You are on page 1of 7

68 Câu trắc nghiệm

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN (2024)


Câu 1. Trong cùng một thời gian lao động khi số lượng sản phẩm tăng lên còn giá trị một đơn vị hàng hóa
và các điều kiện khác không thay đổi thì đó là kết quả của:
A. Tăng năng suất lao động
B. Tăng cường độ lao động
C. Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động
D. Cả A và B đều không đúng
Câu 2. Khi nào lợi nhuận bằng giá trị thặng dư?
A. Khi mua và bán hàng hóa theo giá trị thặng dư
B. Khi mua và bán hàng hóa đúng giá trị
C. Cả A và B đều đúng
D. Không khi nào
Câu 3. Bản chất tiền công tư bản chủ nghĩa là giá cả sức lao động. Đó là loại tiền công gì?
A. Tiền công theo thời gian
B. Tiền công theo sản phẩm
C. Tiền công danh nghĩa
D. Tiền công thực tế
Câu 4. Nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp là:
A. Là kết quả của hoạt động buôn bán
B. Là một phần giá trị thặng dư do công nhân làm thuê tạo ra
C. Là khoản chênh lệch giữa giá mua và giá bán
D. Là kết quả của mua rẻ, bán đắt, trốn thuế
Câu 5. Ý kiến nào dưới đây về tiền công thực tế là đúng?
A. Tiền công thực tế là số tiền thực tế nhận được
B. Là số tiền trong sổ lương + tiền thưởng và các nguồn thu nhập khác
C. Là số hàng hóa và dịch vụ mua được bằng tiền công danh nghĩa
D. Cả A và B đều đúng
Câu 6. Tiền công thực tế thay đổi theo chiều hướng khác nhau. Chiều hướng nào dưới đây không đúng?
A. Tỷ lệ thuận với tiền công danh nghĩa
B. Tỷ lệ thuận với lạm phát
C. Tỷ lệ nghịch với giá trị tư liệu tiêu dùng và dịch vụ
D. Tỷ lệ nghịch với lạm phát
Câu 7. Sản xuất giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch không giống nhau ở điểm nào?
A. Đều dựa trên tiền đề tăng năng suất lao động xã hội
B. Đều rút ngắn thời gian lao động cần thiết
C. Ngày lao động không thay đổi
D. Đều dựa trên tiền đề tăng năng suất lao động
Câu 8. Những ý kiến dưới đây về sản xuất giá trị thặng dư tương đối, ý kiến nào không đúng?
A. Ngày lao động không đổi
B. Giá trị sức lao động không đổi
C. Hạ thấp giá trị sức lao động
D. Tỷ suất giá trị thặng dư thay đổi
Câu 9. Khi xem xét phương phpas sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối, ý kiến nào dưới đây là đúng?
A. Giá trị sức lao động không thay đổi
B. Thời gian lao động cần thiết thay đổi
C. Ngày lao động không thay đổi
D. Cả A, B, C đều không đúng
Câu 10. Các cách diễn đạt giá trị hàng hóa dưới đây cách nào đúng?
A. Giá trị hàng hóa = giá trị tư liệu sản xuất + giá trị mới
B. Giá trị hàng hóa = giá trị cũ + giá trị sức lao động
C. Giá trị hàng hóa = giá trị tư liệu sản suất + giá trị thặng dư
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 11. Ý kiến nào dưới đây không đúng về hàng hóa sức lao động?
A. Bán chịu
B. Giá cả = giá trị mới do sức lao động tạo ra
C. Mua bán có thời hạn
D. Giá trị sử dụng quyết định giá trị
Câu 12. Những nhận xét đưới dây về tư bản cố định, nhận xét nào không đúng?
A. Là nguồn gốc của giá trị thặng dư
B. Là điều kiện tăng NSLĐ
C. Là điều kiện để giảm giá trị hàng hóa
D. Là bộ phận chủ yếu của tư bản bất biến
Câu 13. Khi so sánh sức lao động và lao động, ý kiến nào sau đây không đúng?
A. Sức lao động là khả năng lao động còn lao động là sức lao động đã được tiêu dùng
B. Sức lao động là hàng hóa còn lao động không là hàng hóa
C. Cả sức lao động và lao động là hàng hóa
D. Cả A, B đúng
Câu 14. Nhận xét về sự giống nhau giữa tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động, ý kiến nào
dưới đây đúng?
A. Đều làm giá trị của đơn vị hàng hóa giảm
B. Đều làm giá trị 1 đơn vị hàng hóa không thay đổi
C. Đều làm cho số sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng lên
D. Đều làm tăng lượng lao động hao phí trong một đơn vị sản phẩm
Câu 15. Khi đồng thời tăng năng suất lao động và cường độ lao động lên 2 lần thì ý nào dưới đây là
đúng?
A. Tổng số hàng hóa tăng lên 4 lần
B. Tổng số giá trị hàng hóa tăng 4 lần
C. Giá trị 1 đơn vị hàng hóa giảm 4 lần
D. Giá trị 1 đơn vị hàng hóa không đổi
Câu 16. Lợi nhuận bình quân của các ngành khác nhau phụ thuộc vào:
A. Tư bản ứng trước
B. Tỷ suất giá trị thặng dư
C. Cấu tạo hữu cơ của tư bản
D. Tỷ suất lợi nhuận bình quân
Câu 17. Nhân tố nào dưới đây có ảnh hưởng ngược chiều với tỷ suất lợi nhuận?
A. Tỷ suất giá trị thặng dư
B. Tốc độ chu chuyển của tư bản
C. Cấu tạo hữu cơ của tư bản
D. Cả A, B, C đúng
Câu 18. Lưu thông hàng hóa dựa trên nguyên tắc ngang giá. Điều này được hiểu như thế nào là đúng?
A. Giá cả của từng hàng hóa luôn luôn bằng giá trị của nó
B. Giá cả có thể tách rời giá trị và xoay quanh giá trị của nó
C. Giá trị = giá cả
D. Cả B, C đúng
Câu 19. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
Cơ sở để trao đổi một số hàng hóa A lấy một số hàng hóa B là:
A. Nhu cầu sử dụng hàng hóa của các chủ thể kinh tế
B. Giá trị cá biệt của từng hàng hóa
C. Giá trị xã hội của hàng hóa
D. Họ cảm thấy hao phí lao động để sản xuất ra chúng bằng nhau
Câu 20. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng là:
A. Hai loại lao động trong sản xuất hàng hóa
B. Sự biểu hiện tính chất hai mặt của lao động trong sản xuất hàng hóa
C. Lao động giản đơn và lao động phức tạp trong sản xuất hàng hóa
D. A và dồng thời là B
Câu 21. Lao động sống:
A. Là lao động tiêu hao tại thời điểm sản xuất
B. Được vật hóa trong công cụ lao động
C. Được kết tinh trong nguyên nhiên liệu
D. Là lao động tạo ra giá trị hàng hóa
Câu 22. Hãng X có cấu tạo giá trị một sản phẩm gồm 6 USD là chi phí lao động quá khứ, 4 USD là chi
phí lao động sống. Nhờ hợp lý hóa tổ chức sản xuất, năng suất lao động cá biệt của hãng tăng lên 2 lần,
hỏi giá trị mỗi sản phẩm thay đổi như thế nào?
A. 6 USD chi phí lao động quá khứ, 2 USD là chi phí lao động sống
B. 3 USD chi phí lao động quá khứ, 4 USD là chi phí lao động sống
C. 3 USD chi phí lao động quá khứ, 2 USD là chi phí lao động sống
D. 12 USD chi phí lao động quá khứ, 8 USD là chi phí lao động sống
Câu 23. Hãng X có cấu tạo giá trị một sản phẩm gồm 6 USD là chi phí lao động quá khứ, 4 USD là chi
phí lao động sống. nếu hãng tăng cường dộ lao động lên 1,5 lần, hỏi giá trị mỗi sản phẩm của hãng thay
đổi như thế nào?
A. 6 USD chi phí lao động quá khứ, 6 USD chi phí lao động sống
B. Không thay đổi
C. Lao động quá khứ và lao động sống đồng thời tăng lên 1,5 lần
D. Giảm nhưng không nhiều
Câu 24. Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa:
A. Tỷ lệ thuận với cường độ lao động
B. Tỷ lệ nghịch với cường độ lao động
C. Không phụ thuộc vào cường độ lao động
D. Phụ thuộc vào cường độ lao động
Câu 25. Lượng giá trị của hàng hóa thay đổi:
A. Tỷ lệ nghịch với thời gian lao động xã hội cần thiết
B. Tỷ lệ nghịch với năng suất lao động xã hội
C. Tỷ lệ thuận với năng suất lao động xã hội
D. Tỷ lệ nghịch với năng suất lao động cá biệt
Câu 26. Khi năng suất lao động tăng, hệ quả là:
A. Hao phí lao động để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm tăng
B. Hao phí lap động để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm giảm
C. Giá cả mỗi đơn vị hàng hóa tăng
D. Giá cả mỗi đơn vị sản phẩm giảm
Câu 27. Yếu tố nào được xác định là thực thể của giá trị hàng hóa?
A. Lao động cụ thể
B. Lao động trừu tượng
C. Lao động phúc tạp
D. Lao động giản đơn
Câu 28. Một ngành hàng có 3 hãng A, B, C, hãng A cung ứng 90% sản phẩm của ngành. Nếu năng suất
lao động của A tăng lên 2 lần, hỏi giá trị cá biệt và giá trị xã hội thay đổi như thế nào?
A. Giá trị cá biệt tăng, giá trị xã hội giảm
B. Giá trị cá biệt giảm, giá trị xã hội tăng
C. Giá trị cá biệt giảm, giá trị xã hội giảm
D. Giá trị cá biệt giảm, giá trị xã hội không đổi
Câu 29. Một ngành hàng có 3 hãng A, B, C, hãng B và C cung ứng 10% sản phẩm của ngành. Nếu năng
suất lao động của B và C tăng lên 2 lần, hỏi giá trị cá biệt và giá trị xã hội thay đổi như thế nào?
A. Giá trị cá biệt giảm, giá trị xã hội tăng
B. Giá trị cá biệt giảm, giá trị xã hội giảm
C. Giá trị cá biệt giảm, giá trị xã hội không đổi
D. Giá trị cá biệt tăng, giá trị xã hội giảm
Câu 30. Một ngành hàng có 3 hãng A, B, C, hãng A cung ứng 90% sản phẩm của ngành. Nếu năng suất
lao động của A tăng lên 1,2 lần, hỏi giá trị cá biệt và giá trị xã hội thay đổi như thế nào?
A. Giá trị cá biệt tăng, giá trị xã hội giảm
B. Giá trị cá biệt giảm, giá trị xã hội tăng
C. Giá trị cá biệt và giá trị xã hội không thay đổi
D. Giá trị cá biệt và giá trị xã hội tăng
Câu 31. Một ngành hàng có 3 hãng, hãng B và C cung ứng 10% sản phẩm của ngành. Nếu cường độ lao
động của B và C tăng lên 1,5 lần, hỏi giá trị cá biệt và giá trị xã hội thay đổi như thế nào
A. Giá trị cá biệt giảm, giá trị xã hội tăng
B. Giá trị cá biệt giảm, giá trị xã hội giảm
C. Giá trị cá biệt giảm và giá trị xã hội không đổi
D. Giá trị cá biệt và giá trị xã hội giảm
Câu 32. Chọn đáp án đúng cho tình huống sau đây:
Ngày lao động là 10 giờ, sản xuất được 10 sản phẩm với giá bán là 10 USD/1 sản phẩm. Hỏi hao phí lao
động để sản xuất 1 sản phẩm và tổng doanh thu thay đổi như thế nào nếu tăng năng suất lao động lên 2
lần và giá cả thị trường không thay đổi?
A. 60 phút và 100 USD
B. 30 phút và 200 USD
C. 60 phút và 200 USD
D. 30 phút và 300 USD
Câu 33. Chọn đáp án đúng cho tình huống sau đây:
Trong 10 giờ sản xuất được 10 sản phẩm có giá bán là 10 USD/1 sản phẩm. Hỏi giá trị tổng sản phẩm, giá
trị một sản phẩm và doanh thu thay đổi như thế nào, nếu cường độ lao động tăng lên 1,5 lần và giá cả thị
trường không thay đổi?
A. 100 USD, 10 USD và 100 USD
B. Tăng 1,5 lần, không đổi và 150 USD
C. 15 giờ, 15 USD và 150 USD
D. 15 sản phẩm, giảm và 150 USD
Câu 34. Tiền tệ và tư bản:
A. Giống nhau ở hình thức biểu hiện, khác nhau ở hình thức và mục đích lưu thông
B. Giống nhau ở hình thức lưu thông, khác nhau ở mục đích lưu thông
C. Là một
D. Tiền tệ tham gia lưu thông với mục đích thu giá trị nhiều hơn còn tư bản thì không
Câu 35. Mô tả nào dưới đây phản ánh đúng thực tiễn cuộc sống?
Tiền thuê nhà xưởng; (2) Tiền mua máy móc thiết bị; (3) Tiền mua nguyên liệu; (4) Tiền mua nhiên liệu;
(5) Tiền thuê công nhân; (6) Tổng giá trị hàng hóa
A. Giá trị cũ gồm (6) – (1) + (2) + (3)
B. Giá trị mới gồm (6) – (1) + (2) + (3) + (4)
C. Chi phí tư bản gồm (6) – (1) + (2) + (3) + (4) + (5)
D. Lao động quá khứ thể hiện qua (6) – (1) + (2) + (3)
Câu 36. Mô tả nào dưới đây phản ánh đúng thực tiễn cuộc sống?
Tiền thuê nhà xưởng; (2) Tiền mua máy móc thiết bị; (3) Tiền mua nguyên liệu; (4) Tiền mua nhiên liệu;
(5) Tiền thuê công nhân; (6) Tổng giá trị hàng hóa
A. Giá trị cũ gồm (1) + (2) + (3)
B. Giá trị mới gồm (6) – (1) + (2) + (3)
C. Chi phí tư bản gồm (1) + (2) + (3) + (4) + (5)
D. Tổng tư bản đầu tư gồm (1) + (2) + (3) + (4) + (5) + (6)
Câu 37. Trường hợp nào được coi là tập trung tư bản?
(1) Nhờ thường xuyên tiết kiệm, sau 5 năm vốn của doanh nghiệp A tăng lên 12 triệu DEM
(2) Nhờ tín dụng ngân hàng mà quy mô tài chính của doanh nghiệp B tăng lên 120 tỷ JPY
(3) Dưới áp lực của cạnh tranh, số lượng doanh nghiệp có quy mô tài chính lớn tăng lên
(4) Công ty C gọi thêm vốn bằng con đường phát hành cổ phiếu

A. (1) + (2)
B. (2) + (3) + (4)
C. (1) + (4)
D. Tất cả 4 trường hợp trên
Câu 38. Trường hợp nào được coi là tích tụ tư bản?
(1) Nhờ thường xuyên tiết kiệm, sau 5 năm vốn của doanh nghiệp A tăng lên 12 triệu DEM
(2) Nhờ tín dụng ngân hàng mà quy mô tài chính của doanh nghiệp B tăng lên 120 tỷ JPY
(3) Dưới áp lực của cạnh tranh, số lượng doanh nghiệp có quy mô tài chính lớn tăng lên
(4) Công ty C gọi thêm vốn bằng con đường phát hành cổ phiếu

A. (2) + (3)
B. (1)
C. (4)
D. (3)
Câu 39. Điều gì dưới đây là không thể có trong quá trình sản xuất?
A. Bằng lao động cụ thể, người công nhân đã tạo ra giá trị mới là 20 USD
B. Bằng lao động trừu tượng, người công nhân đã tạo ra giá trị mới là 20 USD
C. Bằng lao động cụ thể, người lao động chuyển giá trị của lao động quá khứ vào sản phẩm mới
D. Quá trình sản xuất là quá trình khai thác vốn cố định và vốn lưu động
Câu 40. Phát biểu nào dưới đây phản ánh KHÔNG ĐÚNG bản chất của tư bản cố định?
A. Về mặt hiện vật, nó bao gồm cả máy móc thiết bị và nguyên nhiên vật liệu
B. Tư bản cố định tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị lại dịch chuyển từng phần
vào giá thành sản phẩm
C. Phần giá trị dịch chuyển vào giá thành, phải được khôi phục lại dưới hình thức gọi là khấu hao
D. Quỹ khấu hao còn gọi là quỹ đầu tư thay thế
Câu 41. Phát biểu nào dưới đây phản ánh KHÔNG ĐÚNG bản chất của tư bản cố định?
A. Hình thái vật chất của nó tồn tại

1. B 2. B 3. C 4. B 5. C 6. B 7. A 8. B 9. A 10. A
11. B 12. A 13. C 14. C 15. A 16. A 17. C 18. B 19. C 20. B
21. A 22. A 23. B 24. C 25. B 26. B 27. B 28. C 29. C 30. C
31. C 32. B 33. B 34. A 35. B 36. C 37. B 38. B 39. A 40. A
41. 42. 43. 44. 45. 46. 47. 48. 49. 50.
51. 52. 53. 54. 55. 56. 57. 58. 59. 60.
61. 62. 63. 64. 65. 66. 67. 68.

You might also like