You are on page 1of 77

HỌC VIỆN THẦN HỌC LASAN MAI THÔN

Linh Mục Antôn Hà Văn Minh


⁎⁎⁎ X ⁎⁎⁎

GIÁO TRÌNH
BÍ TÍCH TỔNG QUÁT
HỌC VIỆN THẦN HỌC LASAN MAI THÔN
Địa chỉ: 322 Bình Quới, phường 28,
quận Bình Thạnh, Tp.HCM
Email: hocvienlasanvn@gmail.com
HỌC VIỆN THẦN HỌC LASAN MAI THÔN
Linh Mục Antôn Hà Văn Minh
⁎⁎⁎  ⁎⁎⁎

GIÁO TRÌNH
BÍ TÍCH TỔNG QUÁT
SÁCH CHỈ LƯU HÀNH NỘI BỘ
Năm học 2023 - 2024
1
Ảnh: 7 Bí Tích, một bức tranh bởi Rogier van der Weyden

2
MỤC LỤC
1. DẪN NHẬP ............................................................................ 5
1.1. Vị trí ........................................................................................ 5
1.2. Vấn đề hôm nay....................................................................... 5
1.3. Khái niệm ................................................................................ 7

2. NỀN TẢNG THÁNH KINH................................................... 8


2.1. Khái niệm” Mysterion” ........................................................... 8
2.2. Tư duy Bí Tích: Sự thể hiện của Lịch sử cứu chuộc .............. 10
2.2.1. Trong Cựu Ước ...................................................................... 11
2.2.2. Trong Tân Ước ....................................................................... 14

3. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TÍN ĐIỀU VỀ BÍ TÍCH .............. 18


3.1. Thời thượng cổ Giáo Hội ....................................................... 18
3.1.1. Lịch sử khái niệm Bí Tích ...................................................... 18
3.1.2. ““(Mysterion) ...................................................... 18
3.1.3. Suy tư Thần Học .................................................................... 21
3.2. Kinh Viện ............................................................................... 27
3.2.1. Tìm một định nghĩa ................................................................ 27
3.2.2. Nguyên nhân của ân sủng....................................................... 29

3
3.2.3. “Ex opere operato” ................................................................. 32
3.2.4. “Res et sacramentum – character indelebilis” ........................ 34
3.2.5. “Materia sacramenti” và “forma sacramenti” ........................ 35
3.2.6. Kết luận mang tính Giáo Huấn ............................................... 38
3.3. Những cuộc tranh luận trong thời đại Cải Cách ..................... 41
3.3.1. Quan điểm của các nhà Cải Cách ........................................... 42
3.3.2. Công Đồng Tridentinô ........................................................... 45
3.3.3. Phải chăng là một sự khước từ lẫn nhau?............................... 46
3.4. Thần Học sau Công Đồng Tridentinô .................................... 49
3.5. Sự nhận thức mới trong thế kỷ 20 .......................................... 50
3.5.1. Sự canh tân Phụng Vụ ............................................................ 50
3.5.2. Thần Học mầu nhiệm ............................................................. 51
3.5.3. Từ phương thế của ân sủng đến biến cố biểu tượng (Symbol)54

4. HỆ THỐNG SUY TƯ ............................................................ 61


4.1. Những qui định nền tảng của Bí Tích .................................... 61
4.1.1. Những dấu chỉ cử hành, biểu tượng đích thật ........................ 61
4.1.2. Thực tại của Lời tạo thành ..................................................... 67
4.1.3. Chuyển đổi sự trình diễn ........................................................ 73

4
1. DẪN NHẬP
1.1. Vị trí
Các Bí Tích là những thực hành đời sống của Giáo Hội. Vì thế
Các Bí Tích được nối kết với Giáo Hội học. Quả thật, đời sống Giáo
Hội bao gồm ba yếu tố: Loan truyền (Martyria), Phụng Vụ
(Leiturgia) và phục vụ (Diakonia). Các Bí Tích thuộc lãnh vực Phụng
Vụ (Leiturgia).
1.2. Vấn đề hôm nay
Đã nhiều năm qua con số tín hữu tham dự hay lãnh nhận các Bí
Tích càng ngày càng giảm. Điều đó chứng tỏ rằng, phải chăng bên
cạnh các nguyên do khác còn do bởi một sự thiếu hiểu biết về các Bí
Tích? Đàng khác trong những thập niên cuối của thế kỷ 20 có sự
quan tâm trong việc phát triển về ý nghĩa của biểu tượng đối với
hành vi dấu chỉ, đối với ngôn ngữ của cử chỉ. Phải chăng đó cũng là
cơ hội để khám phá một ý nghĩa mới đối với Phụng Vụ và các Bí
Tích? Nên chăng, Giáo Hội trình bày lại những nguyên tắc Thần Học
về Bí Tích trong cái nhìn của sự phát triển về biểu tượng với sự giúp
đỡ của truyền thống Giáo Hội?
Trong sự nhận thức Đức Tin ngày hôm nay có một sự thay đổi các
vấn nạn về ơn cứu độ: Ngày nay, người ta ít có sự chuẩn bị hay quan
tâm cho tương lai sau cái chết, đặc biệt một sự quan tâm đúng mức
về một cuộc sống được hình thành và về sự cấu thành lịch sử con
người. Sự thay đổi này cũng ảnh hưởng đến về sự nhận thức các Bí
Tích, đặc biệt Bí Tích được hiểu trước tiên như là phương thế bảo
5
đảm của ơn cứu độ. Câu hỏi được đặt ra rất mạnh mẽ và rõ ràng khi
người ta nhìn đến yếu tố xã hội và thực hành của Đức Tin: Nếu “loan
báo Tin mừng” được hiểu như là lời mời gọi dấn thân cuộc sống cho
người khác, thì các Bí Tích sẽ trở thành vô nghĩa? Công việc mục vụ
và truyền giáo được đặt trong một tình thế phải chon lựa: “Bí Tích
hay loan báo Tin mừng” (F. Taborda, Sakramente, 12)? Hay là trình
bày một mối tương quan sâu thẳm giữa việc cử hành Phụng Vụ và
lịch sử của của việc thực hành trong đời sống trong những hình thức
cụ thể?
Trong cuộc đối thoại đại kết câu hỏi về những hiệu quả của Bí
Tích được nhấn mạnh: Làm thế nào để có thể nói về hiệu quả của Bí
Tích, mà không ảnh hưởng bởi một suy tư mang tính phép thuật?
Phải chăng, sự tin tưởng vào sức mạnh của Bí Tích chống lại chứng
cứ cho rằng, chỉ có thể nhận được ân sủng của Thiên Chúa duy chỉ
trong Đức Tin? Phải chăng, qua Bí Tích, Giáo Hội được coi như
trung gian ơn cứu độ giữa Thiên Chúa và con người? Và như thế vai
trò Trung Gian duy nhất của Chúa Giêsu Kitô bị phủ mờ? Kinh
Thánh đã không biết đến khái niệm “Bí Tích” (trong ý nghĩa ngày
nay) hay một lời nào thống nhất với Phép Rửa và với Thánh Thể
trong khái niệm siêu nhiên, sự lưu ý này không là một nhắc nhở đến
sự cẩn trọng đối với việc cố gắng soạn thảo” Tổng Quát Bí Tích học”
hay sao? Không là mối nguy hay sao khi có một cái nhìn thiên kiến
về nền Thần Học của hai Giáo Hội Tin Lành và Công Giáo, theo đó
Giáo Hội Tin Lành được coi là “Giáo Hội của Lời”, Giáo Hội Công
6
Giáo là “Giáo Hội của Bí Tích”? Nhưng phải khẳng định như thế nào
cho chính xác về mối tương quan giữa Lời và Bí Tích?
Trong thời đại Cải Cách xảy ra cuộc tranh cãi về con số các Bí
Tích, người ta đã biện luận trong hàng thế kỷ rằng đó chính là” việc
thiết lập bởi Chúa Giêsu”. Ngày nay các nhà Thần Học Tin Lành lẫn
Công Giáo đã ngưng việc tranh cãi đó, hầu để làm sáng tỏ Giáo Huấn
về “việc thiết lập” được trình bày với sự nhận thức mang tính lịch sử
của khoa Thánh Kinh như thế nào.
1.3. Khái niệm
Danh từ Hy Lạp “” (Mysterion) thường được phiên
dịch lại trong danh từ tiếng Latinh “Sacramentum”, một danh từ đã
được bản dịch Thánh Kinh cổ trong tiếng Latinh vào thế kỷ thứ 2 sử
dụng. Cả hai khái niệm có một lịch sử lâu dài trong truyền thống
Kitô giáo, trong quá trình phát triển của lịch sử Kitô giáo, ý nghĩa
của hai khái niệm nó thay đổi cách đáng kể: Từ một ý nghĩa bao quát
rộng lớn trong Kinh Thánh và nơi các Giáo Phụ cho đến định nghĩa
thu gọn, hẹp hơn về khái niệm Bí Tích trong thời tiền Kinh Viện.
Vào lúc này không có một khái niệm nào xác định rõ ràng về Bí
Tích, cho tới thời Kinh Viện “Bí Tích” được trình bày cách rõ nét.
Do đó các vấn đề đối với giáo thuyết về Bí Tích tổng quát được trình
bày theo những tiêu chuẩn trước là tìm lại và trình bày tình huống
các bản văn và sự phát triển lịch sử của những thế thế kỷ đầu tiên.

7
2. NỀN TẢNG THÁNH KINH
2.1. Khái niệm” Mysterion”
Việc sử dụng nơi Tân Ước về khái niệm “Mysterion” phải được
nhìn trong bối cảnh của việc ứng dụng nó trong nền văn hóa Hy Lạp
và trong thể văn Khải Huyền.
Đối với người Hy Lạp, “mysterion” ngay từ đầu liên quan đến
việc thờ phượng. Nguồn gốc  (My) có ý nói đến hành vi nhắm mắt
hay giữa miệng im lặng: là một phản ứng về kinh nghiệm qui chiếu
về tư duy đang trong tình trạng lan man chưa dứt khoát, mà tư duy
đó không thể diễn tả bằng lời. Trong việc thờ phượng người khởi
xướng (Myste) “không dự phần vào biến cố thần linh cách rõ ràng
minh bạch, nhưng người đó đạt tới chiều kích cảm xúc cách thẳm
sâu” (H. Krmer, Mysterion, 1099). Vì thế nội dung của việc thờ
phượng cũng như biến cố thờ phượng được gọi là “mysterion”. Vì
thế nội dung của việc thờ phượng và các hành vi thờ phượng được
gọi là “mysterion”. Có hai ý nghĩa liên quan đến đời sống tôn giáo
chúng ta: 1- Điểm bí nhiệm chính yếu của những việc thờ phượng
huyền bí chính là sự liên lạc giữa người sống và người chết và con
đường dẫn tới sự sống qua cái chết. 2- Điều bí nhiệm không thể cảm
nhận được bởi những lý lẽ thông thường, nhưng là qua kinh nghiệm;
vì thế, “Mysterion” chỉ có thể cảm nhận được trong việc cử hành
việc thờ phượng.

8
Trong văn thể khải huyền người ta nhiều lần sử dụng từ “huyền
nhiệm – mysterion”. Những huyền nhiệm đó là những thực tại ẩn
dấu, ở thế giới khác của tất cả các hữu thể đang hiện hữu và các biến
cố, đặc biệt của những thực tại sẽ được tỏ hiện vào thời gian viên
mãn (x. H. Krmer, Mysterion, 1100), chương trình của Thiên Chúa
về những biến cố lịch sử trong tương lai đã được mặc khải cho một
số “nhà tiên tri” trong những cảm nghiệm cách lạ thường (trong giấc
mơ, trong việc xuất thần), những cảm nghiệm này được trình bày qua
những hình ảnh. Nó chứa đựng khái niệm về cách chung học.
Tương tự, một vài nơi trong Tân Ước chữ “mysterion” cũng được
nhắc đến, thí dụ như “Mầu nhiệm của sự gian ác đang hoành hành”
(2 Tex 2, 7), mầu hiệm biến đổi thân xác nơi Đức Kitô chiến thắng (1
Cor 15, 51), mầu nhiệm về sự tiếp diễn lịch sử Israel (Rom 11, 25 tt)
Tính cách mầu nhiệm đối với cách nói Tân Ước tập trung vào biến
cố của Đức Kitô. “Phần anh em, Mầu nhiệm Nước Thiên Chúa đã
được ban cho anh em”, Chúa Giêsu đã nói như thế với các môn đệ,
còn những “kẻ ở ngoài” không thể nào hiểu được những bí ẩn của
mầu nhiệm (Mc 4, 11). Nước Thiên Chúa trong các hoạt động của
Đức Kitô hoàn toàn là Mầu nhiệm. Mầu nhiệm đó được trao ban cho
những kẻ theo Ngài. Thánh Phaolô đã nhấn mạnh đến chiều kích
Kitô Học. Ngài không muốn loan báo một mầu nhiệm nào khác hơn
là Đức Giêsu Kitô “Đấng bị đóng đinh”, Đấng là “Chúa hiển vinh”,
Ngài gọi Đức Kitô chính là “Mầu nhiệm của sự khôn ngoan Thiên
Chúa ẩn dấu” (1 Cor 2, 2. 7. 8). “Mầu nhiệm Thiên Chúa chính là
9
Đức Kitô”, Thánh Phaolô Tông Đồ đã nói như thế trong thơ Colossê
(Col 2, 2). Ngài đã nối kết mầu nhiệm này với giáo đoàn, nơi đó Đức
Kitô được rao giảng. Đó chính là “Mầu nhiệm của Thiên Chúa đang
ở giữa muôn dân”: “Đức Kitô ở giữa anh em” (  :
Col 1, 27). Tương tự, tác giả thơ Êphêsô đã liên kết Đức Kitô với
giáo đoàn: “Dân ngoại cùng thừa kế gia nghiệp, cùng làm thành một
thân thể” đó chính là “Mầu nhiệm Đức Kitô” (Eph 3, 4 – 6). Thánh
Phaolô Tông đồ so sánh tình yêu giữa vợ chồng như là tình yêu thánh
thiện, tinh tuyền giữa Chúa Kitô và Hội Thánh và ngài gọi đó là “một
Mầu nhiệm lớn lao” (Eph 5, 32). Như vậy điều hiển nhiên là: Mầu
nhiệm của Thiên Chúa là chính Đức Giêsu Kitô – Mầu nhiệm này
được hiện tại hoá trong các cộng đoàn, nơi đó Đức Kitô được loan
truyền.
Bất cứ nơi nào trong Tân Ước từ ngữ “Mysterion”: đều qui chiếu
về hành vi phụng tự. Tuy nhiên theo cách trình bày nó cũng mang
một ý nghĩa quan trọng đối với Giáo Huấn về Bí Tích. Qua khái
niệm về Mầu nhiệm, coi thể hiểu được mối tương quan giữa Bí Tích
với biến cố của Đức Kitô và với sự Mầu nhiệm về sự hiện diện của
Người trong Giáo Hội.
2.2. Tư duy Bí Tích: Sự thể hiện của Lịch sử cứu chuộc
Với “tư duy Bí Tích”, người ta có thể trình bày lịch sử của Thiên
Chúa với con người được thể hiện trong những biến cố lịch sử cụ thể,
trong những hành động và những cuộc gặp gỡ. Điều này trở thành

10
những dấu chỉ của sự Thiên Chúa gần đến. Trong các dấu chỉ này,
Thiên Chúa đã “tự tỏ mình” cho con người, và trong các dấu chỉ này
Thiên Chúa đến với con người.
Cấu trúc nhị trùng (tự tỏ bày – và tự trao ban) mang lại khái niệm
mặc khải như là sự tự tỏ bày: Thiên Chúa trao ban chính mình – và
cũng chứng minh rằng, Người là ai. Tư duy Bí Tích muốn nói lên
rằng: Thiên Chúa tự tỏ bày cho con người một cách cụ thể, nhận biết
Người cách sống động hữu hình. Quả thật, Người là Thiên Chúa thật,
Đấng hành động nơi con người và được con người cảm nhận, dĩ
nhiên, điều đó không thể chứng minh khi tách lìa khỏi lòng tin; cảm
nghiệm về Thiên Chúa tỏ bày không chỉ dựa vào biến cố, nhưng còn
ý nghĩa của các biến cố đó. Toàn bộ Thánh Kinh đã ghi dấu rất mạnh
đến tư duy Bí Tích.
2.2.1. Trong Cựu Ước
Một “dấu chỉ’ trung tâm của Cựu Ước là Exodus, cuộc xuất hành
khỏi Ai cập. Cái biến cố lịch sử cảm nhận được (cuộc trốn thoát
thành công, qua biển đỏ, trở thành dân tộc Israel) đã làm cho dân
Israel có một cảm nghiệm dứt khoát về Thiên Chúa: Thiên Chúa
chọn dân tộc Israel, giải phóng, cứu vớt, và tỏ bày cho họ trong biến
cố này để họ nhận biết Ngài là Giavê Thiên Chúa, Đấng giải phóng,
Đấng cứu vớt, Thiên Chúa hùng mạnh và đáng tin cậy. Lễ Pesach
hàng năm luôn hiện tại hóa cảm nghiệm này. Trong một mức độ nào
đó, điều này trở thành Dấu chỉ của dấu chỉ: luôn là một tường thuật
mới, một diễn tiến mới được gợi nhớ lại trong khi cử hành việc
11
tưởng nhớ từ lúc bắt đầu lịch sử với Giavê Thiên Chúa, và lịch sử
này đã hiện thực trong dân tộc Israel.
Các dấu chỉ thể hiện hành vi của Thiên Chúa đối với Israel trước
tiên là bộ “Tora”. Trong bộ luật này biểu lộ sự chọn lựa của Thiên
Chúa đối với dân Israel, với bộ luật này Thiên Chúa đã làm cho dân
của Người có khả năng đạt tới cuộc sống trong vùng đất hứa. Tora
“không là một lời nói trống rỗng đối với anh em, mà đó là sự sống
của anh em, mà đó là sự sống của anh em” (Dnl 32, 47; x. 4, 32 –
40). Tora được công bố trong các khi cử hành các nghi thức phụng tự
(Dnl 31, 10), được nhẩm đi nhắc lại cả ngày lẫn đêm (Tv 1, 2). Trong
thời hậu Cứu Ước, dân tộc Israel cửa hành đọc luật Tora hàng năm
trong “lễ hội Niềm hoan lạc luật Tora”. Tại lễ hội này, người ta lấy
cuộc luật Tora ra khỏi hòm, rồi rước chung quanh một vòng với niềm
vui hân hoan, sau đó Tora lại được đặt vào hòm.
Cấu trúc Bí Tích chứa đựng hành động dấu chỉ mang tính tiên tri:
Êlia ném áo choàng lên người Elisêô, – điều này nói lên Elisêo trở
thành môn đệ của vị Tiên tri (1 V 19, 19 – 21); Osêa cưới cô gái
điếm làm vợ – ám chỉ cách cư xử của Giavê đối với dân bất trung của
người (Os 3, 1 – 5); x 1, 2 – 9); Giêrêmia, mặc dầu đang bị giam cầm
trong tù, mua một miếng ruộng – dấu chỉ về một tương lai, người ta
có thể mua sắm lại ruộng nương và vườn nho (Gr. 32, 6 – 15), v.v…
“Giữa hành vi biểu trưng và hiện thực được ám chỉ xuất hiện một
điều tạm gọi là “tương quan Bí Tích”… Hành động mang tính tiên
tri… không chỉ là phương thế tỏ bày, nhưng đó còn là hành động mời
12
gọi tham dự vào biến cố; không chỉ là dấu chỉ gây chú ý, nhưng đó
còn là việc làm mang đến hiệu lực lớn lao” (G. Fohrer, Handlungen,
115f).
Toàn thể lịch sử Israel mang tính chất dấu chỉ. Trong các biến cố
chính trị, từ việc lên đường xuất hành thoát khỏi cảnh nô lệ, việc
hình thành luật, hình thành quốc gia, việc trở về từ cuộc lưu đầy
Iarael đã trình bày một lịch sử luôn gắn liền với Thiên Chúa, Đấng
giải phóng, Đấng hướng dẫn và uốn nắn họ sống và ban đất cho họ
làm gia sản, Đấng tha thứ và luôn làm lại từ đầu. Ngay cả các biến cố
bất hạnh cũng trở thành dấu chỉ của Thiên Chúa. Cuộc lữ hành đầu
tiên cũng mặc khải hành động của Thiên Chúa: Người xét xử dân bất
trung của Người, và Người sẽ trở lại đưa họ trở về, Người luôn là
Thiên Chúa trung tín trong lời Người hứa.
Trong một ý nghĩa rộng lớn hơn có thể hiểu là toàn thể thế giới
được tạo thành như là “dấu chỉ” của Thiên Chúa, và cách đặc biệt
con người được tạo dựng giống “hình ảnh Thiên Chúa” (Stk 1, 26 tt).
Trong công trình tạo dựng Thiên Chúa đã tỏ ra và thể hiện quyền
năng và lòng khoan dung của Người.
Sự tương quan hành vi tạo dựng và cứu chuộc của Thiên Chúa,
chúng ta có thể nhận ra trong tường thuật đầu tiên về tạo dựng (Stk 1,
4. 7. 9. 18 tt), trong việc bố trí vườn địa đàng đối với con người, nơi
tường thuật thứ hai về việc tạo dựng (Stk 2, 8), cũng tương tự trong
một loạt các thánh vịnh (Tv 8; 93; 95; 104; 136; 148) và trong những
đoạn văn tràn đầy niềm hy vọng mang tính cách chung như 2 Mac 7,
13
23, 28, v.v… Thánh vịnh 19 liên kết chứng cứ về thánh luật Tora êm
ái (Tv 19, 8 – 11) với chứng cứ về thế giới được tạo thành: “Trời
xanh tường thuật vinh quang Chúa” (Tv 19, 2). Sách khôn ngoan
đặt thế giới hữu hình trong một mối tương giao với những sức mạnh
tự nhiên và coi đó như là thần, từ đó sách khôn ngoan đã đưa ra một
dấu chỉ tích cực: “vì các thọ tạo các lớn lao đẹp đẽ, thì càng giúp
nhận ra Đấng tạo thành” (Kn 13, 5).
Nhưng thế giới hữu hình này không chỉ mang dấu vết của Đấng
Tạo Hóa. “gai góc và cỏ dại” (St 3, 18), công việc nặng nhọc (St 3,
19), “cực nhọc” và “đau đớn” khi mang thai và sinh nở (St 3, 16),
vấn đề rắc rối trong đời sống đôi bạn giữa người đàn ông và người
đàn bà (St 3, 16), luật báo thù (St 4, 14), trong chiến tranh gây ra một
sự bất hoà lớn lao giữa con người với nhau (St 4, 23 tt) là những dấu
chỉ về việc thọ tạo trở nên tồi tệ, sa đoạ do tội lỗi của con người gây
nên. Và vì thế, thế giới và con người trong thế giới là những dấu chỉ
mang hai chiều kích đối nghịch: Dấu chỉ của Thiên Chúa, Đấng giàu
lòng thương xót và uy quyền, nhưng đồng thời cũng là dấu chỉ của
tội lỗi và nhu cầu cần được cứu rỗi.
2.2.2. Trong Tân Ước
Tân Ước cũng nói về tình trạng nhị phân của thế giới giống như
trong Cựu Ước. “Thiên tính và quyền năng vĩnh cửu của Thiên
Chúa” có thể được nhận biết từ thế giới thụ tạo (Rom 1, 20); Chim
trời và hoa ngoài đồng nói về sự quan tâm lo lắng của Thiên Chúa
dành cho chúng (Mt 6, 25 – 24); thế nhưng “tiếng rên rỉ” của thụ tạo
14
nói lên “tình trạng nô lệ và hư nát” của mình, thế giới “cho đến bây
giờ còn rên xiết và quằn quại như sắp sinh nở”, cho nên thế giới này
cần phải được “giải phóng” (Rom 8, 21 tt), cần biến đổi để trở thành
“trời mới đất mới” (2 P 3, 13; Kh 21, 1; x. Is 51, 6; 65, 17; 66, 22).
Một dấu chỉ rõ ràng nhất của Thiên Chúa trong Tân Ước chính là
Đức Giêsu Kitô. Người ta có thể đọc thấy nơi lời nói và việc làm của
Người, những gì Thiên Chúa làm cho con người. Vì thế, các tác giả
nhất lãm đã miêu tả hành động của Chúa Giêsu trong một hình ảnh
rất gần gũi cảm động: Người “chạm” đến những người cùi (Mc 1,
41), đưa kẻ bị tàn tật ra ngay giữa hội đường (Mc 3, 3), Người kéo
riêng kẻ điếc câm “ra khỏi đám đông”, rồi “đặt ngón tay vào lỗ tai
của anh”, bôi “nước miếng vào lưỡi anh” (Mc 7, 33), đặt tay trên
lưng của người đàn bà bị còng lưng (Lc 13, 13)… điều đó nói cho
chúng ta biết rằng Thiên Chúa đã đến với con người một cách cụ thể,
rõ ràng. Những bữa ăn thân mật của Chúa Giêsu, đặc biệt với những
người thu thuế và tội lỗi, được hiểu như là dấu chỉ của sự cảm thông
liên đới, nhưng “những luật sĩ và biệt phái” chống lại việc làm này
của Chúa Giêsu (Mc 2, 15 tt; x. Lc 15, 2) và Chúa Giêsu tỏ ra Người
là dấu chỉ sự cảm thông liên đới của Thiên Chúa (Mc 2, 17; Lc 15, 3
– 32). Dấu chỉ này không chỉ là trình bày sự “đến gần của Thiên
Chúa” để giải phóng, cứu độ, tha thứ và qui tụ, nhưng còn chỉ ra
rằng: “Nếu tôi dùng ngón tay Thiên Chúa mà trừ quỷ, thì quả thật
Triều Đại Thiên Chúa đã đến giữa các ông” (Lc 11, 20).

15
Phúc Âm Gioan thường gọi hành động vĩ đại của Chúa Giêsu là
“dấu chỉ” (): Ga 2, 11. 23; 3, 2; 4, 54; 20, 30 v.v..), và một
lần nữa nhấn mạnh đến khái niệm dấu chỉ về tường thuật phép lạ
trong Nhất lãm: Chúa Giêsu chính là dấu chỉ của Thiên Chúa.
“Không ai đã nhìn thấy Thiên Chúa. Nhưng Con Một vốn dĩ là Thiên
Chúa, và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người tỏ
cho chúng ta biết” (Ga 1, 18). Trong thân xác loài người Thiên Chúa
đã hoá thân nơi Chúa Giêsu: “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và đã
cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1, 14).
Các dấu chỉ của Chúa Giêsu được tiếp tục thể hiện nơi các môn đệ
của Giáo đoàn sau Phục Sinh: “Nhân danh Thầy họ sẽ trừ quỷ,… và
nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được
mạnh khỏe” (Mc 16, 17, x. Mc 16, 20). Tông đồ công vụ cắt nghĩa
mối tương quan qua dấu hiệu ngôn ngữ: Thiên Chúa qua chứng nhận
Chúa Giêsu qua “điềm thiêng và dấu lạ” (Cv 2, 22), và bây giờ
“Điềm thiêng và dấu lạ” xảy ra qua “bàn tay của các tông đồ” (Cv 5,
12; x. Cv 2, 43; 8, 13; 14, 3; 15, 12). Nhưng dấu chỉ đó chính là
“Đức Chúa”, Đấng đã để cho “điềm thiêng và dấu lạ” xảy ra (Cv 14,
3). Do đó, hành vi chữa lành người bất toại bởi Phêrô và Gioan nói
đên một dấu chỉ không thể nhìn thấy được, trong dấu chỉ đó, sức
mạnh của Chúa Giêsu Phục Sinh được loan báo (Cv 3, 1 – 16).
Nhưng không chỉ những hành động quyền năng siêu việt mới là
dấu chỉ. Trong hình ảnh vẽ về Giáo đoàn Giêrusalem (Cv 2, 42 – 47;

16
4, 32 – 37) chỉ cho thấy toàn thể đời sống của Giáo đoàn – một đời
sống tuân giữa Giáo Huấn của các Tông đồ, quan tâm đến nhau, tài
sản góp chung với nhau, cầu nguyện chung với nhau, bữa ăn được tổ
chức trong “niềm vui và đơn thành” – một dấu chỉ mời gọi và là nơi
chốn của “ân sủng dồi dào” (Cv 4, 33). Tất cả sinh hoạt của đời sống
cộng đoàn được tóm kết trong nghi thức bẻ bánh (Cv 2, 42. 46). Với
nghi thức này, cộng đoàn đón nhận và tiếp tục thực hiện dấu chỉ của
bữa tiệc hiệp thông mà Chúa Giêsu đã thiết lập (x. sự biến đổi “việc
bẻ bánh” đối với hành động của Chúa Giêsu: Mc 6, 41; 8, 6; 14, 22;
1 Cor 11, 24; Lc 24, 30.35, và đối với việc thực hành của cộng đoàn:
1 Cor 10, 16; Cv 2, 42. 46; 20, 7; 27, 35). Nghi lễ này trở thành trung
tâm của hành vi dấu chỉ nơi cộng đoàn.
Bên cạnh đó, những hành động khác của Chúa Giêsu được phản
ảnh nơi các nghi lễ của cộng đoàn Tân Ước: việc đặt tay (Mc 16, 18;
Cv 6, 6; 8, 17; 9, 12; 13, 3; 19, 6; Dt 6, 2; 1 Tim 5, 22; 2 Tim 1, 6; x.
việc đặt tay bởi Chúa Giêsu Mc 5, 23; 6, 5; 8, 23; 10, 16; Lc 13, 13);
Xức dầu (Mc 6, 13; Gc 5, 14); Rửa chân (Gio 13, 1 – 15) và Phép
Rửa (Mc 16, 16; Mt 28, 19; Cv 2, 38 – 41; 8, 12 tt; 8, 16; 8, 26 – 40;
9, 18; 10, 47 tt; 16, 15; 18, 8; 19, 5; 22, 16; Rom 6, 1 – 14; 1 Cor 1,
13 – 17; 12, 13; Gal 3, 27; Eph 4, 5; Col 2, 12; Dt 6, 2; 1Pr 3, 21; đối
với Phép Rửa của Chúa Giêsu bởi Gioan; Mc 1, 9 – 11; Mt 3, 13 –
17; Lc 3, 21 tt; đối với những vấn nạn đang tranh cãi Chúa Giêsu có
tự làm Phép Rửa hay không, x. Gio 3, 22 và 4, 1 tt). Ý nghĩa trong
việc đặt tay không xác định: đó có thể như một cử chỉ để chữa lành
17
(x. Mc 16, 18), trao ban Thần Khí (x. Cv 8, 17) và để sắp xếp một
người nào đó nhằm thừa hành một công việc phục vụ đặc biệt (x. Cv
6, 6; 1 Tim 5, 22). Trong Tân Ước, Phép Rửa và Thánh Thể được
nhấn mạnh và mang một suy tư Thần Học rõ nét.
Trong Tân Ước, cũng biểu lộ một tình huống tương tự trong việc
sử dụng từ ngữ “Mysterion”. Như Chúa Giêsu Kitô là mầu nhiệm của
Thiên Chúa và như Mầu nhiệm này được hiện tại hóa trong các cộng
đoàn; và như thế, Chúa Giêsu hoàn toàn là dấu chỉ hiện thực của
Thiên Chúa, và cộng đoàn cũng trở thành dấu chỉ, và hiện giờ trong
cộng đoàn Chúa Giêsu Phục Sinh đang hành động.
3. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TÍN ĐIỀU VỀ BÍ TÍCH
3.1. Thời thượng cổ Giáo Hội
3.1.1. Lịch sử khái niệm Bí Tích
Từ thế kỷ thứ hai trong Thần Học Phương tây thì khái niệm
“” (Mysterion) và “sacramentum” được trộn lẫn với
nhau. Vì thế trước tiên chúng ta nhìn lướt qua về lịch sử khái niệm Bí
Tích, trước khi trình bày đến suy tư Thần Học trong thời thượng cổ
Giáo Hội về bản chất và tác động của Bí Tích.
3.1.2. ““(Mysterion)
Các nhà Thần Học thời thượng cổ Giáo Hội đã sử dụng từ
“” (Mysterion) trong ý nghĩa tượng tự được dùng trong
Tân Ước (x. 2.1). Do cuộc tranh luận với phái Thông tri (Gnosis) với
nhóm nghi lễ thần bí, nên các nhà hộ giáo đã tạo ra một trường phái

18
riêng biệt: Giáo thuyết về bí nhiệm của các nhà thông tri và những
người cử hành nghi lễ thuộc dân ngoại được gọi là những huyền
nhiệm (Mysteria), các nhà hộ giáo, đặc biệt là Alexandrie Clemens (†
trước 215) và Origenes († khoảng 254) thì nói đến những mầu nhiệm
chân thật (vera mysteria). Như vậy, có hai sự thay đổi bản chất so với
Tân Ước: trước tiên, ngược với Giáo thuyết chính yếu của Phaolô về
một mầu nhiệm: đó chính là Đức Kitô. Ở đây, các nhà hộ giáo nói
đến nhiều mầu nhiệm; kế đến các hành vi Phụng Vụ được gọi là các
mầu nhiệm.
3.1.3. “Sacramentum”
Ý nghĩa nền tảng của từ ngữ latinh “sacr” ám chỉ đến lãnh vực
thần thánh, tôn giáo; “sacrare” có nghĩa là: một sự gì hoặc một người
nào đó được dành hay được thánh hiến cho lãnh vực thánh thiêng;
“sacramentum” không những là hành vi thánh hiến mà còn là phương
thế thánh hiến. Trong từ ngữ thông dụng có tính cụ thể của Latinh
thời cổ đại, thì từ “sacramentum” mang nặng sắc thái pháp lý: Lời
thề trong các vụ xử kiện dân sự, lời thề quân sự và tiền bảo lãnh thế
chấp trong vụ kiện được gọi là “sacramentum”. Trong cả ba trường
hợp được áp dụng vào trong tôn giáo về quan điểm pháp luật luật
pháp: Lời thề và quân thề áp dụng cho việc xét xử của thần linh, tiền
thế chấp ám chỉ tới kho tàng ở chốn thiêng liêng.
“Sacramentum” được dịch sang “mysterion”
Những bản dịch Thánh Kinh Latinh đầu tiên đã biểu lộ sự khác
biệt với từ Hy Lạp “mysterion”: những bản dịch xuất hiện trong nước
19
Ý thích dùng từ vay mượn “mysterium” (ngay trong bản Vulgata);
ngược lại, các bản dịch xuất hiện trong Châu Phi thì dùng từ
“sacramentum”. Nhà hộ giáo Châu phi có nhiều ảnh hưởng cũng sử
dụng từ “sacramentum”. Ngoài ra, các ngài còn áp dụng từ ngữ
“sacramentum” vào Phép Rửa. Ngài so sánh Phép Rửa với quân thề:
nơi quân thề có nghi thức tiếp nhận trong việc phong quân hàm, nơi
Phép Rửa cũng có những cách thức diễn nghĩa để hiểu biết như là
khai tâm trong Kitô giáo. Cuối cùng, các ngài cũng gọi Thánh Thể là
Bí Tích. Từ đó danh từ Bí Tích dần dần được sử dụng trong Giáo Hội
Latinh.
Giống như “mysterion”, danh từ “sacramentum” bước đầu chứa
đựng ý nghĩa mang tính rộng lớn: “Sacramenta” không chỉ được
đóng khung trong Phép Rửa và Thánh Thể, nhưng còn được áp dụng
cho Chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa, những bí nhiệm của
Lịch sử Cứu độ trong Cựu Ước và Tân Ước, đặc biệt là việc Nhập
Thể, Chết và Sống lại của Chúa Giêsu, những công thức tuyên tín,
những nghi thức Phụng Vụ khác nhau, lời thề hứa, những biểu tượng
Thánh Kinh; Kitô giáo cũng được gọi là “sacramentum”.
Thánh Augustino đã sử dụng “sacramentum” và “mysterium”
đồng nghĩa với nhau. Ngài nói đến một ý nghĩa rộng lớn về “một sự
kiện quan sát được, thì ý nghĩa của nó cũng không thể kín múc hết
được, như nó là, khi nó trực tiếp được cử hành, nhưng nó còn ám chỉ
tới một thực tại thiêng liêng” (J. Finkenzeller, Lehre, 39). “Những Bí
Tích (Sacramente) của dân Israel” thuộc về ý tưởng đó (Cắt bì, lễ
20
hiến tế, Lễ Vượt qua, việc xức dầu của Tư tế và của các vua. v.v…)
cũng như tất cả việc cửa hành khác của Tân Ước. Bí Tích lớn nhất
đối với tất cả các Bí Tích khác chính là sự Nhập thể của Thiên Chúa
qua Đức Giêsu Kitô. Bên cạnh tư tưởng của Thánh Augustinô xuất
hiện một khái niệm hẹp hơn: Một phần ba khái niệm “sacramentum”
chỉ qui chiếu về Phép Rửa và Thánh Thể”.
3.1.3. Suy tư Thần Học
Suy tư Thần Học của các Giáo phụ không nhằm cắt nghĩa khái
niệm “sacramentum” cho bằng tìm ra những hành vi Bí Tích. Ở đây
nhấn mạnh đến Phép Rửa và Thánh Thể.
3.1.3.1. Các Giáo phụ Đông phương
Các tư tưởng của hầu hết các Giáo phụ Hy Lạp đều nhắm đến
“kiến thức hiểu biết về biểu tượng đích thật… Con người và thế giới
được cắt nghĩa trong một phương cách rằng: một thực tại là biểu
tượng của một thực tại khác cao hơn. Tuy nhiên, đó không là biểu
tượng duy chỉ trong ý nghĩa mà chúng ta nhìn thấy một sự tương tự
và nảy sinh một mối tương giao, nhưng biểu tượng còn mang một ý
nghĩa: đó còn là một thực tại cao hơn chính nó được biểu lộ ra, nó
được hiện tại hoá trong chính nó và tác động qua nó, ngay cả trong
phương cách có vẻ tầm thường” (A. Gerken, theologie, 67). Tư
tưởng nguyên mẫu – hoạ ảnh của trường phái Platon tạo nên bối cảnh
của kiến thức hiểu biết này: nguyên mẫu tỏ được bày trong hoạ ảnh,
nguyên mẫu hiện diện trong hoạ ảnh, ngay cả hoạ ảnh đó hiện hữu
cách yếu ớt.
21
Tư tưởng hoạ ảnh mang tính biểu tượng đích thật cũng được ám
chỉ đến Thánh Thể. Như hoạ ảnh được hiện tại hoá trong bức ảnh,
Chúa Giêsu cũng được hiện tại hoá trong Thánh Thể. Thánh Thể
được gọi là “hình ảnh” ( - eikon), “hoạ ảnh” (,
 - typos, antitypos), “ngụ ngôn” ( - homoioma),
“biểu tượng” ( - symbolon) của Chúa chịu đóng đinh, của
Phụng Vụ trên trời và của công trình cứu chuộc. Do đó, Thánh Thể
không chỉ đơn thuần là một bức ảnh yên lặng, nhưng đó còn là một
biến cố đang thực hiện một hiện thực, bởi đó trong ý nghĩa của các
Giáo phụ Hy Lạp, người ta không thể chỉ nói về một “hiện diện đích
thật”, nhưng còn nói đến một “hiện diện sống động” của Chúa Kitô
(J. Betz, Eucharistie 1 / 1, 65 – 259). Việc cử hành Thánh Thể bằng
những dấu chỉ rõ ràng đã làm cho các Thánh Lễ thực sự được quyện
lẫn vào lịch sử của cuộc đời Chúa Giêsu Kitô; Người tự thông ban
chính mình trong trong dấu chỉ hữu hình (bánh, rượu). Ai tự hiệp
thông vào dấu chỉ này, người đó đón nhận dấu chỉ với tất cả những gì
mà dấu chỉ trình bày.
Một tư tưởng tương tự được trình bày qua khái niệm sự mô phỏng
( - mimesis). Khởi đầu (như bởi Ignatius thành Antiochia, †
khoảng 117) là việc đánh dấu những gì thuộc toàn bộ Kitô giáo sử
dụng – mô phỏng trong ý nghĩa kế tục -, khái niệm mô phỏng theo
thời gian được qui chiếu về trong Phụng Vụ. “Huấn giáo nhiệm tích”
(Catéchèses mystagogiques) của các Giáo phụ thành Giêrusalem

22
(như Giám mục Cyrillô thành Giêrusalem, † khoảng 386) đã chú giải
nghi lễ Rửa tội như “hình ảnh” và “mô phỏng” về sự đau khổ, cái
chết và sự Phục Sinh của Chúa Kitô: việc cởi áo trước khi bước vào
hồ nước rửa tội người được Rửa tội “mô phỏng” theo Chúa Giêsu,
Đấng chịu treo trần truồng trên Thập giá, ba lần được nhúng sâu vào
nước “mô phỏng” theo cái chết của Chúa Giêsu vào ba ngày ba đêm,
Chúa Giêsu bị chôn trong mồ đá. “Mô phỏng” ở đây có nghĩa là thực
hiện trong Phụng Vụ, mà qua đó người được rửa tội “dự phần” vào
lịch sử Chúa Kitô và nhờ phương thế này mà đạt tới ơn cứu độ
(Cyrill thành Giêrusalem, Myst. Cat. II 2 – 5).
Thuật từ “hình ảnh” được khám phá trước tiên bởi các Giáo phụ
Hy Lạp; nhưng thuật ngữ này không giới hạn trong Giáo Hội Đông
phương. Thuật ngữ này cũng đã được du nhập vào trong Giáo Hội
Tây phương, như trong bản văn Latinh về qui luật Giáo Hội của
Hyppolyt (khoảng 215), Đức Giám mục đọc lời tạ ơn trên bánh, nhờ
đó bánh trở thành “exemplum, quod dicit graecus antitypum” của
Mình Chúa Kitô, và trên chén rượu, nhờ đó rượu trở thành
“antitypus”, “similituto” của Máu Chúa Kitô (Hippolyt, Apost. Trad.
21). Mặt khác, thuật ngữ này cũng không tránh được những tranh cãi
trong Giáo Hội Đông phương. Cyrill thành Alexandria († 444) phê
bình từ “typos”, Theodor thành Mopsuestia († 428) phê bình từ
“symbol” và Gioan Damascenus († khoảng 749) phê bình về cách
diễn tả “hình ảnh”, quả thật, trong Giáo Hội Hy Lạp “hình ảnh” và
“biểu tượng” không thể luôn luôn được hiểu trong ý nghĩa về “biểu
23
tượng đích thực” (đúng thật, vì có trong hình ảnh), nhưng cũng có
thể được hiểu như là một tương phản với hiện thực (không đúng thật,
nhưng đó chỉ là “hình ảnh”).
3.1.3.2. Thánh Augustinô
Một ảnh hưởng lớn đối với Thần Học Bí Tích Tây phương được
gọi là Thần Học dấu chỉ của Thánh Augustinô († 430). Thần Học dấu
chỉ này phân biệt giữa “res” (thực tại) và “signum” (dấu chỉ).
Những thực tại trong ý nghĩa thật sự là những thực tại hiện hữu
không để biểu thị một cái gì khác, nhưng là thể hiện chính nó, như
gỗ, thú vật và những thứ tương tự. Dấu chỉ thì ngược lại, nó luôn
luôn biểu lộ một điều khác. Bên cạnh đó cũng có những sự vật hiện
hữu trong chính nó đồng thời cũng là dấu chỉ cho một sự vật khác.
Như” gỗ “được nói đến trong Thánh Kinh, ông Môisen ném cây gậy
vào trong nước đắng, để làm cho vị đắng ở trong nước biến đi (Xh
15, 25), và “con thú” mà Abraham đã dùng để tế lễ thay cho đứa con
trai duy nhất của mình (St 22, 13). Thuộc về dấu chỉ thì có “dấu chỉ
tự nhiên” (sogna natualia) được phân biệt với “dấu chỉ qui ước”
(signa data). “Dấu chỉ tự nhiên” làm cho sự vật được nhận ra ngay,
chứ không có chủ đích để sự vật được nhận ra như: khói chỉ đến lửa,
nét mặt của kẻ nói dối biểu lộ tâm trạng của người nói dối. “Dấu chỉ
ước định” thì ngược lại, thí dụ như một cái gật đầu chủ ý, một cử
điệu bằng tay có mục đích hay dấu chỉ lá cờ quân đội được thể hiện
với một ý định được qui ước rõ ràng, nhằm đưa đến một nhận biết
nào đó. Ở đây điều thuộc “dấu chỉ ước định” trước hết mọi điều khác
24
chính là “lời”. Lời đối với Thánh Augustinô là một dấu chỉ đứng vào
bậc ưu tiên, ngài có thể gọi tất cả các dấu chỉ là “lời hữu hình”
(Augustinô, De Doct. Christ. II 3, 4).
Bí Tích là những “dấu chỉ ước định”: Những dấu chỉ này được gọi
là “dấu chỉ thánh” (signa sacra), vì các dấu chỉ này ám chỉ đến những
thực tại thánh. Qua những sự vật hữu hình kẻ tin được đưa dẫn tới
những thực tại vô hình. Nước của Phép Rửa “tưới gội trên thân xác
và rửa sạch tâm hồn”. Nhưng dấu chỉ đang được xác định chính là
Lời. Nếu loại bỏ lời đi, thì nước đó là gì như nó được sử dụng tới?
Lời đã trở thành yếu tố quyết định, và đó chính là Bí Tích. Vì đó là
Bí Tích nên đồng thời đó cũng là “Lời hữu hình” (Augustinô, Tract.
Io. Ev. 80,3). Lời đứng thứ bậc trên hết không chỉ bởi được biện giải
do tính cách hiện tượng (trong tất cả lý thuyết dấu chỉ tổng quát),
nhưng còn do tính Thần Học: Lời Bí Tích là Lời Đức Tin của Giáo
Hội, Lời được rút ta từ Thánh Kinh, và cuối cùng chính là Lời Đức
Kitô. Do đâu mà nước mang lại hiệu quả lớn lao đến độ rửa sạch
được tâm hồn mặc dầu nước chỉ bám vào thân xác, nếu không phải là
do hiệu lực của Lời. Lời được không hệ tại ở chỗ được nói ra mà còn
hệ tại ở niềm tin đặt vào đó. Bởi vì trong lời được nói ra, âm thanh sẽ
tan biến, nhưng hiệu quả của Lời thì mang tính bền lâu... “Lời đó
chính là lời chúng tôi rao giảng, để khơi dậy Đức Tin” (Rm 10, 8).
Chắn chắn đó là Lời thánh hoá Phép Rửa, để Phép Rửa có thể thánh

25
tẩy con người”1. Do đó, Lời có một sức mạnh lạ thường, “Lời khơi
dậy Đức Tin công hiệu đến nỗi thanh tẩy được cả trẻ bé thơ, nhờ
người tin dâng tiến chúc tụng và dìm vào trong nước, cho dầu em bé
chưa có đủ khả năng thể hiện Đức Tin trong lòng để được công
chính hóa, và thể hiện ra ngoài để tuyên xưng nhằm được cứu độ.
Mọi sự diễn là nhờ Lời Chúa như Người đã nói: anh em được thanh
sạch rồi nhờ Lời Thầy nói với anh em (Ga 15, 3)”2.
Thánh Augustinô phân biệt rõ ràng về “dấu chỉ” và “thực tại” của
dấu chỉ của Bí Tích: “Làm sao Bánh lại là Thân Mình của Người, và
chén, nghĩa là rượu được chứa đựng trong đó, lại là Máu Người?
Thưa anh em, những điều đó được gọi là Bí Tích, bởi vì trong đó, cái
trông thấy là một chuyện, nhưng ý nghĩa hàm chứa trong đó là một
chuyện khác (quiq in eis aliud videtur, aliud intelligitur). Cái nhìn
thấy được thì mang lấy hình dáng cụ thể, còn ý nghĩa chứa đựng
trong đó thì mang lại hiệu quả thiêng liêng (quod videtur, speciem
habet corporalem, quod intelligitur, fructum habet spiritualem)” 3
Qua Augustinô sự phân biệt giữa “dấu chỉ” và “thực tại” được
nhấn mạnh và qua việc nhấn mạnh về lời đối với dấu chỉ hữu hình,
nền Thần Học Phương Tây đã quan tâm đến một trọng tầm khác hơn
ở Phương Đông: ở Phương Đông các nhà Thần Học nhấn mạnh đến
tư tưởng liên quan đến hình ảnh, biểu tượng đích thật, còn ở Phương

1
Augustinô, De Doct. Christ II 3, 4.
2
Như trên
3
Augustinô, Sermones 272, trích từ: Gnter Koch, Sakramentenlehre, trong: Texte
zur Dogmatik, Nha xuất bản Styria, tại Graz, Wien, Kưln, 1991
26
Tây thì quan tâm đến tư tưởng đến Lời và khái niệm được xác định
rõ ràng.
3.2. Kinh Viện
3.2.1. Tìm một định nghĩa
Không như khái niệm Bí Tích đã được qui định vào thời Giáo Hội
thượng cổ cho tới thế kỷ thứ 12. Vào thời trước Kinh Viện, con số về
Bí Tích được trình bày rất khác nhau. Các Giám mục Fulbert thành
Charters († 1028) và Bruno thành Wrzburg († 1045) xác định có hai
Bí Tích: Phép Rửa và Thánh Thể, Bernard thành Clairvaux († 1153)
nói đến 10 Bí Tích (trong đó có Bí Tích Rửa Chân), Hồng y Petrus
Amiani († 1072) nói đến 12 Bí Tích (trong đó có Bí Tích Xức Dầu
cho hoàng đế). Trước tiên với việc quan tâm đến hệ thống hoá của
các nhà tiền Kinh Viện đã xuất hiện những bản khảo luận về Bí Tích
đầu tiên với nỗ lực tìm kiếm một định nghĩa (khoảng giữa thế kỷ 12
như việc xác định con số bảy Bí Tích).
Hugo de S. Victor († 1141), nhà Thần Học có uy tín đối với
trường phái Augustinô ở Paris, đã đưa ra một định nghĩa với một ý
nghĩa chặt chẽ nhất đối với Bí Tích. Khái niệm “Dấu chỉ” đối với
ngài quá rộng lớn: Dấu chỉ trong Bí Tích không chỉ đơn thuần là dấu
chỉ nhưng đó còn là công hiệu (x, Hugo de St. Victor, Dial. 34 D).
Các Bí Tích “chứa đựng” ân sủng biểu thị Bí Tích, cho nên Bí Tích
không chỉ là dấu chỉ, nhưng còn là “bình chứa ân sủng”. Trong hình
ảnh “bình chứa” sự nhận thức mang tính chữa trị về Giáo Huấn Bí
Tích của Kinh Viện cũng được thể hiện: Ân sủng nơi Bí Tích được
27
hiểu như phương dược chữa trị tội lỗi và những hậu quả của tội,
Chính các Bí Tích đồng thời là bình chứa các phương dược chữa trị.
Tác phẩm chính của Hugo “De sacramentis christianae fidei” là
một thí dụ tiêu biểu đối với cách sử dụng kiểu nói đó. Trong tựa đề
“sacramentum” còn có ý nghĩa về mầu nhiệm, nội dung Đức Tin.
Tựa đề đó phải được dịch: “Về những mầu nhiệm của Đức Tin Kitô
giáo”. Trong tác phẩm thứ nhất Hugo đã biên soạn về tạo dựng, Đức
Tin và những Bí Tích của giao ước cũ, trong tác phẩm thứ hai được
coi như một khảo luận hệ thống về các Bí Tích trong ý nghĩa hẹp
nhất. Ngài định nghĩa: “Bí Tích là một yếu chất thể được bày ra
trước mắt bên ngoài và trình bày (repraesentans) đến một ân sủng vô
hình thần linh dựa trên điểm tương tự, biểu thị (significans) căn cứ
vào việc lồng vào (nhờ Đức Kitô) và chứa đựng (continens) căn cứ
vào việc hiến thánh” (Hugo de St. Victor, De sacr. I, 9, 2).
Petrus Lombardus († 1160) đã trình bày: “Sacramentum… proprie
dicitur, quod ita signum est gratiae Dei…, ut ipsius imaginem gerat
et causa existat” (Bí Tích trong ý nghĩa đích thật… Được gọi, cái mà
bằng cách thế như vậy là dấu chỉ của ân sủng Thiên Chúa,… Bí Tích
chứa đựng hình ảnh và là nguyên nhân của ân sủng). Bí Tích không
được thiết lập để chỉ biểu thị mà thôi, mà còn là để thánh hóa (Non
igitur significandi gratia sacramenta instituta sunt, sed et
significandi)4. Như vậy theo Petrus Lambardus gọi là Bí Tích đúng

4
Petrus Lombardus, Sent. IV d. 1 cap. 4, 2.
28
nghĩa khi Bí Tích là dấu chỉ vừa mang lại ân sủng vừa là hình ảnh
của ân sủng. Từ “imago” (hình ảnh) nhắc nhớ tới truyền thống của
Giáo Hội thượng cổ, “causa” (nguyên nhân) trình bày về một suy tư
mới: Vấn đề về nguyên nhân tính (Bí Tích là nguyên nhân làm nảy
sinh ân sủng). Do đó nhiệm vụ chính được xác định là nhằm nỗ lực
giải đáp Thần Học Bí Tích của Kinh Viện: làm thế nào Bí Tích là
dấu chỉ vừa hình ảnh vừa nguyên nhân?
3.2.2. Nguyên nhân của ân sủng
Khái niệm “nguyên nhân” được chấp nhận một cách hết sức dè
dặt và được vận dụng vào trong công thức đã được cải biên. Các suy
tư Thần Học chống lại khái niệm nguyên nhân, vì như thế, quyền tối
thượng của Thiên Chúa sẽ bị giới hạn, nếu nói đến sự tác động
nguyên nhân trên ân sủng của Người, và nảy sinh vấn đề nhân chủng
học như chất liệu (các yếu tố của nghi lễ) tác động trên lãnh vực
thiêng liêng (linh hồn của con người). Vì thế “Summa Halensis” (Tác
phẩm chung của các nhà Thần Học tiền trường phái Phanxicô, sau
1235) dạy về một “công hiệu được trao ban”: Bí Tích tạo ra một sự
trao ban (dispositio) chắc chắn, có nghĩa là tạo ra một hiệu quả trong
tâm hồn chứa ở trong tình trạng ân sủng, nhưng chuẩn bị để nhận ân
sủng. Bonaventura († 1274) trong tác phẩm “Breviloquium” bác bỏ
nguyên nhân qua Bí Tích một cách rõ ràng; vì ân sủng chỉ có thể
được tuôn đổ từ Thiên Chúa mà thôi, và Thiên Chúa đã không gắn
liền quyền năng của ngài với Bí Tích. Từ ngữ “bình chứa” và
“nguyên nhân” chỉ có thể được hiểu là: căn cứ vào sự sắp đặt của
29
Thiên Chúa ân sủng phải được nhận lãnh trong Bí Tích và qua Bí
Tích. Như vậy, sự cứu độ thực sự xảy ra không phải do quyền năng
của Bí Tích, nhưng do bởi sự sắp đặt của Thiên Chúa, hay là như
thánh Bonaventura nói trong cuốn “Sentenzenkommentar”: mỗi lần
nhận lãnh Bí Tích thì quyền năng của Thiên Chúa tác động đến như
lời hứa của Người được trao ban từ một khế ước (ex quadam
pactione). (Nghĩa này trong lịch sử tín điều được gọi là “điều kiện
thuyết” hay “khế ước thuyết”).5
Thomas Aquin († 1274) không có hài lòng với Bonaventura về
khế ước thuyết; vì như vậy Bí Tích không còn là nguyên nhân,
nhưng trở thành điều kiện của ân sủng. Hiệu quả của Bí Tích sẽ
không khách quan, nhưng hoàn toàn mang tính chỉ thị: Hiệu quả Bí
Tích được so sánh như một đồng tiền chì, nó nhận được giá trị bằng
trăm bảng Anh do lệnh truyền của nhà vua, nhưng ngược lại, đối với
vàng thật, cũng không nhận được một giá trị đó. Vì thế, Thomas đã
ủng hộ tư tường về nguyên nhân dụng cụ (causa instrumentalis): Bí
Tích là dụng cụ trong bàn tay Thiên Chúa. Thiên Chúa là chủ thể,
nguyên nhân của hành vi trao ban ân sủng (causa principalis); nhưng
Bí Tích không chỉ chiếu theo sự sắp đặt (dispositio) thần linh, nhưng
tự nó còn là phương thế cần thiết.
“Có hai thứ nguyên nhân tác thành: nguyên nhân chính yếu và
nguyên nhân dụng cụ. Nguyên nhân chính yếu tác động bằng năng

5
Bonaventura, In Sent. IV. D. 1 art. Unicus q.4.
30
lực của mô thể và hiệu quả thì giống như mô thể, như lửa thì tăng
nhiệt độ bằng sức nóng của mình. Theo cách thức đó thì chỉ có Thiên
Chúa mới có thể là nguyên nhân của ân sủng, bởi vì ân sủng không
gì khác hơn là việc chúng ta được thông phần vào bản tính Thiên
Chúa mà trở nên giống như Người…. Ngược lại, nguyên nhân dụng
cụ không tác động bằng năng lực của mô thể, mà chỉ bằng động lực
do nguyên nhân chính tác động. Do đó, hiệu quả của nguyên nhân
dụng cụ không giống dụng cụ, mà giống tác nhân chính; ví dụ,
giường không giống cái rìu, mà giống tài nghệ trong tâm hồn nghệ
nhân. Chính theo phương thức đó mà các Bí Tích Tân Ước làm
nguyên nhân của ân sủng: theo sự an bài của Thiên Chúa chúng được
cung cấp cho con người để làm nguyên nhân tạo ra ân sủng nơi con
người”6
Dĩ nhiên, Thánh Thomas hiểu nguyên nhân dụng cụ trong nghĩa
giới hạn: Bí Tích tác động như “causa instrumentalis” đối với hiệu
lực ban đầu của Bí Tích (sự chuẩn bị linh hồn hướng về ân sủng),
còn đối với hiệu lực sau cùng (chính ân sủng) thì Bí Tích chỉ là sự
sắp đặt (dipositio). Đối với “summa theologiae” “nguyên nhân dụng
cụ” và “nguyên nhân sắp đặt” có mối tương quan hay không, vẫn còn
là vấn đề đang tranh cãi.

6
Thomas Aquin, STh III, q. 62 a 1c.
31
3.2.3. “Ex opere operato”
Hiệu lực của Bí Tích không lệ thuộc vào Đức Tin cá nhân của
người trao ban hay của người lãnh nhận Bí Tích, nhưng là dựa vào
hành động của Thiên Chúa, trường phái Kinh Viện đã đưa ra một
công thức: Bí Tích sinh hiệu quả do sự, “ex opere operato” (do việc
cử hành Bí Tích), chứ không do nhân, “ex opere operantis”, (do tư
cách của thừa tác viên hay người lãnh nhận).
Vấn đề này đã được phái ly giáo làm ồn ào vào thế kỷ thứ ba, và
được quyết định trong một cuộc tranh cãi với giáo phái Donat7 vào
thế kỷ thứ tư: Tính thành sự của Phép Rửa không lệ thuộc vào Đức
Tin chính xác, và cũng không lệ thuộc vào sự toàn hảo luân lý của
người lãnh nhận; vì trong Bí Tích hành động chủ yếu chính là Thiên
Chúa hoặc là Chúa Giêsu Kitô. Vì thế, Bí Tích nhận được một sự
khách quan rõ ràng, không lệ thuộc một ai: trước khi yếu tố chủ quan
biểu lộ – Đức Tin và tư cách của người trao ban hay nhận lãnh Bí
Tích – thì ân sủng của Thiên Chúa đã có rồi.
Nhằm chỉ rõ tính khách thể này các nhà Thần Học thời hoàng kim
Kinh Viện đã ứng dụng thuật ngữ, được sử dụng trong học thuyết

7
Donatisme: Phái ly giáo kéo dài suốt thế kỷ IV và đã làm chi Giáo Hội Phi Châu
bị chia rẽ. Giáo phái này được gọi bằng tên của người khai sinh ra giáo phái là
Donat. Ong này từ chối không chịu quyền tài phán của giám mục thành Carthage
bị tố cáo là tên ohản giáo. Giáo phái có trung tâm ở miền Numidia và được truyền
bá sâu rộng trong các miền quê. Giáo phái này đã bị nhiều Công Đồng lên án.
Chính ội nghị tại Carthage năm 411 dưới sự lãnh đạo của Augustinô đã giáng cho
Giáo phái này một đòn chí tử. Giáo lý của giaó phái này là không công nhận tính
thành hiệu của một Bí Tích do một thừa tác viên bất xứng trao ban.
32
cứu chuộc (thời tiền Kinh Viện). Theo đó qua cái chết cứu chuộc của
Chúa Giêsu người ta phân biệt công trình cứu chuộc đích thực nơi
việc hiến dâng đời sống của Chúa Giêsu như là “opus operatum” từ
hành vi (xấu) của những người mang cái chết lại cho Chúa như là
“opus operans”. Odo Ourskamp († sau 1171) qua sự phân biệt này đã
bàn thảo về vấn nạn: phải xét đoán như thế nào về việc thánh hiến
(concécration) được cử hành qua việc mại thánh: Hành vi mại thánh
là xấu (“opus operans”), chính bản thân việc thánh hiến là tốt (opus
operatum). Thời hoàng kim Kinh Viện xuất hiện cặp khái niệm “ex
opere operato” –” ex opere operantis” nhằm phân biệt gìữa yếu tố
khách thể, thần linh và chủ thể, nhân trần trong Bí Tích. Từ đó lại
phát sinh một cái nhìn khác: trước tiên “opus operans” được chỉ tới
thừa tác viên Bí Tích, Wilhelm Auxerre († 1231 hay 1237) chỉ thêm
người nhận lãnh Bí Tích. Thời hoàng kim Kinh Viện cũng sử dụng
thuật ngữ này để phân định Bí Tích của Tân Ước từ “Bí Tích” Cựu
Ước và từ các Á Bí Tích. Bí Tích Cựu Ước và Á Bí Tích tác động
dựa trên Opus operantis (Đức Tin của những người tham dự được
biểu lộ trong dấu chỉ), ngược lại, Bí Tích gây hiệu quả dựa vào Opus
operatum (hành động của Thiên Chúa được chứa đựng trong Bí
Tích).
Vì những cuộc tranh luận sau này, đặc biệt trong thời đại Cải
Cách, công thức “ex opere operato” đưa đến sự hoài nghi, Thần Học
Kinh Viện đã xác định khuynh hướng nghi lễ (ritualisme) và sự tin
tưởng vào những hành vi tôn thờ của con người không mang lại ân
33
sủng Thiên Chúa, điều xác tín này nằm trong ý định trình bày công
thức này: “ex opere operato”. Khi đưa ra công thức này, Thần Học
Kinh Viện khẳng định rằng: Trong Bí Tích, con người không là chủ
thể của hành vi ân sủng, nhưng chính là Thiên Chúa hoặc Chúa
Giêsu Kitô. Và xa hơn, có thể nhận ra rằng, các nhà Thần Học Kinh
Viện còn muốn khẳng định: Nghi lễ không phát sinh hiệu quả, nhưng
trong nghi lễ hành động của Chúa Kitô và của Thiên Chúa đem lại
hiệu quả.
3.2.4. “Res et sacramentum – character indelebilis”
Về hiệu quả Bí Tích, các nhà Thần Học Kinh Viện còn trình bày
đến sự phân biệt ý nghĩa. Augustinô phân biệt về dấu chỉ bên ngoài
(signum, sacramentum) và thực tại bên trong (res sacramenti). Giữa
hai khái niệm này, Thần Học Kinh Viện còn thêm vào một khái niệm
thứ ba: hành động trung gian của Bí Tích (“res et sacramentum” hay
là “res et signum”). Có nghĩa là cái vừa được nêu lên ý nghĩa, tức
thực tại (res) bởi sacramentum tantum (đơn thuần là dấu chỉ), vừa là
dấu chỉ (sacramentum) của một thực tại sâu xa hơn.
Các nhà Thần Học Kinh Viện xác định hành động trung gian Bí
Tích này nơi Phép Rửa, Thêm Sức và Truyền Chức Thánh với
“character indelebilis” (do Augustinô dạy), Ấn tích không thể tẩy
xóa. Theo đó, người lãnh nhận ba Bí Tích này được ghi một ấn tín có
tính cách bền vững, cho dù người này sống trong tình trạng ân sủng
hay là mất ân sủng do tội lỗi, thì ấn tích này vẫn tồn tại. Dựa vào đặc
tính của Ấn tích, ba Bí Tích không được lãnh nhận lần thức hai. Giáo
34
Huấn này chứng thực rằng, ba Bí Tích Thanh Tẩy, Thêm Sức và
Truyền Chức Thánh không lệ thuộc vào Đức Tin và sự thánh thiện
của người lãnh nhận, nhưng đó là một sự kiện khách quan.
Còn đối với các Bí Tích còn lại khác thuật ngữ được dùng không
thống nhất. Một số nhà Thần Học nói về “sự trang sức linh hồn”
(ornatus animae), tức là trình độ phẩm hạnh nội tâm của con người,
như: thực tại Thân thể Đức Kitô đối với Bí Tích Thánh Thể, sự sám
hối trong lòng đối với Bí Tích Sám Hối, sự xức dầu thiêng liêng hay
sức mạnh và sự vui mừng trong lòng đối với xức dầu bệnh nhân; mối
dây ràng buộc vĩnh cửu giữa hai vợ chồng xuất phát từ sự trao đổi
ưng thuận. Albertô Magnus, Thomas Aquinô và một số nhà Thần
Học Kinh Viện khác đã trình bày đến ba bình diện của từng Bí Tích:
“thuần dấu chỉ” (sacramentum tantum): đơn thuần là dấu chỉ, “dấu
chỉ và thực tại” (res et sacramentum” và” thuần thực tại” (res
tantum): chỉ có thực tại.
3.2.5. “Materia sacramenti” và “forma sacramenti”
Trong bối cảnh tranh luận về nguyên nhân tính, Thánh Thomas
Aquinô đã trình bày đến tư tưởng nguyên nhân của Aristôte. Từ tư
tưởng này đón nhận cặp khái niệm mô chất thuyết (hylémorpisme)
“materia” (:hyle) và” forma” (đư:morphe). Thánh Augustinô
phân biệt ở trong dấu chỉ Bí Tích có yếu tố hữu hình và lời nghe
được. Thánh Thomas đặt vấn đề về sự hợp nhất của dấu chỉ và trả
lời:” bởi lời và yếu tố hữu hình được cho là một trong Bí Tích, như

35
bởi mô thể và chất thể (Thomas Aquinô, Sth III q.60 a. 6 ad 2). Mô
thể và chất thể trong mô chất thuyết của Aristôte là một vật thể
không thể tách biệt, nhưng cấu tạo liên kết chặt chẽ với nhau của một
khối, khái niệm này đã được áp dụng vào sự cấu thành Bí Tích: hành
động dấu chỉ Bí Tích được coi như là một biến cố tổng thể.
Có sự phân biệt về chất thể: chất thể xa (materia remota) và chất
thể gần (materia promixa). Chất thể (thí dụ như nước) là chất thể xa
(MR), hành động với chất thể (thí dụ như đổ nước, hay nhúng vào
nước) là chất thể gần (MP):
1) Bí Tích Rửa tội: Chất thể xa: Nước; chất thể gần: dội nuớc
lên thân thể hay nhúng thân thể vào nước; mô thể: “Cha rửa con…”
2) Bí Tích Thêm Sức: chất thể xa: dầu Olive; chất thể gần: xức
dầu Olive; mô thể: “Cha ghi ấn tín trên con qua việc ghi dấu Thánh
Giá, và Thêm Sức cho con với dầu cứu rỗi nhân danh Cha…”; kể từ
năm 1971 mô thể được xác định với lời: “Accipe Signaculum Doni
Spiritus Sancti…” (hãy nhận lấy ấn tín, dấu chỉ ân sủng của Chúa
Thánh Thần…”
3) Bí Tích Thánh Thể: chất thể xa: bánh bởi bột mì, rượu bởi
rượu nho (Rosinen); chất thể gần: bánh và rượu tại buổi cử hành
Thánh Thể; Mô thể: “Đây là Mình Thầy…” “Đây là Máu Thầy…”
4) Bí Tích Hoà Giải: chất thể xa: tội lỗi; chất thể gần: hành vi
thống hối (ăn năn thú nhận tội lỗi, thống hối); mô thể: “Cha tha thội
cho con nhân danh Cha…”

36
5) Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân: chất thể xa: dầu Olive được
thánh hiến bởi Giám Mục (kể từ năm 1972 cho phép lấy dầu thực vật
được linh mục thánh hiến); chất thể gần: xức dầu lên thân thể; mô
thể: “Qua việc xức dầu thánh này… Chúa sẽ giải thoát con khỏi mọi
tội lỗi…”
6) Bí Tích Truyền Chức Thánh: chất thể xa: bàn tay; chất thể
gần: đặt tay của Giám mục (Đức Giáo hoàng Piô XII. Năm 1947 đã
xác định chất thể xa là trao chén thánh); mô thể: lời nguyện phong
chức, “comple in sacerdote…” (hãy ban chức linh mục cho…)
7) Bí Tích Hôn Phối: Các nhà Thần Học hết sức nỗ lực xác định
chất thể và mô thể của Bí Tích. Bộ Giáo Luật khẳng định Bí Tích
Hôn Phối như là một khế ước (contractus). Chất thể xa: người nam
và người nữ; chất thể gần: những lời mà hai người tỏ bày sẵn sàng
dấn thân và lời hứa trung tín trong đời sống hôn nhân; mô thể: Đón
nhận người bạn đời khác giới tính. “Khế ước ưng thuận” (“contractuc
comsensualis”) trình bày chất thể và mô thể. Tuy nhiên sự trao đổi
thân xác giữa người nam và người nữ thuộc về yếu tính của hôn
nhân. Đối với Bí Tích Hôn Phối, sự phối hợp trong hành vi nhân linh
tuyệt đối quan trọng. (Theo một số nhà Thần Học khác thi: chất thể
xa của Bí Tích Hôn Phối là thân xác; chất thể gần: hiến thân; mô thể:
sự ưng thuận8.

8
X. GottholdHasenhttl, Glaube ohne Mythos, Cuốn II., Nhà xuất bản Matthias-
Grnewald, Mainz 2001, trang 430 - 431.
37
Bí Tích Chất thể xa (MR) Chất thể gần Mô thể
(MP)
Rửa tội Nước Đổ nước, hay “Cha rửa con…”
nhúng vào nước
Thêm Sức Dầu Olive Xức dầu olive “Hãy nhận lấy ấn
tín Chúa Thánh
Thần”
Thánh Thể Bánh và Rượu Bánh và Rượu “Đây là Mình
tại buổi cử hành Thầy…”, “Đây là
Thánh Lễ Máu Thầy…”
Giao hòa Tội Hành vi thống “Cha tha tội cho
hối con…”
Xức dầu Dầu Olive hay dầu Xức dầu trên “Qua việc xức
bệnh nhân thực vật thân thể dầu thánh này
Chúa thương cứu
chữa…”
Truyền Chức Tay Đặt tay lên đầu “Hãy ban chức vị
Thánh Linh mục cho…”
Hôn phối Người nam và người Lời hứa hôn “Chấp nhận bạn
nữ nhân đời”, “Ưng
Hay là: Thân xác Hiến thân thuận”

3.2.6. Kết luận mang tính Giáo Huấn


Dựa vào Thánh Thomas Aquinô, Công Đồng Florenz (1438 –
1445) đã kết luận trong sắc lệnh cho người Armenie: “Có bảy Bí
Tích Tân Ước: Phép Rửa, Thêm Sức, Thánh Thể, Giải Tội, Xức Dầu
Bệnh Nhân, Truyền Chức Thánh, Hôn Phối. Các Bí Tích này không
nảy sinh ân sủng, chúng ám chỉ rằng, ân sủng được ban tặng qua sự
thương khó của Đức Kitô, và chúng phân phát ân sủng cho những ai
lãnh nhận một cách xứng đáng… Tất cả bảy Bí Tích được thực hiện
trong ba yếu tố: qua việc thực hiện những chất liệu qui định như chất

38
thể, qua lời như mô thể, qua thừa tác viên, người phân phát Bí Tích
với chủ đích làm theo những gì Giáo Hội làm. Nếu thiếu một trong
ba yếu tố này, thì Bí Tích được coi như là chưa được thực hiện. Ba
Bí Tích Rửa tội, Thêm Sức và Truyền Chức Thánh ghi vào linh hồn
người lãnh nhận một ấn tín, có nghĩa là một dấu chỉ thiêng liêng
không thể xóa nhòa, ấn tích phân biệt ba Bí Tích này với các Bí Tích
còn lại khác. Vì thế, ba Bí Tích này không được lập lại cho chính
cùng một người đã lãnh nhận nó. Bốn Bí Tích còn lại không ghi một
ấn tín nào và được lập lại” (DH 1310 – 1313 / NR 501 – 504).
Công Đồng Tridentinô (1545 - 1563) khẳng định bảy Bí Tích do
Chúa Kitô thiết lập, có đầy đủ hiệu lực mang lại ân sủng của Thiên
Chúa, Công Đồng cực lực lên án chủ thuyết của Cải Cách:
1- Kẻ nào cho rằng các Bí Tích của Luật Mới không do Chúa
chúng ta là Đúc Giêsu Kitô thiết lập, hoặc Bí Tích thì có nhiều hơn
hay ít hơn con số bảy, tức là Phép Rửa, Thêm Sức, Thánh Thể, Sám
Hối, Xức Dầu lần sau hết, Truyền Chức Thánh và Hôn Phối, hoặc
một trong bảy Bí Tích đó không thật sự là Bí Tích theo đúng nghĩa,
kẻ đó bị tuyệt thông.
2- Kẻ nào cho rằng bảy Bí Tích của Luật Mới cũng không khác
các Bí Tích của Luật cũ, có khác chỉ là nghi lễ và nghi thức bề ngoài,
kẻ đó bị tuyệt thông.
3- Kẻ nào cho rằng bảy Bí Tích của Luật Mới đồng đều ngang
nhau cho nên không có việc Bí Tích này cao trọng hơn Bí Tích kia,
kẻ đó bị tuyệt thông.
39
4- Kẻ nào cho rằng Bí Tích của Luật Mới là dư thừa và không
cần thiết cho phần rỗi, và không có Bí Tích hoặc không có sự ao ước
các Bí Tích thì con người vẫn có thể, nhờ duy chỉ Đức Tin, đạt tới ơn
công chính hóa - cho dù không phải hết mọi Bí Tích đều cần thiết
cho từng cá nhân mỗi người - kẻ đó bị tuyệt thông.
5- Kẻ nào cho rằng các Bí Tích chỉ đưọc thiết lập nhằm mục
đích duy nhất là nuôi dưỡng Đức Tin, kẻ đó bị tuyệt thông.
6- Kẻ nào cho rằng các Bí Tích của Luật Mới không hàm chứa
ân sủng mà chúng là dấu chỉ, hoặc không thông ban ân sủng cho
những kẻ không gây nên trở ngại, như thể chúng chỉ là những dấu chỉ
bề ngoài của ân sủng hay đức công chính nhận được nhờ Đức Tin, để
chỉ ra một số đặc điểm của Kitô giáo, nhờ đó mà những người ta
phân biệt được kẻ tin và kẻ không tin, kẻ đó bị tuyệt thông.
7- Kẻ nào cho rằng Thiên Chúa không luôn luôn ban ân sủng
cho hết mọi người nhờ các Bí Tích, ngay cả khi người ta lãnh nhận
Bí Tích một cách đúng đắn, nhưng Thiên Chúa chỉ thông ban ân sủng
đôi lúc và cho một số người, kẻ đó bị tuyệt thông.
8- Kẻ nào cho rằng không phải nhờ các Bí Tích của Luật Mới
mà ân sủng thông ban ex opere operato, nhưng duy chỉ một mình
Đức Tin vào lời hứa của Thiên Chúa là đủ để đạt tới ân sủng, kẻ đó
bị tuyệt thông.
9- Kẻ nào cho rằng ba Bí Tích: Rửa tội, Thêm Sức, Truyền
chức, linh hồn không được ghi ấn tích, nghĩa là dấu thiêng liêng

40
không thể xoá nhòa và không thể lãnh lại lần thức hai, kẻ đó bị tuyệt
thông.
10- Kẻ nào cho rằng mọi Kitô hữu đều có quyền trong việc rao
giảng Lời và phân phát các Bí Tích, kẻ đó bị tuyệt thông.
11- Kẻ nào cho rằng các thừa tác viên khi họ cử hành và ban phát
các Bí Tích, không cần đòi hỏi phải có ý hướng ít nhất là làm việc
mà Giáo Hội làm, kẻ đó bị tuyệt thông.
12- Kẻ nào cho rằng thừa tác viên đang sống trong tội trọng,
không thể cử hành hay ban phát Bí Tích, dù người đó tuân theo mọi
điều cốt yếu liên quan đến việc cử hành hay ban phát các Bí Tích, kẻ
đó bị tuyệt thông.
13- Kẻ nào cho rằng, các nghi thức được Giáo Hội Công Giáo
tiếp nhận và phê chuẩn, thường sử dụng khi ban phát các Bí Tích một
cách long trọng, người ta có thể coi thường hay bỏ qua mà không
phạm tội, tùy theo sở thích của thừa tác viên, hay bất cứ chủ chăn
nào trong Giáo Hội cũng có thể biến đổi chúng thành những nghi
thức mới mẻ, kẻ đó bị tuyệt thông.9
3.3. Những cuộc tranh luận trong thời đại Cải Cách
Sự phản đối của những người Cải Cách đối với Giáo Huấn Bí
Tích Kinh Viện phải được nhìn trong bối cảnh của việc thực hành
thời hậu Trung Cổ.

9
DH 1600 - 1613.
41
Con số Thánh Lễ nhiều được cử hành cùng một lúc nơi nhiều bàn
thờ trong cùng một Thánh Đường thường làm át đi Thánh Lễ này đối
với Thánh Lễ kia, trong khi đó thường thì không có cộng đoàn tham
dự, chỉ có một mình linh mục cử hành, ý chỉ Thánh Lễ và Giáo Huấn
về “hy tế Thánh Lễ”, việc tôn sùng Bánh Thánh Thể như báu vật vô
giá v.v… đã làm xuất hiện học thuyết về Hiệu quả Bí Tích “ex opere
operato” trong một chiều kích khác như đã xuất hiện. Linh mục làm
dấu Thánh Giá trên bánh và rượu, đọc lời truyền phép không lớn
tiếng lắm bằng một ngôn ngữ khó hiểu đối với dân chúng, theo như
bản văn Phụng Vụ. Và như thế, Lời được loan truyền từ Bí Tích bị
giảm giá trị, Bí Tích chỉ còn được coi như là một cử hành nghi lễ.
3.3.1. Quan điểm của các nhà Cải Cách
Phong trào Cải Cách xuất hiện để phản đối việc cử hành Bí Tích
lúc đó. Họ đã đưa ra một nhận thức căn bản với ba chiều kích:” sola
Gratia – sola Fide – sola Scriptura” (chỉ có một Ân Sủng – chỉ một
Đức Tin – chỉ một Kinh Thánh). Ân sủng của Thiên Chúa được đón
nhận trong Đức Tin, và việc thể hiện ý muốn của Chúa Giêsu được tỏ
bày ở trong Thánh Kinh. Điều này đưa tới một nghi ngờ đối với khái
niệm tổng quan Bí Tích, và đưa tới sự giới hạn con số Bí Tích chỉ
trong ba hoặc hai: Bí Tích Rửa Tội, Thánh Thể và Thống Hối.
(Luther hoài nghi về Bí Tích Thống Hối, vì nó không chứa đựng một
yếu tố hữu hình nào). Cái quan trọng chính là Bí Tích Thống Hối
được rút ra từ bản văn Tân Ước, do đó Bí Tích Thống Hối được coi
như do Chúa Giêsu thiết lập.
42
“Người ta thấy rằng chỉ nên gọi là Bí Tích theo đúng nghĩa các lời
hứa có dấu hiệu gắn liền (proprie tamen ea sacramenta vocari visum
est, quae annexis signis promissa sunt). Những điều khác, vì không
có dấu hiệu gắn liền, mà chỉ đơn thuần là những lời hứa. Do đó, nếu
chúng ta muốn trình bày cách chính xác, thì trong Giáo Hội của
Thiên Chúa chỉ có hai Bí Tích mà thôi: Phép Rửa và Bánh, bởi lẽ chỉ
trong hai Bí Tích đó chúng ta mới nhận ra dấu hiệu do Thiên Chúa
thiết lập và lời hứa về ơn tha thứ tội lỗi. Bí Tích Sám Hối mà tôi
thêm vào hai Bí Tích kia, thiếu một dấu hiệu do Thiên Chúa thiết lập,
và như tôi đã khẳng định rằng đó chỉ là một con đường đưa đến Phép
Rửa, một sự trở lại với Phép Rửa”10
Luther († 1546) ứng dụng khái niệm Bí Tích với một ý nghĩa đa
dạng (và như vậy khái niệm đó gần với truyền thống Giáo Hội cổ
xưa). Trong tác phẩm “De captiviate Babylonica” (dựa vào Tân
Ước), Luther tập trung vào chiều kích Kitô Học: “Khi tôi muốn nói
về cách sử dụng từ của Thánh Kinh, thì chỉ có một Bí Tích duy nhất
và ba dấu chỉ Bí Tích” (M. Luther, Cap. Bab.: WA 6, 501).
Sự phê bình Thần Học gay gắt nhất nhằm chống lại biểu thức “ex
opere operato”. Các nhà Cải Cách nhìn thấy sự biểu lộ tự động Bí
Tích: Việc thực hành bên ngoài của nghi lễ mang lại ân sủng mà
không có Đức Kitô, không có Đức Tin, không có một sự tham dự
thâm sâu của tâm hồn. “Sự phô diễn mang tính vô thần và hư hỏng

10
M. Luther, De captivitate babylonica ecclesiae praeludium (1520), trong WA 6,
501.
43
‘này phát xuất từ học thuyết dựa vào’ thẩm quyền tối cao của Giáo
Hoàng”. Các nhà Cải Cách nhấn mạnh đến ý nghĩa Đức Tin cá
nhân,” kẻ tin vào lời hứa và đón nhận ân huệ của lời hứa, lời hứa
được trình bày trong Bí Tích” (Apol. 13, 18 tt): “Không phải Bí Tích
công chính hóa, mà là Đức Tin về Bí Tích (non sacramentum, sed
fides sacramenti justificat)... Do đó có một sai lầm rất tai hại khi
khẳng định rằng các Bí Tích của luật mới là những dấu hiệu ân sủng
công hiệu đến nỗi chúng không đòi hỏi một người nhận phải có một
thái độ nội tâm nào ngoài việc không chống đối cản trở, mà ở đây
người ta hiều cản trở như tội trọng xét theo hành động. Điều này là
hoàn toàn sai. Thật ra, mỗi Bí Tích đều đòi hỏi một tâm hồn rất trong
sạch, bằng không người ta có tội với Bí Tích và sẽ kéo án phạt xuống
đầu mình. Thế nhưng tâm hồn torng sạch có được trong sạch là nhờ
Đức Tin mà thôi”11.
Trong trật tự Bí Tích, Đức Tin và ân sủng tỏ bày khác nhau: đối
với Huldrych Zwingli († 1531), các Bí Tích đơn thuần là dấu chỉ
nhận biết, một nghi lễ gia nhập và nghi thức biểu lộ bổn phận (như
quân thề), qua Bí Tích, con người nhận được một dấu hiệu chỉ mình
thuộc về Giáo Hội và Đức Tin vào Chúa Kitô của Giáo Hội. Bí Tích
không có năng lực công chính hoá bởi Thiên Chúa. Bí Tích chỉ là
dấu chỉ của biến cố ân sủng; Bí Tích không gây ra ân sủng, nhưng
chỉ xác nhận ân sủng. Chống lại quan niệm này, các bản văn tuyên

11
M. Luther, WA, 57 III, 169.
44
tín của Luther đã khẳng định rằng: Các Bí Tích “không chỉ được coi
như là dấu chỉ mà qua đó, người ta có thể nhận ra là người Kitô
hữu”, nhưng Bí Tích còn là “dấu chỉ và dấu chứng nhận ý muốn của
Thiên Chúa đối với chúng ta, qua đó, khơi dậy và củng cố Đức Tin
của chúng ta” (CA 13). Khác với Zwingli, các bản văn tuyên tín của
Luther còn nhấn mạnh đến tác động của Thiên Chúa: “Bí Tích là dấu
hiệu ý muốn của Thiên Chúa đối với chúng ta, dấu hiệu này không
chỉ là dấu hiệu của con người”, Bí Tích còn là” dấu chỉ ân sủng”
(Apol. 24, 69. Gioan Calvin († 1564) cũng không theo tư tưởng quá
khích của Zwingli; Ông cố gắng tìm một con đường trung dung; do
đó, ông hợp nhất hai khuynh hướng lại – “Với dấu chỉ bên ngoài, Bí
Tích là sự chứng nhận ân sủng của Thiên Chúa đối với chúng ta,
đồng thời dựa trên một chiều kích khác Bí Tích còn dấu chỉ biểu lộ
lòng đạo đức của chúng ta đối với Thiên Chúa – và với hình ảnh ‘ấn
dấu niêm phong’ hành động của Thiên Chúa mô tả: …với sự ghi dấu,
Chúa đã đóng ấn trong lương tâm chúng ta lời hứa cứu độ của Người
đối với chúng ta, nhằm trao ban một sự đỡ nâng cho sự yếu hèn của
chúng ta” (J. Calvin Inst. IV 14, 1).
3.3.2. Công Đồng Tridentinô
Như là sự trả lời cho quan điểm của các nhà Cải Cách, Công
Đồng Tridentinô (1545 – 1563) đã khẳng định về số bảy Bí Tích
“Rửa Tội, Thêm Sức, Thánh Thể, Thống Hối, Xức Dầu Bệnh Nhân,
Truyền Chức Thánh và Hôn Phối” là những Bí Tích “được Đức Kitô,
Chúa chúng ta thiết lập”, tất cả bảy là “Bí Tích đích thật” (DH 1601 /
45
NR 506). Công Đồng cũng khước từ việc trình bày, “các Bí Tích
ngang hàng với nhau, không có sự quan tâm phân biệt Bí Tích này
quan trọng hay cần kíp hơn Bí Tích khác” (DH 1603 / NR 508), và vì
thế, Công Đồng đã đưa ra tiêu chí phân biệt ý nghĩa giữa các Bí Tích.
Công Đồng lên án những ai nói rằng các Bí Tích này được thiết lập
chỉ để nuôi dưỡng Đức Tin” (DH 1605 / NR 510) Đối với các nhà
Thần Học theo Zwingli, Công Đồng lên án: “Ai nói, các Bí Tích Tân
Ước không chứa đựng ân sủng mà Bí Tích biểu thị, hay là Bí Tích
không thông ban ân sủng cho những ai không bị vướng mắc một trở
ngại nào, và coi Bí Tích chỉ như dấu chỉ biểu lộ bên ngoài của ân
sủng, và của sự công chính chỉ đạt được nhờ bởi Đức Tin và là dấu
đương nhiên của việc xác nhận tính Kitô, qua đó, phân biệt trước
nhân loại người có Đức Tin và người không có Đức Tin, kẻ đó bị
tuyệt thông” (1606 /NR 511). Biểu thức “ex opere operato” bị các
nhà Cải Cách khước từ, nay Công Đồng một lần nữa xác quyết một
cách rõ ràng: “Ai nói, ân sủng không thể thông ban nhờ bởi Bí Tích
cách ex opere operato, nhưng chỉ đạt tới ân sủng duy bởi Đức Tin
(sola fides) vào lời hứa của Thiên Chúa, người đó bị tuyệt thông”
(DH 1608 / NR 513).
3.3.3. Phải chăng là một sự khước từ lẫn nhau?
Trong phần kết án sau cùng của Công Đồng xuất hiện hai biểu
thức đối diện nhau: “ex opere operato” và “sola fides” nói lên quan
điểm đối nghịch nhau giữa Cải Cách và Công Đồng Tridentinô. Ngày
nay, trong quan điểm đại kết, các công cuộc nghiên cứu lịch sử đã
46
chỉ ra rằng, những mệnh đề lên án không những của các nhà Cải
Cách, mà còn cả của Công Đồng Tridentinô phần lớn đã được dẹp
bỏ.
Sự nhận thức biểu thức ex opere operato được hiểu theo nhãn
quan khác khác nhau: “Các nhà Cải Cách hiểu theo chiều kích người
nhận lãnh Bí Tích …, Công Giáo thì nhìn theo chiều kích người trao
ban Bí Tích… Người ta đã không lưu ý đến nhãn quan khác nhau của
mỗi bên; quả thật, các nhà Cải Cách nhìn trong sự chứng thực của
Công Giáo về “ex opere operato” một sự chứng thực về hiệu quả cứu
độ tự động, và ngược lại, Công Giáo có cái nhìn trong sự khước từ
của Cải Cách về “ex opere operato”… chính là bác bỏ hiệu quả của
Bí Tích… Đối với Công Giáo việc tiếp nhận với Đức Tin là điều
kiện phải có đối với người lãnh nhận Bí Tích để đạt tới ơn cứu độ …
Trong khi đó, biểu thức ex opere operato xác định Đức Kitô như là
chủ thể hành động của Bí Tích, biểu thức này chống lại quan điểm
hiểu về Bí Tích trong ý nghĩa thực hiện công chính hóa. Đối với phía
Cải Cách Bí Tích thực hiện cũng dựa trên sự thành lập của Đức Kitô,
độc lập với phẩm hạnh không những của thừa tác viên… mà cả của
người nhận lãnh…; nhưng các Bí Tích mang hiệu quả cứu chuộc chỉ
trong Đức Tin mà thôi” (K. Lehmann/ W. Pannenberg,
Lehrverurteilungen 1, 82).
Việc sử dụng ngôn ngữ khác nhau là nguyên nhân đưa đến tình
trạng hiểu lầm nhau giữa Công Giáo và Cải Cách, đặc biệt khái niệm
của hai bên về “Đức Tin” (Fides). Các nhà Thần Học Công Giáo
47
Rôma khởi sự từ khái niệm Đức Tin theo nghĩa hẹp (Đức Tin như là
việc tuân giữ chân lý), còn các nhà Cải Cách bảo vệ khái niệm về
Đức Tin “theo đó người nhận được Đức Tin bao gồm việc biến đổi
tình trạng hiện tại, mà truyền thống Công Giáo gọi việc biến đổi tình
trạng hiện tại đó với khái niệm Gratia gratum faciens (ân sủng mang
lại ơn thánh hoá). Khoản 5 của Công Đồng Tridentinô nhằm đối
nghịch lại với quan niệm của Cải Cách12, vì Đức Tin bao gồm hay là
tự nó phát sinh ra điều mà theo quan điểm Công Giáo do các Bí Tích
mang lại” ((K. Lehmann/W. Pannenberg, Lehrverurteilungen 1, 84).
Tương tự sự nhận thức khác nhau về “việc thiết lập” Bí Tích cũng
đưa đến những bất đồng giữa hai bên. Đối với cả hai phía, “việc thiết
lập” bởi Chúa Giêsu như là yếu tố cấu thành Bí Tích. Nhưng việc
nhận thức thời trung cổ về sự thiết lập (institutio) bởi Chúa Giêsu
được hiểu rộng lớn hơn thời cận đại. Có nghĩa là: các Bí Tích được
thiết lập bởi công trình cứu chuộc của Chúa Giêsu trên Thập Giá, nơi
sự Phục Sinh và qua việc trao ban Thần Khí và việc sai phái các
Tông Đồ. ‘Institutio’ trong ý nghĩa này bao gồm sự phát triển sau
Phục Sinh của đời sống Bí Tích của Giáo Hội. Qua đó giữa việc
thành lập bởi Chúa Giêsu và hành động của Chúa Thánh Thần trong
Giáo Hội không có một sự phân biệt chính yếu nào. Công Đồng
Tridentinô đã minh nhiên xác quyết: Tất cả các Bí Tích đều bởi Chúa
Giêsu thiết lập, và không nhiều hơn hoặc ít hơn bảy Bí Tích này: Rửa

12
Khoản 5: Điều đượ cnói để đối nghịch lại với Luther là: Ví thế các Bí Tích được
Chúa Kitô thiết lập không chỉ là để nuôi dưỡng Đức Tin. (DH 1605).
48
Tội, Thêm Sức, Thánh Thể, Sám Hối, Xứ Dầu Bệnh Nhân, Truyền
Chức Thánh và Hôn Phối. Những dấu chỉ này là Bí Tích trong ý
nghĩa đích thật (DH 1601). Ngược lại, phía Cải Cách hiểu “institutio”
phải là do chính Chúa Giêsu trực tiếp hành động hoặc do sự ủy
nhiệm của Thiên Chúa (mandatum Dei) cách minh nhiên rõ ràng (x.
K. Lehmann / W. Pannenberg, Lehrverurteilungen I, 78). Từ quan
niệm này, chúng ta hiểu được tại sao có sự bất đồng về con số Bí
Tích giữa Công Giáo và Tin Lành.
3.4. Thần Học sau Công Đồng Tridentinô
Trong nền Thần Học Bí Tích Công Giáo thời cận đại, trước tiên,
các phát biểu của Kinh Viện được tiếp tục phát triển, dĩ nhiên với
khuynh hướng chống lại Cải Cách. Vì Thần Học Cải Cách nhấn
mạnh đến đặc tính dấu chỉ của Bí Tích, còn Thần Học Công Giáo
củng cố quan điểm về hiệu quả Bí Tích.
Có ba lý thuyết được hình thành: 1) Lý thuyết về phương thế hành
động mang tính thể chất. Theo lý thuyết này các Bí Tích sử dụng ảnh
hưởng thể chất trên Thiên Chúa. Vì Thiên Chúa đã làm cho các Bí
Tích trở thành dụng cụ ân sủng, nên năng lực nội tại nơi Bí Tích
mang lại ân sủng biểu thị của Bí Tích. Lý thuyết này do Hồng y
Cajetan († 1534) dòng Đaminh đề xướng, và phần nhiều nhà Thần
Học theo trường phái Thánh Thomas ủng hộ. Lý thuyết này nhằm
làm sáng tỏ chủ trương của Thánh Thomas về nguyên nhân thành

49
quả do sự sắp đặt (disposition). Trường phái Scotisme13 thì chủ
trương phương thế hành động mang tính luân lý: Các Bí Tích thúc
đẩy Thiên Chúa phân phát ân sủng. Chủ trương này đánh giá cao hơn
về sức mạnh thúc đẩy của Bí Tích. Bí Tích có sức mạnh tác động đến
Thiên Chúa. Nhà Thần Học Louis Billot († 1931), dòng Tên phát
triển lý thuyết Phương thế hành động theo ý hướng: Các Bí Tích mặc
dầu hướng đến ân sủng, nhưng không trực tiếp chính mình gây ra ân
sủng nhưng do thành quả bài trí (disposition) nơi người nhận đang
nhắm đến ân sủng, nếu nơi người nhận không có một cản trở nào.
Chủ trương này liên kết với học thuyết của Thánh Thomas về nguyên
nhân thành quả bài trí. Nhưng trong thời tân Kinh Viện thống trị, lý
thuyết về phương thế hành động mang tính cách thể chất được đề
cao.
3.5. Sự nhận thức mới trong thế kỷ 20
3.5.1. Sự canh tân Phụng Vụ
Một sự thay đổi căn bản được thực hiện trong thế kỷ 20. Sự thay
đổi bắt đầu trong thực hành Phụng Vụ trước khi có sự thay đổi trong
Thần Học. Được sự ủng hộ bởi những nhận thức mới về Giáo Hội,
hoạt động nhằm canh tân Phụng Vụ cố gắng tái khám phá nguyên lý
của đặc tính cộng đoàn và bản chất đích thực của dấu chỉ Bí Tích.
Hoạt động Phụng Vụ nỗ lực lấp đầy hố ngăn cách giữa linh mục và
cộng đoàn trong Phụng Vụ, và khởi sự chú ý đến sự lĩnh hội dấu chỉ,

13
Hoc thuyết Duns Scot: trường phai và truyền thống phanxicô theo tư tưởng của
Duns Scot.
50
hiểu và cùng thực hiện dấu chỉ. Công Đồng Vat. II đã thể hiện nỗ lục
này trong hiến chế Phụng Vụ thánh: “Mẹ Thánh Giáo Hội, vì muốn
dân Kitô giáo thấu đạt được dồi dào những ân sủng trong Phụng Vụ
Thánh cách chắc chắn hơn, nên nhiệt thành ước mong đảm trách việc
canh tân đại cương Phụng Vụ.... Trong việc canh tân này, phải tu
chỉnh các bản văn và các nghi lễ làm sao cho chúng diễn tả rõ ràng
hơn những thực tại thánh mà chúng biểu thị và để Kitô hữu có thể dễ
dàng thấu triệt các thực tại ấy và có thể tham dự bằng việc cử hành
những nghi lễ ấy cách trọn vẹn linh động và cộng đồng” (SC 21). Từ
nền tảng này các phong trào canh tân Phụng Vụ chính thức của Giáo
Hội hoạt động tích cực với sự giúp đỡ của các nhà Thần Học. Đồng
thời, hoạt động Kinh Thánh và một sự quan tâm mới về Giáo Phụ đặt
lại vấn đề về những nguồn cổ xưa của Đức Tin.
3.5.2. Thần Học mầu nhiệm
Trong công cuộc hoạt động nhằm canh tân Phụng Vụ, nhà Thần
Học thuộc dòng Benedictô, Ordo casel († 1948) phát triển “Thần
Học mầu hiệm” của ngài dựa vào các Giáo Phụ Đông Phương. Việc
cử hành các nghi lễ huyền bí cổ xưa đối với suy tư “Thần Học mầu
nhiệm” được hiểu là người cử hành hoà lẫn vào trong sự huyền bí, dự
phần vào biến cố mà họ cử hành, và dự phần vào đời sống thần linh
(x. A. Schilson, Sakrament, 127). Từ đó, Casel hiểu được Phụng Vụ
Giáo Hội cổ xưa, và ngài muốn canh tân việc thực hành Bí Tích và
Thần Học Bí Tích.

51
“Trong trí thức Đức Tin, chúng ta nhìn thấy nơi hình mẫu Bí Tích
chính nguyên mẫu, nghĩa là công trình cứu chuộc của Đức Kitô.
Chúng ta nhìn thấy điều đó trong Đức Tin và trong trí thức, nghĩa là
chúng ta tiếp cận, thâu nhận thực thể đó thành của riêng chúng ta.
Chúng ta trở nên đồng hình đồng dạng với thực thể đó nhờ vào việc
thông phần. Từ đó, chúng ta biến đổi hình dạng theo hình ảnh Đấng
chết treo trên thập giá và được Phục Sinh. Như vậy, trong sức mạnh
nơi Thần Khí của Đức Kitô, chúng ta xuyên suốt công trình cứu độ
và tham dự vào cuộc Vượt Qua của Đức Kitô. Nghĩa là cùng đi trên
con đường xuyên qua cái chết, nhờ chết đối với tội lỗi là cái chết đưa
chúng ta ra khỏi thế gian này, để đến với Vương Quốc của Thiên
Chúa và của Đức Kitô, để đến với sự sống mới, sự sống đời đời. Bí
Tích và sự kiện Cứu Độ nguyên thủy không phải là hai sự kiện cách
biệt, nhưng là một, mà hình ảnh ở đây tràn đầy thực thể cứu độ
nguyên thủy đến độ chúng ta có lý mà khẳng định hình ảnh là hiện
thực hiện diện đích thực” 14
Đối với Casel phải làm sao hiểu được ý nghĩa đích thực của hành
động dấu chỉ, ngài quảng bá kết quả nghiên cứu lịch sử Phụng Vụ
liên quan đến việc thực hành trao ban Phép Rửa thời Giáo Hội cổ,
qua những cử chỉ và hành vi được cử hành trong nghi thức Rửa Tội,
như: điệu bộ kháng cự bóng tối theo hướng Tây, sự quay trở về nẻo
chính theo hướng Đông, là nơi ánh sáng ló dạng, cởi bỏ y phục, buớc

14
O. Casel, Glaube, Gnosis und Mysterium, JLW 15 (1941) trang 268.
52
vào trong nước rửa tội, ba lần đắm mình trong bồn nước rửa tội,
bước ra khỏi nước tiến tới chỗ được chỉ định với ngọn nến trong
tay... Điều đó luôn nhắm đến việc nói đến “cái chết của con người
cũ” và lôi kéo người tân tòng “từ từ bước vào lãnh vực thần thánh”.
“Và con người mới bấy giờ hoàn toàn phản chiếu ánh sáng của Thiên
Chúa, và bừng sáng lên ngọn lủa tình yêu Thiên Chúa, bước vào
trong Giáo Hội, nơi các Kitô hữu đón nhận họ, ôm hôn họ và lần đầu
tiên họ cầu nguyện với cộng đoàn trong mối hiệp thông. Rồi họ được
phép tham dự vào mầu nhiệm cao cả nhất của người Kitô hữu, Thánh
Thể Chúa Giêsu, được ăn của ăn thần linh bởi trời và uống Máu Con
Thiên Chúa, được biến thành Chén Cứu Độ. Sữa và mật trở thành
của ăn cho họ như cho người con Thiên Chúa vừa được sinh ra,
người con được dẫn vào trong miền đất tụng ca, nơi đó họ cất tiếng
ca ngợi khen Thiên Chúa” (O. Casel, Kultmysterium, 82. 84).
Phụng Vụ là một cử hành cảm động, nhưng không xa lạ với người
tham dự, trái lại, đó là một biến cố mà từng người tham dự hoà mình
vào đó, để cùng cử hành và cảm nhận được điều mình cử hành. Dấu
chỉ Bí Tích là một hành vi sống động, một biến cố ghi dấu cảm động,
trong biến cố này mọi người tham dự được mời gọi hòa nhập vào
trong đó, vì sự hoà nhập đó chính là yếu tố thuộc bản thể của Bí
Tích: “...Sự tham dự bên ngoài vào việc động tác Phụng Vụ không
chỉ thuộc về cường độ của việc cùng tham dự vào nhưng còn thuộc
về sự trọn hảo của việc biểu lộ dấu chỉ” (O. Casel, Kultmysterium,
91).
53
3.5.3. Từ phương thế của ân sủng đến biến cố biểu tượng
(Symbol)
Thần Học Mầu nhiệm đưa đến đến một sự thay đổi từ khái niệm
phương thế của ân sủng đến khái niệm biểu tượng. Sự thay đổi này
được đi kèm bởi khuynh hướng gắn liền Thần Học Bí Tích với các
bộ môn Thần Học khác như: Giáo Hội Học, Kitô Học, Nhân Chủng
Học, Thần Học về Lời, và ngay cả với Thần Học Tạo Dựng.
Otto Semmeldroth († 1979) trong tác phẩm xuất bản năm 1953 đã
nói đến khái niệm “Giáo Hội như Bí Tích nguyên thủy”. Giáo Hội
không chỉ phân phát Bí Tích, nhưng còn chính là Bí Tích, là dấu chỉ
tràn đầy công hiệu của ân sủng Thiên Chúa. Căn cứ vào suy tư đặt
trên nền móng Kitô Học của Bí Tích Semmeldroth và một số nhà
Thần Học Công Giáo đã thay đổi thuật ngữ này, thay vì Giáo Hội thì
Đức Kitô được gọi là “Bí Tích nguyên thủy”, còn Giáo Hội là “Bí
Tích nền tảng” và từng Bí Tích trong bảy Bí Tích là “việc thực hành
của chính Giáo Hội”. Như vậy, xuất hiện một khái niệm Bí Tích
tương tự gần với cách sử dụng ngôn từ của Giáo Hội cổ. Việc đối
thoại đại kết gợi hứng cho các nhà Thần Học Công Giáo suy tư đến
mối tương quan giữa Lời và Bí Tích. Trước tiên, về phía Công Giáo
bắt đầu nghiên cứu Thần Học về Lời. Trong thời đại hôm nay, nhiều
nhà Thần Học Công Giáo đã sử dụng thuật ngữ biểu tượng (Symbol)
để trình bày về khái niệm nền tảng Bí Tích.

54
Xác định mới về mối tương quan giữa Lời và Bí Tích
Đã từ lâu, người ta coi Giáo Hội Tin Lành như là Giáo Hội của
Lời và Công Giáo như là Giáo Hội của Bí Tích. Thế nhưng, ngày
nay, các nhà Thần Học của cả hai đang nỗ lực đặt lại vấn đề để định
giá lại tư tưởng của cả hai. Các nhà Thần Học có thế giá của Tin
Lành (W. Elert, R. Prenter, P. Althaus, P. Tillich, O. Cullmann, M.
Thurian, J.v. Allmen, G. Ebeling, J. Jngel, W. Pannenberg, v.v...) đã
cố gắng khám phá lại ý nghĩa của Bí Tích.
Các nỗ lực này của các nhà Thần Học Tin Lành trước tiên đang
biểu lộ cho thấy sự nghi nan của học thuyết Bí Tích nơi Giáo Hội Tin
Lành đang từ từ được giải độc, “hoặc là qua sự nhận thức thuần biểu
tượng sẽ làm mất đi giá trị của Bí Tích, và trong nền tảng Bí Tích là
một sự dư thừa, hay là Bí Tích được hiểu trong phương thế như là
một bổ sung cần thiết cho biến cố của Lời, và như thế, tư tưởng Cải
Cách solo verbo - sola fide cần phải đặt lại vấn đề”15
Karl Barth thì giản lược Bí Tích vào chức năng sư phạm và tri
thức; Bí Tích tượng trưng cho Lời được giảng dạy (KD I/1, 61).
Theo Paul Althaus, Bí Tích nhằm làm sáng tỏ Lời, sự sáng tỏ
được yêu cầu bởi tình trạng cụ thể của con người.16
Dựa vào phát biểu của Luther: Đức Kitô là Bí Tích duy nhất của
Giáo Hội trong chân lý17, Eberhard Jngel muốn học hiểu Bí Tích như

15
G. Ebeling, Erwgungen zum evangelischen sakramentsverstndnis: ders. Wort
und Tradition, Gư. 1966, 217_226, ở đây 217.
16
P. Alt haus, Dir christliche Wahrheit, Gtersloh 1972, 536 - 547.
55
là biến cố trung gian. Nhưng trung gian đó không được hiểu trong
phạm trù một hiện thực trung gian cho một hiện thực khác. Đúng
hơn, chính Thiên Chúa tự làm trung gian cho chính mình, và hiện tại
hoá trong con người và lịch sử của Đức Kitô, Con của Ngài. Sự tự
làm trung gian cho chính mình của Thiên Chúa trong con người
Chúa Giêsu cũng chính là Lời được loan báo, chính trong Lời mà
việc tự làm trung gian cho chính mình này của Thiên Chúa được thực
hiện cách thích hợp trong mọi nơi mọi lúc vì con người và cho con
người. Nếu Thiên Chúa tự làm trung gian cho chính mình qua Lời để
đến với con người, thì việc phán xét về tội do con người gây nên, và
về âm mưu tội đồ cũng được thực hiện trong sự thúc đẩy của ân
sủng, để con người nhận được biến cố cứu độ trong từng thời gian,
từng hoàn cảnh của cuộc sống. Như thế, Lời cũng tự làm trung gian
bày tỏ cho những kẻ tin được thể hiện trong một hình thức được gọi
là Bí Tích. Bí Tích là một biểu lộ chính mình cách cụ thể của một
Đấng là Lời Cứu Độ trong thế giới của kẻ tin. “Phép Rửa và Bữa ăn
tối một mặt định hình vị thế của Lời thuộc về hữu thể Đức Kitô, mặt
khác định hình Lời thuộc về vị thế của những kẻ tin”.18
Biến cố Bí Tích không còn được hiểu như là một sự kiện thêm
vào biến cố Lời, nhưng được hiểu như là phương thế của biến cố Lời.
Vì thế, việc công chính hoá chỉ dành riêng cho Thiên Chúa, không

17
WA 6, 86, 5tt.
18
E. Jngel, Das Sakrament – was ist das?Vesucht einer Antwort, trong: E. Jngel –
K. Rahner, Was ist ein Sakrament? Freiburg 1971, 16.
56
phải là công việc của con người, nhưng là phát xuất từ Thiên Chúa
bởi Lời.
Việc đánh giá lại Bí Tích của Tin Lành phù hợp Công Giáo trong
việc đánh giá lại về Lời (G. Suhngen, F.X. Arnold, M. Schmaus, H.
Volk, O. Semmelroth, K. Rahner, E. Schillebeeckx, L. Scheffczyk,
W. Kasper, v. v...): Lời được hiểu như là biến cố cứu độ. Lời không
chỉ là những tín điều giáo lý. Lời giảng trong Thánh Lễ và yếu tố Lời
trong Bí Tích thích ứng với ý nghĩa cứu độ, vì qua những lời này,
Lời của Thiên Chúa được biểu lộ và trong Lời của Ngài, Thiên Chúa
hiện tại hóa và tự tỏ bày.
K. Rahner hiểu mặc khải như là sự tỏ bày của Thiên Chúa: Thiên
Chúa tự tỏ bày chính mình trong Lời hóa thành nhục thể. Vì thế, Lời
đã đón nhận những điều kiện của hình thức cơ cấu đa dạng nơi đời
sống con người. Cái hình thức đa dạng này đã xác định rõ trong đời
sống nền tảng Bí Tích phong phú của Giáo Hội về một Bí Tích thích
hợp, chính là Đức Kitô. Vì thế, các Bí Tích phải được hiểu như là
phương thế tự làm trung gian cho chính mình của Thiên Chúa một
cách trực tiếp cho con người trong mọi thời đại.19
Khi người ta định nghĩa các Bí Tích như là phương thế thực hiện
một cuộc kết nối đối thoại cá nhân với Thiên Chúa, thì những cuộc
phản đối cổ điển của Giáo Hội Tin Lành đối với sự nhận thức về ân
sủng và về cuộc gặp gỡ riêng tư của Thiên Chúa với con người bị

19
X. K. Rahner, Kirche und Sakramente, Freiburg 1960.
57
biến mất. Sự nhận thức Bí Tích củng cố ý nghĩa của bản tính xác thể
– linh thiêng của con người, và làm sáng tỏ thực tại trung gian cứu
độ nhập thể trong mối quan hệ này.
Nhà Thần Học Gnter Koch (* 1931) đã trình bày Lời và Bí Tích
bổ túc cho nhau, Lời giải nghĩa những tình huống cụ thể của con
người trong dòng lịch sử, cái tình huống mà theo Koch là một dữ
kiện sẵn có không do mình tạo ra. Cụ thể là con người được sinh ra,
được đặt vào trong thế giới, được lồng vào mối tương quan với đồng
loại, chịu sự chi phối của thể xác và các di truyền mà chính mình
không có quyền chọn lựa. Và các Bí Tích đảm nhận các tình huống
đó và biến đổi chúng trong chiều kích ân sủng20. “Các Bí Tích hàm
chứa và tạo ra điều chúng là dấu chỉ. Nói một cách bao quát, điều đó
chính là ơn cứu độ con người trong mọi chiều kích của cuộc sống. Ý
nghĩa mật thiết nhất của ơn cứu độ là con người có Thiên Chúa là
Chúa, được gần gũi với Thiên Chúa, được gặp gỡ với Ngài, và ơn
cứu độ bao gồm cả những tình trạng có sẵn từ trước trong cuộc sống
hiện tại của con người: thân xác vật chất, thế giới chung quanh và thế
giới lịch sử chi phối tinh thần con người, các cơ may và những hạn
chế của cuộc sống. Những dữ kiện đó, những chướng ngại gắn liền
với tình huống có sẵn đó được biến thành yếu tố cho cuộc gặp gỡ với
Thiên Chúa trong các Bí Tích, một cách cụ thể và riêng biệt trong
từng Bí Tích... Ta có thể nói như thế này: Trong các Bí Tích, Lời

20
X. G. Koch, Gegenwrtig im Wort und Sakrament, Freiburg/Wien 1976, tr. 82.
58
hiệu nghiệm của Thiên Chúa bao gồm những tình huống đối nghịch
nhất của cuộc sống con người, và có thể khẳng định rằng, những tình
huống đó hiện diện trong dấu chỉ, được lồng vào ơn cứu độ của
Thiên Chúa,... có thể nói cách khác, những tình huống đó cũng có thể
trở thành phương tiện đem lại ơn cứu độ. Điều đó là một chuyện khả
thi, bởi Đức Giêsu, Lời của Chúa Cha, trong chính cuộc sống vâng
phục và cái chết tự nguyện của Người, đã gánh lấy tất cả tình huống
của đời người mà dâng lên cho Chúa Cha, đem đến bên Chúa Cha,
bởi vì trong Người các tình huống đó đã được thâu tóm nơi Lời sáng
tạo của Thiên Chúa”.21
Giáo Hội trong Chúa Kitô như là Bí Tích nền tảng và hiện trạng
cụ thể của Giáo Hội trong từng Bí Tích.
Từng Bí Tích không thể thể hiện được hành vi thiết lập mang tính
tích cực và xác định của Chúa Giêsu trước Phục Sinh. Việc thực hiện
căn bản mang tính nghi lễ trong Giáo Hội sơ khai như đối với Phép
Rửa, Thánh Thể... được hình thành, phải được lưu tâm tới như là một
biến cố được tóm kết từ động lực tổng thể của hành vi cứu chuộc của
Đức Kitô trước Phục Sinh, từ sự kiện nguyên thủy của Giáo Hội
trong biến cố Phục Sinh và Ngũ Tuần, và sứ mạng của Giáo Hội
được Đức Kitô ủy thác. Giáo Hội như là công cụ của ý định cứu
chuộc của Thiên Chúa, được thể hiện trong hiện thực lịch sử, Đức
Giêsu Kitô. Các Bí Tích thể hiện cách cụ thể bản tính và sứ vụ cứu

21
G. Koch, Gegenwrtig in Wort und Sakrament, Freiburg/ Wien 1976, tr. 82 - 83.
59
độ của Giáo Hội, qua Chúa Kitô như đầu của Giáo Hội, chính Người
ban ơn cứu độ cho từng người.22 Theo nhà Thần Học K. Rahner thì
sự hiện hữu của tất cả mọi Bí Tích không nhất thiết bắt buộc phải do
lời nói trực tiếp, minh nhiên bởi Đức Giêsu lịch sử, bởi “một tác
động căn bản của Giáo Hội can thiệp vào những tình huống mang
tính quyết định trong cuộc sống của từng cá nhân, mà nếu hành vi
can thiệp đó nằm trong yếu tính của Giáo Hội xét như là sự hiện hiện
của ơn cứu rỗi mang tính lịch sử và cánh chung, thì tự thân đã là Bí
Tích rồi”.23 Như vậy, theo K. Rahner, đặc tính Bí Tích phát xuất từ
yếu tính của Giáo Hội, và như thế có thể hiểu rằng các Bí Tích được
Chúa Giêsu thiết lập trong chiều kích Giáo Hội Học, có nghĩa là:
Chúa Giêsu sáng lập Giáo Hội như là Bí Tích nền tảng, để từ nền
tảng đó, người ta nhận ra tính chất Bí Tích của một số Bí Tích
khác.24
Nội dung của các Bí Tích biểu lộ trở lại ý muốn cứu độ của Thiên
Chúa mang tính lịch sử, lãnh hội được trong hoạt động của Chúa
Giêsu trước Phục Sinh. Chúa Giêsu Kitô là Bí Tích nguyên thủy của
ơn cứu độ trong hiện hữu và hoạt động của Người (trong bài giảng về
Nước Thiên Chúa, ơn gọi và sứ vụ của các môn đệ và các Tông đồ,
sự thứ tha tội lỗi, dùng bữa với người tội lỗi, chữa lành bệnh tật, việc
đánh giá lại hôn nhân bởi ý muốn cứu chuộc của Thiên Chúa và việc

22
X. K. Rahner, Kirche und Sakramente, 36.
23
K. Rahner, Kirche und Sakramente, tr. 37.
24
X. Như trên.
60
thiết lập việc tưởng nhớ cái chết của Người tại bữa ăn tối cuối cùng),
Bí Tích nguyên thủy này được giới thiệu trong các Bí Tích của Giáo
Hội. Giáo Hội vì thế là Bí Tích cội rễ của Ý muốn cứu chuộc trong
chiều kích cánh chung, nhưng được nối kết với hành động cứu chuộc
của Chúa Giêsu trong việc thực hiện Bí Tích cụ thể của Giáo Hội. Bí
Tích phát sinh không phải do ý thức tôn giáo thẳm sâu của người tín
hữu (như là chủ trương của Modernisme25), nhưng bởi hoạt động
mang tính lịch sử của Chúa Giêsu Kitô.
4. HỆ THỐNG SUY TƯ
4.1. Những qui định nền tảng của Bí Tích
Bí Tích được diễn tả như là cử hành tâm điểm của Giáo Hội. “Cử
hành” bao gồm yếu tố “biểu tượng” (Symbol), “Lời” và “hành vi”.
Việc cử hành đuợc thể hiện cụ thể là những dấu chỉ của một thế giới
được cứu độ.
4.1.1. Những dấu chỉ cử hành, biểu tượng đích thật
Thuật ngữ “biểu tượng” (symbol) thể hiện sự nhận thức đối với
toàn thể nhân loại về một sự nhận biết hiện trạng cụ thể của mọi
tương giao như là một kinh nghiệm về thực tại đuợc biểu lộ trong
nhiều chiều kích, cái hữu hình trình bày cái vô hình, nguyên lý tự tỏ
bày trong ý niệm có thể lãnh hội được như trong hình ảnh. Đối với
25
Modernisme: Thuyết duy tân nỗ lực tìm ra những điều hoà hợp giữa thế giới hiện
đại và các khám phá khoa học của nó trong mọi lãnh vực. Chủ thuyết này còn đòi
đặt lại vấn đề các xác quyết tín lý truyền thống của Giáo Hội. Đạc biệt họ phủ nhận
tất cả sự can thiệp siêu việt của Thei6n Chúa vào lịch sử. Chủ thuyết bị Đức Pio IX
(Syllabus [1864]) và Đức Pio X (sắc lệnh Lamentabili [1907] và thông điệp
Pascendi [1907]) lên án.
61
nền Thần Học Bí Tích ngày nay, những tư duy biểu tượng có thể có
hành động then chốt tương tự như là tư duy nguyên nhân đối với học
thuyết Bí Tích của Kinh Viện thời trung cổ.
“Biểu tượng” được nói tới trong Thần Học Bí Tích, chính là điều
trước được phát triền bởi những định đề thuộc nhân chủng học. Căn
cứ vào cấu trúc xác thể – thiêng liêng, con người biểu lộ những điều
cụ thể: niềm vui trong nụ cười, nỗi buồn trong tiếng khóc, sự gận dữ
trong nắm đấm... Trong công trình sáng tạo nghệ thuật, những tư
tưởng và hình ảnh được hiện thực. Trong những cử chỉ cụ thể mối
tương giao nhân loại được thực hiện: trong việc đi đến với người
khác, cái giang rộng đôi tay, ôm lấy người đó và trao nụ hôn, cũng có
thể xảy ra một sự đối kháng, bị khước từ. Trong việc thể hiện hành
vi, việc biểu lộ có thể đính kèm những sự vật bên ngoài: một món
quà, cái nhẫn, một lời mời đến dùng bữa, đó như là những “biểu
tượng” của người đề xướng. Trong những biểu tượng như vậy, việc
đề xướng hay việc từ chối không chỉ là dấu hiệu, nhưng đó còn là
hành động, không chỉ là nhận biết, nhưng còn là kinh nghiệm.
Để đánh dấu tình trạng căn bản đối với sự nhận thức biểu tượng
và Bí Tích, người ta phân biệt về biểu tượng đích thật và biểu tượng
trượng trưng, hay là về dấu hiệu hiện thực và dấu hiệu thuần thông
tin. Thí dụ, dấu hiệu thông báo tình trạng khúc khỉu, lồi lõm của con
đường, đó chỉ là dấu hiệu của thông tin hay biểu tượng tượng trưng.
Nó thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông về sự lồi
lõm của con đường, nó chỉ “tượng trưng” cho một sự kiện chứ không
62
chính là sự kiện. Sự kiện hiện hữu độc lập với dấu hiệu. Ngược lại,
đối với biểu tượng đích thật, hay dấu chỉ hiện thực không chỉ là
thông tin về sự kiện, nhưng nó còn thực hiện trong hoạt động của dấu
chỉ: Với cái ngéo tay thể hiện một lời hứa, qua chữ ký một giao ước,
hay một hợp đồng được thể hiện, trong vòng tay và nụ hôn tình yêu
đuợc biểu lộ.
Trong suy tư về biểu tượng đích thật này, ý nghĩa đối với sự nhận
thức về Bí Tích được phát triển rộng thêm: trên bình diện pháp lý
dấu chỉ đích thật (thí dụ chữ ký trong một hiệp ước, việc trao cho
nhau giấy chứng về hiệp ước) đương nhiên phải có nhờ đó mà một
thực tại được biểu lộ, trên bình diện cá nhân cũng vậy (thí dụ cái bắt
tay hoà giải, cái ôm hôn tình yêu), thực tại tỏ lộ được diễn tả qua
thực hiện hoạt động của dấu chỉ, nhờ đó mà thực tại tự thể hiện và
được hình thành. Các cử chỉ mang lại hiệu quả, nhưng đó không là
ma thuật. Dấu chỉ bên ngoài không thay thế cho nội lực bên trong,
đúng hơn là, nhưng gì là bên trong được dấu chỉ mang ra bên ngoài.
Trong ý nghĩa này, các Bí Tích có thể được hiểu như là những
biểu tượng đích thật, dấu chỉ hiện thực. Trong nghi thức khai tâm
(được trình bày trong toàn bộ các cử chỉ: lời chào, tuyên xưng Đức
Tin, rửa, xức dầu...), Giáo Hội công bố và thực hiện sự tiếp nhận
thành viên mới, những người được tiếp nhận công bố và thực hiện lời
tuyên xưng Đức Tin vào Chúa Kitô và sự thuộc về cộng đoàn của
những người tin của họ. Trong việc cử hành Bữa Tiệc Thánh Thể,

63
tính hiệp thông (với Chúa Kitô và với các thành viên khác) không
những được trình bày mà còn được thực hiện một cách thẳm sâu.
Đối với vấn đề được nêu ra về tính hiệu quả, người ta phân biệt về
bình diện pháp lý với bình diện cá nhân: trên bình diện pháp lý hiệu
quả (thí dụ thành viên của Giáo Hội) gắn liền với dấu chỉ, trên bình
diện cá nhân hiệu quả (thí dụ sự liên kết với Chúa Kitô, sự hiệp
thông) lệ thuộc vào sự sẵn sàng ít nhất mặc nhiên đối với việc đón
nhận Bí Tích trong Đức Tin và Đức Mến.
Điều bây giờ phải nghĩ tới là, theo sự nhận thức Kitô Giáo không
phải Đức Tin cá nhân hay sự qui tụ của Dân Chúa làm nên sự dấu chỉ
của Bí Tích, nhưng chính sự sẵn sàng của người con đáp trả về sáng
kiến của Thiên Chúa. Các nhà Thần Học Kitô Giáo đã mang lại một
suy tư nền tảng này trong phạm trù biểu tượng. Thay vì các Bí Tích
được giải đáp bởi con người, kẻ luôn hướng vọng về Thiên Chúa, thì
ngược lại, Bí Tích phải được hiểu bởi Thiên Chúa, Đấng đã tự bày tỏ
trong nhân tính.
Nhà Thần Học Karl Rahner († 1984) đã phát triển suy tư trên
trong tác phẩm “Thần Học biểu tượng” của ông. Ông đã liên kết với
bản thể học và áp dụng khái niệm biểu tượng nơi học thuyết Bí Tích
trong nhãn quan Thần Học Ba Ngôi, Kitô Học và Giáo Hội Học:
“hữu thể là biểu tượng bởi chính mình, đó là điều cần thiết, vì hữu
thể cần được ‘tỏ bày’ để tìm thấy bản chất riêng của nó”. “Biểu
tượng đích thật là việc tự thực hiện của hữu thể trong một cái khác
hướng đến việc cấu tạo bản chất”. Điều đó thể hiện nơi nội tại Ba
64
Ngôi: “Logos là ‘Lời’ của Chúa Cha, là ‘Hoạ ảnh’ trọn hảo của Ngài,
là ‘ánh phản chiếu vinh quang’của Ngài, là sự tỏ bày của Ngài...
Trong khi đó, Logos như ‘hoạ ảnh’ có cùng một bản thể với Chúa
Cha, và đứng đối đương với Cha như một Đấng khác, và như thế
Logos tự mình có. Có nghĩa là: “Logos là ‘biểu tượng’ (symbol) của
Chúa Cha”. Một nền Kitô Học xuất phát bởi khái niệm biểu tượng
hình thành hầu như phải sử dụng đến chú giải về Lời; “Ai thấy ta, là
thấy Cha” (Ga 14, 9)... “Lời hoá thành nhục thể là biểu tượng
(symbol) tuyệt đối của Thiên Chúa trong thế giới”. Giáo Hội như là
“hiện thân của Lời hoá thành nhục thể trong không gian và thời gian”
tiếp tục chức năng biểu tượng này của Logos trong thế giới. Cuối
cùng, các Bí Tích cụ thể hóa và hiện tại hóa thực tại biểu tượng của
Giáo Hội... trong đời sống của từng tín hữu, và vì thế, các Bí Tích
làm cho thực tại Biểu tượng phù hợp với bản chất của Giáo Hội”.
Phạm trù biểu tượng không thay thế cho phát biểu của học thuyết Bí
Tích Kinh Viện, nhưng là chuyển dịch (đồng thời được đạt để trong
mối tương quan lớn hơn với học thuyết Kinh Viện); vì trong khái
niệm biểu tượng hai khái niệm căn bản “dấu chỉ” và “nguyên nhân”
của Kinh Viện quả thật liên đới với nhau: Bí Tích là “nguyên nhân
của ân sủng...” Bởi đó, nó là dấu chỉ của ân sủng... Với câu nói: “Ân
sủng của Thiên Chúa được chứa đựng trong Bí Tích; qua đó, Bí Tích

65
làm cho ân sủng được tỏ bày, được thông hiểu trong không gian lịch
sử, và tạo nên biểu tượng của ân sủng”.26
“Quả vậy, một khi người ta coi các Bí Tích như hành động của
Thiên Chúa nơi con người (dù là qua một con người trong tư cách là
một thừa tác viên đại diện Thiên Chúa hành sự nơi loài người, làm
cho hành vi cứu chuộc của Thiên Chúa trở thành có xương có thịt, có
thể hiện diện một cách cụ thể và công hiệu), thì không còn chỗ cho
câu hỏi về phương thức hoạt động công hiệu của dấu chỉ Bí Tích
nữa; bởi đó, người ta không còn có thể đặt vấn đề xem dấu hiệu Bí
Tích đó đem lại ân sủng theo nghĩa ‘thể lý’ (physisch) hay ‘luân lý’
(moralisch). Bởi ngay từ đầu, người ta không được tách rời dấu chỉ
ra khỏi điều nó là dấu chỉ, vì trong tiên nghiệm (a priori) nó được
quan niệm như một biểu tượng ‘đích thật’ (Realsymbol), nghĩa là
một biểu tượng tự tạo cho mình thực thể mà nó là biểu tượng để nó
có thể hiện diện thực sự. Do đó, người ta có thể nhìn thấy Bí Tích là
‘nguyên nhân’ của ân sủng chính trong cách thế nó là ‘dấu chỉ’ của
ân sủng, và chính ân sủng đó (mà Thiên Chúa là nguồn gốc) là
nguyên nhân của dấu chỉ, nguyên nhân tác thành dấu chỉ, và chỉ có
như vậy, dấu chỉ mới hiện diện như dấu chỉ về chính mình. Như vậy,
các định lý cổ xưa đạt tới ý nghĩa sâu xa: ‘sacramenta gratiam
efficiunt quatenus eam signficant’27 (các Bí Tích tác tạo ân sủng
trong tư cách là dấu chỉ của ân sủng), và ‘sacramenta significant

26
K. Rahner, Theologie des Symbols, 278. 290 - 300.
27
Significatio luôn luôn được hiểu là biểu tượng đích thật (Realsymbol).
66
gratiam quia eam efficiunt’ (các Bí Tích là dấu chỉ của ân sủng vì
chúng tác tạo ân sủng). Tóm lại, ân sủng Thiên Chúa trở thành hiện
thực công hiệu trong các Bí Tích bởi do ân sủng tác tạo nên cách
trình bày của mình, biểu tượng về chính mình, để nhờ đó, ngưới ta có
thể nhận ra ân sủng trong thế giới lịch sử mang tính cách không gian
và thời gian”.28
4.1.2. Thực tại của Lời tạo thành
Các hoạt động của các phong trào Phụng Vụ và Thánh Kinh,
trước hết, nhằm đến việc đối thoại đại kết với Giáo Hội Cải Cách; từ
đó, Bí Tích không chỉ được hiểu bởi những tư suy về ý nghĩa của dấu
chỉ mà thôi, nhưng còn dựa vào Thần Học về Lời.
Thần Học về Lời, trước tiên, được xuất hiện trong Tín Lý Công
Giáo vào thập niên cuối thế kỷ 20. Vì điều có giá trị trong học thuyết
truyền thống Công Giáo về bản thể của Bí Tích, đó chính là hiệu quả
Bí Tích, điều xác định Bí Tích chính là được nói ra bởi Lời có trong
Kinh Thánh cách rõ ràng, không những Lời Thiên Chúa, mà còn cả
lời con người, qua đó mà Lời Thiên Chúa được tỏ bày. Lời Thiên
Chúa là Lời tạo thành (x. St 1, 3.6; Is 48, 13; Tv 33, 9, Rom 4, 17).
“Trong âm vang của người xảy ra điều Ngài nói, xuất hiện, điều Ngài
29
truyền” . Lời liên quan đến việc thiết lập: Với Lời tại núi Sinai,
Giavê Thiên Chúa đã thiết lập giao ước với Israel (x. Xh 19, 3; 20,
22). Lời gặp gỡ với con người, biến đổi con người, chế ngự những

28
K. Rahner, Theologie des Symbols, tr. 299.
29
H. Schlier, Wort, 846.
67
điều ghê tởm. Đó là Lời được đặt để nơi môi miệng các tiên tri (x.
Ger 1, 4-9). Lời các tiên tri cũng đã dự phần vào năng lực tác thành
và biến đổi của Lời Chúa: “Như mưa và tuyết từ trời rơi xuống và
không trở về trời, nhưng để đất đai được uống no thỏa và đâm chồi
nảy lộc.... Lời Ta cũng vậy, một khi đã xuất khỏi miệng Ta, sẽ không
trở về với Ta nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Ta,
chưa chu toàn sứ mạng Ta giao phó” (Is 55,10 - 11). Cũng vậy, việc
loan báo Phúc Âm không chỉ là chuyển giao một tin tức. Như một
đặc sứ công bố sắc lệnh của hoàng đế từ thành này tới thành khác, và
ông ta được trao cho một thẩm quyền để chu toàn trách nhiệm, lời
được loan báo cũng tạo nên một hiện thực mới. Trong lời thì “điều
được nói, sẽ hiện diện” 30.
Dĩ nhiên, điều trình bày trên cho thấy hiệu quả của Lời không
nghịch lại với hiệu quả của Bí Tích. Nếu như Thánh Phaolô viết:
“Ngay khi anh em ăn bánh và uống chén này, anh em loan báo cái
chết của Chúa” (1 Cor 11, 26), thì rõ ràng, việc loan báo không
nghịch với hành vi dấu chỉ, nhưng hành vi dấu chỉ (việc ăn bánh và
uống rượu trong chén) chính là lời loan báo. Không chỉ có Lời,
nhưng Bí Tích cũng là sự loan báo, và vì thế, thực tại loan báo được
hiện tại hóa và mang một hiệu năng nội tại. Và nếu như trong tự
ngôn của Gioan (1, 1 -14), Chúa Giêsu được trình bày như là Lời hóa
thành nhục thể, thì có thể chứng minh rằng, có một thực tại trình bày

30
H. Schlier, Wort, 863.
68
trước về lời được nói và hành động dấu chỉ Bí Tích, thực tại này phát
triển trong lời và dấu chỉ. Thiên Chúa “nói” qua dấu chỉ và Lời nơi
Chúa Giêsu, qua những hành vi của Người, trong việc Chúa Giêsu
phân phát bánh (Ga 6, 11), giơ tay chữa lành bệnh tật (Ga 9,6) cũng
như trong lời nói của Người (Ga 3, 34; 15, 3). Trong mọi trường hợp,
nơi Thánh Kinh, Lời và Bí Tích được nhìn trong mối tương quan
chặt chẽ với nhau.
Thánh Augustinô công nhận Lời chiếm chỗ nhất trong học thuyết
dấu chỉ của ngài, và đã định nghĩa Bí Tích như là” verbum visibile”
(Lời hữu hình): “...‘Anh em được thanh sạch rồi nhờ Lời Thầy nói
với anh em’ (Ga 15, 3). Tại sao người không nói: anh em em được
thanh sạch vì Phép Rửa anh em đã nhận lãnh, mà lại nói: Nhờ Lời
Thầy nói với anh em, nếu không phải là vì do bởi ngay trong nước,
lời cũng có tác dụng rửa sạch? Nếu rút lời đi thì nước sẽ là gì nếu đó
không phải là nước đơn thuần? Có lời được thêm vào như là yếu tố
để Bí Tích được thành hình, mà chính Bí Tích thì như thể là Lời hữu
hình”31 Trong Kinh Viện, mặc dầu lời được xem như là một thành
phần bản thể của Bí Tích (forma sacramenti), nhưng Thần Học về lời
thì không được khai triển. Vì vậy, mới nẩy sinh sự phân biệt: Tin
Lành nhấn mạnh về lời, Công Giáo chú tâm vào Bí Tích.
So sánh với sự phát triển Thần Học về Lời, các bản văn Công
Đồng Vat. II đã đưa ra một sự cải cách rõ rệt. Hiến chế về Phụng Vụ

31
Augustinô, De Doct. Christ II 3, 4.
69
thánh nói đến các cách thế khác nhau về việc hiện diện của Chúa
Giêsu trong Giáo Hội và trình bày cạnh bên nhau: “Người hiện diện
bằng quyền năng Người trong các Bí Tích, vì thế, nếu ai rửa tội
chính là Đức Kitô rửa tội. Người hiện diện trong Lời của Người,
chính Người nói khi Thánh Kinh được gìn giữ toàn vẹn và sống động
mãi trong Giáo Hội” (SC 7). Hiến chế về Mạc khải nhấn mạnh đến
công thức bởi “Bàn Tiệc Lời Chúa như Bàn Tiệc Thánh Thể” (DV
21), và gọi Lời Chúa là “sức mạnh của Thiên Chúa nhằm cứu rỗi”
(DV 17), và nhấn mạnh rằng: “Lời Chúa còn có một sức mạnh và
quyền năng có thể nâng đỡ và tăng cường Giáo Hội, ban sức mạnh
Đức Tin cho con cái Giáo Hội, là lương thực linh hồn, nguồn sống
thiêng liêng, tinh tuyền và trường cửu cho con cái Giáo Hội” (DV
21), và Công Đồng đòi hỏi phải “thêm lòng sùng kính Lời Chúa”
(DV 26).
Có hai nhóm hoạt động trong Thần Học Công Giáo hiện nay liên
quan đến việc bài trí Lời và Bí Tích. Một nhóm quan tâm nghiên cứu
về qui tắc của Lời, theo đó, Lời có một ý nghĩa nổi bật và được
chuẩn bị, mang lại hiệu quả cứu chuộc đích thật trong Bí Tích (theo
Viktor Warnach). Nhóm khác, hiểu Bí Tích không đối nghịch với
Lời, Bí Tích như là bởi Lời, hoặc ở trong lời có cấu trúc Bí Tích:
“Lời loan báo là lời cứu chuộc, có đặc tính giống Bí Tích, và Bí Tích
là lời loan báo Đức Tin hữu hình, có đặc tính Lời” 32. Lời Chúa là lời

32
M. Schmaus, Dogmatik 3/1, 744.
70
có sức cứu chuộc, lời mang lại những gì lời nói ra, như vậy, chính lời
là biến cố cứu chuộc, lời (mang yếu tố ngoại tại, lịch sử và xã hội) tỏ
bày điều có trong lời, và xảy ra điều lời tỏ bày. Lời hiện tại hóa ân
sủng của Thiên Chúa33. Lời và Bí Tích không đối nghịch nhau, cũng
không phải bổ sung cho nhau, nhưng là giải nghĩa cho nhau. Trong
quan điểm này, Bí Tích được gọi là thực tại của Lời tạo thành.
Giống như có sự phân biệt giữa biểu tượng đích thật và biểu tượng
tượng trưng, dấu chỉ hiện thực và dấu chỉ thông tin, nơi Lời cũng có
sự phân biệt chức năng thông tin và chức năng hiện thực. Lời nói thể
hiện chức năng thông tin (như cuộc họp báo) nhằm thông báo vể một
sự kiện: Một sự kiện (phỏng đoán hay có thực) đuợc trình bày hoàn
toàn hiện hữu độc lập với sự trình bày này. Trong khi đó, lời nói
trình bày một hiện thực (performative) (thí dụ như lời tỏ tình hay
phán quyết của quan tòa) tạo nên một thực trạng, lời được nói ra
được hiện thực.
Ở đây, cũng phải phân biệt giữa lãnh vực pháp lý và lãnh vực
tương quan cá nhân. Phán quyết của tòa, sự công bố một pháp lệnh
mang lại hiệu quả dựa trên sự đồng thuận của tập thể xã hội. Sự kiện
đó chính là: những lời xác định được “thoả thuận” và tạo nên sự tin
tưởng trong cộng đoàn của những người chung sống với nhau. Bên
cạnh đó, còn có những lời tạo nên một thực trạng mới không ở trong
phạm trù pháp luật. Những lời thiết lập hoặc làm thay đổi mối quan

33
X. K. Rahner, Wort, 321.
71
hệ cá nhân, lời làm thay đổi người nói và người nghe. Thuộc phạm
trù này, có những lời tỏ bày một sự cám ơn hoặc một sự tin tưởng,
lời xin lỗi hay khẩn cầu một sự thứ tha, lời thể hiện tình thân hữu...
Trong ý nghĩa này, Bí Tích là thực tại của lời tạo thành
(performative), lời hiện thực, không những lời trong ý nghĩa tương
quan cá nhân (thí dụ lời tha tội, lời tường thuật bữa tiệc ly) nhưng
bao gồm cả lời trong ý nghĩa pháp lý (thí dụ Phép Rửa như là một sự
tiếp nhận vào trong Giáo Hội, hay là Truyền Chức trao ban một trách
vụ). Lời trong ý nghĩa pháp lý đã thể hiện cách rõ nhất trong các Bí
Tích mang lại một ấn tích (character indelebilis), với ấn tích thể hiện
một sự kiện khách quan nơi các Bí Tích mang lại ấn tích, có nghĩa là
Bí Tích không lệ thuộc vào tình trạng cá nhân của người nhận lãnh
Bí Tích: ai một lần được rửa tội, Người đó mãi mãi là thành viên của
Giáo Hội. Ai một lần được phong chức thánh, người đó mãi mãi là
Linh mục. Ai một lần được Thêm Sức, người đó mãi mãi thuộc về
Chúa Thánh Thần. Đối với các Bí Tích khác cũng thể hiện một giá trị
đích thực: ở đâu lời xác định được tỏ bày (kèm thêm dấu chỉ), ở đó
thể hiện đời sống Giáo Hội.
Lời hiện thực Bí Tích được trình bày trong những công thức khác
nhau. Có lời đuợc cấu trúc tạo thành trực tiếp: “Cha (tôi) rửa con
(ông, bà, anh, chị...)...”, “Vậy cha tha tội cho con...”, “Anh nhận em
làm vợ...”. Có lời mang cấu trúc tường thuật và được thể hiện trong
lời tạo thành: tại buổi cử hành Thánh Thể, Bữa Tiệc Ly Chúa Giêsu
được tường thuật: “Trong đêm bị trao nộp, Người cầm lấy bánh...”
72
và từ đó việc tường thuật được chuyển đổi thành thực tại trong bối
cảnh hiện tại, nơi cộng đoàn đang qui tụ. Lời tường thuật về hành vi
trước kia “Hãy cầm lấy mà ăn...” nay biến đổi thành lời tạo thành cho
những người đang qui tụ hiện tại. Vì thế, việc lập lại thường xuyên
chính cũng lời đó luôn mang tính tạo thành. Như những người đang
yêu thích lập lại lời yêu đương và thích được nghe lời yêu đương đó,
cũng vậy, những ai đã cảm nhận được sức mạnh dịu ngọt, êm ái, làm
thay đổi của “Lời” và “Dấu chỉ” Bí Tích, người đó sẽ luôn luôn chạy
đến với Bí Tích để đắm mình vào trong đó, hầu làm cho Đức Tin và
Tình yêu luôn được lớn lên.
Học thuyết Thần Học Bí Tích về “Lời” và “Biểu tượng” có thể
phát triển nhờ vào nhau mà không có một sự mâu thẫn nào. Lời tạo
thành là biểu tượng đích thật, dấu chị hiện thực. Vì thế, Bí Tích
không những (theo Augustinô phát biểu) như là Lời hữu hình mà còn
(trong truyền thống Giáo Hội Đông phương) như là biến cố hình ảnh
được diễn tả bởi lời.
4.1.3. Chuyển đổi sự trình diễn
Chính nơi việc cử hành Bí Tích biểu tượng và lời xuất hiện trong
một hành vi chung với nhau. Hành vi chung này được trình bày trong
sự trình diễn chuyển đổi một cách lớp lang của những người tham
dự.
Sự trình diễn được thể hiện cách tự do, nhưng luôn dựa vào những
hành vi mang lại hiệu quả (“trình diễn” ở đây không phải là không”
trang nghiêm”, nhưng nó luôn thể hiện hành vi hướng đến mục đích).
73
Với sự trình diễn “lớp lang” ở đây, trước tiên, không phải là một sự
trình bày trước một cử toạ, nhưng là một cách thế mà nhờ đó người
tham dự vào việc cử hành có thể hoà nhập vào với biến cố được cử
hành: qua việc trình diễn người tham dự tự đặt mình vào trong biến
cố đang được trình bày, và như thế, chính họ mang lại một sự sáng
tạo trong việc trình diễn của họ, lời và cử điệu của riêng họ, họ hành
động với một hình thức cụ thể của việc trình diễn.
Như vậy, ngay từ những ngày đầu của Giáo Hội nguyên thủy,
cộng đoàn Kitô hữu đã trình diễn qua dấu chỉ và lời bữa tiệc ban
chiều của Chúa Giêsu và qua việc trình diễn này họ đã tự chuyển đổi.
Các cộng đoàn Kitô hữu này tiếp nhận cấu trúc trình diễn của truyền
thống và tiếp tục phát triển cấu trúc này. Cũng giống như trong mỗi
cuộc trình diễn đều nỗ lực vượt qua cái khoảng khắc và tình huống
hiện tại, thì trong việc trình diễn Bí Tích cái quá khứ lịch sử cứu độ
và tương lai đang ngóng chờ được hiện tại hóa.
Việc trình diễn lớp lang được đưa vào trong việc cử hành Bí Tích
trước tiên chính là những yếu tố phụ, “cái rìa” của Phụng Vụ: như
nhảy múa, điệu bộ không phát thành lời, những màn đối thoại, v.v...
“Việc trình diễn” có thể được hiểu như phạm trù nền tảng của Phụng
Vụ. Cách soạn thảo Phụng Vụ của Giáo Hội cổ đã chứng minh điều
đó, các điệu bộ trong Giáo đoàn Giêrusalem, huấn giáo nhiệm tích
(Catéchèses mystagogiques), Thần Học mầu nhiệm của Odo Casels
và sự đòi hỏi của Công Đồng Vat. II, người Kitô hữu đừng nên tham
dự vào Bí Tích Thánh Thể “như những khách bàng quang, câm lặng”
74
(SC 48); đúng hơn trong việc canh tân Phụng Vụ “cần phải hết sức
lưu tâm đến việc tham dự trọn vẹn và linh động của toàn dân” (SC
14, x. SC 19. 21. 41. 48).
Từ khái niệm Bí Tích như việc trình diễn đã biểu lộ những hậu
quả trong lý thuyết và trong thực hành:
(1) Kinh nghiệm cuộc sống thuộc về việc trình diễn. Việc trình
diễn không thay thế như là một phương tiện, nhờ đó, đạt đến một
điều khác, nhưng là dự phần vào việc trình diễn, những ai đã trình
diễn và nhận được cái giá trị của nó. Cái thực tại siêu nhiên đạt được
trong việc trình diễn như biểu tượng đích thật (chứ không phải với
“công cụ” của việc trình diễn). Và như vậy, ít nhất là trong cách nói,
nó thể hiện một sự đối nghịch với khái niệm Kinh Viện về nguyên
nhân dụng cụ và phạm trù về phương thế ân sủng. Với điểm đối
nghịch này và qua tư duy thuần lý của thế kỷ 19 và 20 có thể sự nhận
thức về Bí Tích trong chiều kích tư duy về nguyên nhân cần được
xem xét lại.
(2) Nghi lễ và sự sáng tạo, sự chuyển giao và sáng kiến
(phantasie) thuộc về việc trình diễn. Nghi lễ tạo ra sự qui tụ và nối
kết cũng như sự canh tân cái cũ, sự tiếp tục điều được chuyển giao.
Sự sáng tạo tạo nên những người tham dự tự mang vào trong việc
trình diễn cái cá tính của mình. Điều đó có thể nói như thế này:
người ta học nơi hệ thống dấu chỉ được chuyển giao và qua đó, tạo ra
khả năng, tự mình dự phần vào đó; mặt khác ngôn ngữ tự thay đổi,
bởi ngôn ngữ được nói bởi con người, vì thế ngôn ngữ luôn sống
75
động. Lịch sử của việc thực hành Bí Tích đã chứng minh rằng, mặc
dầu sự hợp nhất hai yếu tố nghi lễ và sự sáng tạo đầy căng thẳng,
nhưng luôn tìm thấy sự mới lạ nơi hai yếu tố đó.

76

You might also like