You are on page 1of 7

Chương 3

Câu 1: Trong phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối, giới hạn tối thiểu
của ngày lao động là gì?
a. Đủ bù đắp giá trị SLĐ của công nhân
b. Lớn hơn thời gian lao động tất yếu
c. Do nhà tư bản quy định
d. Tất cả các đáp án trên
Câu 2: Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối thực hiện bằng cách
nào?
a. Thời gian lao động tất yếu và giá trị SLĐ không thay đổi
b. Thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư tăng
c. Rút ngắn thời gian lao động tất yếu trong điều kiện ngày lao động không
đổi
d. Tất cả các đáp án trên
Câu 3: Đâu là đặc điểm của giá trị thặng dư siêu ngạch trong sản xuất công
nghiệp?
a. Không cố định ở doanh nghiệp nào
b. Chỉ có ở những doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới
c. Chỉ có ở những doanh nghiệp có năng suất lao động cá biệt cao
d. Tất cả các đáp án trên
Câu 4: Điểm giống nhau giữa giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu
ngạch là gì?
a. Tăng năng suất lao động ngành nông nghiệp
b. Tăng năng suất lao động cá biệt
c. Tăng năng suất lao động xã hội
d. Tăng năng suất lao động
Câu 5: Giá trị thặng dư là gì?
a. Lợi nhuận thu được của người sản xuất, kinh doanh
b. Giá trị tư bản tăng lên
c. Phần giá trị dôi ra ngoài giá trị SLĐ do công nhân làm ra
d. Phần chênh lệch giữa giá trị hàng hóa với chi phí sản xuất TBCN
Câu 6: Ý nghĩa phân chia tư bản thành Tư bản bất biến và Tư bản khả biến là
gì?
a. Cho biết nguồn gốc của giá trị thặng dư
b. Cho biết vai trò của lao động quá khứ và lao động sống trong việc tạo ra
giá trị thặng dư
c. Cho biết đặc điểm chuyển giá trị của từng loại tư bản vào sản phẩm
d. Tất cả các đáp án trên
Câu 7: Căn cứ nào để phân chia Tư bản bất biến và Tư bản khả biến?
a. Tốc độ chu chuyển của tư bản
b. Vai trò của các bộ phận tư bản trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư
c. Hao mòn hữu hình hoặc vô hình
d. Phương thức chuyển giá trị các bộ phận tư bản sang sản phẩm
Câu 8: Căn cứ nào để phân chia tư bản cố định và tư bản lưu động?
a. Tốc độ chu chuyển của tư bản
b. Phương thức chuyển giá trị các bộ phận tư bản sang sản phẩm
c. Vai trò của các bộ phận tư bản trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư
d. Sự thay đổi về lượng trong quá trình sản xuất
Câu 9: Tư bản ứng trước bao gồm những đại lượng nào?
a. Tư bản bất biến và Tư bản khả biến
b. Tư bản bất biến, Tư bản khả biến và bộ phận tư bản tăng thêm trong quá
tình sản xuất
c. Bộ phận c1 và c2
d. Tất cả các đáp án trên
Câu 10: Chi phí tư bản chủ nghĩa là gì?
a. Chi phí lao động thực tế của xã hội để sản xuất ra hàng hóa
b. Chi phí cho hoạt động kinh doanh hàng hóa
c. Chi phí thuần túy về tư bản
d. Chi phí chuyển nhượng thương hiệu
Câu 11: Tư bản là gì?
a. Tiền và máy móc thiết bị được mua về sử dụng
b. Tiền có khả năng sinh lời cho người sở hữu nó
c. Công cụ sản xuất và nguyên vật liệu và nhà xưởng
d. Giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động làm thuê
Câu 12: Điều kiện tất yếu để SLĐ trở thành hàng hóa là gì?
a. Người lao động tự nguyện đi làm thuê
b. Người lao động hoàn toàn không có TLSX và của cải gì
c. Người lao động được tự do thân thể
d. Cả ý b và c
Câu 13: Hàng hóa SLĐ là gì?
a. Tồn tại trong mọi nền sản xuất của xã hội có sử dụng sức lao động
b. Là loại hàng hóa đặc biệt có giá trị sử dụng có khả năng tạo ra giá trị mới
trong quá trình sử dụng
c. Chỉ có giá trị nhất định khi được sử dụng trong nền kinh tế thị trường tư
bản chủ nghĩa
d. Tất cả các đáp án trên
Câu 14: TBBB và TBKB thuộc phạm trù tư bản nào?
a. Sản xuất c. Hàng hóa
b. Tiền tệ d. Lưu thông
Câu 15: Tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh điều gì?
a. Hiệu quả của tư bản trong sản xuất, kinh doanh
b. Quy mô bóc lột của tư bản đối với công nhân làm thuê
c. Trình độ bóc lột của tư bản đối với công nhân làm thuê
d. Tất cả các đáp án trên
Câu 16: Lợi nhuận bình quân là gì?
a. Chênh lệch giữa chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và giá trị hàng hóa
b. Chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản đã tiêu dùng
c. Lượng lợi nhuận bằng nhau của những tư bản như nhau đầu tư vào các
ngành sản xuất khác nhau
Câu 17: Khối lượng giá trị thặng dư phản ánh điều gì?
a. Chỉ cho nhà tư bản biết nơi đầu tư có lợi
b. Trình độ bóc lột giá trị thặng dự của nhà tư bản
c. Quy mô bóc lột giá trị thặng dự của nhà tư bản
d. Lượng lợi nhuận mà các nhà tư bản nhận được khi cạnh tranh tự do
Câu 18: Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối thực hiện bằng cách
nào?
a. Tiết kiệm chi phí sản xuất, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn
b. Sử dụng kỹ thuật tiên tiến, cải tiến tổ chức quản lý
c. Kéo dài thời gian của ngày lao động, còn thời gian lao động tất yếu
không đổi
d. Tất cả các đáp án trên
Câu 19: Giá trị hàng hóa SLĐ gồm những giá trị nào?
a. Chi phí đào tạo người lao động
b. Giá trị các hàng hóa do người lao động tạo ra
c. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa
d. Cả ý a và c
Câu 20: Thực chất của quá trình tích lũy tư bản là gì?
a. Tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản do bộ phận tư bản khả biến tăng nhanh
hơn tư bản bất biến
b. Tăng quy mô của tư bản cá biệt bằng cách biến giá trị thặng dư thành tư
bản
c. Tăng năng suất lao động cá biệt cao hơn năng suất lao động xã hội
d. Tăng năng suất lao động xã hội
Mức độ 2
Câu 1: Một tư bản cá biệt ứng trước 400.000 đơn vị tiền tệ (đvtt) để sản xuất
hàng hóa với c/v = 4/1; m’ = 250%. Giá trị hàng hóa được tạo ra là bao
nhiêu?
a. 320.000 đvtt
b. 280.000 đvtt
c. 200.000 đvtt
d. 600.000 đvtt
Câu 2: Phạm trù tỷ suất lợi nhuận cho biết điều gì?
a. Trình độ kinh doanh của doanh nghiệp
b. Mức độ hiệu quả của việc sử dụng lao động
c. Khả năng bóc lột giá trị thặng dư của doanh nghiệp
d. Khả năng sinh lời (mức doanh lợi) của việc đầu tư
Câu 3: Một doanh nghiệp tư bản năm thứ nhất ứng ra 500.000 £ để sản xuất hàng
hóa, c/v = 4/1, m’ = 200%, cuối năm doanh nghiệp dành 50% khối lượng giá trị
thặng dư đưa vào tích lũy. Lượng tư bản được tích lũy cuối năm thứ nhất của doanh
nghiệp này là bao nhiêu?
a. 150.000£ c. 200.000£
b. 100.000£ d. 250.000£
Câu 4: Lợi nhuận bình quân hình thành trong điều kiện nào?
a. Sản xuất hàng hóa c. Cạnh tranh tự do
b. Kinh tế thị trường d. Phân công lao động
Câu 5: Bản chất của lợi nhuận thương nghiệp là gì?
a. Lợi nhuận do kinh doanh hàng hóa mang lại
b. Một phần của lợi nhuận bình quân
c. Lợi nhuận của tư bản hàng hóa
d. Giá bán lẻ cao hơn giá bán buôn
Câu 6: Tỷ suất lợi nhuận bình quân hình thành do nguyên nhân nào?
a. Tư bản có thể tự do di chuyển giữa các ngành
b. Phân công lao động xã hội
c. Hình thành độc quyền trong kinh tế
d. Các nhà tư bản quy định
Câu 7: Giả sử trong điều kiện cạnh tranh tự do, nền sản xuất xã hội gồm 3
ngành với cơ cấu tư bản đầu tư lần lượt là 2600C + 400V; 3500C + 500V;
2400C + 600V; m’ đều là 200%. Tỷ suất lợi nhuận bình quân được xác định
là bao nhiêu?
a. 20% c. 30%
b. 25% d. 35%
Câu 8: Một doanh nghiệp tư bản cá biệt ứng ra 900.000 đvtt để sản xuất hàng
hóa với c/v = 8/1, m’ = 200%. Tỷ suất lợi nhuận mà doanh nghiệp này đạt
được là bao nhiêu?
a. 18,3% c. 22,2%
b. 20,5% d. 25,2%
Câu 9: Tỷ suất lợi nhuận không phụ thuộc vào nhân tố nào?
a. Tỷ suất giá trị thặng dư
b. Tốc độ chu chuyển của tư bản
c. Đại lượng tư bản ứng trước
d. Hoạt động kinh doanh hàng hóa
Câu 10: Muốn tăng tỷ suất lợi nhuận thì chủ tư bản cần làm gì?
a. Học tập để kinh doanh giỏi hơn
b. Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản
c. Tăng quy mô tích lũy
d. Tăng chi phí cho quảng cáo
Câu 11: Hệ quả của tích lũy tư bản là gì?
a. Chủ tư bản ít giá trị thặng dư hơn vì đã biến chúng thành tư bản
b. Tăng quy mô của tư bản
c. Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản
d. Tăng thời gian lưu thông
d. Lượng lợi nhuận mà tư bản công nghiệp nhường cho tư bản thương
nghiệp
Câu 12: Giả sử một doanh nghiệp có lượng tư bản ứng trước đầu năm là
780.000 đvtt, trong đó giá trị tư bản bất biến gấp 5 lần tư bản khả biến; tỷ
suất giá trị thặng dư là 300%. Tỷ suất lợi nhuận mà doanh nghiệp này đạt
được là bao nhiêu?
a. 40% c. 50%
b. 45% d. 60%
Mức độ 3
Câu 1: Sự khác nhau giữa giá trị thặng dư siêu ngạch so với giá trị thặng dư
tương đối thể hiện ở nội dung nào?
a. Dựa vào tăng số lượng lao động
b. Dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động cá biệt
c. Dựa trên cơ sở tăng cường độ lao động
d. Tất cả các đáp án trên
Câu 2: Bản chất của lợi nhuận là gì?
a. Doanh thu của hàng hóa trên thị trường
b. Hình thức biểu hiện của giá trị hàng hóa
c. Hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư
d. Giá cả cạnh tranh
Câu 3: Tư bản cố định và tư bản lưu động là bộ phận của tư bản nào?
a. Tư bản tiền tệ c. Tư bản hàng hóa
b. Tư bản sản xuất d. Tư bản cho vay
Câu 4: Để tăng khối lượng giá trị thặng dư có thể sử dụng cách thức nào?
a. Tăng cường độ lao động khi ngày lao động không đổi
b. Kéo dài thời gian lao động trong ngày
c. Tăng năng suất lao động
d. Tất cả các đáp án trên
Câu 5: Tư bản lưu động bao gồm những giá trị nào?
a. Máy móc, thiết bị, nhà xưởng
b. Nguyên, nhiên vật liệu và sức lao động
c. Chi phí cố định cho sản xuất
d. Chi phí cho thuê mướn mặt bằng kinh doanh
Câu 6: Quan hệ về lượng giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư thể hiện ở nội dung
nào?
a. Lợi nhuận luôn lớn hơn giá trị thặng dư do giá cả luôn lớn hơn giá trị
b. Lợi nhuận luôn nhỏ hơn giá trị thặng dư do giá cả luôn nhỏ hơn giá trị
c. Lợi nhuận luôn bằng giá trị thặng dư do giá cả luôn xoay quanh trục giá
trị
d. Không đồng nhất về lượng nhưng tổng của lợi nhuận thì bằng tổng của
giá trị thặng dư
Câu 7: Quy luật chung của tích lũy tư bản bao gồm nội dung nào?
a. Tăng số lượng các nhà tư bản
b. Tăng cường độ lao động
c. Tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản
d. Tăng tỷ suất lợi nhuận
Câu 8: Nhân tố nào không góp phần làm tăng quy mô tích lũy?
a. Nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư
b. Sử dụng hiệu quả máy móc
c. Tăng lượng tư bản ứng trước
d. Tăng tỷ suất lợi nhuận

You might also like