để ăn, rễ cây phình thành củ sử dụng làm thuốc trị bụng
chướng khí hay rất nhiều loài dùng để trị phong thấp khớp, xương tê đau (Vaccinium
dunalianum var. megaphyllum Sleum. 1941; Vaccinium dunalianum Wight, 1847;...).
Do đó, việc nghiên cứu phân loại chi Vaccinium là cần thiết, tuy số lượng loài ở
Việt Nam là không ít nhưng lại phân bố rải rác ở nhiều nơi chủ yếu ở miền Bắc nước ta.
Ở Việt Nam đã thống kê được 25 loài chủ yếu ở vùng núi cao trên 1000m thuộc các
tỉnh: Hà Giang, Lào Cai (Sapa), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Thừa Thiên Huế, Kon Tum và
Lâm Đồng (Nguyễn Tiến Hiệp & Phạm Hoàng Hộ, 1996). Bên cạnh đó, có 2 loài mới
thuộc chi Vaccinium được bổ sung vào hệ thực vật Việt Nam. Những loài này có triển
vọng gây trồng trên diện rộng sẽ mang lại giá trị kinh tế cao. Xuất phát từ những giá trị
thực tiễn của các loài trong chi Vaccinium với mong muốn góp phần tìm hiểu, nghiên
cứu nguồn tài nguyên để định loại và tìm hiểu mối quan hệ của một số loài thuộc chi
Ỏng ảnh chúng tôi tiến hành đề tài:
“Mã hóa đặc điểm hình thái, giải phẫu để xác định vị trí phân loại các loài
thuộc chi Ỏng ảnh (Vaccinium L.) thuộc họ Đỗ quyên (Ericaceae) ở Việt Nam”
2. Mục đích của đề tài
• Tìm hiểu đặc điểm hình thái của chi Ỏng ảnh (Vaccinium L.) dựa vào các loài đại
diện có phân bố ở Việt Nam.
• Xây dựng bảng mã hóa đặc điểm làm cơ sở để lập khóa định loại 8 loài thuộc chi
Ỏng ảnh (Vaccinium L.) giúp việc định loại dễ dàng, đơn giản.
• Góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu lớn định loại các loài thực vật có hoa ở Việt
Nam.

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 2


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1. Tình hình nghiên cứu về chi Ỏng ảnh (Vaccinium L.) trên thế giới
Trên thế giới, người đầu tiên đặt nền móng cho việc nghiên cứu phân loại họ Đỗ
quyên (Ericaceae) là Carl Linnaeus. Trong các tác phẩm kinh điển “Genera plantarum”
(1972) và “Species plantarum” (1973), ông đã mô tả và đặt tên cho 11 chi và nhiều loài,
đó là các chi Andromeda L., Arbutus L., Bejaria L., Epigea L., Erica L., Gaultheria L.,
Kalmia L., Monotropa L., Pyrola L., Rhododendron L. và Vaccinium L.; trong đó có 3
chi có ở Việt Nam là Gaultheria, Rhododendron và Vaccinium. Chi Vaccinium được
thành lập vào 1 tháng 5 năm 1753 do Linnaeus công bố trong công trình “Species
plantarum, 1:349”.
Chi Vaccinium L. được xếp trong phân họ Ỏng ảnh (Vacciniaceae A.P. de
Candolle ex Gray, 1821). Từ đó đến nay đã có nhiều nhà thực vật có tên tuổi nghiên cứu
họ Đỗ quyên và xếp chúng theo các hệ thống phân loại khác nhau. Hai khuynh hướng
tiêu biểu trên thế giới là xếp các taxon của họ Đỗ quyên vào nhiều họ khác nhau hoặc
xếp các taxon vào nhiều phân họ trong họ Đỗ quyên.
Chi Vaccinium là một chi cây bụi trên cạn thuộc họ Ericaceae (Syn. Heath)
(Vander Kloet 1988). Chi này có khoảng 450 loài với sự phân bố địa rộng rãi ở Bắc bán
cầu trong vùng ôn đới, á nhiệt đới, nhiệt đới châu Á và châu Mỹ; đặc biệt đa dạng nhất
ở vùng Malaysia, tại đây có 235 loài; một số loài ít gặp ở Nam Phi, không có ở nhiệt đới
châu Phi và vùng ôn đới Nam bán cầu (Mabberley, 1997). Một vài loài cũng được tìm
thấy ở châu Phi và Madagascar, cũng như 92 loài (51 loài đặc hữu) ở Trung Quốc (Luby
et al. 1991; Fang và Stevens 2005). Mật độ cao của các loài Vaccinium phân bố ở dãy
Hy Mã Lạp Sơn, New Guinea và vùng Andean của Nam Mỹ (Luby et al. 1991; Hancock
et al. 2008). Phần lớn các loài được tìm thấy trên các sườn núi ở vùng nhiệt đới (Camp
1942a, b, 1945). Đông Nam Á (Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản,...) là nguồn gốc của
gần 40% các loài thuộc chi Vaccinium. Khoảng 35% các loài có nguồn gốc từ Mỹ bao
gồm 25% ở Bắc Mỹ và 10% ở Nam và Trung Mỹ. Phần còn lại, khoảng 25% nằm rải
rác trên khắp thế giới (Luby et al. 1991). V.uliginosum L. có khả năng là loài Vaccinium
phân bố rộng rãi nhất. Nhiều loài Vaccinium là cây cảnh vô giá do lá, hoa và quả đầy
màu sắc của chúng (Galletta và Ballington 1996). Ba loại cây ăn quả Vaccinium chính

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 3


Khóa luận tốt nghiệp

(blueberry, cranberry và lingonberry) đã được mang về và thuần hóa trong thế kỉ XX


(Galletta và Ballington 1996; Hancock et al. 2003; Lyrene et al. 2003).
Là một chi lớn, phân loại các loài trong chi Vaccinium rất phức tạp. Mặc dù
Sleumer (1941) đã chia chi thành 33 nhánh trên phát sinh loài hình thái học, nhưng mối
quan hệ tiến hóa giữa các loài vẫn là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận (Powell và Kron
2002). Nhiều đặc điểm được sử dụng theo truyền thống để phân định các chi dựa trên
hoa, quả, hạt và các bộ phận sinh dưỡng không thể phân biệt đầy đủ giữa các đơn vị
phân loại (Stevens 1972; Kron et al. 2002).
Theo Flora of China 14: 476–504. 2005, Linnaeus đã đưa ra khóa định loại của
92 loài thuộc chi Vaccinium, trong đó có 51 loài đặc hữu ở Trung Quốc. Bilberry và quả
của một số loài Vaccinium không được trồng khác cũng cho thấy tiềm năng lớn như các
loại cây trồng mới (Vorsa 1997).
Năm 1996, cuốn “Flowering plants of the world” đã được ra mắt, tác giả đã giới
thiệu họ Ericaceae là một họ lớn, chủ yếu là cây bụi, chứa nhiều chi nổi tiếng như là chi
Rhododendron, Erica (cây thạch nam), Vaccinium (quả việt quất, nam việt quất,...).
Tháng 9 năm 2002, cuốn “Check list of Hong Kong plants 2001” được in lần đầu
tiên bởi Dong Sheng Printing Company, Guangzhou đã đề cập đến họ Ericaceae và một
số loài thuộc chi Vaccinium có ở Trung Quốc.
2. Tình hình nghiên cứu chi Ỏng ảnh (Vaccinium L.) tại Việt Nam
Ở Việt Nam, nghiên cứu đầu tiên về họ Đỗ quyên phải kể tới A.Loureiro. Trong
“Flora Cochinchinensis” xuất bản năm 1790 và tái bản lại vào năm 1793, tác giả đã mô
tả 1 loài Enkianthus quinqueflorus Lour (Loureiro, 1793). Đáng chú ý là công trình
nghiên cứu họ Đỗ quyên của Paul Dop (1930) trong “Flora Generale de L’Indochine”
đã công bố họ Đỗ quyên với 9 chi, 54 loài cho lãnh thổ Việt Nam, Lào, Campuchia và
Thái Lan; trong đó, Việt Nam có 9 chi và 42 loài. Tuy nhiên, ông đã xếp các chi này vào
2 họ Ericaceae và Vacciniaceae theo như hệ thống của Bentham & Hooker (1862 -
1883). Kể từ sau công bố này, các nhà thực vật đã công bố lẻ tẻ những loài mới của họ
được phát hiện từ Việt Nam như: Vaccinium papillalum Stevens (1985), Vaccinium
chapaensis Merr. (1938), Vaccinium jevidalium Smitin & Phamh. (1987), Vaccinium
pseudotonkinense Sleumer (1941), Vaccinium vietnamensis Smitin & Phamh. (1987),
Vaccinium hiepii V. Kloet (2000),...

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 4


Khóa luận tốt nghiệp

Trong “Cây cỏ miền Nam Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (1972) đã mô tả ngắn
gọn, kèm theo các hình vẽ của 7 chi với 31 loài. Ở đây, tác giả vẫn xếp các chi vào 2 họ
Ericaceae và Vacciniaceae (gồm 2 chi Agapetes và Vaccinium). Công trình này cũng có
những sai sót về danh pháp, mô tả còn quá đơn giản.
Phạm Hoàng Hộ trong “Cây cỏ Việt Nam” (1991) đã bổ sung một số chi và loài
cùng hình vẽ, bổ sung về phân bố, đưa tổng số chi và loài của họ Đỗ quyên ở Việt Nam
lên 11 chi với 75 loài.
Nguyễn Tiến Hiệp & Phạm Hoàng Hộ (1996) đã thống kê 11 chi với 71 loài.
Năm 1999 và năm 2000, “Cây cỏ Việt Nam” được tái bản, Phạm Hoàng Hộ đã sửa chữa
và bổ sung khá nhiều, đưa tổng số chi trong họ là 12 chi với 88 loài; đặc biệt chi
Vaccinium ông đã liệt kê được tổng là 24 loài; song các công bố này mang tính thống
kê thành phần loài hoặc mô tả rất vắn tắt, ngắn gọn, nhiều chỗ dịch chưa rõ ràng về
nghĩa.
Cuốn “Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam” đã mô
tả đặc điểm hình thái, các cơ quan sinh dưỡng, sinh sản để nhận biết cơ bản họ Đỗ quyên
và nêu tên các chi thuộc họ này: Gỗ hoặc bụi (có khi sống phụ sinh hoặc hoại sinh). Lá
đơn, mọc cách. Gần với Clethraceae (nhị thường gấp đôi số cánh và xếp thành 2 vòng,
bao phấn 2 ô mở bằng lỗ ở đỉnh, hạt đôi khi có cánh). Đặc trưng bởi cánh hoa hợp thành
tràng hình chuông, có triền tuyến mật nạc ở trong nhị, bao phấn thường có phần phụ,
hạt phấn thường họp thành nhóm 4, bầu thượng, hiếm khi hạ (Vaccinioideae); đồng thời,
nói về phân bố và đề cập đến các chi và số loài có mặt ở Việt Nam tổng là 11 chi là
Agapetes, Craibiodendron (Nuihonia), Diplicosia, Enkianthus, Gaultheria, Leucothoe,
Lyonia, Monotropastrum, Pieris, Rhododendron, Vaccinium, chừng 75 loài.
Trong “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” tập II (2003) đã mô tả về dạng sống
và sinh thái cùng với phân bố của các chi thuộc họ Đỗ quyên có ở trên thế giới và Việt
Nam; trong đó chi Vaccinium được đề cập đến 20 loài.
Ngoài ra, một số các công trình khác nghiên cứu về thay đổi danh pháp cho một
số loài của họ và giới thiệu về giá trị sử dụng cùng với tầm quan trọng về kinh tế của
chúng. Bên cạnh lợi ích chủ yếu làm cảnh, một số loài cho quả ăn được, một số loài của
họ còn được sử dụng làm thuốc với những công trình và phân bố đã được nghiên cứu
thì các tác giả đã nghiên cứu được công dụng của 23 loài cây thuốc trong họ Đỗ quyên

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 5


Khóa luận tốt nghiệp

ở Việt Nam. Trong đó, hầu hết các loài thuộc chi Vaccinium ngoài công dụng cho quả
ăn, làm mứt, thì quả, lá, rễ còn được sử dụng làm thuốc chữa thần kinh phân lập hay rễ
cây phình thành củ sử dụng làm thuốc trị bụng chướng khí, trị đau răng, tay chân sưng
đỏ, trẻ em nhỏ nuốt phải dị vật như Vaccinium delavayi Franch, 1895, Vaccinium
bullatum (Dop) Sleum. 1941, Vaccinium bracteatum Thunb. 1784,... hay có những loài
toàn cây sử dụng làm thuốc trị phong thấp khớp, xương tê đau như Vaccinium
dunalianum Wight, 1847, Vaccinium dunalianum var. megaphyllum Sleum. 1941,... Bên
cạnh đó, có những loài rễ và lá được sử dụng làm thuốc trị viêm gan, cảm, viêm niệu
đạo, gãy xương, xuất huyết ngoài da, đau dạ dày,... như Vaccinium iteophyllum Hance,
1862. Quả thuộc chi Vaccinium còn mang lại giá trị kinh tế rất cao và có lợi cho sức
khỏe chúng ta.
Tháng 9 năm 2014, loài Việt quất Yên Tử (Vaccinium Craspedotum Sleumer) đã
được bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam. Cụ thể: Vaccinium craspedotum Sleumer được
ghi nhận có phân bố tự nhiên ở Vân Nam và Quảng Tây Trung Quốc. Loài này lần đầu
tiên được phát hiện tại rừng quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh vào tháng 9 năm 2014.
Mẫu vật được lưu giữ tại phòng tiêu bản Thực vật, Trường Đại học Lâm nghiệp (VNUF).
Trên cơ sở mô tả đặc điểm hình thái và so sánh với tiêu bản chuẩn quốc tế đã được giám
định tại Viện thực vật, viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc (PE) và phòng tiêu bản thực
vật, trường Đại học Harvard, Hoa Kỳ (HUH) isotype số hiệu H.T. Tsai 62216. Sau khi
giám định và tra cứu tài liệu về họ Đỗ Quyên - Ericaceae, chi Ỏng ảnh – Vaccinium, loài
này được xác định là loài bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam và được đặt tên là Việt quất
Yên tử. Việc ghi nhận nâng số loài trong chi Vaccinium lên 26 loài. Việt quất yên tử -
Vaccinium craspedotum Sleumer có các đặc điểm nổi bật sau: Cành tròn, nhỏ và thường
thô ráp; chồi có vảy nhỏ. Lá đơn, mọc cách, cuống lá dài 1mm, có phủ lông ngắn, thưa,
mịn; phiến lá hình trứng, dày, kích thước lá bé; cuống hoa ngắn, phủ lớp lông dày; đài
hình ống, tràng màu trắng.
Năm 2020, Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam công bố loài ký sinh mới Vaccinium
chlaenophyllum thuộc họ Đỗ quyên (Ericaceae) được mô tả từ tỉnh Lâm Đồng, Tây
Nguyên, Việt Nam. Loài Vaccinium chlaenophyllum gần giống loài Vaccinium
pseudospadiceum nhưng khác nhau là loài này dạng ký sinh, lá nhỏ hơn, thùy đài và

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 6


Khóa luận tốt nghiệp

tràng hoa ngắn hơn, chỉ nhị nhẵn. Như vậy, việc ghi nhận đã nâng số loài trong chi
Vaccinium ở Việt Nam lên 27 loài.
Các đại diện thuộc họ Ericaceae nói chung và trong chi Vaccinium nói riêng
thường phân bố tại các vùng núi cao, khó thu mẫu và nguồn tài liệu tham khảo hạn chế.
Tuy nhiên, với tính đa dạng cao và ý nghĩa kinh tế của các loài đó nên tại nhiều vùng
lân cận như Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan,... đã có rất nhiều nhiều nghiên cứu
sâu về họ Đỗ quyên và các chi quan trọng như Rhododendron, Vaccinium, Lyonia,... của
các tác giả nước ngoài như Stevens, Fang & Wu, Smitinand & Pham Hoang Ho, Fang,
Merrill, Sleumer,...

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 7


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu


Các mẫu tiêu bản được lưu giữ tại phòng tiêu bản tại Phòng Thực vật, Viện Sinh
thái và Tài nguyên Sinh vật. Các mẫu tiêu bản được phân tích có đủ tiêu chuẩn có hoa
(là cơ quan sinh sản).
2.2. Nội dung nghiên cứu
• Xây dựng bảng mã hóa đặc điểm hình thái và giải phẫu.
• Mô tả đặc điểm chung của chi, phân biệt chi Vaccinium L. với các chi khác trong
họ Đỗ quyên, lập hoa thức, vẽ hoa đồ.
• Dựa trên bảng đặc điểm mã hóa, xây dựng khóa định loại cho 8 loài thuộc chi
Vaccinium L. theo kiểu bậc thang và kiểu ziczac.
• Mô tả chi tiết 8 loài thuộc chi Vaccinium L.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 2/2022 – 4/2023 tại bộ môn Thực vật học, Khoa Sinh học, Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội và phòng Thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa
Tập hợp và phân tích các công trình khoa học, các tài liệu khoa học về đặc điểm
hình thái có liên quan đến 8 loài thuộc chi Ỏng ảnh (Vaccinium L.) mà chúng tôi chọn
nghiên cứu, xây dựng khóa định loại thông qua việc lập bảng đặc điểm ma trận để tổng
hợp thông tin, định hướng cho các nội dung nghiên cứu.
2.4.2. Phương pháp so sánh hình thái
Đây là phương pháp truyền thống và phổ biến nhất được sử dụng trong nghiên
cứu phân loại thực vật từ trước đến nay. Phương pháp này tuy đơn giản hơn so với một
số phương pháp nghiên cứu khác nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác nhất định, phù hợp
với điều kiện nghiên cứu ở Việt Nam và cho kết quả đáng tin cậy.
Dựa vào đặc điểm hình thái, nhất là hình thái cơ quan sinh sản. Những thực vật
càng gần nhau thì càng có nhiều đặc điểm hình thái giống nhau.
Quá trình nghiên cứu được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Phân tích tài liệu

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 8


Khóa luận tốt nghiệp

Nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước về chi Ỏng ảnh (Vaccinium L.).
Bước 2: Thống kê mẫu
Sau khi phân tích tài liệu, nghiên cứu các đặc điểm trên các tài liệu, bài báo khoa
học hay các sách khoa học về số lượng loài thuộc chi Ỏng ảnh (Vaccinium L.) thuộc họ
Đỗ quyên (Ericaceae) có mặt tại Việt Nam; đồng thời tìm hiểu được các loài mới được
bổ sung thì tiến hành thống kê mẫu tiêu bản khô có mặt tại phòng tiêu bản của Viện Sinh
thái và Tài nguyên Sinh vật (Hà Nội) nhằm xác định số loài thuộc chi Ỏng ảnh có mặt
tại Việt Nam đã có mẫu để phân tích: Thống kê cụ thể về tên loài (taxon), số hiệu, người
thu mẫu, địa điểm thu mẫu (xã, huyện, tỉnh), ngày điều tra, số lượng tiêu bản và tình
trạng tiêu bản.
Bước 3: Lập bảng đặc điểm
Khi đã thống kê cụ thể về tên loài (taxon), số hiệu, người thu mẫu, địa điểm thu
mẫu (xã, huyện, tỉnh), ngày điều tra, số lượng tiêu bản và tình trạng tiêu bản, tiến hành
chọn ra 8 loài trong số loài đã thống kê được để tiến hành lập bảng đặc điểm về các cơ
quan sinh dưỡng (chủ yếu là lá), cơ quan sinh sản (cụm hoa, hoa, quả).
Bước 4: Phân tích mẫu, chụp mẫu
Nghiên cứu các mẫu tiêu bản khô của 8 loài nghiên cứu ở phòng tiêu bản, phòng
Thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật với quy trình: Xem xét tiêu bản, so
sánh với mẫu chuẩn; sau đó lựa chọn số hiệu mà có hoa/quả để phân tích. Do là mẫu
khô để quá lâu nên phải thực hiện quá trình đi đun mẫu để mẫu nở ra nhằm phân tích dễ
dàng hơn; sau khi đun mẫu một thời gian, tiến hành phân tích các đặc điểm hình thái
bằng kính lúp thường, kính lúp màn hình và kính hiển vi; đồng thời, kết hợp với nghiên
cứu 1 số hình ảnh mẫu chuẩn được lưu trữ tại phòng tiêu bản Vườn thực vật Missouri
(Mỹ), phòng tiêu bản Bảo tàng Lịch sử tự nhiên London (Anh), phòng tiêu bản Pháp
(P).
Bước 5: Xây dựng khóa định loại
• Nhập các đặc điểm quan sát từ các mẫu tiêu bản thực vật của các loài nghiên cứu
vào bảng đặc điểm excel, nếu xuất hiện đặc điểm được mã hóa click 1, không
xuất hiện đặc điểm được mã hóa click 0.

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 9


Khóa luận tốt nghiệp

• Xây dựng khóa định loại dựa vào bảng mã đặc điểm 8 loài đã chọn trong chi Ỏng
ảnh (Vaccinium L.) ở Việt Nam. Xây dựng khóa định loại theo kiểu lưỡng phân
và ziczac theo các đặc điểm hình thái dễ nhận biết và đối lập nhau.
• Cung cấp danh pháp đúng nhất cho các taxon bậc loài và một số dẫn liệu cần thiết
khác như mẫu chuẩn, sinh học, sinh thái, phân bố, mẫu nghiên cứu, giá trị sử
dụng, một vài nhận xét khác (nếu có) và hoàn thành bản mô tả tóm tắt đặc điểm
hình thái.
• Cập nhật danh pháp theo luật danh pháp quốc tế theo nguồn tài liệu của Plants of
the World Online.
Bước 6: Mô tả chi tiết 8 loài
Bước 7: Tổng hợp kết quả nghiên cứu và hoàn chỉnh khóa luận.

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 10


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Bảng đặc điểm mã hóa của 8 loài nghiên cứu thuộc chi Ỏng ảnh (Vaccinium
L.)
Kết quả bảng mã hóa đặc điểm của 8 loài nghiên cứu được thể hiện trong
phụ lục 2.
Theo quá trình nghiên cứu, các tiêu chí dùng để mã hóa 8 loài nghiên cứu trong
chi Ỏng ảnh (Vaccinium L.) như sau:
- Dạng thân: thân gỗ, thân bụi, thân leo hay trườn, thân bò
- Dạng sống: phụ sinh, bán kí sinh, kí sinh, hoại sinh, thủy sinh
- Đặc điểm trên thân: có tua cuốn, nhựa mủ trắng, nhựa mủ màu đỏ, nhựa mủ
màu trắng, nhựa mủ màu vàng,...
- Đặc điểm bó mạch: bó mạch xếp vòng
....
3.2. Đặc điểm hình thái của chi Ỏng ảnh (Vaccinium L.)
Dựa vào phân tích các đặc điểm của các mẫu nghiên cứu thuộc chi Vaccinium L.,
chi Ỏng ảnh gồm các đặc điểm chi tiết sau:
Chi Ỏng ảnh (Vaccinium L.) là một chi nằm trong họ Đỗ quyên (Ericaceae). Chi
này mang các đặc điểm của họ Đỗ quyên (Ericaceae) gồm: Cây thân gỗ hoặc cây thân
bụi. Lá đơn, mọc cách. Các nhị rời nhau, thường gấp đôi số cánh hoa, xếp thành 2 vòng,
bao phấn mở bằng lỗ ở đỉnh. Đặc trưng bởi cánh hoa dính nhau tạo thành tràng hình
chuông, có triền tuyến mật nạc ở trong nhị, bao phấn thường có phần phụ, bầu dưới, đế
hoa hơi lõm.
Chi Ỏng ảnh (Vaccinium L.) đặc trưng bởi cây thân gỗ hoặc cây thân bụi. Lá đơn,
mọc cách, cuống khá ngắn (có thể từ 2mm – 1,5cm), hiếm khi không cuống, mép cuộn
ngoài, nguyên hoặc có răng cưa; hai bên mép ở gốc lá, phía trên hay ở gân chính có thể
có tuyến hoặc không có. Đỉnh lá nguyên hoặc chia 2 thùy. Lá bắc con xuất hiện ở cuống
hoa (quả) hay ở trục cụm hoa, có thể có lông hoặc không. Cụm hoa chủ yếu dạng chùm,
trục cụm hoa có thể có lông hoặc không. Đài hoa thường dính nhau ở gốc xẻ 5 thùy, có
lông hoặc nhẵn nhụi, thùy đài hoa chủ yếu là hình tam giác (nhọn, đều, thuôn dài) và có
thể xuất hiện lông ở bề mặt trong hay ngoài, bên mép hoặc nhẵn nhụi. Tràng hoa thường

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 11


Khóa luận tốt nghiệp

hợp thành ống tràng xẻ 5 thùy, có thể có dạng bình, dạng ống hay hình chuông. Thường
tồn tại đĩa mật có lông hoặc nhẵn. Nhị 10, nằm trong ống tràng, chỉ nhị rời nhau, thường
thấy dính với ống tràng, có lông hoặc nhẵn nhụi, bao phấn có phần trung đới kéo dài,
thường mở bằng lỗ đỉnh của phần trung đới kéo dài, chỉ nhị đính lưng, thường xuất hiện
phần phụ như 2 cựa ngắn hoặc dài ở mặt sau tại phần nối giữa bao phấn với phần trung
đới kéo dài; bao phấn có thể có gai nhỏ (papillum) hoặc không có. Bầu dưới, bầu và đài
thường dính nhau hoàn toàn. Nhụy xuất hiện lông hoặc nhẵn nhụi, vòi nhụy không thò
ra ngoài hoặc hơi thò ra ngoài ống tràng, hình trụ, thẳng, mảnh. Quả mọng, hình cầu, 5
– 10 ô do các vách giả tạo nên, mỗi ô chủ yếu có nhiều noãn, thường đính noãn trụ giữa.
Hạt thường nhỏ, hình bầu dục, thường không lông.
Trên thế giới có khoảng 450 loài với sự phân bố địa lý rộng lớn ở Bắc bán cầu và
cả ở vùng núi châu Á, Trung và Nam Mỹ. Một vài loài cũng được tìm thấy ở Châu Phi
và Madagascar; đặc biệt đa dạng nhất ở vùng Malaysia, tại đây có trên 235 loài; 92 loài
(1 loài đặc hữu ở Trung Quốc (Flora of China 14: 242-517. 2005. [part 3]). Ở Việt Nam
hiện tại có 27 loài, thêm 2 loài bổ sung là Vaccinium craspedotum Sleumer (Hoàng Văn
Sâm, 2016) và Vaccinium chlaenophyllum (Kim Long Vu Huynh, Ba Vuong Truong,
Van Huong Bui, Huong Nguyen Thi Thanh, Van Son Dang, 2020).
Công thức hoa: *K(5) C(5) A5+5 G(5)
Hoa đồ:

(Người vẽ: Nguyễn Khánh Diệp)

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 12


Khóa luận tốt nghiệp

3.3. Điểm đặc trưng để nhận biết chi Ỏng ảnh (Vaccinium L.)
• Cây thân gỗ hoặc bụi
• Lá đơn, mọc cách
• Hoa mẫu 5, hoa đều
• Tràng hoa hợp thành ống tràng, 5 thùy và thường ngắn hơn 1,5cm.
• Bao phấn thường xuất hiện phần phụ (cựa) hoặc gai nhỏ (papillum), trung đới
kéo dài, bao phấn mở bằng lỗ ở đỉnh.
• Bầu dưới, thường 5 ô.
• Có đĩa mật hình đĩa ở phía trong nhị.
• Quả mọng, nhiều hạt, thường đính noãn trụ giữa.

Ảnh 3.1. Những điểm đặc trưng để nhận biết chi Ỏng ảnh (Vaccinium L.)
(1,2: https://efloraofindia.com/2012/05/06/vaccinium/)
(3,4,5,6,7,8,9: Ảnh Nguyễn Khánh Diệp)
1. Dạng sống của Vaccinium exaristatum Kurz.
2. Dạng sống của Vaccinium retusum (Griff.) Hook. f. Ex C.B. Clarke
3. Hoa của Vaccinium bullatum (Dop) Sleum
4. Tràng hoa của Vaccinium bullatum (Dop) Sleum
5. Nhị của Vaccinium impressinerve C.Y.Wu

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 13


Khóa luận tốt nghiệp

6. Bao phấn mở bằng lỗ đỉnh trên phần trung đới kéo dài của Vaccinium
impressinerve C.Y.Wu
7. Đĩa mật bên trong vòng nhị của Vaccinium retusum (Griff.) Hook. f. Ex C.B.
Clarke
8. Bầu dưới của Vaccinium dunalianum var. dunalianum
9. Bầu 5 ô của Vaccinium dunalianum var. dunalianum
3.4. Khóa định loại 8 loài thuộc chi Ỏng ảnh (Vaccinium L.)
3.4.1. Khóa định loại kiểu bậc thang

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 14


Khóa luận tốt nghiệp

3.4.2. Khóa định loại kiểu ziczac


1A. Bao phấn không có phần phụ (2 cựa) .............................. 1.V. exaristatum
1B. Bao phấn có phần phụ (2 cựa) .................................................................. 2
2A. Đĩa mật có lông ......................................................................................... 3
2B. Đĩa mật không có lông .............................................................................. 4
3A. Đĩa mật có lông bao quanh, không có lông ở tâm.......... .. 2.V. bracteatum
var. bracteatum
3B. Đĩa mật chỉ có lông ở tâm ..................................................... 3.V. bullatum
4A. Bao phấn có gai (papillum)....................................................................... 5
4B. Bao phấn không có gai (papillum) .... 4.V. dunalianum var. dunalianum
5A. Bao phấn và trung đới kéo dài đến khoảng 1cm .......... 5.V. impressinerve
5B. Bao phấn và trung đới kéo dài ngắn hơn 1cm .......................................... 6
6A. Đài không có lông ..................................................................... 6.V. chunii
6B. Đài có lông ................................................................................................ 7
7A. Trung đới kéo dài đến khoảng 1mm ...................................... 7.V. retusum
7B. Trung đới kéo dài đến khoảng 3mm ............................ ......8.V. papillatum
3.5. Mô tả tóm tắt đặc điểm hình thái, sinh thái của 8 loài thuộc chi Ỏng ảnh
(Vaccinium L.)
3.5.1. Vaccinium bullatum (Dop) Sleum – Sơn trâm phồng
Sleum. 1941. Bot. Jahrb. Syst. 71: 446; Phamh. 1991. Illustr. Fl. Vietn. 1: 779;
id. 1999. 1.c. 1: 617; N. T. Hiep, 2003. Checkl. Pl. Sp. Vietn. 2: 446; R.C.Fang &
P.F.Stevens, 2005. Fl. China, 14: 486.
- Agapetes bullata Dop in Lecomte, 1930. Fl. Gen. Indoch. 3: 700; CCTT, 4: 292.
- Việt quất lá bọt
Cây gỗ nhỏ, cao khoảng 2m, phân nhánh thưa thớt. Cành cây góc cạnh, mảnh
khảnh, có lông dày đặc, rậm rạp với nhiều lỗ vỏ hơi nâu, vảy chồi không rõ ràng. Loài
này thuộc nhóm thực vật hai lá mầm có bó dẫn xếp vòng. Lá đơn, to, mọc thưa và rải
rác. Phiến lá hình trứng hoặc trứng hẹp với kích thước 9 – 16 x 5 – 8 (cm); phiến lá mặt
sau xuất hiện tuyến, dày đặc lông tơ ở gân chính/gân thứ cấp, mặt phiến lá có lông tơ
thưa thớt; phiến lá mặt trước ít lỗ khí, có dấu vết lông rụng (có xuất hiện ít lông tơ ở gần
cuống lá và bề mặt); gân thứ cấp có khoảng 7 – 8 cặp, có thể ít hơn hoặc nhiều hơn.

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 15


Khóa luận tốt nghiệp

Đỉnh lá có đuôi ngắn, tù hay gần tròn, nguyên không chia thùy; mép lá cuộn ngoài không
đáng kể, nguyên, xuất hiện tuyến trên mép lá; gốc lá hình nêm hoặc tròn. Cuống lá có
kích thước khoảng 2,5 – 5 (mm), cuống lá đều xuất hiện lông tơ dày đặc, chi chít ở cả
mặt sau vẫn mặt trước. Có 2 lá bắc xuất hiện ở cuống quả, có nhiều lông tơ ở mặt ngoài
và mép lá với kích thước khoảng 1mm x 0,5mm. Cụm hoa dạng chùm, trục cụm hoa có
lông tơ dày đặc với kích thước cao khoảng 3cm gồm khoảng 4 - 7 hoa. Cuống hoa cao
khoảng 2mm – 6mm, có lông tơ chi chít. Đế hoa có lông tơ dày đặc. Phần cuối của vòi
nhụy có lông. Đài dính nhau xẻ 5 thùy; thùy đài hoa hình tam giác nhọn, thuôn dài với
kích thước khoảng 1,5mm x 1mm, cả đài dính nhau cao khoảng 3mm; phần xẻ thùy lông
tơ thưa thớt ở mặt ngoài, dày đặc ở mặt trong. Tràng hoa hợp thành ống tràng hình
chuông xẻ sâu 5 thùy, kích thước khoảng 4 – 5mm x 7mm; tràng hoa màu hồng (xen kẽ
trắng), có xuất hiện nhiều lông tơ ở phía đỉnh của thùy tràng hoa, mặt trong ống tràng
dày đặc lông tơ còn mặt dưới thưa thớt hơn. Nhị 10, chỉ nhị cao khoảng 1,2mm, rời nhau
nhưng dính ở gốc tràng, dày đặc lông tơ. Bao phấn cao khoảng 4mm gồm cả phần trung
đới kéo dài, có phần phụ (2 cựa), bao phấn có gai (papillum), mở bằng lỗ đỉnh. Bầu
dưới, gồm 5 ô, có lông tơ, đĩa mật có lông ở tâm nằm ở trên đỉnh bầu. Quả mọng màu
đỏ (khi chín), màu xanh khi còn non, cao khoảng 5mm, thùy đài tồn tại hình mác, có
lông tơ thưa thớt; cuống quả dày đặc lông tơ, cao khoảng 3mm – 5mm. Mỗi ô có nhiều
hạt, hạt cao khoảng 2mm, không có lông.
Loc. class.: Vietnam: Tonkin: Nui-bian, Cho-bo.
Typus: Poilane 13090 (MNHN-P-P04022860).
Sinh học, sinh thái: Mọc rải rác trong rừng núi đá vôi, trên các đồi hoang. Ra
hoa quả vào tháng 11 – 12.
Phân bố: Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, còn có ở Trung Quốc.
Mẫu nghiên cứu: Mẫu tiêu bản được đặt tại phòng tiêu bản của Viện Sinh thái
và Tài nguyên Sinh vật với số hiệu P6317, P6332, HAL 12808, HAL 12698, 4062
Phương, DKH 6565, Phương 6829, 2043 Phương.
Công dụng: Rễ thái miếng phơi khô ngâm rượu uống có tác dụng làm mạnh gân
cốt, chữa đau lưng, mỏi gối và phong tê thấp (Võ Văn Chi, 1997). Người H’Mông ở Hà
Giang, Lào Cai, Cao Bằng dùng làm thuốc kích dục (https://tracuuduoclieu.vn/).

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 16


Khóa luận tốt nghiệp

Ảnh 3.2. Vaccinium bullatum (Dop) Sleum – Sơn trâm phồng


(1: http://mediaphoto.mnhn.fr/media/151574415835835NFsQ4JfZZ2ve7v)
Lectotypus: MNHN-P-P04022860; 2-> 11: Ảnh Nguyễn Khánh Diệp)
1. Ảnh typus 2,3. Một số mẫu tiêu bản
4. Hoa 5. Tràng hoa
6. Đài hoa 7. Nhị

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 17


Khóa luận tốt nghiệp

8. Lỗ đỉnh của phần trung đới kéo dài 9. Đĩa mật


10. Bầu dưới 11. Quả 5 ô
3.5.2. Vaccinium bracteatum var. bracteatum - Ỏng ảnh hồng
Thunb. in Murray, 1784. Syst. Veg., ed. 14. 363; Phamh. 1991. Illustr. Fl. Vietn.
1: 784; id. 1999. l.c. 1: 622; N. T. Hiep, 2003. Checkl. Pl. Sp. Vietn. 2: 446; R.C. Fang
& P.F. Stevens, 2005. Fl. China, 14: 487.
- Vaccinium bracteatum var. glabratum Dop in Lecomte, 1930. Fl. Gen. Indoch.
3: 711.
- Vaccinium cambodianum Dop in Lecomte, 1930. l. c. 3: 708.
- Acosta spicata Lour. 1790. Fl. Cochinch. 1: 276.
- Agapetes spicata (Lour.) Moore, 1925. Journ. Bot. 63: 282, in obs., sphalm.
- Agapetes acosta (Rausch.) Dun. 1839. Prodr. 7: 556; Dop in Lecomte, 1930. l.
c: 703.
- Sơn trâm lá hoa, Việt quất lá bắc to, Cà lao.
Cây gỗ nhỏ, thường xanh, cao 10 – 15m, nhiều nhánh. Cành cây góc cạnh không
rõ, chồi vảy không rõ. Loài này thuộc nhóm thực vật hai lá mầm có bó dẫn xếp vòng.
Lá đơn, mọc thưa, phiến lá hình bầu dục, hình mác – bầu dục hoặc hình mác, hiếm khi
dạng trứng ngược, cỡ (1,1 -) 4 – 9 x (0,7 -) 2 – 4 (cm), cả hai mặt lá đều sần sùi, gân
chính và các gân thứ cấp nổi lên, mặt dưới lá nhẵn nhụi, mặt trên lá ít lỗ khí, xuất hiện
tuyến ở gân/bên cạnh gân. Đỉnh lá nhọn và có đuôi dài khoảng 8mm, không chia thùy;
mép lá có răng cưa, mỗi khía của răng cưa xuất hiện lông cứng hoặc dấu vết của lông.
Gốc lá hình nêm, nêm rộng hoặc tù. Gân thứ cấp 5 – 7 cặp. Cuống lá cao khoảng 3mm,
cuống lá mặt sau nhẵn nhụi, mặt trước mép lá men theo cuống, xuất hiện lông trên mép.
Xuất hiện lá bắc của trục cụm hoa: Cuống lá bắc cao khoảng 1,5mm, có lông dày đặc,
kích thước lá bắc khoảng 1,1cm - 1,8cm x 2,5mm - 3mm, phiến lá mặt trước dày đặc
lông tơ, đỉnh (nhọn) có lông dày đặc đến không lông, gân chính xuất hiện lông tơ, phiến
lá mặt sau cũng có lông tơ ở đỉnh (nhọn), mép lá cuộn ngoài cùng với răng cưa có xuất
hiện lông tơ phía trên, cuống lá mặt trước có xuất hiện lông tơ, mép lá men kéo dài theo
cuống còn cuống lá mặt sau có lông tơ trên mép và đáy cùng đỉnh cũng có lông tơ. Cụm
hoa dạng chùm, trục cụm hoa cao khoảng từ 1,8 – 3,8 (cm) dày đặc lông tơ nhưng có
chỗ thưa thớt, nhiều hơn 5 hoa trên một trục. Kích thước cuống hoa khoảng 0,5mm –

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 18


Khóa luận tốt nghiệp

1mm, dày đặc lông tơ. Đế hoa dày đặc lông tơ. Đài dính nhau xẻ 5 thùy dính nhau, thùy
đài hoa có kích thước 1mm x 1mm và đài cao khoảng 2mm, thùy đài có hình tam giác
nhọn, đều, có lông dày đặc ở mặt ngoài, mặt trong có lông ở đỉnh thùy, xuất hiện “đuôi”
nhỏ ở đỉnh thùy. Tràng hoa có kích thước khoảng 4mm x 3,5mm màu trắng, hiếm khi
đỏ hình ống hoặc hơi dạng bình; mặt ngoài có lông tơ chi chít, dày đặc; mặt trong dày
đặc lông tơ ở phần dưới, phần trên thưa thớt. Nhụy cao khoảng 3,5mm, xuất hiện lông
như bàn chông. Nhị 10, chỉ nhị cao khoảng 1,5mm, rời nhưng dính vào gốc ống tràng,
có lông tơ dày đặc. Bao phấn cao khoảng 2,5mm bao gồm phần trung đới kéo dài, có
phần phụ (2 cựa), bao phấn có gai papillum, mở bằng lỗ đỉnh. Bầu dưới, gồm 5 ô, mỗi
ô 2 hàng có vách ngăn giả, đĩa mật dày đặc lông tơ xung quanh bề mặt nằm ở đỉnh bầu.
Quả mọng cao khoảng 6mm – 7mm không lông, có màu tím đậm, các thùy đài còn tồn
tại; cuống quả cao khoảng 4mm – 4,5mm; mỗi ô có nhiều hạt, hạt cao khoảng 1,5mm –
2,5mm, không xuất hiện lông.
Loc. class.: Cambodia (KH): Stung Treng (Dangrek)
Syntypus: Poilane E. 14069 (MNHN-P-P00647820).
Sinh học, sinh thái: Mọc rải rác trong rừng thưa, rừng Thông, trên nương rẫy,
các bãi hoang, ở độ cao từ thấp đến 2000m. Ra hoa vào tháng 3 – 7, có quả tháng 8 –
10.
Phân bố: Lào Cai (Sa Pa), Hòa Bình (Đà Bắc: Chợ Bờ), Phú Thọ (Thanh Sơn:
Xuân Sơn), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Bắc Cạn (Chợ Đồn), Thái Nguyên (Đại Từ) , Hải
Dương (Chí Linh), Hưng Yên (Khoái Châu), Nghệ An (Phủ Quỳ, Quỳnh Lưu: Cầu Giát),
Thừa Thiên-Huế (An Long), Đà Nẵng (Hòa Vang: Bà Nà), Kon Tum (Đắk Glêi), Lâm
Đồng (Lạc Dương: Lang Bian), Bình Dương (Dầu Tiếng), Kiên Giang (Phú Quốc), Bà
Rịa-Vũng Tầu (Côn Đảo).Còn có ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Indonesia,
Malaysia, Thái Lan, Lào, Campuchia.
Mẫu nghiên cứu: Mẫu tiêu bản được đặt tại phòng tiêu bản của Viện Sinh thái
và Tài nguyên Sinh vật với số hiệu VN 1843, Hinh, 48 Bân, LN: 23 Nguyễn Văn, LN:
70 Phan Quang, 252 Thái – Thuận.
Công dụng: Rễ, lá, quả được dùng làm thuốc. Rễ dùng trị đau răng, tay chân
sưng đỏ. Lá, quả dùng chữa lỵ và tả kéo dài (Võ Văn Chi, 1997).

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 19


Khóa luận tốt nghiệp

Ảnh 3.3.Vaccinium bracteatum var. bracteatum - Ỏng ảnh hồng


(1: http://mediaphoto.mnhn.fr/media/1443210038435u5tPUWok2uiYxcxt
Syntypus: MNHN-P-P00647820; 2 -> 10: Ảnh Nguyễn Khánh Diệp)
1. Ảnh typus 2. Ảnh mẫu tiêu bản
3. Hoa dạng nụ 4. Đài hoa
5. Nhị 6. Lỗ đỉnh của phần trung đới kéo dài

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 20


Khóa luận tốt nghiệp

7. Đĩa mật 8. Bầu dưới


9,10. Quả 5 ô
3.5.3. Vaccinium chunii Merr.ex Sleum. – Sơn trâm chun
Sleum. 1941. Bot. Jahrb. Syst. 71: 450; Phamh. 1991. Illustr. Fl. Vietn. 1: 780;
id. 1999. l.c. 1: 618; N. T. Hiep, 2003. Checkl. Pl. Sp. Vietn. 2: 447; R.C. Fang & P.F.
Stevens, 2005. Fl. China, 14: 485.
- Việt quất trần.
Cây gỗ nhỏ, cao 1 – 3m, cành nằm ngang như trườn, phân nhánh thưa thớt. Cành
cây góc cạnh, dày đặc lông tơ. Loài này thuộc nhóm thực vật hai lá mầm có bó dẫn xếp
vòng. Lá đơn, mọc thưa thớt, phiến lá hình trứng, hình trứng rộng hoặc gần hình cầu;
phiến lá có kích thước khoảng 5 – 7cm x 2,5 – 4,5cm, mặt sau lá xuất hiện nhiều lông
cứng màu đỏ xấp xỉ 1cm hoặc có dấu vết của lông đỏ bị rụng, mặt trước ít khí khổng,
có lông tơ thưa thớt ở gân chính. Đỉnh lá nhọn có đuôi dài khoảng 0,7cm - 1,3cm, không
chia thùy. Mép lá cuộn ngoài không đáng kể, nguyên, Gốc lá rộng hình nêm, cụt hoặc
tròn. Gân thứ cấp có từ 3 đến 7 cặp. Cuống lá cao khoảng 0,5 – 1cm, mặt sau cuống lá
dày đặc lông tơ, mặt trước thưa thớt (sớm rụng). Cụm hoa dạng chùm, trục cụm hoa cao
khoảng 1,3cm, không có lông (nhẵn nhụi) gồm 5 – 9 hoa. Cuống hoa cao khoảng 3mm,
nhẵn nhụi. Đế hoa không có lông. Đài dính nhau xẻ sâu 5 thùy, nhẵn nhụi với kích thước
khoảng 3,5mm x 1mm. Tràng hoa màu trắng xanh lục nhẵn nhụi, hợp thành ống tràng
dạng bình đến hình chuông, nụ hoa có lá bắc tổng bao. Nhị 10, chỉ nhị rời nhau, xuất
hiện nhiều lông tơ. Bao phấn cao khoảng 4mm, bao gồm phần trung đới kéo dài, xuất
hiện phần phụ (2 cựa) có gai, bao phấn có gai papillum. Bầu dưới, 5 ô, nhẵn nhụi, đĩa
mật nhẵn nhụi nằm trên đỉnh bầu. Quả mọng màu xanh đậm, cao khoảng 4mm, nhẵn
nhụi; cuống quả cao khoảng 4 – 5mm; mỗi ô có nhiều hạt cao khoảng 1mm, nhẵn nhụi.
Loc. class.: China: Hainan: Summit of Five Finger Mt.
Typus: F.A. McClure 938 (MNHN-P-P00647830).
Sinh học, sinh thái: Mọc rải rác trong rừng, ở độ cao 1400 – 2300m. Ra hoa
tháng 4 – 10, có quả tháng 10 – 12.
Phân bố: Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Kon Tum (Đắc Giấy, Ngọc Linh). Còn có ở
Trung Quốc (Hải Nam).

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 21


Khóa luận tốt nghiệp

Mẫu nghiên cứu: Mẫu tiêu bản được đặt tại phòng tiêu bản của Viện Sinh thái
và Tài nguyên Sinh vật với số hiệu VH 6414, VH 4180, 209 Phương, VH 6187, VH
553, VH 489, VH 3047, 14962, 14897, LX – VN 3959, 05 Bân – Bình – Hiệp – K, LX
– VN 1355, F112, 01F.

Ảnh 3.4. Vaccinium chunii Merr.ex Sleum. – Sơn trâm chun


(1:http://mediaphoto.mnhn.fr/media/1443210158030ByebvoW97dJOvemP
Isotypus: MNHN-P-P00647830; 2 -> 11: Ảnh Nguyễn Khánh Diệp)

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 22


Khóa luận tốt nghiệp

1. Ảnh typus 2,3,4. Một số ảnh mẫu tiêu bản


5. Hoa dạng nụ 6. Đài hoa
7. Nhị 8. Lỗ đỉnh của phần trung đới kéo dài
9. Đĩa mật 10. Bầu dưới
11. Quả 5 ô
3.5.4. Vaccinium dunalianum var. dunalianum – Sơn trâm dunal
Wight, 1847. Calcutta Journ. Nat. Hist. 8: 175; Phamh. 1991. Illustr. Fl. Vietn. 1:
780; id. 1999. l.c. 1: 618; N. T. Hiep, 2003. Checkl. Pl. Sp. Vietn. 2: 447; R.C. Fang &
P.F. Stevens, 2005. Fl. China, 14: 484.
- Việt quất lá long não, Việt quất lá đuôi.
Cây gỗ nhỏ, cao 3m, phụ sinh hay bám trên đá; cành có góc, vảy chồi không rõ,
rụng sớm. Loài này thuộc nhóm thực vật hai lá mầm có bó dẫn xếp vòng. Lá đơn, mọc
thưa, phiến lá hình bầu dục, hình kim mũi mác thuôn dài. Phiến lá có kích thước khoảng
7,8 – 8 – 9 (cm) x 1,85 – 2,6 – 2,8 (cm), mặt dưới lá có xuất hiện dấu vết của lông đỏ
cứng, mặt trên lá ít lỗ khí, nhẵn nhụi (gân chính không có lông), gân thứ cấp có 3 – 9
cặp. Đỉnh lá nhọn, có đuôi dài khoảng 1,5 – 2,1 (cm), không chia thùy. Mép lá cuộn
ngoài, nguyên, mép lá mặt trước men theo cuống như có cuống giả; cuống lá dài khoảng
4 – 8mm, không có lông; gốc lá hình nêm. Cụm hoa dạng chùm, trục cụm hoa gần như
không có lông, cao khoảng 8mm – 2,4cm bao gồm 5 – 18 hoa. Cuống hoa cao khoảng
1,2mm – 2mm, nhẵn nhụi. Đế hoa không có lông. Đài dính nhau xẻ 5 thùy, thùy đài hoa
hình tam giác nhọn hoặc hình mũi mác xuất hiện lông tơ ở 2 bên rìa mép; phần xẻ thùy
có kích thước khoảng 1mm x 1mm, đài cao khoảng 2,5mm.Tràng hoa màu lục, màu tía
hoặc hơi hồng hợp thành ống tràng với kích thước khoảng 4,5mm x 4mm; mặt ngoài
cánh hoa xuất hiện lông tơ ở trên đỉnh thùy, mặt trong cánh hoa dày đặc lông tơ. Có 2
dạng lá bắc: Nụ hoa có lá bắc dày đặc lông tơ - bao bọc nụ. Cao khoảng 5mm, lông tơ
dày đặc ở mặt ngoài, mặt trong xuất hiện lông tơ trên mép, còn phần giữa ôm nụ hoa
không có lông. Có lá bắc của trục cụm hoa - dạng kim dài, có lông tơ dày đặc ở mặt
ngoài, mặt trong xuất hiện một số ít lông tơ trên đỉnh/gần như không có lông và cao
khoảng 3,5mm. Vòi nhụy có lông. Nhị 10, chỉ nhị rời nhau cao khoảng 1mm dày đặc
lông tơ. Bao phấn cao khoảng 4mm bao gồm phần trung đới kéo dài, có phần phụ (2 cựa
có gai), bao phấn nhẵn nhụi. Bầu dưới, 5 ô, mỗi ô 2 hàng có vách giả, nhẵn nhụi, đĩa

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 23


Khóa luận tốt nghiệp

mật không có lông nằm ở đỉnh bầu. Quả mọng màu tím đậm, cao khoảng 2 – 3mm, nhẵn
nhụi, cuống quả dài khoảng 1,5 – 2,5mm. Hạt 2 hàng đính vào phần thịt nhô ra ở trụ
giữa, nhiều hạy dính nhau thành cụm, quả non không có lông.
Loc. class.: Vietnam: Annam: Nha Trang (HonBa).
Typus: Poilane E. Poilane 3701 (MNHN-P-P00647832)
Sinh học, sinh thái: Ra hoa tháng 4-5, có quả tháng 9-12. Mọc rải rác trong rừng
vùng núi đá vôi, ven sườn núi, đôi khi phụ sinh trên cây, ở độ cao 1400 - 2700 m.
Phân bố: Lào Cai (Văn Bàn, Sa Pa), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Thanh Hóa (Quan
Hóa), Kon Tum (Đắk Glêi, Ngọc Linh), Khánh Hòa (Ninh Hòa). Còn có ở Ấn Độ,
Bhutan, Mianma, Nêpan, Trung Quốc.
Mẫu nghiên cứu: Mẫu tiêu bản được đặt tại phòng tiêu bản của Viện Sinh thái
và Tài nguyên Sinh vật với số hiệu HAL 8029, HAL 7477, HAL 822, HAL 696, VH
811, 383 Phương, VH 489, VH 1283, LX – VN 2334.
Công dụng: Toàn cây sử dụng làm thuốc trị phong thấp khớp, xương tê đau (Võ
Văn Chi, 1997).

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 24


Khóa luận tốt nghiệp

Ảnh 3.5. Vaccinium dunalianum var. dunalianum – Sơn trâm dunal


(1: http://mediaphoto.mnhn.fr/media/1443210164047ZUxXIfjGZAZGGCcz;
Typus: MNHN-P-P00647832; 2 -> 9: Ảnh Nguyễn Khánh Diệp)
1. Ảnh typus 2. Ảnh mẫu tiêu bản
3. Hoa dạng nụ 4. Đài hoa
5. Nhị 6. Đĩa mật
7. Lỗ đỉnh của phần trung đới kéo dài 8. Bầu dưới
9. Quả 5 ô
3.5.5. Vaccinium exaristatum Kurz – Sơn trâm mũi nhọn
Kurz, 1873. Journ. Asiat. Soc. Bengal, 42(2): 86; Dop in Lecomte, 1930. Fl. Gen.
Indoch. 3: 711; Phamh. 1972. Illustr. Fl. S. Vietn. 2: 32; L. K. Bien, 1984, Fl.
Taynguyen. Eum. 84; R.C. Fang & P.F. Stevens, 2005. Fl. China, 14: 493.
- Vaccinium sprengelii (G. Don) Sleum. sensu Phamh. 1991. Illustr. Fl. Vietn. 1:
784; id. 1999. l.c. 1: 621; N. T. Hiep, 2003. Checkl. Pl. Sp. Vietn. 2: 449.
Cây gỗ, cao (1-)3-5(-14) m. Cành cây có nhiều lông tơ đến không lông (già rụng);
vảy chồi không rõ. Loài này thuộc nhóm thực vật hai lá mầm có bó dẫn xếp vòng. Lá
đơn, hình bầu dục, hình trứng thuôn dài hoặc hình mũi mác thuôn dài, phiến lá có kích
thước khoảng 3 – 7,5 x 1,1 – 3 (cm); mặt trên lá tìm thấy ít lỗ khí. Đối với lá bánh tẻ
(trưởng thành): Gân chính đều có lông tơ dày đặc phía dưới gần cuống, càng lên phía

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 25


Khóa luận tốt nghiệp

trên càng ít (thưa thớt dần). Cuống lá dài khoảng 2 – 4mm, dày đặc lông tơ. Đỉnh lá
nhọn mũi có đuôi dài ngắn hơn 1cm, không chia thùy. Gân thứ cấp từ 3 – 5 cặp. Mép lá
có răng cưa, xuất hiện lông trên mỗi chỗ răng cưa. Gốc lá hình nêm đến tròn. Cụm hoa
dạng chùm, trục cụm hoa dài khoảng 6mm – 8,3mm có lông tơ dày đặc, chi chít ở phía
dưới, gồm ít hơn hoặc nhiều hơn 7 hoa trên một trục. Cuống hoa có kích thước khoảng
1 – 3,5mm. Đài dính nhau xẻ 5 thùy, mép thùy đài có răng nhỏ. Tràng hoa màu hồng
hợp thành ống tràng xẻ 5 thùy, xuất hiện lông tơ thưa thớt, tràng hoa cao khoảng 6mm.
Có xuất hiện lá bắc trên trục cụm hoa (kích thước cuống lá khoảng 1mm - 3mm) (kích
thước phiến lá khoảng 1,8cm x 1cm), mép lá nguyên cuộn ngoài, mặt dưới xuất hiện
lông tơ ít, mặt trên xuất hiện lông tơ ở gân chính, lá bắc từ không cuống (mép lá cuộn
kéo dài xuống) đến có cuống. Nhị 10, chỉ nhị rời nhau, cao khoảng 1,8mm, dày đặc lông
tơ (đặc biệt ở phía gốc và phía đầu). Bao phấn cao khoảng 3,5mm bao gồm phần trung
đới kéo dài, bao phấn có gai papillum nhưng không có phần phụ. Bầu dưới, 5 ô, mỗi ô
2 hàng, nhẵn nhụi. Đĩa mật không có lông nằm ở đỉnh bầu. Quả mọng có màu đỏ đến
màu tím đậm, nhẵn nhụn, cao khoảng 4mm.
Loc. class.: Thailand: Siam, [Chiang Mai,] Doi Suthep.
Typus: Hosseus, C.C., #204 (M-0168610) (Botanische Staatssammlung
München).
Sinh học, sinh thái: Ra hoa tháng 3-4, có quả tháng 5-7. Mọc rải rác trong rừng
thưa, sườn đồi, ở độ cao 500 - 1500 (2000)m.
Phân bố: Phú Thọ (Thanh Sơn: Xuân Sơn), Thanh Hóa (Bá Thước), Thừa
ThiênHuế (Phú Lộc), Kon Tum (Đắk Glêi: Ngọc Linh), Lâm Đồng (Lạc Dương: Lang
Bian). Còn có ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Lào.
Mẫu nghiên cứu: Mẫu tiêu bản được đặt tại phòng tiêu bản của Viện Sinh thái
và Tài nguyên Sinh vật với số hiệu Y92, VH 3858, VH 3548, VH 3991, VH 3816, VH
2518, 758 Nguyễn Hữu Hiền, 421 Nguyễn Tiến Bân, LX – VN 001082, LX – VN
001019, LX – VN 001004, VH 2400, VH 2363, VH 2310, VH 966, 21.

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 26


Khóa luận tốt nghiệp

Ảnh 3.6. Vaccinium exaristatum Kurz – Sơn trâm mũi nhọn


(1 –> 9: Ảnh Nguyễn Khánh Diệp)
1,2. Một số ảnh mẫu tiêu bản 3. Hoa
4. Tràng hoa 5. Đài hoa
6. Nhị 7,8. Đĩa mật
9. Bầu 5 ô

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 27


Khóa luận tốt nghiệp

3.5.6. Vaccinium impressinerve C.Y.Wu – Sơn trâm gân lõm


C. Y. Wu, 1987. Acta Bot. Yunnan. 9: 381; R.C. Fang & P.F. Stevens, 2005. Fl.
China, 14: 481.
Cây gỗ nhỏ, phân nhánh thưa thớt. Cành cây góc cạnh, xuất hiện rễ phình to chứa
chất dinh dưỡng, diệp lục để nuôi cây. Loài này thuộc nhóm thực vật hai lá mầm có bó
dẫn xếp vòng. Lá đơn, mọc thưa; phiến lá hình elip hoặc hình trứng, kích thước phiến
lá khoảng 3,8 – 5,4 (cm) x 2,3 – 3,8 (cm); mặt dưới lá: gân chính với gân thứ cấp nổi
lên, có dấu vết của lông cứng đỏ dày đặc; mặt trên lá: ít lỗ khí, gân chính với gân thứ
cấp lõm xuống, lông cứng đỏ thưa thớt hơn so với mặt dưới lá. Lá từ không cuống đến
có cuống (cuống cao từ 1cm – 1,5cm), nhẵn nhụi, có lá kèm cao khoảng 3,5cm. Đỉnh lá
tròn (tù), chia 2 thùy đều nhau. Mép lá cuộn ngoài, nguyên; gốc lá hình nêm. Gân thứ
cấp có từ 2 – 4 cặp. Cụm hoa dạng chùm, trục cụm hoa cao khoảng 12mm, nhẵn nhụi,
có khoảng 3 hoa trên một trục. Cuống hoa có kích thước khoảng 3 – 9mm. Đế hoa nhẵn
nhụi. Đài dính nhau xẻ sâu 5 thùy, thùy đài hoa thuôn dài với kích thước khoảng 4mm
x 1,8mm, có chiếc xuất hiện lông tơ ở mép. Tràng hoa màu hồng nhạt, hình chuông hợp
thành ống tràng xẻ 5 thùy với kích thước khoảng 9mm x 6mm; mặt trong và mặt ngoài
tràng hoa đều nhẵn nhụi. Nhụy cao khoảng 9mm. Nhị 10, chỉ nhị cao khoảng 2mm rời
nhau, đều dính vào gốc ống tràng, có xuất hiện lông tơ dài dày đặc bên mép. Bao phấn
có gai rất dài, khoảng 9mm – 1cm bao gồm cả phần trung đới kéo dài rõ rệt, có phần
phụ (2 cựa có gai). Bầu dưới, 5 ô, đĩa mật không có lông nằm ở đỉnh bầu. Quả mọng
hình cầu, đường kính 8mm.
Loc. class.: China: Yunnan: Xichou, in saxis calcareis in sylvis mixtis, 7 May 1959.
Holotypus: C.A. Wu 7978 (KUN).
Sinh học, sinh thái: Ra hoa tháng 5-6, có quả tháng 7. Mọc rải rác trong rừng
ẩm trên núi đá, ở độ cao 1300-1700 m.
Phân bố: Lào Cai (Văn Bàn), Hà Giang (Đồng Văn, Quản Bạ). Còn có ở Trung
Quốc.
Mẫu nghiên cứu: Mẫu tiêu bản được đặt tại phòng tiêu bản của Viện Sinh thái
và Tài nguyên Sinh vật với số hiệu DKH 5135 và CBL 1827.
Công dụng: Chữa phong thấp đau nhức gân xương (thân, rễ sắc hoặc ngâm rượu
uống – Kinh nghiệm của người H’Mông tỉnh Hà Giang) (https://tracuuduoclieu.vn/).

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 28


Khóa luận tốt nghiệp

Ảnh 3.7. Vaccinium impressinerve C.Y.Wu – Sơn trâm gân lõm


(1-> 9: Ảnh Nguyễn Khánh Diệp)
1,2. Một số ảnh mẫu tiêu bản 3. Hoa
4. Bầu 5 ô 5. Đài hoa

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 29


Khóa luận tốt nghiệp

6. Nhị 7. Lỗ đỉnh của phần trung đới kéo dài


8. Tràng hoa 9. Đĩa mật
3.5.7. Vaccinium papillatum Stevens – Sơn trâm mụn
Stevens, 1985. Journ. Arnold Arbor. 66: 479; Phamh. 1991. Illustr. Fl. Vietn. 1:
782; id. 1999. l.c. 1: 620; N. T. Hiep, 2003. Checkl. Pl. Sp. Vietn. 2: 448; R.C. Fang &
P.F. Stevens, 2005. Fl. China, 14: 498.
- Agapetes poilanei Dop, 1930. Fl. Gen. Indoch. 3: 702 [non Vaccinium poilanei
Dop, 1930].
- Việt quất nhú vú
Cây gỗ nhỏ, cao 1 – 2m hoặc 3 – 4m. Rễ bị sưng. Cành cây dạng ống, xuất hiện
lông tơ, vảy chồi không rõ. Loài này thuộc nhóm thực vật hai lá mầm có bó dẫn xếp
vòng. Lá nhiều, phiến lá hình bầu dục, cỡ 1,5 -2,6cm x 0,7 - 1,2cm, phiến lá sần sùi,
không có lông, mặt trên lá ít lỗ khí. Đỉnh lá tròn (tù), có khía, chia hai thùy, lõm sâu
hình chữ V. Mép lá cuộn ngoài, nguyên. Gốc lá hình nêm, bản rộng. Cuống lá cao
khoảng 2mm, nhẵn nhụi. Gân thứ cấp có 1 (2) cặp gần gốc. Cụm hoa dạng chùm, trục
cụm hoa nhẵn nhụi, có khoảng 3 – 6 hoa trên mỗi trục. Cuống hoa cao khoảng 5 –
5,5mm, xuất hiện lông ở phần đầu cuống hoa (gắn với đế hoa), có 2 lá bắc ở phần gốc
cuống hoa (có lông tơ). Đế hoa xuất hiện lông tơ. Đài dính nhau xẻ 5 thùy, thùy đài hoa
hình tam giác nhọn có xuất hiện lông ở mép với kích thước khoảng 4mm x 2mm, phần
xẻ thùy có kích thước khoảng 2mm x 1mm. Tràng hoa màu đỏ tía (hồng) hình chuông
hợp thành ống tràng xẻ sâu 5 thùy, không có lông với kích thước khoảng 5mm x 6mm.
Nhị 10, chỉ nhị cao khoảng 0,5 – 1mm, rời nhau, xuất hiện nhiều lông tơ. Bao phấn cao
khoảng 4mm, bao gồm phần trung đới kéo dài, xuất hiện phần phụ (2 cựa) có gai, bao
phấn có gai papillum. Bầu dưới, 5 ô, có lông thưa thớt, đĩa mật không có lông nằm trên
đỉnh bầu, nhiều hạt trong 1 ô. Quả mọng cao khoảng 4mm – 5mm, gần như không có
lông nhưng vẫn còn vết tích của lông, cuống quả cao khoảng 8mm – 13mm, đài tồn tại
thành vòng trên quả. Hạt cao 1,2mm – 1,5mm, nhẵn nhụi.
Loc .class.: Vietnam: “col de Lô Gui Hbô, km 9, prè de Chapa”, 1000 m, 28 Aug.
1926.
Typus: Poilane E. 12603 (MNHN-P-P00647854).
Sinh học, sinh thái: Ra hoa tháng 1-3, có quả tháng 7-8. Mọc rải rác trong rừng,
ở độ cao 1400 - 2000m.

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 30


Khóa luận tốt nghiệp

Phân bố: Lai Châu (Phong Thổ), Lào Cai (Sa Pa: Ô Quy Hồ), Hà Giang (Đồng
Văn, Phó Bảng, Vị Xuyên), Phú Thọ (Thanh Sơn: Xuân Sơn), Hòa Bình (Đà Bắc), Nghệ
An (Tương Dương). Còn có ở Trung Quốc.
Mẫu nghiên cứu: Mẫu tiêu bản được đặt tại phòng tiêu bản của Viện Sinh thái
và Tài nguyên Sinh vật với số hiệu HAL 8463, HAL 1458, CBL 1757, CBL 1844.

Ảnh 3.8. Vaccinium papillatum Stevens – Sơn trâm mụn


(1: http://mediaphoto.mnhn.fr/media/1443673947022IHNbIzcLjQj8Jgys,

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 31


Khóa luận tốt nghiệp

Typus: MNHN-P-P00647854, 2 -> 11: Ảnh Nguyễn Khánh Diệp)


1. Ảnh typus 2,3. Một số ảnh mẫu tiêu bản
4. Hoa 5. Tràng hoa
6. Đài hoa 7. Nhị
8. Lỗ đỉnh của phần trung đới kéo dài 9. Đĩa mật
10. Quả 5 ô 11. Bầu dưới
3.5.8. Vaccinium retusum (Griff.) Hook. f. ex C. B. Clarke – Sơn trâm lâm, Sơn trâm
lõm
C. B. Clarke in Hook. f. 1882. Fl. Brit. India. 3: 451; Phamh. 1991. Illustr. Fl.
Vietn. 1: 779; id. 1999. l.c. 1: 617; N. T. Hiep, 2003. Checkl. Pl. Sp. Vietn. 2: 448; R.C.
Fang & P.F. Stevens, 2005. Fl. China, 14: 501.
- Thibaudia retusa Griff. 1854. Not. Pl. Asiat. 4: 300.
- Việt quất lâm.
- Việt quất lõm.
Cây gỗ nhỏ, cao 2m. Cành có góc, tỏa rộng, có lông tơ dày đặc. Loài này thuộc
nhóm thực vật hai lá mầm có bó dẫn xếp vòng. Lá đơn, nhiều; phiến lá hình bầu dục
hoặc trứng ngược, cỡ khoảng 1,3 – 1,5 (cm) x 5,5 – 7,5 (mm); mặt dưới lá xuất hiện các
tuyến, nhẵn nhụi; mặt trên lá ít lỗ khí, nhẵn nhụi, xuất hiện tuyến ở cuống. Đỉnh lá tròn
(tù), chia 2 thùy. Gốc lá hình nêm. Mép lá cuộn ngoài xuất hiện tuyến, nguyên. Cuống
lá cao khoảng 2 – 2,2mm, nhẵn nhụi ở mặt sau, mặt trước có lông tơ dày đặc tập trung
ở giữa cuống lá, mép lá mặt trước cuộn ngoài men dài theo cuống. Gân thứ cấp gồm 2
– 3 cặp, hơi nổi lên ở mặt sau lá. Cụm hoa dạng chùm, trục cụm hoa nhẵn nhụi và cao
khoảng 2,2cm, bao gồm khoảng 12 hoa trên một trục. Cuống hoa cao khoảng 2mm, nhẵn
nhụi. Đế hoa nhẵn nhụi, đĩa mật không có lông. . Đài dính nhau xẻ 5 thùy, thùy đài có
hình tam giác nhọn, xuất hiện lông tơ ở mép phần xẻ thùy. Thùy đài hoa có kích thước
khoảng 1,2mm x 1mm, đài cao khoảng 2,5mm. Tràng hoa màu trắng với 5 sọc đỏ ở mặt
dưới dạng bình có xẻ 5 thùy với kích thước khoảng 4 – 5mm x 3,5mm, mặt ngoài không
lông nhưng mặt trong có lông tơ dày đặc. Nụ hoa có lá bắc cao khoảng 4mm - 5mm,
mặt ngoài không có lông, mặt trong xuất hiện lông tơ dày đặc ở phần phía trên. Lá bắc
của trục cụm hoa có thể sớm rụng. Cụm hoa có lá bắc tổng bao, trục cụm hoa cũng có
3
lá bắc tổng bao. Nhụy có lông trắng ở vòi nhụy như bàn chông (dày đặc ở phía trên).
4

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 32


Khóa luận tốt nghiệp

Nhị 10, chỉ nhị rời nhau, cao khoảng 2mm, có lông tơ dài. Bao phấn cao khoảng 3mm
bao gồm cả phần trung đới kéo dài, có phần phụ (2 cựa có gai). Khác với các loài khác
1
là ở loài này cựa nằm ở đoạn trung đới kéo dài. Bao phấn xuất hiện lông ngắn. Bầu
3

dưới, 5 ô, mỗi ô 2 hàng, nhẵn nhụi, đĩa mật không có lông nằm ở đỉnh bầu. Quả mọng
màu đen tím, nhẵn nhụi, cao khoảng 4mm. Cuống quả cao khoảng 3mm. Mỗi ô có nhiều
hạt, hạt cao khoảng 1 – 1,2mm, nhẵn nhụi.
Loc. class.: East Hymalaya: sine loco, 1900 - 3000.
Lectotypus: W. Griffith 3457 (MNHN-P-P00647869).
Sinh học, sinh thái: Ra hoa tháng 4-5, có quả tháng 9-10. Mọc rải rác trong rừng,
phụ sinh trên đá, ở độ cao khoảng 2500 m.
Phân bố: Lào Cai (Sa Pa), Thanh Hóa (Quan Hóa), Kon Tum (Đắk Glêi: Ngọc
Linh), Lâm Đồng (Lạc Dương: Lang Bian). Còn có ở Ấn Độ, Mianma, Nepal, Trung
Quốc.
Mẫu nghiên cứu: Mẫu tiêu bản được đặt tại phòng tiêu bản của Viện Sinh thái
và Tài nguyên Sinh vật với số hiệu HAL 10418, HAL 10444, VH 6171, VH 4467, VH
493, 384 Phương, F95, 29F, 14F, Pl4869.

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 33


Khóa luận tốt nghiệp

Ảnh 3.9.Vaccinium retusum (Griff.) Hook. F. Ex C. B. Clarke –


Sơn trâm lâm, Sơn trâm lõm
(1:http://mediaphoto.mnhn.fr/media/1443210485130PaC6kbcGVI3KyKOU
Typus: MNHN-P-P00647869; 2 ->14: Ảnh Nguyễn Khánh Diệp)
1. Ảnh typus 2,3,4,5. Một số ảnh mẫu tiêu bản
6. Hoa 7. Đài hoa
8. Tràng hoa 9,10. Nhị
11. Đĩa mật 12. Quả 5 ô
13. Đĩa mật nằm trong vòng nhị 14. Bầu dưới

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 34


Khóa luận tốt nghiệp

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận
Sau quá trình nghiên cứu chi Vaccinium L. ở Việt Nam, chúng tôi đã đưa ra một
số kết luận như sau: Thứ nhất là xây dựng được bảng mã hóa các đặc điểm hình thái dựa
vào kết quả phân tích đặc điểm hình thái các tiêu bản thực vật của 8 loài thuộc chi
Vaccinium L. Thứ hai là lựa chọn được 7 cặp đặc điểm đối lập để xây dựng khóa định
loại cho 8 loài thuộc chi Ỏng ảnh (Vaccinium L.); đồng thời, xây dựng được khóa định
loại theo kiểu bậc thang và kiểu ziczac. Thứ ba, lập công hoa, vẽ hoa đồ, bổ sung nguồn
dữ liệu hình ảnh minh họa cho 7 cặp đặc điểm đối lập và các đặc điểm chi tiết; bổ sung
thông tin mô tả chi tiết từng loài, số hiệu mẫu tiêu bản, mã số tiêu bản (nếu có) và nơi
lưu giữ mẫu chuẩn; thông tin các loài đồng nghĩa của 8 loài thuộc chi Vaccinium L. góp
phần xây dựng cơ sở dữ liệu lớn cho việc xây dựng ngân hàng dữ liệu định loại các loài
thực vật có hoa ở Việt Nam.
2. Kiến nghị
Cần tiếp tục điều tra, nghiên cứu để xây dựng dữ liệu mã hóa để xây dựng định
loại cho các bậc phân loại dưới loài của loài và các loài khác trong chi Vaccinium L. :
• Vaccinium bracteatum Thunb. – Ỏng ảnh hồng
• Vaccinium dunalianum Wight – Sơn trâm dunal

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 35


Khóa luận tốt nghiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu Tiếng Việt


1. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt
kín ở Việt Nam. 532 tr. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Nguyễn Tiến Bân (2003), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (Checklist of
Plant Species of Vietnam), 2: 437-449. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Đỗ Huy Bích (1995), Thuốc từ cây cỏ và động vật.93 – 94tr.Nxb Y học.
4. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, 203-204, 780, 1264- 1265,
1539-1540, 1625-1626, 1955, 2125-2126, 2134-2135, 2526-2529. Nxb. Y học, Tp. Hồ
Chí Minh.
5. Võ Văn Chi (chủ biên), Trần Hợp (1999), Cây cỏ có ích ở Việt Nam, T1. Nxb.
Giáo dục.
6. Võ Văn Chi (2003), Từ điển Thực vật thông dụng, 1:239-430. Nxb.KH & KT,
Hà Nội.
7. Võ Văn Chi (2004), Từ điển Thực vật thông dụng, 2: 2125 – 2138. Nxb.KH &
KT, Hà Nội.
8. Nguyễn Tiến Hiệp (1990), Những loài bổ sung và những thay đổi về tên gọi
của các loài thuộc họ Đỗ quyên (Ericaceae Juss.) trong hệ thực vật Việt Nam. Tuyển
tập các công trình nghiên cứu Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (1986-1990): 96-99.
Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
9. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, 1: 609 – 616. Nxb.Trẻ, Tp. Hồ Chí
Minh.
10. Đỗ Tất Lợi (1995), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. 1274tr. Nxb Y
học.
B. Tài liệu nước ngoài
11. Clarker C. B. in J. D. Hooker (1881-1882). Vacciniaceae & Ericaceae. Flora
British India 3: 443- 472.
12. Fang M. Y., P. F. Stevens in Y. Z. Wu, P. H. Raven, D. Y. Hong (eds.) (2005),
Flora of China, 14: 242-517. Science Press (Beijing), Missouri Botanical Garden (St.
Louis).

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 36


Khóa luận tốt nghiệp

13. George M. Darrow, W.H.Camp, H.E. Fischer and Haig Dermen, 1944.
Chromosome numbers in Vaccinium and related groups, Vol. 71, No. 5, pp. 498 – 506.
14. Hutchinson J. (1959), The families of Flowering Plants. Vol.1: 288-296.
Clarendon Press, Oxford.
15. Heywood V. H. (1996), Flowering plants of the world: 123-129. BT Batsford
Ltd. London.
16. Nguyen Tien Hiep & Pham Hoang Ho (1996), Vascular Plants Synopsis of
Vietnamese Flora. Vol. 2: 84- 96. St. Petersburg. World & Family- 95.
17. Sleumer H. (1961), “Florae Malesianae precursores XXVIII the genus
Vaccinium in Malaysia”. Blumea 11(1): 9-112.
18. S. P. Vander Kloet. T. A. Dickinson, 2009. A subgeneric classification of the
genus Vaccinium and the metamorphosis of V. section Bracteata Nakai: more terrestrial
and less epiphytic in habit, more continental and less insular in distribution, 122:253–
268.
19. S.P. Vander Kloet, 2005. The taxonomy of Vaccinium section rigiolepis
(Vaccinieae, Ericaceae), BLUMEA 50: 477– 497.
20. Xue-He Ye, Qing-Long Wang, Ming-Zhong Huang, Yi-Hua Tong. 2022.
Novelties on the genus Vaccinium (Ericaceae) from Hainan, China: a new species and
a new record for the country. PhytoKeys 202: 121-132.
C. Internet
21. Hệ thực vật thế giới
http://www.worldfloraonline.org/taxon/wfo-4000039926
22. Loài mới được bổ sung Vaccinium craspedotum Sleumer
https://vnuf.edu.vn/documents/454250/1979530/18.Hoang%20Van%20Sam%2
020.pdf
23. Loài mới được bổ sung Vaccinium chlaenophyllum
https://www.vnmn.ac.vn/vaccinium-chlaenophyllum-ericaceae-loai-moi-tai-tay-
nguyen-viet-nam-1619423709
24. Tra cứu dược liệu
https://tracuuduoclieu.vn/
25. https://www.tropicos.org/home

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 37


Khóa luận tốt nghiệp

26. https://www.biodiversitylibrary.org/page/456049#page/449/mode/1up
27. https://www.biodiversitylibrary.org/item/14687#page/25/mode/1up

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 38


Khóa luận tốt nghiệp

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng thống kê các tiêu bản được phân tích mẫu tại phòng tiêu bản
của Phòng Thực vật – Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật ....................39
Phụ lục 2: Bảng mã hóa các đặc điểm 8 loài trong chi Ỏng ảnh (Vaccinium L.) .........46
Phụ lục 1: Bảng thống kê các tiêu bản được phân tích mẫu tại phòng tiêu bản của
Phòng Thực vật – Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật
STT Tên taxon Số hiệu Địa điểm thu mẫu Ngày Số Tình
Xã Huyện Tỉnh điều tra lượ trạng
ng tiêu
tiê bản
u
bả
n
1 Vaccinium P6317 Xuân Sơn Phú Thọ 1/7/2003 2
bullatum (Dop) P6332 Xuân Sơn Thanh Phú Thọ 1/7/2003 1
Sleumer Sơn
HAL Xuân Sơn Tân Phú Thọ 18/2/2009 3 Q,H
12808 Sơn
HAL Xuân Sơn Tân Phú Thọ 17/2/2009 2 Q
12698 Sơn
4062 Xuân Sơn Thanh Phú Thọ 30/11/2000 2 Q
Phương Sơn
DKH Liêm Phú Văn Lào Cai 21/2/2001 1 Q
6565 Bàn
Phương Chạm Tuyên 10/3/2003 4 Q, lá
6829 Chu Quang đài của
hoa
2043 Núi Biều Đà Bắc Hòa 21/6/1999 6 H
Phương Bình

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 39


Khóa luận tốt nghiệp

2 Vaccinium VN Phú Thừa 19/9/2007 4 H, Q,


bracteatum var. 1843 Lộc Thiên chồi
bracteatum Huế non
Hinh 1 chồi
non, H
48 Bân Phù Vĩnh 12/7/1976 3 H, chồi
Ninh Phú non
LN: 23 Trại Long Đông Quảng 19/5/1979 3 H, chồi
Nguyễn Triều Ninh non
Văn
LN: 70 Trại Long Đông Quảng 15/6/1979 5
Phan Triều Ninh
Quang
252 Đồng Sơn Đồng BTThiên 2/12/1979 5 chồi
Thái - Hới non, Q,
Thuận H
3 Vaccinium chunii VH Cu Pui Krong Dak Lak 11/5/2000 1 H
Merr.ex Sleumer 6414 Bong
VH Đa Cháy Lac Lâm 23/4/1997 1 H
4180 Dương, Đồng,
Khánh Khánh
Sơn Hòa
209 Tam Vĩnh 6/1/1977 6 Q
Phương Đảo Phúc
Không 3 Q, H (ở
số nách lá,
đỉnh
cành)
Vh Cui Pui Krong Dak Lak 5/9/2000 1 H, chồi
6187 Bong non

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 40


Khóa luận tốt nghiệp

VH Kon 3/6/1995 2 H
553 Tum
VH Kon 3/6/1995 1 H
489 Tum
VH Đa Cháy Lạc Lâm 22/3/1997 3 H
3047 Dương Đồng
14962 9 Q, chồi
non (ở
nach lá
và đỉnh
cành)
14897 6 chồi
non (ở
đỉnh
cành,
nách
lá); Q
LX - 2 Búp
VN
3959
05 Bân Đồng 23/12/1976 1 Q, chồi
- Bình - Văn non
Hiệp -
K
LX - Tam Vĩnh 4/1/1984 1 chồi
VN Đảo Phúc non, H
1355
F112 Fansipan 4/3/1995 4 Búp, H
01F Fansipan 4/2/1995 1 Búp (ở
nách lá,

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 41


Khóa luận tốt nghiệp

đỉnh
cành)
4 Vaccinium HAL Dương Hương Thừa 10/5/2005 1 H
dunalianum var. 8029 Hòa Thủy Thiên
dunalianum Huế
HAL Hồng Kim A Lưới Thừa 26/4/2005 1
7477 Thiên
Huế
HAL Hang Kia Mai Hòa 4/9/2001 1 H
822 Châu Bình
HAL Hang Kia Mai Hòa 4/7/2001 1 H
696 Châu Bình
VH Kon 17/3/1995 1 H (nách
811 Tum lá)
383 Kon 21/3/1978 1 H, chồi
Phương Tum non
VH Kon 3/6/1995 3 H, Q,
489 Tum chồi
non
VH 4 H, Q
1283
5 Vaccinium Y92 16/4/1985
exaristatum Kurz VH Đa Cháy Lạc Lâm 4/11/1997 4 Q
3858 Dương Đồng
VH Phước Ninh Ninh 4/2/1997 6 H, Q
3548 Bình Sơn Thuận
VH Đa Cháy Lạc Lâm 16/4/1997 2 H, Q
3991 Dương Đồng
VH 4/10/1997 1
3816

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 42


Khóa luận tốt nghiệp

VH Lâm 3/11/1997 2 H
2518 Đồng
758 Langbiang Lạc Lâm 1/8/1980 1 H
Nguyễn Dương Đồng
Hữu
Hiền
421 Di Lâm 18/5/1980 1 chồi
Nguyễn Linh Đồng non, Q
Tiến
Bân
LX - Đà Lạt Lâm 31/12/1982 3 H
VN Đồng
001082
LX - Langbiang Lạc Lâm 29/12/1982 3 H, Q,
VN Dương Đồng chồi
001019 non
LX - Suối Vàng Đà Lạt Lâm 28/7/1982 3 H
VN Đồng
001004
VH Dak Kon 12/9/1995 3 H, Q,
2400 Gley Tum chồi
non
VH Dak Kon 12/6/1995 2 H, chồi
2363 Gley Tum non
VH Dak Kon 12/6/1995 2 H, lá có
2310 Gley Tum đốm
VH Kon 28/3/1995 3 Q
966 Tum
21 Dak Dak Kon 16/3/1978 1 Q
Chong Gley Tum

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 43


Khóa luận tốt nghiệp

6 Vaccinium DKH 1 H, Q
impressinerve 5135
C.Y.Wu CBL 2 Q
1827

7 Vaccinium HAL 17/10/2002 8 Q, H


papillatum 1458
P.F.Stevens HAL Sủng Trà Mèo Hà 12/10/2005 1 Q
8463 Vạc Giang
CBL 1 H
1757
CBL 1 H
1844
8 Vaccinium HAL 4 H (ở
retusum (Griff) 10418 đỉnh
Hook.f.ex C.B. cành)
Clarke HAL 2 H
10444
VH Cư Pui Krong Dak Lak 5/9/2000 2 H
6171 Bong
VH Đa Cháy Lạc Lâm 5/1/1997 3 H
4467 Dương Đồng
VH Kon 3/6/1995 2 H, Q
493 Tum
384 Ngọc Đak Kon 21/1/1978 1 chồi
Phương Linh Giây Tum non (ở
nách lá)
F95 Fanxipan 4/3/1995 2 chồi
non, H
29F Fanxipan 4/2/1995 1 H

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 44


Khóa luận tốt nghiệp

14F Fanxipan 4/3/1995 1 H


Pl 4869 Fanxipan SaPa Lào Cai 19/4/1995 1 H

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 45


Khóa luận tốt nghiệp

Phụ lục 2: Bảng mã hóa các đặc điểm 8 loài trong chi Ỏng ảnh (Vaccinium L.)

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 46


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 47


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Khánh Diệp – 69A 48

You might also like