You are on page 1of 216

Trường Đại học Phú Yên

Chương 2

CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG

TS. TRẦN LĂNG

Email: tranlang@pyu.edu.vn
Mobile: 0944.788997
1
NỘI DUNG CƠ BẢN

1 VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC

2 PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

2 Nguồn gốc xã hội


3 LÝ LUẬN NHẬN THỨC
I. VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC

1. VẬT CHẤT VÀ CÁC HÌNH THỨC


TỒN TẠI CỦA VẬT CHẤT
Vật chất với tư cách là phạm trù triết học đã có
lịch sử khoảng 2.500 năm. Ngay từ khi mới ra
đời, xung quanh phạm trù vật chất đã diễn ra
cuộc đấu tranh quyết liệt giữa chủ nghĩa duy
vật và chủ nghĩa duy tâm.

3
1. VẬT CHẤT VÀ CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA VẬT CHẤT

a. QUAN NIỆM VỀ VẬT CHẤT


CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT TRƯỚC K. MARX
Chủ nghĩa duy vật thời Cổ đại

Thales cho rằng thế giới bắt đầu từ vật chất. Vật
chất đầu tiên là NƯỚC. Ông nói: Mọi vật đều
sinh ra từ nước… mọi thực vật đều sống bằng
Thales (624-546 TCN) nhà toán học,
nước và đâm hoa kết trái nhờ nước, sẽ khô héo
triết học Hy Lạp cổ đại. Ông là người nếu thiếu nước… bản thân ánh sáng của mặt
sáng lập Trường phái Milet. Aristotle trời và các thiên thể cũng tiêu thụ hơi nước, giống
đánh giá rằng, Thales là người sáng như bản thân vũ trụ.
lập ra triết học duy vật sơ khai. 4
a. QUAN NIỆM VỀ VẬT CHẤT CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT TRƯỚC K. MARX

Chủ nghĩa duy vật thời Cổ đại

Theo Heraclitius vật chất đầu tiên là LỬA. Vũ trụ


không do ai sáng tạo ra, luôn luôn là lửa, sống
động, vĩnh cửu, bùng cháy theo những quy luật
của mình: Thế giới này chỉ là một đối với mọi cái.
Không do một thần thánh hay một người nào đó
sáng tạo ra nó, nhưng nó mãi mãi đã, đang và sẽ Heraclitius (520-460 TCN) nhà triết
là ngọn lửa vĩnh cửu, như là độ đo của những cái học Hy Lạp cổ đại. Ông được xem
ông ông tổ của phép biện chứng.
đang rực cháy, và mức độ của những cái đang lụi
tàn. 5
a. QUAN NIỆM VỀ VẬT CHẤT CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT TRƯỚC K. MARX

Chủ nghĩa duy vật thời Cổ đại


Anaximenes quan niệm vật chất đầu tiên là KHÔNG KHÍ.
Không khí không chỉ là nguồn gốc để tạo ra các vật vô
cơ, sự sống mà còn là "bản nguyên của linh hồn, của
thần linh, của Thượng đế”. Bởi vậy, cái bao trùm vụ trụ
này là không khí. Ông viết: Thở và không khí bao trùm
khắp vũ trụ, mọi thứ đều xuất hiện từ chúng và quay về
với chúng.

Anaximenes (585-528 TCN) nhà triết học Hy Lạp cổ đại, là một


trong ba triết gia của trường phái Milet, ông được xem là bạn
hoặc học trò của Anaximande.
6
a. QUAN NIỆM VỀ VẬT CHẤT CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT TRƯỚC K. MARX

Chủ nghĩa duy vật thời Cổ đại


Empedocles là người khởi xướng thuyết nguồn gốc vũ
trụ bởi bốn nguyên tố cổ điển là ĐẤT, NƯỚC, LỬA,
KHÔNG KHÍ. Ông quan niệm trong quá trình phát triển
đầu tiên xuất hiện thực vật, đến động vật, rồi đến con
người. Trong quá trình ấy, những loài có thể thích nghi
được với hoàn cảnh thì sinh tồn, những loài không thích
nghi được thì diệt vong.

Empedocles (490-430 TCN) nhà triết học Hy Lạp cổ đại.


Ông là người đề xuất ra khái niệm năng lượng gọi là Ái
tình và Xung đột (Love and Strife) nhờ đó mà các nguyên
tố cổ điển có thể hòa trộn hoặc tách rời.
a. QUAN NIỆM VỀ VẬT CHẤT CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT TRƯỚC K. MARX

Chủ nghĩa duy vật thời Cổ đại

Democritus quan niệm thế giới bắt đầu từ NGUYÊN TỬ.


Theo thuyết nguyên tử của ông, mọi vật chất được tạo
thành từ các dạng khác nhau của các phần tử không
chia nhỏ được, không nhìn thấy được, ông gọi
là atoma (nguyên tử).

Democritus (460-370 TCN) nhà triết học Hy Lạp cổ đại, người


được xem đã góp phần khai sinh Thuyết nguyên tử có ảnh
hưởng quan trọng cho đến ngày nay.

8
a. QUAN NIỆM VỀ VẬT CHẤT CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT TRƯỚC K. MARX

Chủ nghĩa duy vật thời Cổ đại

Phái Âm - Dương của Trung Hoa cho rằng


mọi vật được bắt đầu từ ÂM và DƯƠNG. Âm
và Dương vừa mâu thuẫn, vừa thống nhất và
chúng tương tác với nhau tạo nên mọi vật.

9
a. QUAN NIỆM VỀ VẬT CHẤT CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT TRƯỚC K. MARX

Chủ nghĩa duy vật thời Cổ đại

Phái NGŨ HÀNH của Trung Hoa quan niệm


cơ sở của thế giới bắt nguồn từ 5 yếu tố:
KIM, MỘC, THUỶ, HOẢ, THỔ. Chúng vừa
tương sinh, vừa tương khắc và là cội nguồn
của mọi sự vật hiện tượng.

10
a. QUAN NIỆM VỀ VẬT CHẤT CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT TRƯỚC K. MARX

Chủ nghĩa duy vật thời Cổ đại

Lão Tử là nhà triết học Trung Hoa vào thời


Xuân Thu cho rằng vật chất là ĐẠO. Đạo
là thực thể tạo nên mọi vật nhưng mọi vật
khác nhau do ĐỨC quy định. Lão Tử nhà triết học của Trung Hoa Thời cổ
đại. Về năm sinh, năm mất của ông vẫn còn
nhiều tranh luận. Tư tưởng của ông được thể
hiện trong tác phẩm Đạo đức kinh. Ông cũng
được xem là ông tổ của Đạo giáo.
a. QUAN NIỆM VỀ VẬT CHẤT CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT TRƯỚC K. MARX

Chủ nghĩa duy vật thời Cổ đại


Đức Phật THÍCH CA quan niệm rằng thế giới bắt đầu từ
SẮC. SẮC là yếu tố vật chất bao gồm: ĐẤT, NƯỚC, LỬA,
KHÔNG KHÍ.

Đức Phật Thích Ca (624-543 TCN) nhà tư tưởng người Ấn Độ.


Năm 29 tuổi ông đã xuất gia và sau 6 năm tu tập ông đã được
Giác ngộ. Từ năm 35 tuổi ông đã đi truyền bá tư tưởng của
mình suốt 45 năm. Những lời giáo pháp trong thời gian ông đi
truyền bá đã đặt nền tảng cho sự hình thành của Phật giáo.
12
a. QUAN NIỆM VỀ VẬT CHẤT CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT TRƯỚC K. MARX

Những quan niệm về vật chất thời cổ đại đã


ĐÁNH GIÁ QUAN phác hoạ bức tranh vật chất về thế giới tuy
NIỆM VẬT CHẤT còn thô sơ, chất phác nhưng có tác dụng lớn
THỜI CỔ ĐẠI trong việc chống lại chủ nghĩa duy tâm và tôn
giáo trong việc giải thích thế giới.

13
a. QUAN NIỆM VỀ VẬT CHẤT CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT TRƯỚC K. MARX

RENAISSANCE
QUAN NIỆM VỀ VẬT CHẤT
THỜI PHỤC HƯNG – CẬN ĐẠI

Thời Phục hưng và đặc biệt là thời kỳ cận


đại, khoa học tự nhiên ở châu Âu phát triển
mạnh.

Chủ nghĩa duy vật phát triển và chứa đựng


những yếu tố mới.

14
a. QUAN NIỆM VỀ VẬT CHẤT CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT TRƯỚC K. MARX

QUAN NIỆM VỀ VẬT CHẤT THỜI PHỤC HƯNG – CẬN ĐẠI


Copernicus với Thuyết Nhật tâm đã làm đảo lộn truyền thuyết
của Kinh thánh và quan điểm thần học về thế giới.
Ông viết: Những người biết rằng sự kết luận của nhiều thế kỷ
đã đưa tới việc thừa nhận quan điểm rằng Trái Đất đứng yên ở
trung tâm vũ trụ… Tôi phản đối, coi đó là một tuyên bố điên
cuồng nếu tôi đưa ra điều xác nhận rằng Trái Đất chuyển động.

Nicolaus Copernicus (1473-1543) học giả người Ba Lan. Tác


phẩm chính của ông là Về chuyển động của các thiên thể
(1543) có tầm quan trọng đặc biệt đối với văn minh loài người. 15
ĐÁNH GIÁ VỀ COPERNICUS

Ở thời điểm kỷ niệm 530 năm ngày sinh và 460 năm ngày mất của N. Kopernicus,
Thượng viện Cộng hòa Ba Lan bày tỏ sự kính trọng sâu sắc nhất và cầu nguyện cho
con người Ba Lan kiệt xuất đó, một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử
thế giới. N. Kopernicus, nhà thiên văn học nổi tiếng thế giới, tác giả của công trình
mang tính đột phá Về sự chuyển động của các thiên thể, là người đã bắt Mặt trời
đứng yên và Trái Đất chuyển động. Ông đã tự nâng mình thành một nhà toán học,
kinh tế học, luật sư, bác sĩ và linh mục cũng như là một người bảo vệ Lâu đài
Olsztyn trong cuộc chiến tranh Ba Lan-Teutonic kiệt xuất của đất nước. Ký ức về
những thành tựu của ông sẽ tồn tại lâu dài và trở thành một nguồn cảm hứng cho các
thế hệ tương lai.
(Tuyên bố của Thượng viện Ba Lan ra ngày 12 tháng 6 năm 2003)
16
a. QUAN NIỆM VỀ VẬT CHẤT CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT TRƯỚC K. MARX

QUAN NIỆM VỀ VẬT CHẤT THỜI PHỤC HƯNG – CẬN ĐẠI

G. Bruno được biết đến với các lý thuyết mở rộng Thuyết


nhật tâm của Copernicus khi cho rằng các ngôi sao chỉ là
các mặt trời bên ngoài Thái dương hệ, có các hành tinh
xoay quanh. Các hành tinh này có thể hình thành sự
sống. Ông khẳng định vũ trụ là vô tận, do vậy không có
thiên thể nào ở “trung tâm”.
Bruno (1548-1600) nhà toán học, triết học người Ý. Ủng hộ học thuyết của Copernicus,
ông bị Toà án dị giáo đưa lên giàn hoả thiêu năm 1600. Sau khi chết, ông trở nên nổi
tiếng, ông là một tấm gương hy sinh vì khoa học.
17
a. QUAN NIỆM VỀ VẬT CHẤT CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT TRƯỚC K. MARX

QUAN NIỆM VỀ VẬT CHẤT THỜI PHỤC HƯNG – CẬN ĐẠI


Galilei ủng hộ và bảo vệ học thuyết của Copernicus.
Những quan điểm thiên văn học và triết học của ông
có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển khoa học.
Albert Einstein gọi ông là cha đẻ của khoa học hiện
đại.

G. Galilei (1564-1642) nhà thiên văn học, vật lý, toán học
và triết học người Ý. Ông là người ủng hộ nhiệt thành học
thuyết của Copernicus. Stephen Hawking đã nói: Galilei,
có lẽ hơn bất kỳ một người riêng biệt nào, chịu trách
nhiệm về sự khai sinh khoa học hiện đại.
a. QUAN NIỆM VỀ VẬT CHẤT CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT TRƯỚC K. MARX

QUAN NIỆM VỀ VẬT CHẤT THỜI PHỤC HƯNG – CẬN ĐẠI

F. Bacon quan niệm thế giới vật chất tồn tại khách
quan. Vật chất là tổng hợp các hạt, coi tự nhiên là tổng
hợp những vật thể muôn màu, muôn vẻ.

F. Bacon (1561-1626) nhà triết học người Anh. Ông được biết
đến là một nhân vật quan trọng của cách mạng khoa học và
phương pháp khoa học. Tên tuổi ông gắn liền với Phương
pháp quy nạp, thường được gọi là Phương pháp Bacon.
19
a. QUAN NIỆM VỀ VẬT CHẤT CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT TRƯỚC K. MARX

QUAN NIỆM VỀ VẬT CHẤT THỜI PHỤC HƯNG – CẬN ĐẠI


Trong vật lý học, R. Descartes đã xuất phát từ vật chất
vận động để giải thích thế giới: Vũ trụ là vật chất, vũ
trụ là vô tận, hạt vật chất luôn luôn vận động và thay
đổi vị trí trong không gian.

R. Descartes (1596-1650) nhà triết học, toán học, khoa học


người Pháp. Tôi tư duy vậy tôi tồn tại – Phương pháp nghi
ngờ của ông đã khai sinh Chủ nghĩa duy lý. Descartes còn là
người đề xuất một phương pháp khoa học mới – Phương
pháp diễn dịch.
20
a. QUAN NIỆM VỀ VẬT CHẤT CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT TRƯỚC K. MARX

Chủ nghĩa duy vật và những quan niệm về vật


chất thời Phục hưng - Cận đại đã có vai trò
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ quan trọng trong việc chống lại chủ nghĩa kinh
QUAN NIỆM VẬT viện với niềm tin mù quáng.
CHẤT THỜI PHỤC
HƯNG - CẬN ĐẠI Các quan niệm duy vật trong thời kỳ này đã kế
thừa những thành quả của chủ nghĩa duy vật
Hy Lạp cổ đại. Học thuyết nguyên tử của
Democritus đã được sống lại trong hệ thống tư
tưởng về vật chất của các nhà triết học thời kỳ
Phục hưng - Cận đại.
21
a. QUAN NIỆM VỀ VẬT CHẤT CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT TRƯỚC K. MARX

Những quan niệm về vật chất thời cổ đại và


HẠN CHẾ CỦA QUAN thời Phục hưng - Cận đại đã có vai trò quan
NIỆM VỀ VẬT CHẤT trọng trong việc chống lại chủ nghĩa duy tâm,
TRƯỚC THẾ KỶ XX kinh viện song còn hạn chế.
- Đồng nhất vật chất với vật thể
- Làm cho phạm trù vật chất bé nhỏ
- Không bao quát được các dạng vật chất
trong thế giới khách quan.

22
b. CUỘC CÁCH MẠNG TRONG KHOA HỌC TỰ NHIÊN CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ
XX VÀ SỰ PHÁ SẢN CỦA CÁC QUAN ĐIỂM DUY VẬT SIÊU HÌNH VỀ VẬT CHẤT

Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi xuất hiện những
thành tựu mới trong khoa học tự nhiên, con người mới có
những hiểu biết căn bản hơn, sâu sắc hơn về nguyên tử.
1) Năm 1895 Rontgen phát hiện ra tia X.
2) Năm 1896, Becquerel phát hiện ra phóng xạ của
nguyên tố Urani.
3) Năm 1897 Thompson phát hiện ra điện tử.
4) Năm 1901 Kaufman chứng minh khối lượng của điện
tử thay đổi theo tốc độ vận động của nguyên tử.

23
b. CUỘC CÁCH MẠNG TRONG KHOA HỌC TỰ NHIÊN CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ
XX VÀ SỰ PHÁ SẢN CỦA CÁC QUAN ĐIỂM DUY VẬT SIÊU HÌNH VỀ VẬT CHẤT

W. Rontgen phát minh tia X


Ngày 8/11/1895, trong khi thí nghiệm, W. Rontgen
phát hiện ra một dạng bức xạ chưa biết, được ông gọi
là tia X. Tia X có khả năng xuyên qua những loại vật
chất nhất định. Việc phát hiện ra tia X đã chứng minh
rằng vật chất không có khối lượng nhưng vẫn tồn tại.

W. Rontgen (1845-1923) nhà vật lý người Đức. Nhờ phát


minh ra tia X, Rontgen là người được nhận giải Nobel Vật lý
đầu tiên vào năm 1901.

24
b. CUỘC CÁCH MẠNG TRONG KHOA HỌC TỰ NHIÊN CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ
XX VÀ SỰ PHÁ SẢN CỦA CÁC QUAN ĐIỂM DUY VẬT SIÊU HÌNH VỀ VẬT CHẤT

H. Becquerel phát hiện ra hiện tượng phóng xạ

Cùng với H. Becquerel, là ông bà Pierre Curie và Marie


Curie, phát hiện ra rằng các hợp chất của uranium có
khả năng tự phát ra những tia không không nhìn thấy
được, có thể xuyên qua những vật mà tia sáng thường
không đi qua được gọi là các tia phóng xạ.
Henri Becquerel (1852-1908) nhà vật lý người Pháp. Với
việc phát minh ra hiện tượng phóng xạ, Becquerel được
nhận giải Nobel Vật lý vào năm 1903.

25
b. CUỘC CÁCH MẠNG TRONG KHOA HỌC TỰ NHIÊN CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ
XX VÀ SỰ PHÁ SẢN CỦA CÁC QUAN ĐIỂM DUY VẬT SIÊU HÌNH VỀ VẬT CHẤT

1. Hiện tượng phóng xạ chứng tỏ rằng hạt


nhân của các nguyên tử phóng xạ không bền,
tự phân hủy và phóng ra các hạt vật chất khác
Ý NGHĨA CỦA PHÓNG nhau như hạt anpha, beta kèm theo bức xạ
XẠ ĐỐI VỚI PHẠM điện từ như tia gamma.
TRÙ VẬT CHẤT
2. Việc phát hiện ra hiện tượng phóng xạ làm
sụp đổ quan niệm về sự bất biến của nguyên
tử đã tồn tại từ thời cổ đại.

26
b. CUỘC CÁCH MẠNG TRONG KHOA HỌC TỰ NHIÊN CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ
XX VÀ SỰ PHÁ SẢN CỦA CÁC QUAN ĐIỂM DUY VẬT SIÊU HÌNH VỀ VẬT CHẤT

J. Thompson phát hiện ra điện tử


Năm 1897, Thompson đã phát hiện ra điện tử. Electron
được xác nhận là loại hạt đầu tiên cấu tạo nên vật chất
nhỏ hơn cả nguyên tử. Khám phá này đã cung cấp cho
chúng ta bằng chứng về một đơn vị mang điện cơ bản
và miêu tả về nó.

J. Thompson (1856-1940) nhà vật lý người Anh. Người đã có


công phát hiện ra điện tử. Phát hiện của Thompson mở ra
một lĩnh vực khoa học mới – Vật lý hạt. Ông đã được nhận
Nobel Vật lý cho khám phá này vào năm 1906.
27
b. CUỘC CÁCH MẠNG TRONG KHOA HỌC TỰ NHIÊN CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ
XX VÀ SỰ PHÁ SẢN CỦA CÁC QUAN ĐIỂM DUY VẬT SIÊU HÌNH VỀ VẬT CHẤT

PHÁT HIỆN RA ĐIỆN TỬ Phát hiện lịch sử của J. Thompson đã giúp


CỦA THOMPSON nhân loại có những hiểu biết về bản chất của
CÓ Ý NGHĨA GÌ vật chất. Với việc phát hiện điện tử là thành
ĐỐI VỚI TRIẾT HỌC ? phần cấu tạo của nguyên tử, đã bác bỏ lập
luận rằng nguyên tử là đơn vị vật chất nhỏ
nhất từ 2500 năm trước.

28
b. CUỘC CÁCH MẠNG TRONG KHOA HỌC TỰ NHIÊN CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ
XX VÀ SỰ PHÁ SẢN CỦA CÁC QUAN ĐIỂM DUY VẬT SIÊU HÌNH VỀ VẬT CHẤT

Thuyết Tương đối của Albert Einstein đã xác nhận:


không gian, thời gian, khối lượng luôn biến đổi cùng
với sự vận động của vật chất.

A. Einstein (1879-1955) nhà vật lý, nhà triết học người Đức
gốc Do Thái. Với Thuyết tương đối (1905), ông đã nổi tiếng
toàn thế giới và trở thành nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ XX.
Với những công trình có tính cách mạng, A. Einstein đã được
nhận Nobel Vật lý năm 1921 cho phát minh về Hiệu ứng
quang điện. 29
b. CUỘC CÁCH MẠNG TRONG KHOA HỌC TỰ NHIÊN CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ
XX VÀ SỰ PHÁ SẢN CỦA CÁC QUAN ĐIỂM DUY VẬT SIÊU HÌNH VỀ VẬT CHẤT

Với những phát minh khoa học cuối thế kỷ


XIX đầu thế kỷ XX, vật lý học đã rơi vào
khủng hoảng sâu sắc.

Một số nhà khoa học và triết học đứng trên


lập trường duy vật tự phát, siêu hình đã dao
động, hoài nghi tính đúng đắn của chủ
nghĩa duy vật.

30
b. CUỘC CÁCH MẠNG TRONG KHOA HỌC TỰ NHIÊN CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ
XX VÀ SỰ PHÁ SẢN CỦA CÁC QUAN ĐIỂM DUY VẬT SIÊU HÌNH VỀ VẬT CHẤT

E. Mach đã phủ nhận tính hiện thực khách


quan của điện tử. Một số nhà triết học và
khoa học khác đã phủ nhận sự tồn tại thực
tế của nguyên tử và phân tử. Họ cho rằng:
“Vật chất là cái phi vật chất đang vận
động”.

Họ cho rằng khi nguyên tử bị phân chia thì


E. Mach (1838-1916) nhà triết học khoa học người “vật chất bị tiêu tan” và do đó không thể
Đức, ông là đại diện tiêu biểu cho Chủ nghĩa thực nói thế giới này là thế giới vật chất.
chứng logic; thông qua những phê phán về lý thuyết
của Newton, đã đóng vai trò người báo trước sự ra đời
của Thuyết tương đối của Albert Einstein. 31
c. QUAN NIỆM CỦA TRIẾT HỌC MARX – LENIN VỀ VẬT CHẤT

Chính trong hoàn cảnh đó, V.I. Lenin đã khái quát


những thành tựu của khoa học và chỉ rõ rằng vật
chất không bị tiêu tan, chủ nghĩa duy vật không bị
sụp đổ.

Cái bị tiêu tan đó chính là giới hạn hiểu biết của con
người về vật chất – với giới hạn cuối cùng, bất biến
của tự nhiên là nguyên tử hoặc khối lượng.

32
c. QUAN NIỆM CỦA TRIẾT HỌC MARX – LENIN VỀ VẬT CHẤT

V.I. Lenin cũng cho rằng, sự thay thế một số khái niệm
này bằng một số khái niệm khác trong nhận thức chứng
tỏ sự hiểu biết của con người về thế giới ngày càng
thêm sâu sắc.

33
c. QUAN NIỆM CỦA TRIẾT HỌC MARX – LENIN VỀ VẬT CHẤT

Trên cơ sở đó, trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và


chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, V.I.Lenin đã đưa ra
định nghĩa về vật chất:
Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực
tại khách quan, được đem lại cho con người trong
cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại,
chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm
giác.
(V.I.Lenin toàn tập, tập 18, NXB Tiến bộ Mátxcơva, 1980, tr.151)

34
c. QUAN NIỆM CỦA TRIẾT HỌC MARX – LENIN VỀ VẬT CHẤT

1. Vật chất là thực tại khách quan – cái tồn tại


hiện thực bên ngoài ý thức và không lệ thuộc
vào ý thức.
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA
ĐỊNH NGHĨA 2. Vật chất là cái khi tác động vào các giác
VẬT CHẤT CỦA LENIN quan của con người sẽ đem lại cho con người
cảm giác.

3. Vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là


sự phản ánh của nó.

35
c. QUAN NIỆM CỦA TRIẾT HỌC MARX – LENIN VỀ VẬT CHẤT

1. Thừa nhận vật chất là tính thứ nhất. Con người có


thể nhận thức được thế giới vật chất.
Ý NGHĨA 2. Giải quyết hai mặt vấn đề cơ bản của triết học trên
ĐỊNH NGHĨA lập trường CNDV biện chứng; cung cấp nguyên tắc
VẬT CHẤT thế giới quan và phương pháp luận khoa học để đấu
CỦA LENIN tranh chống CNDT, thuyết không thể biết và CNDV
siêu hình.
3. Là cơ sở khoa học cho việc xác định vật chất trong
lĩnh vực xã hội: điều kiện sinh hoạt vật chất và các
quan hệ vật chất xã hội…
36
d. CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA VẬT CHẤT

Trong triết học khi bàn về Phương thức tồn tại của vật chất: VẬN ĐỘNG
phạm trù vật chất luôn
gắn liền với các
phạm trù liên quan
tới sự tồn tại của vật chất
như: vận động, không gian
và thời gian. Hình thức tồn tại của vật chất: KHÔNG GIAN và
THỜI GIAN

37
d. CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA VẬT CHẤT

1. Vật chất là vô hạn, vô tận, không sinh ra, không


mất đi và vận động là một thuộc tính không thể tách
VẬN ĐỘNG rời của vật chất nên bản thân sự vận động cũng
không thể sáng tạo ra hoặc mất đi.

2. Kết luận này được khẳng định bởi Định luật bảo
toàn và chuyển hoá năng lượng.

38
d. CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA VẬT CHẤT

VẬN ĐỘNG là phương thức tồn tại của vật chất

VẬN ĐỘNG là thuộc tính cố hữu của vật chất


Vì sao
vật chất
vận động ? Qua VẬN ĐỘNG vật chất biểu hiện, bộc lộ sự tồn
tại của mình, dưới dạng các sự vật cụ thể

VẬN ĐỘNG của vật chất là vận động tự thân do sự tác động
của các thành tố nội tại trong cấu trúc vật chất
39
d. CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA VẬT CHẤT

Vận động cơ học

Theo Engels có Vận động hóa học


5 hình thức vận Vận động vật lý
động cơ bản Vận động sinh học
Vận động xã hội

www.website.com
d. CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA VẬT CHẤT

1. Vận động cơ học là sự dịch chuyển vị trí của các


vật thể trong không gian: hành tinh, các vì sao…
2. Vận động hóa học là vận động của các nguyên tử,
5 hình quá trình hóa hợp và phân giải các chất.
thức 3. Vận động vật lý là vận động của các điện tử, của
vận động các hạt.
cơ bản
4. Vận động sinh học là sự trao đổi chất giữa cơ thể
sống với môi trường bên ngoài.
5. Vận động xã hội là các cuộc đấu tranh giai cấp, là
sự thay đổi các hình thái kinh tế - xã hội. 41
d. CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA VẬT CHẤT

Lưu ý đối với 1. Các hình thức vận động khác nhau về chất.
VẬN ĐỘNG

2. Mỗi sự vật bao giờ cũng có nhiều hình thức vận


động khác nhau; tuy nhiên ở mỗi sự vật bao giờ
cũng có một hình thức vận động đặc trưng.

42
d. CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA VẬT CHẤT

Khi khẳng định vận động là tuyệt


đối, chủ nghĩa duy vật biện
chứng cho rằng đứng im là thuộc
tính tương đối của sự vật. Vì
không có sự đứng im tương đối
thì không có sự vật nào có thể
tồn tại được.

43
d. CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA VẬT CHẤT

Đứng im tương đối chỉ xảy ra trong một quan hệ nhất định,
chứ không phải đối với mọi quan hệ, trong cùng một lúc
Những
Đứng im tương đối chỉ xảy ra trong một hình thái
tính chất vận động trong một thời gian nhất định
của
đứng im Biểu hiện một trạng thái vận động, một sự ổn định
tương đối tương đối, khi nó chưa chuyển hóa thành cái khác

Đứng im là một hiện tượng tạm thời.


44
d. CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA VẬT CHẤT

1. Trên cơ sở những thành tựu của khoa học và thực


tiễn, chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, không
KHÔNG GIAN gian và thời gian là những hình thức tồn tại khách
VÀ THỜI GIAN quan của vật chất.

2. Không gian và thời gian gắn bó chặt chẽ với nhau


và gắn liền với vật chất, với phương thức tồn tại của
vật chất.

45
d. CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA VẬT CHẤT

F. Engels viết: «Các hình thức cơ bản của mọi tồn tại là
không gian và thời gian; tồn tại ngoài thời gian thì cũng
hết sức vô lý như tồn tại ngoài không gian».
Quan điểm của F. Engels đã được khoa học chứng minh:
Trong hình học phi Euclid, Lobasevxki đã nêu lên định đề
thứ 5 khác với Euclid rằng: «Qua một điểm ở ngoài đường
thẳng người ta có thể kẻ không phải chỉ một mà ít nhất là
hai đường thẳng song song với đường thẳng đó».

46
d. CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA VẬT CHẤT

Thuyết tương đối của Albert Einstein đã xác


nhận: không gian và thời gian không tự nó
tồn tại tách rời vật chất mà nằm trong mối
liên hệ qua lại phổ biến không thể phân chia.

A. Einstein (1879-1955) nhà vật lý, nhà triết học


người Đức gốc Do Thái. Với Thuyết tương đối (1905),
ông đã nổi tiếng toàn thế giới và trở thành nhà khoa
học vĩ đại nhất thế kỷ XX.

47
d. CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA VẬT CHẤT

Vật chất tồn tại khách quan, do đó không gian và thời


gian cũng tồn tại khách quan.
TÍNH CHẤT
CỦA
KHÔNG GIAN Không gian, thời gian vĩnh cửu và vô tận.
- THỜI GIAN
Không gian có 3 chiều: dài, rộng và cao. Thời gian chỉ
có một chiều, từ quá khứ tới tương lai.

48
d. CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA VẬT CHẤT

Thuyết Tương đối của A. Einstein cho rằng không gian


còn có chiều thứ 4, đó là: không-thời gian (space time).
Giữa không gian và thời gian có mối quan hệ mật thiết.
Thời gian có 3 loại:
1. Thời gian vũ trụ: thời gian di chuyển của các hành tinh,
thời gian để các thiên hà cách xa nhau.
2. Thời gian vật lý: thời gian diễn ra sự hao mòn, hư
hỏng, mất đi của các sự vật.
3. Thời gian tâm lý: thời gian luôn tiến về phía trước, ám
ảnh đời sống con người.
49
d. CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA VẬT CHẤT

“Thời gian tâm lý luôn trôi về phía trước, nhất quyết đưa
chúng ta từ cái nôi đến nấm mồ… Chính điều này đã
gây ra nỗi ám ảnh của chúng ta về cái chết. Thời gian
nhiệt động học - chi phối thế giới vĩ mô. Mũi tên của thời
gian này chỉ về hướng theo đó tất cả đều tiến tới hao
mòn và hư hỏng. Những nhà thờ tráng lệ bỏ hoang sẽ đổ
nát và các bông hồng sẽ úa tàn. Thời gian thứ ba gắn
liền với sự giãn nở của vũ trụ và là thời gian vũ trụ học.
Hướng của thời gian này được quyết định bởi thực tế là
vũ trụ đi từ nhỏ tới lớn hơn, không gian giữa các thiên hà
ngày càng rộng thêm ra”
(Trò chuyện với nhà vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận, NXB Trẻ Tp. HCM
(2008), tr. 225). 50
e. TÍNH THỐNG NHẤT VẬT CHẤT CỦA THẾ GIỚI

Chủ nghĩa duy vật biện chứng quan niệm sự


tồn tại của giới tự nhiên là tiền đề cho sự
thống nhất. Sự thống nhất của thế giới nằm
trong bản tính vật chất của nó.

51
e. TÍNH THỐNG NHẤT VẬT CHẤT CỦA THẾ GIỚI

1. Chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất là thế


giới vật chất.
BẢN TÍNH
2. Mọi bộ phận của thế giới đều có nguồn gốc vật
VẬT CHẤT
chất, chúng là những dạng cụ thể của vật chất và chịu
CỦA THẾ GIỚI
sự chi phối của những quy luật phổ biến của thế giới
vật chất.
3. Thế giới vật chất không do ai sinh ra và cũng không
tự mất đi, nó tồn tại vĩnh viễn, vô hạn và vô tận.

52
e. TÍNH THỐNG NHẤT VẬT CHẤT CỦA THẾ GIỚI

Trái đất – Khởi nguồn của sự sống 53


e. TÍNH THỐNG NHẤT VẬT CHẤT CỦA THẾ GIỚI

Sự sống đầu tiên trên trái đất xuất hiện tại Tây Úc khoảng 3,5 tỷ năm 54
e. TÍNH THỐNG NHẤT VẬT CHẤT CỦA THẾ GIỚI

Sự sống ở Kỷ Jura 55
e. TÍNH THỐNG NHẤT VẬT CHẤT CỦA THẾ GIỚI

1. Xã hội là một bộ phận của thế giới vật chất, sự


vận động của nó mang tính khách quan không
phụ thuộc vào ý thức của con người.
Ý NGHĨA
PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2. Vật chất dưới dạng xã hội là kết quả của hoạt
động của con người.

3. Muốn nhận thức đúng các hiện tượng xã hội thì


phải nhận thức đúng các qui luật khách quan.
56
2. NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ KẾT CẤU CỦA Ý THỨC

Ý thức là một trong hai phạm trù cơ bản được


các trường phái triết học quan tâm nghiên cứu,
nhưng tùy theo cách lý giải khác nhau mà có
những quan niệm khác nhau; là cơ sở để hình
thành những trường phái triết học khác nhau,
hai đường lối đối lập nhau là CNDV và CNDT.

57
a. NGUỒN GỐCĐỀ
TIÊU CỦA Ý THỨC

QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY TÂM

Khi lý giải nguồn gốc của ý Thế giới ý niệm Plato


thức, các nhà triết học duy
tâm cho rằng, ý thức là
nguyên thể đầu tiên, chi
phối sự tồn tại, biến đổi của
toàn bộ thế giới vật chất. Ý niệm tuyệt đối Hegel
a. NGUỒN GỐCĐỀ
TIÊU CỦA Ý THỨC

QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT SIÊU HÌNH

Ý thức là do những
nguyên tử đặc biệt (hình Democ
Các nhà duy vật siêu hình cầu, nhẹ, linh động) liên ritus
đồng nhất vật chất với ý kết với nhau tạo thành
thức. Ý thức chỉ là một
dạng vật chất đặc biệt, do
vật chất sản sinh ra. Cảm giác là đặc tính
chung của vật chất hay
Didero
là sản phẩm của tính tổ
chức của vật chất
a. NGUỒN GỐC CỦA Ý THỨC

QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG

NGUỒN GỐC TỰ NHIÊN

Nguồn gốc của ý thức Ý THỨC


NGUỒN GỐC XÃ HỘI
a. NGUỒN GỐC CỦA Ý THỨC

Nguồn gốc tự nhiên: BỘ NÃO NGƯỜI


Ý THỨC CHỈ CÓ Ở CON
NGƯỜI, SỰ XUẤT HIỆN CỦA
Ý THỨC GẮN LIỀN VỚI 2
NGUỒN GỐC
Nguồn gốc xã hội: LAO ĐỘNG và NGÔN NGỮ

61
a. NGUỒN GỐC CỦA Ý THỨC

NGUỒN GỐC TỰ NHIÊN (Bộ não người)

Dựa trên những thành tựu của khoa học,


CNDV đã chứng minh ý thức là thuộc tính
của một dạng vật chất có tổ chức cao - bộ
não người.

Ý thức phụ thuộc vào hoạt động của bộ não


người. Khi bộ não bị tổn thương thì hoạt động
của ý thức sẽ không bình thường.

62
a. NGUỒN GỐC CỦA Ý THỨC

NGUỒN GỐC TỰ NHIÊN (BỘ NÃO NGƯỜI)

Bộ não người có cấu tạo đặc biệt, tinh vi và


phức tạp bao gồm từ 14 - 15 tỷ tế bào
(nơron thần kinh). Các tế bào này có vô số
những mối liên hệ với nhau, thu nhận thông
tin và điều khiển hoạt động của cơ thể
người.

63
a. NGUỒN GỐC CỦA Ý THỨC

NGUỒN GỐC TỰ NHIÊN (BỘ NÃO NGƯỜI)

Bộ não người là cơ quan vật chất của ý thức.

Hoạt động ý thức chỉ diễn ra trong bộ não


người, trên cơ sở các quá trình sinh lý- thần
kinh của bộ não.

64
a. NGUỒN GỐC CỦA Ý THỨC

NGUỒN GỐC TỰ NHIÊN (Bộ não người)


1. Con người có ý thức là do cơ chế phản ánh: thế
giới vật chất phản ánh vào trong bộ não con người.
CƠ CHẾ
PHẢN ÁNH 2. Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của hệ
thống vật chất này lên hệ thống vật chất khác trong
quá trình tác động qua lại của chúng.
3. Kết quả của phản ánh phụ thuộc vào cả hai vật:
vật tác động và vật nhận tác động. Đây là điều làm
sáng tỏ nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
65
a. NGUỒN GỐC CỦA Ý THỨC

1. Phản ánh vật lý, hóa học.


2. Phản ánh sinh học (thể hiện qua tính kích thích).
CÁC HÌNH THỨC
3. Tính cảm ứng (ở động vật chưa có hệ thần kinh).
CỦA PHẢN ÁNH
4. Phản xạ (động vật có hệ thần kinh).
5. Phản ánh tâm lý (ở động vật có hệ thần kinh trung
ương).

66
a. NGUỒN GỐC CỦA Ý THỨC

Phản ánh lý, hóa 67


a. NGUỒN GỐC CỦA Ý THỨC

PHẢN ÁNH SINH HỌC


- Đặc trưng cho giới tự nhiên sống: Những hình
thức phản ánh này đã có sự định hướng, sự lựa
chọn, nhờ đó các sinh vật thích nghi với môi
trường để duy trì sự tồn tại của mình.
- Phản ánh sinh học có nhiều cấp độ: Tính kích
thích, tính cảm ứng, phản ánh tâm lý…
TÍNH KÍCH THÍCH
Thể hiện ở thực vật và động vật bậc thấp. Là
phản ứng trả lời tác động của môi trường ở bên
ngoài có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao
đổi chất của chúng. 68
a. NGUỒN GỐC CỦA Ý THỨC

TÍNH CẢM ỨNG

Là hình thức phản ánh của


động vật chưa có hệ thần
kinh trung ương, là tính nhạy
cảm đối với sự thay đổi của
môi trường.

69
a. NGUỒN GỐC CỦA Ý THỨC

PHẢN ÁNH TÂM LÝ

Là hình thức phản ánh ở các động vật bậc cao


khi có hệ thần kinh trung ương xuất hiện.

70
a. NGUỒN GỐC CỦA Ý THỨC

Tâm lý động vật là sự phản ánh có tính chất bản năng


do nhu cầu trực tiếp của sinh lý cơ thể và do quy luật
PHẢN ÁNH sinh học chi phối.
TÂM LÝ
Hình thức cao nhất của sự phản ánh thế giới hiện
thực; ý thức là hình thức phản ánh chỉ có ở con người.

71
a. NGUỒN GỐC CỦA Ý THỨC

NGUỒN GỐC XÃ HỘI (Lao động và Ngôn ngữ)

Lao động: thể hiện mối quan hệ giữa con người


với tự nhiên. Thể hiện khả năng chinh phục và
cải tạo tự nhiên của con người.
- Nhờ có lao động mà con người tách ra khỏi giới
động vật.
- Thông qua lao động mà con người chế tác ra
Lao động chân tay các công cụ, cải tiến kỹ thuật.

72
a. NGUỒN GỐC CỦA Ý THỨC

Cơ giới hóa 73
a. NGUỒN GỐC CỦA Ý THỨC

Tự động hóa 74
a. NGUỒN GỐC CỦA Ý THỨC

Người máy Asimo 75


a. NGUỒN GỐC CỦA Ý THỨC

ĐẶC ĐIỂM CỦA LAO ĐỘNG

1. Theo Marx, lao động là quá trình diễn


biến giữa con người và tự nhiên, trong đó
con người đóng vai trò môi giới, điều tiết
và giám sát trong sự trao đổi vật chất giữa
người và tự nhiên.

2. Lao động là hoạt động đặc thù của con


người. Lao động luôn mang tính tập thể xã
hội.
76
a. NGUỒN GỐC CỦA Ý THỨC

VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG

1. Lao động góp phần hình thành các mối


quan hệ xã hội, được thể hiện trong sự
phân công và phối hợp lao động.

2. Lao động giúp con người đúc kết những


kinh nghiệm, trao đổi tư tưởng cho nhau.

77
a. NGUỒN GỐC CỦA Ý THỨC

NGÔN NGỮ

Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất


mang nội dung ý thức. Theo V.I.Lenin,
ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, (ý
thức) là hiện thực trực tiếp của tư tưởng.

78
a. NGUỒN GỐC CỦA Ý THỨC

1. Phương tiện giao tiếp trong xã hội, trao đổi kinh


nghiệm, trao đổi tri thức từ thế hệ này sang thế hệ
khác.
VAI TRÒ CỦA
NGÔN NGỮ 2. Tổng kết thực tiễn, đồng thời là công cụ của tư duy
nhằm khái quát hóa, trừu tượng hóa hiện thực.
3. Không có ngôn ngữ thì ý thức không thể hình thành,
tồn tại và thể hiện được. Nguồn gốc trực tiếp, quyết
định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động.

79
NGÔN NGỮ TRÊN THẾ GIỚI

80
b. BẢNTIÊU
CHẤT ĐỀ
CỦA Ý THỨC

Cường điệu vai trò của ý thức, biến


Chủ nghĩa
nó thành một thực thể tồn tại độc lập,
duy tâm
nguồn gốc sinh ra thế giới.

Tầm thường hóa vai trò của ý thức, ý


CNDV thức chỉ là sự phản ánh giản đơn, thụ
siêu hình động, tách rời thực tiễn xã hội.

CNDV Lý giải bản chất khoa học của ý thức.


biện chứng Vật chất và ý thức là hai hiện tượng
chung nhất của thế giới, có mối LH.
b. BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC

Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan


của thế giới khách quan, là quá trình phản
ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách
quan của óc người*
V.I.Lenin (1980), Toàn tập, t.18, Nxb Tiến bộ Matxcơva, tr 138

82
b. BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC

1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng quan niệm, ý thức là


phản ánh hiện thực khách quan vào đầu óc con người.
BẢN CHẤT CỦA 2. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách
Ý THỨC quan.
3. Ý thức con người mang tính năng động, sáng tạo lại
hiện thực theo nhu cầu thực tiễn xã hội.
4. Ý thức là một hiện tượng xã hội.

83
b. BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC

PHẢN ÁNH SÁNG TẠO CỦA Ý THỨC

Trên cơ sở cái đã có trước, ý thức có khả


năng tạo ra tri thức mới về sự vật như:
tưởng tượng, tiên đoán, mô phỏng, dự báo
tương lai, những giả thuyết, lý thuyết trừu
tượng và phong phú…

84
b. BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC

Trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản
ánh.
PHẢN ÁNH
SÁNG TẠO Mô hình hoá đối tượng trong tư duy dưới dạng
CỦA Ý THỨC tinh thần.

Chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực để triển


khai thực hiện.

85
b. BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC

CÁC LỚP CẤU TRÚC CỦA Ý THỨC

TRI THỨC

TÌNH CẢM Ý THỨC


Ý CHÍ
CÁC LỚP CẤU TRÚC CỦA Ý THỨC

TRI THỨC

Tri thức là kết quả của quá trình nhận thức


của con người về thế giới hiện thực, tái
hiện trong tư tưởng những thuộc tính,
những quy luật của thế giới và diễn đạt
chúng dưới hình thức ngôn ngữ hoặc các hệ
thống ký hiệu khác.

87
CÁC LỚP CẤU TRÚC CỦA Ý THỨC

1. Tri thức có nhiều loại: tri thức về tự nhiên, tri thức


về xã hội, về con người.
PHÂN LOẠI 2. Tri thức có nhiều cấp độ: tri thức thông thường và
TRI THỨC tri thức khoa học.
3. Tri thức khoa học chia làm 2 loại: tri thức kinh
nghiệm và tri thức lý luận.
4. Ngày nay tri thức có vai trò rất lớn đối với sự phát
triển.

88
CÁC LỚP CẤU TRÚC CỦA Ý THỨC

TÌNH CẢM
Tình cảm là sự rung động của con người
trong quan hệ của mình đối với thế giới
xung quanh và đối với bản thân mình.
Tình cảm tích cực là một trong những động
lực nâng cao năng lực hoạt động sống của
con người.
Tri thức + tình cảm = niềm tin, ý chí có ý
nghĩa lớn đối với những tình cảm cao cả
của con người.
89
CÁC LỚP CẤU TRÚC CỦA Ý THỨC

Ý CHÍ
Ý chí là khả năng huy động sức mạnh bản
thân để vượt qua những cản trở trong quá
trình thực hiện mục đích của con người.

Ý chí được xem là mặt năng động của ý


thức, một biểu hiện của ý thức trong thực
tiễn mà ở đó con người tự giác được mục
Nick Vujicic (sinh 1982), người Úc gốc
Serbia, khi sinh ra không có tứ chi. Anh đã đích của hoạt động nên tự đấu tranh với
có 2 bằng cử nhân và là nhà diễn thuyết nổi mình để thực hiện đến cùng mục đích đã
tiếng thế giới. lựa chọn. 90
b. BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC

CÁC CẤP ĐỘ CỦA Ý THỨC

TỰ Ý THỨC

TIỀM THỨC Ý THỨC


VÔ THỨC
CÁC CẤP ĐỘ CỦA Ý THỨC

TỰ Ý THỨC
Tự ý thức là ý thức hướng về nhận thức bản
thân mình trong mối quan hệ với ý thức về
thế giới bên ngoài; đánh dấu trình độ phát
triển của ý thức.
Tự phân biệt, tách mình, đối lập mình với
thế giới  Là một hình thức của sự tự biết
mình.

92
CÁC CẤP ĐỘ CỦA Ý THỨC

TIỀM THỨC

Tiềm thức là những hoạt động tâm lý diễn


ra bên ngoài sự kiểm soát của ý thức; là
những tri thức chủ thể đã có từ trước nhưng
đã trở thành bản năng, kỹ năng nằm trong
tầng sâu của ý thức dưới dạng tiềm tàng.
Tiềm thức có vai trò quan trọng đối với đời
sống và tư duy khoa học.

93
CÁC CẤP ĐỘ CỦA Ý THỨC

VÔ THỨC
Vô thức là những hiện tượng tâm lý không
phải do lý trí điều khiển; nằm ngoài phạm
vi của lý trí mà ý thức không kiểm soát
được trong một lúc nào đó… thông qua cơ
chế phản xạ không điều kiện.

Biểu hiện của vô thức: bản năng ham


muốn, giấc mơ, bị thôi miên, lỡ lời, nói
nhịu… Cân bằng hoạt động tinh thần
của con người.
94
CÁC CẤP ĐỘ CỦA Ý THỨC

*VẤN ĐỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI)


Với sự phát triển của khoa học và công
nghệ hiện đại, nhiều loại máy móc có thể
thay thế một phần lao động trí óc của con
người – trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial
Intelligence).
Song ý thức và máy tính điện tử là hai quá
Người máy Sophia tại Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc
trình khác nhau về bản chất. Máy móc
tế về công nghiệp 4.0: Industry 4.0 Summit 2018 tại Hà Nội cũng chỉ là những kết cấu kỹ thuật do con
(13/7/2018) và chia sẻ về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
người tạo ra.
95
3. MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC

Theo quan điểm triết học Marx-Lenin, vật


chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng,
trong đó vật chất quyết ý thức, còn ý thức
tác động tích cực trở lại vật chất.

96
VẬT CHẤT QUYẾT ĐỊNH Ý THỨC

1
Vật chất quyết
2 định nguồn gốc
của ý thức
Vật chất quyết
3 định nội dung
của ý thức
Vật chất quyết
4 định bản chất
của ý thức
Vật chất quyết
định sự vận
động, phát triển
của ý thức
Ý THỨC CÓ TÍNH ĐỘC LẬP TƯƠNG ĐỐI VÀ TÁC ĐỘNG TRỞ LẠI VẬT CHẤT

Khi đã ra đời ý thức có “đời sống” riêng, có quy luật vận


động riêng, không lệ thuộc máy móc vào vật chất. 1

Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt
động thực tiễn của con người.
2

Khi phản ánh đúng hiện thực, ý thức có thể dự báo, tiên
đoán, định hướng chính xác cho hiện thực và ngược lại. 3

Xã hội càng phát triển vai trò của ý thức càng lớn, đặc biệt
trong thời kỳ tri thức khoa học trở thành LLSX trực tiếp. 4
Ý THỨC CÓ TÍNH ĐỘC LẬP TƯƠNG ĐỐI VÀ TÁC ĐỘNG TRỞ LẠI VẬT CHẤT

Đánh giá vai trò của ý thức K. Marx đã viết: “Cố


nhiên vũ khí phê phán không thể thay thế cho sự phê
phán cho sự phê phán bằng vũ khí được. Lực lượng
vật chất chỉ có thể bị đánh bại bằng những lực lượng
vật chất mà thôi nhưng một khi lý luận được thâm
nhập vào quần chúng nó sẽ trở thành một lực lượng
vật chất”.

99
3. MỐI QUAN HỆTIÊU
GIỮA ĐỀ
VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC

Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Vật chất quyết định ý thức, nên mọi hoạt động phải tôn
trọng quy luật và hiện thực khách quan. Phải có quan
điểm khách quan trong nhận thức hoạt động thực tiễn.

Xuất phát từ hiện thực khách quan, không phải từ những cái vụn
vặt của hiện thực mà phải xuất phát từ cái chung là quy luật
khách quan.
3. MỐI QUAN HỆTIÊU
GIỮA ĐỀ
VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC

Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Con người khi hoạt động phải căn cứ hiện thực khách
quan nhưng đồng thời phải phát huy tính năng động chủ
quan, tức là phát huy mặt tích cực của ý thức.

Giữa vật chất và ý thức chỉ có đối lập tuyệt đối trong phạm vi
nhận thức luận; ngoài lĩnh vực đó ra, sự phân biệt chỉ là tương
đối (V.I. Lenin).
II. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

Phép biện chứng duy vật là “linh hồn


sống” của chủ nghĩa Marx. Phép biện
chứng duy vật thực hiện chức năng phương
pháp luận chung nhất của hoạt động nhận
thức và thực tiễn.

102
1. HAI LOẠI HÌNH BIỆN CHỨNG VÀ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

a. BIỆN CHỨNG KHÁCH QUAN


VÀ BIỆN CHỨNG CHỦ QUAN

Biện chứng (Dialectic) là quan điểm,


phương pháp xem xét sự vật trong mối
liên hệ, tương tác, chuyển hoá và vận
động, phát triển theo quy luật của các sự
vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên,
xã hội, tư duy.

103
a. BIỆN CHỨNG KHÁCHTIÊU
QUANĐỀ
VÀ BIỆN CHỨNG CHỦ QUAN

Biện chứng khách quan:


Là biện chứng của bản
thế giới tồn tại khách 1
quan, độc lập với ý thức.
HAI LOẠI BIỆN CHỨNG

Biện chứng chủ quan: Là


sự phản ánh biện chứng
khách quan vào trong ý 2
thức của con người.
a. BIỆN CHỨNG KHÁCH QUAN VÀ BIỆN CHỨNG CHỦ QUAN

F. Engels cho rằng: «Biện chứng gọi là


khách quan thì chi phối trong toàn bộ
giới tự nhiên, còn biện chứng gọi là chủ
quan, tức là tư duy biện chứng, thì chỉ là
phản ánh sự chi phối, trong toàn bộ giới
tự nhiên…»
(Biện chứng của tự nhiên)

105
b. KHÁI NIỆM PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

QUY LUẬT

PHÉP BIỆN CHỨNG


Là học thuyết nghiên cứu, khái
quát biện chứng của thế giới thành PHÉP
NGUYÊN NGUYÊN
các nguyên lý, quy luật khoa học; LÝ BIỆN TẮC
nhằm xây dựng hệ thống các CHỨNG
nguyên tắc phương pháp luận của
nhận thức và thực tiễn.

PHẠM TRÙ 106


b. KHÁI NIỆM PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

Quan điểm F. Engels F. Engels


Là môn khoa học Nhấn mạnh vai
Marx, Engels, về những quy
Lenin không có trò của nguyên lý
luật phổ biến của
định nghĩa về mối liên hệ
sự vận động và
thống nhất nào sự phát triển của
phổ biến: “Phép
về phép biện tự nhiên, của xã biện chứng là
chứng duy vật hội loài người và khoa học về sự
của tư duy liên hệ phổ biến”
b. KHÁI NIỆM PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

Khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về sự phát triển


V.I. Lenin đã khẳng định: “Trong số những thành quả đó
thì thành quả chủ yếu là phép biện chứng, tức học
thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất,
sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính
tương đối của nhận thức của con người, nhận thức này
phản ánh vật chất luôn luôn phát triển không ngừng”*.
* V.I Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1980, t.23, tr.55
b. KHÁI NIỆM PHÉP
TIÊUBIỆN
ĐỀ CHỨNG DUY VẬT

ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

Được xác lập trên nền tảng của thế giới quan khoa
1
học.

Có sự thống nhất giữa nội dung thế giới quan (duy vật biện
chứng) và phương pháp luận (biện chứng duy vật); là công cụ 2
để nhận thức và cải tạo thế giới.
b. KHÁI NIỆM PHÉP
TIÊUBIỆN
ĐỀ CHỨNG DUY VẬT

VAI TRÒ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

Phép biện chứng duy vật là thế giới quan và phương


pháp luận của chủ nghĩa Marx - Lenin, tạo nên tính 1
khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Marx - Lenin.

Phép biện chứng duy vật là thế giới quan và phương pháp luận
chung nhất của hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn và 2
nghiên cứu khoa học.
2. NỘI DUNG CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

a. HAI NGUYÊN LÝ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

Nguyên lý là thuật ngữ đa nghĩa có nguồn gốc từ


tiếng Hy Lạp cổ có nghĩa đen là “đầu tiên nhất”
– định đề, khẳng định để trên cơ sở đó các định
luật và lý thuyết khoa học, các văn bản pháp
luật được xây dựng, các chuẩn mực, quy tắc
hoạt động trong xã hội được lựa chọn tuân theo.

www.website.com
a. HAI NGUYÊN LÝ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

Như vậy, nguyên lý là những khởi điểm (điểm xuất


phát đầu tiên) hay những luận điểm cơ bản nhất
có tính chất tổng quát của một học thuyết chi phối
sự vận hành của tất cả các đối tượng thuộc lĩnh
vực quan tâm nghien cứu của nó.

www.website.com
a. HAI NGUYÊN LÝ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

Nguyên lý triết học Nguyên lý triết học

Là những luận điểm - Là cơ sở, tiền đề cho


định đề khái quát những suy lý rút ra
nhất được hình thành những nguyên tắc,
nhờ sự quan sát, trải quy luật, quy tắc,
nghiệm của nhiều thế phương pháp… phục
hệ người trong mọi vụ cho các hoạt động
lĩnh vực tự nhiên, xã nhận thức và thực tiễn
hội và tư duy… của con người.
CÁC NGUYÊN LÝ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

1 NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN

2 NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN


2 Nguồn gốc xã hội
a1. NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN

Những người theo quan điểm siêu hình


cho rằng các sự vật hiện tượng trong
thế giới không có sự ràng buộc với
nhau. Cũng có quan điểm cho rằng các
sự vật hiện tượng có mối quan hệ
phong phú, đa dạng nhưng giữa chúng
không có khả năng chuyển hoá cho
nhau.

115
a1. NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN

Chủ nghĩa duy vật biện chứng quan


niệm các sự vật hiện tượng, các quá
trình khác nhau vừa tồn tại độc lập,
vừa quy định, tác động qua lại,
chuyển hoá lẫn nhau. Mối quan hệ
này diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi, mọi
quá trình của sự vật.

116
a1. NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN

ĐỊNH NGHĨA

Mối liên hệ phổ biến là phạm trù triết học


dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua
lại; sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật
hiện tượng hay giữa các mặt của một sự
vật, một hiện tượng trong thế giới.

117
a1. NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN

1 Tính khách quan

TÍNH CHẤT
CỦA MỐI LIÊN 2 Tính phổ biến
HỆ PHỔ BIẾN

3 Tính phong phú đa dạng


a1. NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN

TÍNH KHÁCH QUAN

Mối liên hệ của các sự vật hiện tượng


trong thế giới là khách quan, là yếu tố vốn
có của nó, cho dù sự vật đó mong muốn
hay không mong muốn

119
a1. NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN

TÍNH PHỔ BIẾN

Mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng


trong thế giới là phổ biến, vĩnh viễn.
Không có sự vật hiện tượng nào lại không
có liên hệ với nhau.
Mối liên hệ biểu hiện dưới nhiều hình thức
riêng biệt, cụ thể tuỳ theo điều kiện nhất
định.
120
a1. NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN

Cua đỏ trên đảo Giáng Sinh (Christmas). Vào tháng 10-12 hàng năm, khi trời bắt
đầu đổ mưa, cua đỏ di cư với quy mô lớn ra vùng bờ biển để sinh sản. Mỗi con
cua phải vượt qua một đoạn đường dài 8 cây số trong vòng 9 đến 18 ngày. 121
a1. NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN

Cuộc đại di cư là sự di chuyển bằng đường bộ lớn nhất thế giới. Các loài động vật
đi được tổng cộng 800km hoặc hơn trong mỗi chu kỳ. Mỗi năm có khoảng 1,5
triệu linh dương đầu bò cùng với 200.000 ngựa vằn đã thực hiện hành trình này.
122
a1. NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN

TÍNH ĐA DẠNG, PHONG PHÚ

Các sự vật, hiện tượng hay quá trình


khác nhau đều có mối liên hệ cụ thể
khác nhau.
Trong cùng một mối liên hệ nhưng với
điều kiện khác nhau, ở những giai đoạn
khác nhau của sự vật thì tính chất và vai
trò cũng khác nhau.
123
a1. NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN

1. Liên hệ bên trong và liên hệ bên ngoài


TÍNH ĐA DẠNG,
PHONG PHÚ CỦA
2. Liên hệ chủ yếu và liên hệ thứ yếu
MỐI LIÊN HỆ

3. Liên hệ bản chất và không bản chất

124
a1. NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN

4. Liên hệ tất nhiên và ngẫu nhiên


TÍNH ĐA DẠNG,
PHONG PHÚ CỦA
MỐI LIÊN HỆ 5. Liên hệ chung và riêng

6. Liên hệ trực tiếp và gián tiếp

125
a1. NGUYÊN LÝTIÊU
VỀ MỐI
ĐỀLIÊN HỆ PHỔ BIẾN

Ý nghĩa phương pháp luận: NGUYÊN TẮC TOÀN DIỆN

Khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể cần đặt nó
trong một chỉnh thể thống nhất; cần phải nghiên cứu và 1
nhìn bao quát tất cả các mặt của chỉnh thể.

Chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của 2
đối tượng để nhận thức chúng trong sự thống nhất.
a1. NGUYÊN LÝTIÊU
VỀ MỐI
ĐỀLIÊN HỆ PHỔ BIẾN

Ý nghĩa phương pháp luận: NGUYÊN TẮC TOÀN DIỆN

Khi nghiên cứu xem xét các SVHT cần đặt nó trong các
mối liên hệ và trong một không gian, thời gian nhất 3
định.

Nguyên tắc toàn diện đối lập với nguyên tắc phiến diện và chủ 4
nghĩa chiết trung.
a2. NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN

QĐ Siêu hình QĐ Siêu hình

Phát triển của sự vật


Phát triển là sự
không có sự ra đời
tăng lên hay giảm
của chất mới và cái
đi về lượng mà
mới; là một quá
không có sự thay
trình liên tục, không
đổi về chất
có quanh co, thăng
trầm, phức tạp.
a2. NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN

QĐ Biện chứng QĐ Biện chứng QĐ Biện chứng


Quá trình tiến lên Phát triển không Quá trình thay đổi
từ thấp đến cao, theo đường về lượng dẫn đến
diễn ra vừa dần thẳng mà quanh sự thay đổi về
dần, vừa nhảy vọt co, phức tạp, chất, diễn ra theo
đưa tới sự ra đời thậm chí có thể đường xoáy ốc,
của cái mới thay tạm thời. phát triển trên cơ
thế cái cũ. sở cao hơn.
a2. NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN

KHÁI NIỆM
Phát triển là một phạm trù triết học dùng để
chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến
cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn
thiện đến hoàn thiện của sự vật.
Phát triển là sự vận động theo khuynh
hướng đi lên.

130
a2. NGUYÊNTIÊU
LÝ VỀĐỀ
SỰ PHÁT TRIỂN

Tiến hóa là một dạng của


phát phát triển diễn ra một
TIẾN
cách từ từ, thường gắn với
sự biến đổi của tự nhiên từ HÓA
đơn giản đến phức tạp.
Phân biệt 2 khái niệm
gắn với k/niệm phát triển
Tiến bộ là quá trình biến
đổi hướng tới cải thiện thực
trạng xã hội từ chỗ chưa TIẾN
hoàn thiện đến hoàn thiện BỘ
hơn so với ban đầu.
a2. NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN

Tính khách quan

Phát triển là
CÁC TÍNH CHẤT CỦA SỰ PHÁT TRIỂN Tính phổ biến
tiến trình
không phụ
Phát triển diễn thuộc vào ý chí
Tính kế thừa ra ở mọi lĩnh của con người
vực: tự nhiên,
Sự phát triển
Tính phong phú xã hội, tư duy
làm cái cũ mất
Sự phát triển của đi, cái mới ra
các sự vật mang đời. Song cái
nhiều đặc trưng, mới là tinh hoa
khuynh hướng của cái cũ
khác nhau.
a2. NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm toàn diện


Hai quan điểm
phương pháp
luận

2. Quan điểm lịch sử - cụ thể

133
a2. NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN

1. Đòi hỏi trong nhận thức và hoạt động thực


tiễn phải xem xét sự vật, hiện tượng trong
mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ
phận, các yếu tố, các mặt của sự vật trong
QUAN ĐIỂM
TOÀN DIỆN sự tác động qua lại giữ a sự vật đó với sự
vật khác. Trên cơ sở đó có nhận thức và
hành động đúng với thực tiễn khách quan.
2. Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm
phiến diện, siêu hình trong nhận thức và hoạt
động thực tiễn. 134
a2. NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN

1. Là một trong những nguyên tắc phương pháp luận


cơ bản, quan trọng nhất trong nhận thức và hoạt
động thực tiễn. Đặc trưng cơ bản đó là xem xét sự
vật, hiện tượng trong sự tự vận động, phát triển của
QUAN ĐIỂM LỊCH
nó.
SỬ - CỤ THỂ
2. Cơ sở lý luận của quan điểm lịch sử-cụ thể là
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện
chứng duy vật.
3. Quan điểm lịch sử cụ thể yêu cầu cần tránh và
khắc phục quan điểm chiết trung, ngụy biện.
135
b. CÁC CẶP PHẠM TRÙ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

KHÁI NIỆM PHẠM TRÙ

Phạm trù triết học là hình thức hoạt động


trí óc phổ biến của con người, là những mô
hình tư tưởng phản ánh những thuộc tính
và mối liên hệ vốn có ở tất cả các đối
tượng hiện thực.

www.website.com
b. CÁC CẶP PHẠM TRÙTIÊU
CỦA PHÉP
ĐỀ BIỆN CHỨNG DUY VẬT

Tính cặp đôi của các phạm trù thể hiện sự phản
1 ánh biện chứng tính thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập của thế giới khách quan.

Các phạm trù hình thành và phát triển trong hoạt


2 động nhận thức, hoạt động cải tạo tự nhiên, cải tạo
xã hội của con người.

Trong phép biện chứng duy vật, các cặp phạm trù có vai
3 trò phương pháp luận khác nhau.
b. CÁC CẶP PHẠM TRÙ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

VAI TRÒ PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Cái riêng, cái chung Là cơ sở phương pháp luận


của phương pháp phân tích
và tổng hợp; diễn dịch và
Tất nhiên và ngẫu nhiên quy nạp; khái quát hoá, trừu
tượng hoá để nhận thức
được toàn bộ các mối liên
Bản chất và hiện tượng
hệ theo hệ thống.

www.website.com
b. CÁC CẶP PHẠM TRÙ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

VAI TRÒ PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Nguyên nhân và kết quả Chỉ ra các mối liên hệ và


sự phát triển của các sự
vật, hiện tượng như những
Khả năng và hiện thực quá trình tự nhiên; phản
ánh tính đa dạng của các
phương pháp nhận thức và
Nội dung và hình thức
hoạt động thực tiễn

www.website.com
b1. CẶP PHẠM TRÙ CÁI RIÊNG, CÁI CHUNG

KHÁI NIỆM

Cái riêng là phạm trù triết học dùng để


chỉ một sự vật, một hiện tượng nhất
định.

140
b1. CẶP PHẠM TRÙ CÁI RIÊNG, CÁI CHUNG

KHÁI NIỆM

Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng


để chỉ các mặt, các đặc điểm chỉ vốn có
ở một sự vật, một hiện tượng (một cái
riêng) nào đó mà không lặp lại ở sự vật,
hiện tượng khác.

141
b1. CẶP PHẠM TRÙ CÁI RIÊNG, CÁI CHUNG

KHÁI NIỆM

Cái chung là phạm trù triết học dùng để


chỉ những mặt, những thuộc tính không
chỉ có ở một sự vật, một hiện tượng nào
đó mà còn lặp lại trong nhiều sự vật,
hiện tượng (nhiều cái riêng) khác.

142
b1. CẶP PHẠM TIÊU
TRÙ CÁI
ĐỀRIÊNG, CÁI CHUNG

Cả cái chung lẫn cái đơn


nhất không tồn tại độc lập,
tự thân, chúng là thuộc tính
nên phải gắn với đối tượng
1
xác định.
Mối quan hệ giữa
cái riêng, cái chung
Cái riêng không vĩnh cửu,
nó xuất hiện, tồn tại một
thời gian xác định rồi biến
thành cái riêng khác… cứ
2
thế mãi vô cùng.
b1. CẶP PHẠM TIÊU
TRÙ CÁI
ĐỀRIÊNG, CÁI CHUNG

Mọi cái riêng đều là sự


thống nhất các mặt đối lập
cái đơn nhất và cái chung;
giữa chúng có thể chuyển
3
hóa cho nhau.
Mối quan hệ giữa
cái riêng, cái chung
Cái riêng là cái toàn bộ,
phong phú hơn cái chung.
Cái chung là cái bộ phận
nhưng sâu sắc hơn cái
4
riêng.
b1. CẶP PHẠM TIÊU
TRÙ CÁI
ĐỀRIÊNG, CÁI CHUNG

Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Cái chung là cái sâu sắc, cái bản chất chi phối cái riêng, nên
1 trong nhận thức phải tìm ra cái chung, trong hoạt động thực
tiễn phải dựa vào cái chung để cải tạo cái riêng.

Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng biểu hiện
2 sự tồn tại của mình, nên chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng, từ
những sự vật hiện tượng riêng lẻ, không được xuất phát từ ý muốn
chủ quan của con người.
b2. CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ

KHÁI NIỆM

Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn


nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa
các sự vật với nhau gây ra một biến đổi nhất
định nào đó.
Kết quả là những biến đổi xuất hiện do tác động
lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc
giữa các sự vật với nhau gây ra.
Cần phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ,
nguyên nhân với điều kiện. Nguyên cớ và điều
kiện không sinh ra kết quả, mặc dù nó xuất
hiện cùng nguyên nhân.
146
CÁC TÍNH CHẤT CỦA MỐIĐỀ
TIÊU LIÊN HỆ NHÂN – QUẢ

Tính khách quan: Mối liên hệ nhân quả là cái vốn có


của bản thân sự vật không phụ thuộc vào ý chí của con
1
người. Con người biết hay không biết thì sự vật vẫn tác
động lẫn nhau và gây ra những biến đổi.

Tính phổ biến: Mọi sự vật hiện tượng trong thế giới tồn tại, phát
2 triển đều có nguyên nhân. Không có kết quả nào không có
nguyên nhân, chỉ có những nguyên nhân chưa biết được mà thôi.

Tính tất yếu: Cùng một nguyên nhân, trong điều kiện như nhau sẽ
sinh ra kết quả như nhau. Tính tất yếu được hiểu rằng, trong điều
3 kiện và hoàn cảnh càng ít khác nhau thì kết quả do chúng gây ra
càng giống nhau.
b2. CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN
TIÊU ĐỀ NHÂN VÀ KẾT QUẢ

Nguyên nhân sinh ra kết


quả nên nguyên nhân luôn
có trước kết quả; kết quả 1
xuất hiện sau khi nguyên
nhân đã xuất hiện.
Mối quan hệ giữa
nguyên nhân và kết quả
Quan hệ nhân - quả phức
tạp: Một kết quả có thể do
nhiều nguyên nhân sinh ra; 2
một nguyên nhân có thể
sinh ra nhiều kết quả.
b2. CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN
TIÊU ĐỀ NHÂN VÀ KẾT QUẢ

Kết quả do nguyên nhân


sinh ra nhưng sau khi xuất
hiện nó có ảnh hưởng tới 3
nguyên nhân theo hướng
tích cực hoặc tiêu cực.
Mối quan hệ giữa
nguyên nhân và kết quả
Nguyên nhân và kết quả có
thể chuyển hóa cho nhau.
Chuỗi nhân quả là vô cùng, 4
không có bắt đầu, không
có kết thúc.
b2. CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ

Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN

1 2

Mọi sự vật tồn tại Nguyên nhân có trước


đều có nguyên kết quả nên muốn tìm
nhân. Trong cuộc nguyên nhân của một
sống muốn nhận hiện tượng nào cần
thức và hành động tìm ở những sự kiện
phải tìm ra nguyên trước khi hiện tượng
nhân. đó xuất hiện.
b2. CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ

Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN

3 4

Một kết quả do Kết quả có tác động


nhiều nguyên nhân trở lại với nguyên
sinh ra, mỗi nguyên nhân nên trong hiện
nhân có vai trò thực cần sử dụng kết
khác nhau; nên cần quả để thúc đẩy các
phân loại nguyên nguyên nhân nhằm
nhân để giải quyết. đạt được mục đích.
b3. CẶP PHẠM TRÙ TẤT NHIÊN VÀ NGẪU NHIÊN

KHÁI NIỆM
Tất nhiên là cái do những nguyên nhân
cơ bản bên trong của kết cấu vật chất
quyết định và trong những điều kiện nhất
định nó chắc chắn xảy ra.
Ngẫu nhiên là cái không do mối liên hệ
bản chất quyết định mà do ngẫu hợp
nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định;
nó có thể xuất hiện hoặc không xuất
hiện; có thể xuất hiện như thế này hoặc
như thế khác. 152
b3. CẶP PHẠM TRÙ TẤT NHIÊN VÀ NGẪU NHIÊN

MỐI QUAN HỆ GIỮA TẤT NHIÊN VÀ NGẪU NHIÊN

Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, độc
lập với ý thức của con người và đều có vai trò đối với
sự phát triển của sự vật.

MỐI QUAN HỆ GIỮA TẤT NHIÊN VÀ NGẪU NHIÊN

Cái tất nhiên quyết định sự phát triển của sự vật. Cái
ngẫu nhiên làm cho sự vật phát triển nhanh hoặc
chậm.
b3. CẶP PHẠM TRÙ TẤT NHIÊN VÀ NGẪU NHIÊN

TẤT MỐI QUAN HỆ GIỮA TẤT NHIÊN VÀ NGẪU NHIÊN


NHIÊN
Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại nhưng chúng
không tồn tại biệt lập thuần tuý. Cái tất nhiên biểu
hiện sự tồn tại qua những cái ngẫu nhiên.
Ngẫu nhiên C

MỐI QUAN HỆ GIỮA TẤT NHIÊN VÀ NGẪU NHIÊN


Ngẫu nhiên B Cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên có thể chuyển hoá
cho nhau. Ranh giới giữa cái tất nhiên và cái ngẫu
nhiên có ý nghĩa tương đối.
Ngẫu nhiên A
b3. CẶP PHẠM TRÙ TẤT ĐỀ
TIÊU NHIÊN VÀ NGẪU NHIÊN

Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Trong cuộc sống chúng ta phải căn cứ vào cái tất nhiên
chứ không thể căn cứ vào cái ngẫu nhiên.

Cái ngẫu nhiên có ảnh hưởng đến sự phát triển của sự vật.
Trong thực tiễn, ngoài phương án chính phải có phương án dự
phòng.
b3. CẶP PHẠM TRÙ TẤT ĐỀ
TIÊU NHIÊN VÀ NGẪU NHIÊN

Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Cái tất nhiên bộc lộ sự tồn tại qua những cái ngẫu nhiên,
do vậy muốn nhận thức cái tất nhiên phải so sánh rất
nhiều cái ngẫu nhiên.

Cái tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hoá cho nhau, vì vậy
không nên xem nhẹ bỏ qua cái ngẫu nhiên.
b4. CẶP PHẠM TRÙ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC

KHÁI NIỆM
Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt,
những yếu tố, những quá trình tạo nên
sự vật.
Hình thức là phương thức tồn tại và phát
triển của sự vật, là hệ thống các mối liên
hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố
của sự vật đó.
Cần chú ý phân biệt phạm trù hình thức
của triết học với quan niệm về hình thức
trong cuộc sống hàng ngày.
157
b4. CẶP PHẠM TRÙ NỘIĐỀ
TIÊU DUNG VÀ HÌNH THỨC

MỐI QUAN HỆ GIỮA NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC

Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức. Nội dung và


hình thức gắn bó với nhau trong một thể thống nhất. 1

Một nội dung có thể biểu hiện bằng nhiều hình thức. Một hình 2
thức có thể chuyển tải nhiều nội dung.
b4. CẶP PHẠM TRÙ NỘIĐỀ
TIÊU DUNG VÀ HÌNH THỨC

MỐI QUAN HỆ GIỮA NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC

Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong
quá trình vận động và phát triển của sự vật. 3

Sự tác động trở lại của hình thức đối với nội dung theo hai 4
hướng: tích cực và tiêu cực.
b4. CẶP PHẠM TRÙ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC

Không được tách


rời tuyệt đối hoá
1 giữa hình thức 01
và nội dung

Ý NGHĨA
2 Cần tránh chủ
02
PHƯƠNG PHÁP LUẬN nghĩa hình thức

Để nhận thức
đúng sự vật phải
3 căn cứ vào nội
03
dung

www.PowerPointDep.net
b5. CẶP PHẠM TRÙ BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG

KHÁI NIỆM
Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt,
những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn
định bên trong sự vật, qui định sự vận động
và phát triển của sự vật.
Hiện tượng là biểu hiện ra bên ngoài của bản
chất.
Chú ý: Phạm trù bản chất gắn liền với cái
chung nhưng không đồng nhất với cái chung.
Có cái chung là bản chất nhưng có cái chung
không phải là bản chất.
161
b5. CẶP PHẠM TRÙ BẢNĐỀ
TIÊU CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG

MỐI QUAN HỆ GIỮA BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG

Bản chất bộc lộ qua


hiện tượng; hiện tượng
là biểu hiện của bản
1
chất.
Sự thống nhất giữa bản
chất và hiện tượng
Bản chất nào thì hiện
tượng ấy; bản chất
thay đổi, hiện tượng 2
cũng thay đổi theo.
b5. CẶP PHẠM TRÙ BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG

MỐI QUAN HỆ GIỮA BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG


TÍNH MÂU THUẪN
GIỮA BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG 1
Bản chất phản ánh cái chung
MÂU Hiện tượng phản ánh cái riêng
THUẪN
3 2
Bản chất biểu lộ ở nhiều hiện tượng Bản chất là mặt bên trong
Hiện tượng là khía cạnh của bản chất Hiện tượng là mặt bên ngoài
của hiện thực
b5. CẶP PHẠM TRÙ BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG

Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Muốn nhận thức bản chất của các sự vật phải nhận thức từ các hiện
1
tượng.

Muốn nhận thức bản chất phải phân tích sự biến đổi của nhiều hiện
2
tượng, nhất là những hiện tượng điển hình.
2 Nguồn gốc xã hội
Trong đời sống, nhận thức và hành động phải đi từ các hiện tượng đến
3
bản chất, loại bỏ những hiện tượng ngẫu nhiên.
b6. CẶP PHẠM TRÙ KHẢ NĂNG VÀ HIỆN THỰC

KHÁI NIỆM

Khả năng là cái chưa đến chưa có nhưng


sẽ đến, sẽ có khi có các điều kiện tương
ứng.
Hiện thực là những cái đang tồn tại thực
sự.
Khả năng tất nhiên, Khả năng ngẫu nhiên
Khả năng tất nhiên gồm: khả năng gần và
khả năng xa.
165
b6. CẶP PHẠM TRÙ KHẢ NĂNG VÀ HIỆN THỰC

MỐI QUAN HỆ GIỮA KHẢ NĂNG VÀ HIỆN THỰC

1 2
Khả năng và hiện thực có quan hệ Cùng trong những điều kiện
chặt chẽ, thường xuyên chuyển KHẢ NĂNG nhất định, ở cùng một sự vật
hoá trong quá trình phát triển của VÀ có thể tồn tại nhiều khả năng.
sự vật. HIỆN THỰC
4 3
Trong đời sống, hoạt động có ý thức Để khả năng trở thành hiện thực,
của con người có vai trò lớn để khả cần tập hợp nhiều điều kiện.
năng trở thành hiện thực.
Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA CẶPĐỀ
TIÊU PHẠM TRÙ KHẢ NĂNG VÀ HIỆN THỰC

Trong đời sống con người nên căn cứ vào hiện


1 thực chứ không nên căn cứ vào khả năng để
định phương hướng hành động.

Cần nhìn xa, trông rộng để có kế hoạch khi hành


2 động, phân biệt các loại khả năng để tạo điều kiện
biến khả năng thành hiện thực.

Việc chuyển khả năng thành hiện thực trong giới tự


3 nhiên diễn ra tự phát; trong xã hội phụ thuộc vào hoạt
động tích cực của con người.
c. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

KHÁI NIỆM QUY LUẬT

Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất


nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các mặt,
các yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi
một sự vật hay giữa các sự vật hiện tượng
với nhau.

www.website.com
c. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

Người đã phát minh ra


Luật đẩy Archimedes

Archimedes (287-212 TCN)


169
c. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

G. Mendel (1822-1884) 170


c. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦAĐỀ
TIÊU PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

Các quy luật khác nhau về


mức độ phổ biến, phạm vi
bao quát, tính chất, vai trò 1
đối với quá trình vận động
và phát triển của sự vật.
Phân loại quy luật
Việc phân loại quy luật là
cần thiết để nhận thức và
vận dụng các quy luật phù 2
hợp trong cuộc sống.
c. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦAĐỀ
TIÊU PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

Quy luật Là những quy luật chỉ tác động


riêng trong một phạm vi, một lĩnh vực.

Căn cứ vào tính phổ Quy luật Là những quy luật tác động ở một số
biến quy luật có 3 loại chung lĩnh vực khác nhau.

Là những quy luật tác động trong


Quy luật
các lĩnh vực: tự nhiên, xã hội, tư
phổ biến
duy (quy luật của phép BCDV)
c. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦAĐỀ
TIÊU PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

Quy luật Là những quy luật tác động trong


tự nhiên giới tự nhiên, không thông qua hoạt
động có ý thức của con người.

Những quy luật nảy sinh và tác động


Căn cứ vào lĩnh vực tác Quy luật
trong đời sống xã hội và hoạt động
động quy luật có 3 loại xã hội
có ý thức của con người.

Là những quy luật về mối liên hệ nội


Quy luật
tại của những khái niệm, phạm trù,
tư duy
phán đoán… thuộc về nhận thức.
c. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦAĐỀ
TIÊU PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

Phép biện chứng duy vật nghiên cứu những quy luật
phổ biến, tác động trong các lĩnh vực: tự nhiên, xã hội
và tư duy của con người.

Các quy luật của phép biện chứng duy vật mang tính khách
quan, phổ biến, các quy luật có vai trò khác nhau đối với sự
vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng của thế giới.
c. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

HÌNH
Quy luật THỨC
1
lượng chất
ĐỘNG
CÁC QUY LUẬT Quy luật
2 LỰC SỰ
CỦA PHÉP BCDV mâu thuẫn PHÁT TRIỂN
Quy luật phủ KHUYNH
3 định của HƯỚNG
phủ định

www.PowerPointDep.net
C1. QUY LUẬT TỪ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG
DẪN ĐẾN NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI

Bất cứ sự vật hiện tượng nào trong thế giới đều là sự thống
nhất với nhau về chất và lượng.

Chất khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có
KHÁI NIỆM của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ của các
VỀ CHẤT thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác.

Cần phân biệt sự khác nhau giữa chất là một phạm trù triết
học với khái niệm chất được dùng trong cuộc sống hàng
ngày (phạm trù đạo đức).
C1. QUY LUẬT TỪ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG
TIÊU ĐỀ
DẪN ĐẾN NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI

KHÁI NIỆM VỀ LƯỢNG

Lượng là khái niệm dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật,
hiện tượng về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự
vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật.

Sự phân biệt chất và lượng của sự vật, hiện tượng chỉ có tính chất tương
đối. Bởi vì có những thuộc tính vừa là đặc trưng về chất và cũng là đặc
trưng về lượng của sự vật và ngược lại.
C1. QUY LUẬT TỪ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG
DẪN ĐẾN NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI

Mối quan hệ Mối quan hệ

Bất kỳ sự vật, hiện tượng Sự thay đổi về lượng và


nào đều là sự thống nhất chất của sự vật diễn ra
với nhau giữa chất và cùng với sự vận động và
lượng. Ở mỗi sự vật, quy phát triển của sự vật. Sự
định về lượng không bao thay đổi đó có quan hệ
giờ tồn tại nếu không có chặt chẽ với nhau không
tính quy định về chất và tách rời nhau.
ngược lại.
C1. QUY LUẬT TỪ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG
DẪN ĐẾN NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI

Mối quan hệ Mối quan hệ

Khi lượng của sự vật ĐỘ là khái niệm dùng


được tích lũy quá giới để chỉ khoảng giới hạn
hạn nhất định được gọi trong đó sự thay đổi về
là ĐỘ, thì chất cũ sẽ mất lượng của sự vật chưa
đi, chất mới ra đời. làm thay đổi căn bản
chất của sự vật.
C1. QUY LUẬT TỪ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG
DẪN ĐẾN NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI

Mối quan hệ Mối quan hệ

Tại điểm giới hạn sự ĐIỂM NÚT là khái niệm


thay đổi về lượng đã dùng để chỉ thời điểm
đủ làm thay đổi về mà tại đó sự thay đổi
chất của sự vật được về lượng của sự vật đã
gọi là ĐIỂM NÚT. đủ làm thay đổi về
chất của sự vật ấy.
C1. QUY LUẬT TỪ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG
DẪN ĐẾN NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI

BƯỚC NHẢY MỐI QUAN HỆ GIỮA CHẤT VÀ LƯỢNG

Sự vật tích lũy đủ về lượng tại điểm nút sẽ


CHẤT A CHẤT B làm cho chất mới ra đời. Lượng mới và
chất mới của sự vật thống nhất với nhau
tạo nên độ mới và điểm nút mới của sự vật.
Quá trình đó liên tiếp diễn ra, vì thế sự vật
ĐỘ luôn phát triển khi nó còn tồn tại.

181
C1. QUY LUẬT TỪ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG
DẪN ĐẾN NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI

Mối quan
hệ giữa
chất và lượng

Chất của sự vật Bước nhảy là phạm


thay đổi do lượng trù triết học dùng
của nó thay đổi để chỉ sự chuyển
trước đó gây ra gọi hóa về chất của sự
là bước nhảy. vật do sự thay đổi
về lượng của sự vật
trước đó gây nên.
C1. QUY LUẬT TỪ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG
TIÊU ĐỀ
DẪN ĐẾN NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI

CÁC HÌNH THỨC CỦA BƯỚC NHẢY

BƯỚC NHẢY CỤC BỘ

BƯỚC NHẢY
CỤC BỘ 1
VỀ QUY MÔ

BƯỚC NHẢY
TOÀN BỘ 2
C1. QUY LUẬT TỪ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG
TIÊU ĐỀ
DẪN ĐẾN NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI

CÁC HÌNH THỨC CỦA BƯỚC NHẢY

BƯỚC NHẢY CỤC BỘ

BƯỚC NHẢY
ĐỘT BIẾN 1
VỀ NHỊP ĐIỆU

BƯỚC NHẢY
DẦN DẦN 2
C1. QUY LUẬT TỪ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG
TIÊU ĐỀ
DẪN ĐẾN NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI

Không chủ quan, đốt cháy giai


1 đoạn. Quán triệt tư tưởng: «tích tiểu
thành đại», «góp gió thành bão».

Không bảo thủ, trì trệ. Vận dụng linh


Ý nghĩa 2 hoạt quy luật, bước nhảy theo những
phương pháp luận quan hệ cụ thể.

Trong lĩnh vực xã hội, việc thực


3 hiện bước nhảy phụ thuộc vào hoạt
động tích cực của con người.
C2. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP

V.I.Lênin viết: «Có thể định nghĩa vắn tắt phép


biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của
các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân
của phép biện chứng, nhưng điều đó đòi hỏi
phải có những giải thích và một sự phát triển
thêm»
(V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva, 1981, t.29, tr.240)
C2. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP

KHÁI NIỆM

Mặt đối lập là những mặt Các mặt đối lập nằm
có những đặc điểm, trong sự liên hệ, tạo
những thuộc tính, những thành mâu thuẫn biện
tính quy định có khuynh chứng. Sự thống nhất của
hướng biến đổi trái các mặt đối lập là sự tồn
ngược nhau tồn tại một tại không tách rời nhau,
cách khách quan trong sự tồn tại của mặt này
tự nhiên, xã hội và tư lấy sự tồn tại của mặt kia
duy. làm tiền đề.
C2. QUY LUẬT THỐNG NHẤTTIÊU
VÀ ĐẤU
ĐỀTRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP

KHÁI NIỆM

Các mặt đối lập tồn tại trong sự «đồng nhất»; với ý
nghĩa đó, «sự thống nhất của các mặt đối lập» còn 1
bao hàm cả sự «đồng nhất» của các mặt.

Các mặt đối lập không chỉ thống nhất mà còn luôn «đấu
tranh» với nhau. Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động 2
qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các
mặt.
C2. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP

V.I.Lênin viết: «Sự thống nhất


của các mặt đối lập là có
điều kiện, tạm thời, thoáng
qua, tương đối. Sự đấu tranh
Mâu thuẫn là động lực của phát triển
của các mặt đối lập bài trừ
lẫn nhau là tuyệt đối, cũng
như sự phát triển, sự vận
động là tuyệt đối».

www.website.com
C2. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP

MÂU THUẪN LÀ ĐỘNG LỰC CỦA SỰ PHÁT TRIỂN

1 2
Khi hai mặt đối lập xung đột  Sự vận động và phát triển là
gay gắt, chúng sẽ chuyển hóa MÂU sự thống nhất giữa tính ổn
lẫn nhau, mâu thuẫn được giải định và tính thay đổi. Sự thống
THUẪN nhất và đấu tranh của các mặt
quyết. Thể thống nhất cũ được
thay thế bằng thể thống nhất đối lập quy định tính ổn định
mới, sự vật cũ mất đi, sự vật và tính thay đối của sự vật.
mới ra đời. Mâu thuẫn chính là nguồn gốc
của sự vận động và phát triển.
C2. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP

PHÂN LOẠI MÂU THUẪN

MÂU THUẪN BÊN TRONG

Căn cứ quan hệ với sự vật được xem xét MÂU THUẪN


MÂU THUẪN BÊN NGOÀI
C2. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP

PHÂN LOẠI MÂU THUẪN

MÂU THUẪN CƠ BẢN

Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự phát triển MÂU THUẪN


MÂU THUẪN KHÔNG CƠ BẢN
C2. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP

PHÂN LOẠI MÂU THUẪN

MÂU THUẪN CHỦ YẾU

Căn cứ vào vai trò đối với sự phát triển MÂU THUẪN
MÂU THUẪN THỨ YẾU
C2. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP

PHÂN LOẠI MÂU THUẪN

MÂU THUẪN ĐỐI KHÁNG

Căn cứ vào tính chất của quan hệ lợi ích MÂU THUẪN
MÂU THUẪN KHÔNG ĐỐI KHÁNG
C2. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP

Mọi sự vật, hiện tượng đều


chứa đựng những mặt, những
khuynh hướng đối lập nhau
tạo thành những mâu thuẫn;
CHUNG QUY sự thống nhất và đấu tranh
của các mặt đối lập là nguồn
gốc của sự vận động và phát
triển, để cái cũ mất đi, cái
mới ra đời.

www.website.com
C2. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP

Phải thừa nhận


trong cuộc sống
luôn tồn tại mâu
1
thuẫn

Ý NGHĨA
PHƯƠNG PHÁP
Đấu tranh là động
lực cho sự phát
2
triển
LUẬN
Phải phân loại và
giải quyết mâu
thuẫn trong hoàn
3
cảnh cụ thể

www.PowerPointDep.net
C3. QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH

KHÁI NIỆM KHÁI NIỆM

Phủ định: Tất cả mọi sự Phủ định biện chứng: Là


vật hiện tượng trong thế phạm trù triết học dùng
giới đều sinh ra, tồn tại, để chỉ sự phủ định tự
phát triển, mất đi và thân, sự phát triển tự
được thay thế bằng một thân, là quá trình dẫn tới
sự vật hiện tượng khác. sự ra đời của sự vật mới,
Triết học gọi sự thay thế tiến bộ hơn sự vật cũ.
đó là phủ định.
C3. QUY LUẬT TIÊU
PHỦ ĐỊNH
ĐỀ CỦA PHỦ ĐỊNH

Tính khách quan: Nguyên


nhân của sự phủ định
nằm trong bản thân sự 1
vật (nội tại).
Hai thuộc tính của
phủ định biện chứng
Tính kế thừa: Khi phủ định
biện chứng, cái mới ra đời
thay thế cái cũ; cái mới là 2
tinh hoa của cái cũ.
C3. QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH

NỘI DUNG QUY LUẬT (Ví dụ của F. Engels)

Phủ định Phủ định

Hạt lúa Cây lúa Những hạt lúa


C3. QUY LUẬT TIÊU
PHỦ ĐỊNH
ĐỀ CỦA PHỦ ĐỊNH

Qua ví dụ của F. Engels có thể khẳng định:

Qua hai lần phủ định (phủ định của phủ định) sự vật
quay lại sự khẳng định ban đầu nhưng trên cơ sở cao 1
hơn về chất và lượng.

Phủ định của phủ định dẫn đến xuất hiện cái mới là kết quả
tổng hợp của nhân tố tích cực đã có và phát triển trong cái 2
khẳng định ban đầu và trong những lần phủ định tiếp theo.
C3. QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH

Qua ví dụ của F. Engels có thể khẳng định:

3 4
Kết quả của sự phủ Đặc điểm của phủ định
định của phủ định là PHỦ ĐỊNH biện chứng là sự phát
điểm kết thúc của một BIỆN CHỨNG triển dường như quay trở
chu kỳ, là điểm khởi lại cái cũ nhưng trên cơ
đầu của chu kỳ phát sở cao hơn. Sự phát triển
triển tiếp theo. theo đường «xoáy ốc» thể
hiện tính khách quan và
kế thừa.
C3. QUY LUẬT TIÊU
PHỦ ĐỊNH
ĐỀ CỦA PHỦ ĐỊNH

Trong hiện thực không phải tất cả các sự


1 vật hiện tượng đều trải qua chu kỳ hai lần
phủ định mà có thể nhiều hơn.

2
Ví dụ: Vòng đời của «Con Tằm» trải qua 4 lần
phủ định:

Trứng → Tằm → Nhộng → Ngài → Trứng.


CHÚ Ý:
C3. QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH

Quy luật phủ định của phủ định


nêu lên mối liên hệ, sự kế thừa
giữa cái khẳng định và cái phủ
định. Phủ định biện chứng là
CHUNG QUY điều kiện cho sự phát triển, nó
bảo tồn nội dung tích cực của
các giai đoạn trước và bổ sung
những thuộc tính mới làm cho
sự phát triển đi theo đường
«xoáy ốc».

www.website.com
C3. QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH

Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN

 Giúp chúng ta có nhận thức  Không phủ định sạch trơn;


đúng về cái cũ và cái mới, phải kế thừa, phát triển yếu
để có thái độ đúng với «cái BÀI HỌC tố tích cực từ «cái cũ» trong
cũ» và bảo vệ «cái mới». KINH NGHIỆM điều kiện mới. Quán triệt bài
học «Bình cũ, rượu mới».

Trong tự nhiên, «cái mới» Sự vật phát triển theo đường
xuất hiện tự phát; trong xã «xoáy ốc»; phải có niềm tin
hội «cái mới» xuất hiện phụ vào sự phát triển. Bài học
thuộc vào hoạt động tích «Thất bại là mẹ thành công».
cực và tự giác.
III. LÝ LUẬN NHẬN THỨC

Lý luận nhận thức hình thành từ khi triết học


mới ra đời để trả lời câu hỏi: Con người có
nhận thức thế giới được hay không?

Kế thừa hợp lý của các học thuyết đã có, khái


quát các thành tựu khoa học, Marx và Engels
đã xây dựng học thuyết duy vật biện chứng về
nhận thức.
1. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LÝ LUẬN NHẬN THỨC DUY VẬT BIỆN CHỨNG

Thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan độc lập đối với ý thức
1 của con người.

Thừa nhận khả năng nhận thức được thế giới của con người. Nhận
2
thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người.

Khẳng định nhận thức là quá trình biện chứng, tự giác và sáng tạo,
3
diễn ra theo trình tự từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp…

Thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức, là động
4
lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.
2. NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT CỦA NHẬN THỨC

Triết học Mác - Lênin thừa nhận sự tồn tại


khách quan của thế giới và cho rằng thế
giới khách quan là đối tượng của nhận thức.

Không phải ý thức của con người sản sinh


ra thế giới mà thế giới vật chất tồn tại khách
quan độc lập với ý thức con người là nguồn
gốc “duy nhất và cuối cùng” của nhận thức.

Triết học Mác - Lênin khẳng định khả năng


nhận thức thế giới của con người.
2. NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT CỦA NHẬN THỨC

Nhận thức là một quá trình

Nhận thức là một quá trình biện chứng, đi từ chưa biết đến biết, từ
1 biết ít tới biết nhiều, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện.

Nhận thức là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể nhận thức
2
và khách thể nhận thức trên cơ sở hoạt động thực tiễn của con người.

Nhận thức quá trình phản ánh hiện thực khách quan tích cực, sáng
3 tạo bởi con người trên cơ sở thực tiễn mang tính lịch sử cụ thể.
3. THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC

KHÁI NIỆM THỰC TIỄN


Thực tiễn, theo tiếng Hy Lạp cổ là
“Practica”, có nghĩa đen là hoạt động tích
cực.

Theo quan điểm của triết học Marx - Lenin,


thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật
chất - cảm tính, có tính lịch sử - xã hội của
con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội
phục vụ nhân loại tiến bộ.
3. THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC

Thực tiễn không phải toàn bộ hoạt


1 động của con người mà chỉ là những
hoạt động vật chất - cảm tính

Hoạt động thực tiễn là những hoạt


HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN 2 động mang tính lịch sử - xã hội của
con người.

Thực tiễn là hoạt động có tính mục


3 đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã
hội phục vụ con người.
3. THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC

1 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VẬT CHẤT

3 LOẠI HĐ THỰC TIỄN 2 HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

3 HOẠT ĐỘNG THỰC NGHIỆM KHOA HỌC


3. THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC

VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN

1 THỰC TIỄN LÀ CƠ SỞ, ĐỘNG LỰC CỦA NHẬN THỨC

2 THỰC TIỄN LÀ MỤC ĐÍCH CỦA NHẬN THỨC

3 THỰC TIỄN LÀ TIÊU CHUẨN ĐỂ KIỂM TRA CHÂN LÝ


4. CÁC GIAI ĐOẠN CƠ BẢN CỦA QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC

Con đường biện chứng của quá trình nhận thức


V.I.Lenin: "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ
tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của
sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách quan”.

Hai giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức

1. Nhận thức cảm tính: Cảm giác → Tri giác → Biểu tượng.
2. Nhận thức lý tính: Khái niệm → Phán đoán → Suy lý.
4. CÁC GIAI ĐOẠN CƠ BẢN CỦA QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC

Biện chứng của quá trình nhận thức

Mâu thuẫn biện chứng và sự giải quyết mâu thuẫn trong quá trình
1 phát triển của nhận thức.

Lượng - chất và sự chuyển hoá giữa lượng và chất trong quá trình
2
phát triển của nhận thức.

Phủ định biện chứng và sự phủ định biện chứng trong quá trình phát
3 triển của nhận thức.
5. TÍNH CHẤT CỦA CHÂN LÝ

Quan điểm duy vật biện chứng về CHÂN LÝ


Quan niệm về chân lý
Chân lý là tri thức phù hợp với hiện thực khách quan và được
thực tiễn kiểm nghiệm. Chân lý là một quá trình, bởi lẽ bản thân
sự vật có quá trình vận động, biến đổi, phát triển và sự nhận
thức về nó cũng phải được vận động, biến đổi, phát triển.

Tính khách quan của chân lý


Chân lý là tri thức chứ không phải bản thân hiện thực khách
quan, nhưng tri thức đó phải phản ánh đúng hiện thực khách
quan và được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng.
5. TÍNH CHẤT CỦA CHÂN LÝ

Chân lý tương đối là những tri thức đúng nhưng chưa hoàn toàn đầy đủ, nó mới
1 phản ánh đúng một mặt, một bộ phận nào đó của hiện thực khách quan.

Chân lý tuyệt đối là tri thức phản ánh đầy đủ, toàn diện hiện thực khách quan, tất
2
nhiên nó bị giới hạn bởi nhận thức mà con người vươn tới.

Không có chân lý trừu tượng, chung chung, chân lý luôn là cụ thể. Vì chân lý luôn
3 cụ thể, nên phải có quan điểm lịch sử cụ thể trong nhận thức và hành động.

You might also like