You are on page 1of 7

Dưới bóng hoàng lan

I. Giới thiệu chung


1. Tác giả Thạch Lam
Thạch Lam là một trong những cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam trong chặng
đường nửa đầuthế kỉ XX. Tác phẩm của ông đã đem đến cho văn xuôi Việt Nam một
phong cách mới, góp phần làmphong phú diện mạo của nền văn học nước ta trong bước
chuyển mình trên con đường hiện đại hóa

a. Tiểu sử
- Nhà văn Thạch Lam, tên thật là Nguyễn Tường Vinh (1910 – 1942), sau đó đổi tên
thành Nguyễn Tường Lân và lấy bút danh là Thạch Lam. Nguyên quán của ông là tại Hà
Nội, ông sống trong một gia đình công chức gốc quan lại trong giai đoạn đất nước sa sút.
Cha của ông là Nguyễn Tường Nhu, sinh năm 1881, là một người thông thạo cả chữ Hán
và chữ Pháp, làm Thông Phán Tòa Sứ. Mẹ của Thạch Lam là bà Lê Thị Sâm, con gái cả
của Lê Quang Thuật, người gốc Huế, đã 3 đời làm quan võ cùng thời với Huyện Giám
(tức ông nội Thạch Lam).
- Ông bà Nhu sinh cả thể được 7 người con, trong đó có 6 người con trai và 1 người con
gái. Trong 7 người con thì ngoài người con trai tên Tường Thụy làm công chức, tất cả
những người con lại ít nhiều đều tham gia và con đường sự nghiệp văn chương. Trong số
đó nổi bất nhất có Tường Tam, Tường Long và Tường Vinh (nhà văn Thạch Lam).
Vào năm 1918, ông Nguyễn Tường Nhu cha của nhà văn Thạch Lam mắc bạo bệnh và
qua đời. Kể từ đó, một mình mẹ phải mua bán tần tảo để nuôi một người mẹ chồng và 7
đứa con.
- Ở Cẩm Giàng, Thạch Lam học tại trường tiểu học Hải Dương, nay là trường tiểu học Tô
Hiệu. Cho đến khi người anh cả là Nguyễn Tường Thụy đã học xong ra trường và về dạy
học ở Thái Bình, mẹ ông quyết định đưa cả nhà về Thái Bình sinh sống.
Nhưng sống ở đây được 1 năm, làm vẫn không nuôi đủ mấy miệng ăn, mẹ ông lại quyết
định dẫn các con về Hà Nội ở nhà thuê và sinh sống ở đây.
- Nhiều năm sau đó, Thạch Lam thi đỗ vào trường Cao Đẳng Canh Nông ở Hà Nội,
nhưng sau đó một thời gian ông chuyển vào trường trung học Sarraut để học thi Tú tài.
- Khi đã đỗ tú tài I, Thạch Lam thôi học để làm báo với hai anh. Buổi đầu, ông gia nhập
Tự Lực văn đoàn do anh là Nguyễn Tường Tam sáng lập, rồi được phân công lo việc
biên tập tuần báo Phong hóa và tờ Ngày nay của bút nhóm này. Đến tháng 2 năm 1935,
thì ông được giao làm Chủ bút tờ Ngày nay.
- Khác với tất cả các anh trai đều lấy vợ qua mai mối, được bố mẹ chấp thuận mới coi
mặt nhau, rồi cưới, Thạch Lam lấy vợ hoàn toàn do sự lựa chọn của cá nhân ông. Khoảng
năm 1935, Thạch Lam lấy vợ là bà Nguyễn Thị Sáu, người Ninh Bình, đã từng có một
đời chồng. Ông được người chị (Nguyễn Thị Thế) nhường lại căn nhà nhỏ tại đầu làng
Yên Phụ, ven Hồ Tây (Hà Nội) cho vợ chồng ông ở.
Cũng theo hồi ức của bà Nguyễn Thị Thế thì bản tính Thạch Lam "ưa tĩnh mịch nên khi
có con, vú em được lệnh cấm không được ru và cũng cấm không được để nó khóc. Ngoài
cổng, có khi chú còn cho treo một cái biển đề: "Ai hỏi gì xin lên tòa soạn". Và bà Thế kết
luận, những tháng ngày cuối đời, Thạch Lam "khó tính đến nỗi hầu như chỉ có thím là
chiều chuộng được chú, còn tôi và mẹ tôi cũng đành chịu".[5]
Tuy chỉ là một mái tranh vách đất, thế nhưng "nhà cây liễu"[6] là nơi thường lui tới của
các văn nghệ sĩ. Ngoài các thành viên trong Tự Lực văn đoàn, còn có: Thế Lữ, Vũ Hoàng
Chương, Đinh Hùng, Nguyễn Xuân Sanh, Nguyễn Tuân, Huyền Kiêu, Nguyễn Xuân
Khoát...
Theo những gì mà người thân của Thạch Lam kể lại, mặc dù cao tới 1m70, vượt trội hơn
khá nhiều chiều cao trung bình của người Việt thời đó, nhưng sức khỏe của Thạch Lam
lại rất không tương xứng với chiều cao của ông. Có thể nói, ông thuộc dạng thể chất yếu.
Vì thế mà ông rất năng chơi thể thao (ông chơi tennis vào loại khá) và có thời kỳ, ông
cùng người anh rể tương lai tên gọi Nguyễn Kim Hoàn đi học võ nghệ.
Một tuổi thơ nhọc nhằn cộng với cuộc sống lao lực vì miếng cơm manh áo đã làm Thạch
Lam sớm mắc phải căn bệnh lao phổi, một trong những căn bệnh nan y thời bấy giờ. Ông
mất tại Hà Nội vào ngày 27 tháng 6 năm 1942 [7], lúc mới 31 tuổi, khi đang còn trong độ
tuổi rực rỡ trên văn đàn.
Ông ra đi để lại người vợ trẻ cùng với ba đứa con thơ trong cảnh nghèo. Gia đình đã an
táng ông nơi nghĩa trang Hợp Thiện, nay thuộc quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

2. Sự nghiệp sáng tác


a. PCST
Thạch Lam là một cây bút thiên về tình cảm, ông thường viết về người nghèo khổ, nhất
là phụ nữ và trẻ em ở trong một xã hội mục nát, sống khổ cực, chịu đựng những cái đói,
cái nghèo. Ông viết bằng chính những rung cảm của mình, viết bằng tất cả trái tim sự
cảm thông sâu sắc đối với những số phận hẩm hiu.
Đọc văn của Thạch Lam chúng ta sẽ dễ dàng thấy những hình ảnh ảm đạm, heo hút của
số phận lầm than, đói nghèo. Chỉ bằng vài nét đơn sơ, từ ngữ vô cùng đơn giản thế nhưng
nó lại gợi cho người đọc nhiều sự rung cảm trước cảnh tượng ấy.
Là thành viên của Tự Lực văn đoàn, nhƣng khác với Nhất Linh, Hoàng Đạo, Khái
Hƣng... ngòi bút của Thạch Lam có khuynh hƣớng đi gần với cuộc sống của những
ngƣời dân bình thƣờng nghèo khổ.
Trong Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam có đoạn viết: "Thạch Lam là một cây bút
thiên về tình cảm, hay ghi lại cảm xúc của mình trước số phận hẩm hiu của những người
nghèo, nhất là những người phụ nữ trong xã hội cũ, sống vất vả, thầm lặng, chịu đựng,
giàu lòng hi sinh (Cô hàng xén). Có truyện miêu tả với lòng cảm thông sâu sắc một gia
đình đông con, sống cơ cực trong xóm chợ (Nhà mẹ Lê). Có truyện phân tích tỉ mỉ tâm lí
phức tạp của con người (Sợi tóc). Ngày mới đi sâu vào nội tâm của một cặp vợ chồng trí
thức nghèo. Chưa có truyện nào có ý nghĩa xã hội rõ nét như các tác phẩm của các nhà
văn hiện thực phê phán. Theo dòng là một thiên tiểu luận viết kiểu tuỳ bút, ghi lại suy
nghĩ của ông về nghệ thuật tiểu thuyết, có những ý kiến hay, nhưng chưa đi sâu vào khía
cạnh nào. Cuốn Hà Nội băm sáu phố phường có phong vị đậm đà của quê hương xứ sở,
lại rất gợi cảm. Văn Thạch Lam nhẹ nhàng, giàu chất thơ, sâu sắc, thâm trầm, thường để
lại một ấn tượng ngậm ngùi, thương xót".
Không có tiếng thúc sưu thuế ầm ĩ như Tắt đèn của Ngô Tất Tố, không miêu tả con
đường tha hóa của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao. năm 1936
Thạch Lam mới viết truyện ngắn, đƣợc tuyển thành ba tập: Gió đầu mùa (1937), Nắng
trong vườn (1938), Sợi tóc (1942); Tiểu thuyết Ngày mới (1939); Tập tiểu luận Theo
dòng (1941); Tập ký Hà Nội băm sáu phố phường (1943) Và hai quyển truyện viết cho
thiếu nhi: Quyển sách, Hạt ngọc. Cả hai đều do Nhà xuất bản Đời Nay ấn hành năm
1940. Thạch Lam còn đƣợc xem nhƣ là một trong số những ngƣời đầu tiên “giới thiệu
tác phẩm Đi tìm thời gian đã mất của Marcel Proust”. Truyện của Thạch Lam rất đơn
giản hoặc sẽ không có cốt truyện, thế nhưng những con chữ ấy chạm đến tim người đọc.
Đó là sự hòa quyện giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình.

- Ở tƣ cách nhà văn, Thạch Lam đòi hỏi rất cao phẩm chất trung thực của ngƣời nghệ sĩ.
Ông viết: "Sự thành thực chưa đủ cho nghệ thuật. Có thể, nhưng một nhà văn không
thành thực không bao giờ trở nên một nhà văn giá trị. Không phải cứ thành thực là trở
nên một nghệ sĩ. Nhưng một nghệ sĩ không thành thực chỉ là một người thợ khéo tay thôi.
PGS. Nguyễn Hoành Khung: “...Tình cảm của Thạch Lam chân thành, tuy nhiên, ông chỉ
mới băn khoăn, thương cảm đối với số phận người nghèo qua những câu chuyện mang
một dư vị ngậm ngùi, tội nghiệp” ... [8; tr203].
- Về bút pháp, có thể nói Thạch Lam là nhà văn mở đầu cho một giọng điệu riêng: trữ
tình hƣớng nội trong truyện ngắn. Ngòi bút của ông thƣờng khơi sâu vào thế giới bên
trong của cái "tôi", với sự phân tích cảm giác tinh tế. Sáng tác của Thạch Lam giàu chất
thơ, và đọc ông, đời sống bên trong có phong phú hơn, tế nhị hơn; chúng "đem đến cho
ngƣời đọc một cái gì nhẹ nhõm, thơm tho và mát dịu" (Nguyễn Tuân).
Ông là cây bút có biệt tài về truyện ngắn. Nhiều truyện ngắn của ông dƣờng nhƣ không
có cốt truyện, song vẫn có sức lôi cuốn riêng.
Thạch Lam không chỉ nổi tiếng về truyện ngắn, ông còn thành công trong thể loại bút ký.
Hà Nội băm sáu phố phường gồm nhiều mẩu văn ngắn mà sinh động, thể hiện vốn sống
phong phú và tài hoa của ông.
- Truyện ngắn Hai đứa trẻ, đã thể hiện đƣợc khát vọng muốn “Thay đổi một cái thế giới
giả dối và tàn ác”, hƣớng con ngƣời tới cái thiện và sự cao cả. Thạch Lam hƣớng đến
một thứ văn chƣơng gắn bó mật thiết với đời sống, không thoát li thực tại và tích cực hơn
còn góp phần đấu tranh cho cái thiện toàn thắng, làm cho con ngƣời sống tốt đẹp hơn.
Vậy nên, Thạch Lam viết truyện ngắn với cốt truyện đơn giản . Ông không kích thích
ngƣời đọc bằng cốt truyện li kì và tình tiết éo le. Ông hấp dẫn ngƣời đọc bằng chất liệu
bên trong của đời sống, bằng lí tƣởng xã hội tiến bộ của nhà văn, bằng sự phân tích tâm
lí tinh tế và bằng tinh thần lãng mạn của ông. Thạch Lam dồn nén các nhân vật, các sự
kiện và diễn biến của con ngƣời, của hành động trong một thời gian ngắn và không gian
nhỏ. Nó cũng thích hợp với những nhân vật nhỏ bé của ông. Truyện của Thạch Lam có
chiều sâu hun hút, chiều sâu của cuộc sống, chiều sâu của lòng ngƣời và chiều sâu của
mộng mơ, ƣớc vọng. Văn Thạch Lam giản dị, tinh tế, nhẹ nhàng, uyển chuyển, giàu hình
ảnh, giàu cảm xúc. Ông là một nhà văn thiên về cảm giác nên hình ảnh về cuộc sống và
con ngƣời trong sáng tác của Thạch Lam mang đậm chất thơ. Ngòi bút Thạch Lam luôn
hƣớng đến tìm kiếm và khám phá những nét đẹp kín đáo, bình dị của cuộc sống và con
ngƣời. Nếu trƣớc kia, khi phân loại, xếp Thạch Lam vào nhà văn hiện thực hay lãng mạn
đều có những băn khoăn, thì giờ đây băn khoăn ấy đã đƣợc giải tỏa. Thạch Lam là một
cây bút lãng mạn giàu chất hiện thực.
Thạch Lam là nhà văn trẻ, một gƣơng mặt tiêu biểu của Tự lực văn đoàn. Ông cũng là
một nhà văn có vị trí đáng kể trong văn học Việt nam giai đoạn 1930 - 1945. Thạch Lam
đã để lại trong lòng ngƣời đọc những dấu ấn riêng biệt không lẫn với ai. Tiếp cận văn
xuôi Thạch Lam dƣới góc nhìn văn hóa, chúng tôi nhận thấy: từ những tiền đề lý thuyết
về văn hóa, về mối quan hệ giữa văn hóa và văn học, văn học kết tinh các giá trị văn hóa,
văn hóa kết hợp với điều kiện tự nhiên, môi trƣờng sống của con ngƣời, không gian văn
hóa Hà Nội - Hải Dƣơng, cả hoàn cảnh riêng, tiểu sử con ngƣời nhà văn đã cộng hƣởng,
chi phối tác động đến sự thể hiện đậm dấu ấn văn hóa trong sáng tác của ông.

c. Các tp tiêu biểu


Hầu hết sáng tác của Thạch Lam được đăng báo trước khi in thành sách. Trong đó, phải
kể đến một số tác phẩm tiểu biểu như:
- Gió lạnh đầu mùa (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1937)
- Nắng trong vườn (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1938)
- Ngày mới (truyện dài, Nhà xuất bản Đời nay, 1939)
- Theo dòng (bình luận văn học, Nhà xuất bản Đời nay, 1941)
- Sợi tóc (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1942)
- Một thứ quà của lúa non: Cốm (Hà Nội băm sáu phố phường, Nhà xuất bản Đời Nay,
1943) - đã được in vào SGK Ngữ văn 7, tập một.
- Hà Nội băm sáu phố phường (Tùy bút, Nhà xuất bản Đời Nay, 1943)

2. Tác phẩm
a.Nội dung chính
Đoạn trích là cảm xúc xoay quanh khoảnh khắc trở về ngôi nhà thân thuộc sau
nhiều năm xa cách của nhân vật Thanh.

b.Tóm tắt
Chuyện kể về một chàng trai tên Thanh mồ côi cha mẹ, sống với bà. Lớn lên Thanh ra
tỉnh làm rồi đi về hàng năm vào các ngày nghỉ. Lần trở về này đã cách kỳ trước hai năm.
Cũng như bao lần Thanh trở lại ngôi nhà cũ nhưng dường như ngôi nhà thân thuộc ấy
phần nào lại khiến cho anh chàng cảm thấy hồi hộp bồi hồi đến kì lạ khiến chàng thấy
cảm động quá. Thời gian như quay ngược lại, không gian đứng lặng. Phong cảnh vẫn y
nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ. Trong cảnh bình
yên và thong thả của chốn xưa, một hình ảnh tươi mát hiện lên. Khu vườn xưa hiện lên
trước mắt anh chàng với con đường Bát Tràng. Hình ảnh những cô thiếu nữ xinh xắn
trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ, bên cạnh mái tóc bạc trắng của bà
chàng cũng khiến chàng thanh niên trẻ xốn xang và hơi dao động phần nào. Chàng cảm
thấy không gian náo nhiệt ồn ào ngoài kia như đang dừng lại trên bậc cửa. Về quê sao ta
có một cảm giác thanh bình yên ổn đến thế ta dường như không còn vướng bận bất cứ
điều gì của cuộc sống nhộn nhịp ngoài kia mà chỉ còn biết thả hồn vào thiên nhiên và
cảnh vật

c. Bố cục
Bố cục: Chia văn bản làm 3 phần
- Đoạn 1: Từ đầu đến “Nghe quen quá mà Thanh không nhớ được”: Thanh trở về nhà
thăm bà thăm nhà trong tâm trạng hạnh phúc, nghẹn ngào.
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “ngồi ở bên đèn”: Biểu hiện tình cảm của Thanh và Nga
- Đoạn 3: Còn lại: Thanh tạm biệt mọi người trở lại tỉnh làm việc.

Câu 1:
- Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.
- Ngôi kể thứ ba có sự nhất quán từ đầu đến cuối câu chuyện. Người kể chuyện không
xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện mà chỉ xuất hiện thông quan những câu hỏi, lời bình
luận đánh giá cảm xúc của nhân vật.

Câu 2 (trang 52, SGK Ngữ văn 6, tập 2)


- Hình ảnh thiên nhiên, con người, cảnh sinh hoạt,... hiện ra qua đôi mắt của nhân vật
người kể chuyện – nhìn toàn cảnh sự vật dưới góc độ của người không tham gia trực tiếp
vào câu chuyện, chứng kiến mọi việc và kể lại nó.
- Điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ ba có khả năng bao quát toàn bộ câu chuyện
từ diễn biến sự việc đến sự thay đổi về tâm trạng, tình cảm của các nhân vật trong câu
chuyện. Điểm nhìn này có thể giúp người đọc có cái nhìn rõ ràng hơn về cốt truyện và
diễn biến cảm xúc của các nhân vật trong từng giai đoạn.

Câu 3 (trang 52, SGK Ngữ văn 6, tập 2)


- Lời đối thoại của bà và Thanh chủ yếu xoay quanh những chuyện xảy ra trong thời gian
Thanh vắng nhà, về tình trạng sức khỏe của bà và những lời hỏi han ân cần, những lời
quan tâm bà nói với anh.
- Tình cảm của các nhân vật được bộc lộ trực tiếp thông qua những lời đối thoại, hỏi han
giữa hai bà cháu về sức khỏe; bà quan tâm cháu, dành cho cháu những lời quan tâm, tình
thương yêu vô bờ bến.

Câu 4 (trang 52, SGK Ngữ văn 6, tập 2)


Những biểu hiện tình cảm của Nga và Thanh:
- Hành động: Thanh dắt tay Nga ra vườn xem; Thanh với cành hoa hoàng lan xuống thấp
để Nga tìm hoa.
- Lời nói: “Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá” - lời nói tâm tình, nhẹ
nhàng của Nga đã thể hiện nỗi nhớ đến Thanh mỗi khi đến hái hoa.
- Tâm trạng: Tâm trạng hạnh phúc nhưng vẫn chứa sự buồn thương khi Nga và Thanh
vừa gặp nhau, vừa thể hiện tình cảm với nhau thì lại sắp phải xa nhau.
→ Từ những biểu hiện tình cảm của Nga và Thanh qua hành động, lời nói, tâm trạng cho
thấy hai người đều nhớ thương nhau trong những ngày Thanh xa nhà, nhớ về những kỉ
niệm hồi còn bé và tình cảm họ dành cho nhau vẫn thắm thiết như ngày nào.

Câu 5:
- Trong “Dưới bóng hoàng lan”, nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam biểu hiện rõ qua
cốt truyện.
- Dù là một tác phẩm truyện như không có chuyện nhưng chính cốt truyện nhẹ nhàng của
dưới bóng Hoàng Lan đã giúp cho người đọc cảm nhận được cái độc đáo. Câu chuyện
xoay quanh những tình cảm đơn s,ơ giản dị nhưng có sức lay động, mạnh mẽ. Truyện kể
về nhân vật Thanh, một người mồ côi cha mẹ, sống cùng với bà và sau này lớn lên đi làm
ở tỉnh xa. Trong một lần Thanh trở về quê hương thăm bà, gặp lại những người anh yêu
thương, người kể chuyện đã nhập thân vào Thanh để tái hiện khung cảnh đơn sơ, giản dị,
đầy chất thơ và những câu chuyện sinh hoạt đời thường. Câu chuyện diễn ra rất nhẹ
nhàng, không có sự kiện tính, không có tình huống gay cấn, người đọc theo bước chân
Thanh trải qua những trạng thái, cảm xúc từ khi gặp lại người bà đến khi gặp Nga.

- Mượn những lời đối thoại, những dòng độc thoại nội tâm xen lẫn với lời kể của người
kể chuyện, “Dưới bóng hoàng lan” đã mang đến những cảm xúc tinh tế về tình bà cháu,
về tình yêu còn bỏ ngỏ, và hơi ấm của những nơi chốn thân quen.

Câu 6:
- Nhan đề nhắc đến một hình ảnh xuyên suốt tác phẩm: hoàng lan - cây hoàng lan, hoa
hoàng lan, hương hoàng lan. Đây là loài cây có trong vườn nhà Thanh, gắn với tuổi thơ
của Thanh. “Dưới bóng hoàng lan” là dưới gốc cây ấy, trong làn hương hoa ấy, có người
bà vẫn yêu thương Thanh, có cô Nga.
- Không chỉ là một chi tiết tái hiện không gian thực trong truyện, đặt nhan đề và các sự
việc xảy ra dưới “bóng hoàng lan” khiến câu chuyện trở nên mơ hồ, lãng mạn, thi vị hơn.

Câu 7:
- Cảnh khiến tôi liên tưởng đến một bức tranh đẹp: trong bữa cơm mà bà, Thanh, Nga và
Nhân cùng ăn.
- Bức tranh ấy có sự hài hòa giữa bốn con người và những tình cảm đẹp đẽ, trong sáng.
Bức tranh lại có sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên: phông nền của bức tranh là
khu vườn mà bên ngoài vườn trời vẫn nắng, có giàn thiên lý pha xanh cạnh bên tà áo
trắng của Nga, có búp hoa lí non rủ trong giàn, lẫn vào đám lá, có gạch mát phủ rêu. Bức
tranh ấy có cả màu sắc, hương thơm, hình ảnh, hình khối.

Câu 8:
- “Dưới bóng hoàng lan” hé lộ một cái kết tươi sáng cho câu chuyện tình yêu đương bỏ
ngỏ trong truyện.
- Viết “Dưới bóng hoàng lan”, Thạch Lam đã mở ra một khoảng không chữa lành những
vết thương cuộc đời của con người - đại diện qua nhân vật Thanh. Thanh đi làm trên tỉnh,
khi trở về nhà như được trở về về tuổi thơ, trở về những gì trong trẻo nhất mà hai năm
qua chàng để quên nơi phố thị. Những vất vả, cực nhọc và bộn bề được xoa dịu bằng
những tình cảm chân thành, thiêng liêng: tình thương giữa những người thân ruột thịt, và
tình yêu.
- Thạch Lam đã nâng ý nghĩa của những kỷ niệm tuổi thơ, những sự vật bình dị, những
tình cảm quen thuộc thành hành trang ngọt ngào cho những người phải đi xa. Khi nhân
vật Thanh phải quay trở lại tỉnh, trong nỗi buồn đã lẫn cả niềm vui.

You might also like