You are on page 1of 3

Do ảnh hưởng của Nho giáo, kính ngữ đã trở thành một phần rất quan

trọng trong ngôn ngữ giao tiếp của người Châu Á và đặc biệt đối với người
Hàn Quốc. Với người Hàn, Kính ngữ được xem là chuẩn mực của giao tiếp thể
hiện thái độ tôn trọng với người có địa vị cao hơn mình, người lớn tuổi hơn
mình hoặc dùng trong những trường hợp trang trọng khác,...trong cuộc sống
giao tiếp.
Nghiên cứu đã thực hiện các khảo sát về việc sử dụng kính ngữ của sinh
viên Trường Đại Học Sư Phạm TP.HCM trong phạm vi giao tiếp gia đình. Cụ
thể chúng tôi đã tiến hành khảo sát và phân tích các tình huống giao tiếp trong
mối quan hệ gia đình Hàn giữa cháu và bà, giữa mẹ và con thông qua cuộc hội
thoại Việt - Hàn ngắn. Thông qua việc phân tích các khảo sát thu được, chúng
tôi nhận thấy các lỗi sai phổ biến khi sử dụng kính ngữ của sinh viên gồm có
lỗi sai về kính ngữ chủ thể, lỗi sai về kính ngữ khách thể và lỗi sai về kính ngữ
đối phương. Qua khảo sát và phân tích các mẫu thu được, chúng tôi có những
nhận xét sau:

Thứ nhất, là lỗi sai về kính ngữ chủ thể. Đầu tiên, trên phương diện ngữ
pháp, có xuất hiện lỗi vĩ tố tiền kết thúc -(으)시-. Theo kết quả phân tích, có
thể thấy rằng tỷ lệ lỗi sai cao nhất xuất hiện ở sinh viên năm 2 (44%), tiếp theo
là sinh viên năm 3 (35%) và cuối cùng là sinh viên năm 4 với tỷ lệ lỗi sai thấp
nhất là 21%. Trong đó, toàn bộ sinh viên năm 2 đã sử dụng sai kính ngữ ở văn
bản nguồn (1), (2), (3). Điều này thể hiện sinh viên năm 2 vẫn chưa hoàn toàn
nắm vững cách sử dụng kính ngữ chủ thể. Sinh viên mắc lỗi sai kính ngữ chủ
thể là do chưa sử dụng kính ngữ phù hợp, sử dụng biểu hiện không thể hiện sự
trang trọng và tôn kính cần thiết trong bối cảnh cần phải tôn kính chủ thể và lỗi
sử dụng các từ vựng tôn kính chưa phù hợp. Ngoài ra, còn có lỗi sai về sử dụng
trợ từ chủ cách 께서. Sinh viên năm 3 có tỷ lệ lỗi sai cao nhất (43%), tiếp đến
là sinh viên năm 2 (33%), và tỷ lệ lỗi sai thấp nhất tiếp tục thuộc về sinh viên
năm 4 (24%). Nguyên nhân sai là do sinh viên không nắm được cách sử dụng
“께서” thay thế cho “이/가”, mắc lỗi lược bỏ hẳn và không sử dụng đúng trợ
từ “께서” trong câu, sử dụng nhầm lẫn trợ từ chủ cách “께서” thành trợ từ
tặng cách “께. Tiếp theo, trên phương diện từ vựng, tỉ lệ sinh viên mắc lỗi
kính ngữ chủ thể trên phương diện từ vựng là tương đối cao (từ 5 người trở
lên), chỉ duy nhất ở văn bản nguồn (8), số lượng sinh viên năm 4 mắc lỗi là
tương đối thấp (3 người).Và số lượng sinh viên năm 4 mắc lỗi trong các văn
bản nguồn cũng là thấp nhất. Qua kết quả khảo sát trên có thể thấy đa số sinh
viên vẫn còn nhầm lẫn về cách thức sử dụng từ vựng tôn kính của kính ngữ chủ
thể trực tiếp và gián tiếp. Và hơn một nửa sinh viên vẫn còn gặp thiếu sót trong
việc sử dụng từ vựng tôn kính thích hợp.

Thứ hai, là lỗi sai về kính ngữ khách thể. Theo phân tích, có thể thấy
toàn bộ sinh viên năm 2 đều sai trong cả ba văn bản nguồn. Sinh viên năm 3
mắc lỗi trong 2 văn bản nguồn (1) và (2), trong khi ở văn bản nguồn (3) có 7
sinh viên mắc lỗi. Tương tự, ở văn bản nguồn (1) và (2), có 9-10 sinh viên năm
4 mắc lỗi, nhưng ở văn bản nguồn (3), chỉ có 4 sinh viên mắc lỗi. Lý do mắc lỗi
chủ yếu là do dùng sai từ không thể thể hiện đầy đủ sự kính trọng, hoặc không
dùng kính ngữ khi giao tiếp. Nhìn chung, phần lớn sinh viên không chọn lựa từ
kính ngữ khách thể phù hợp để thể hiện sự kính trọng đối với tân ngữ. Có thể
nhận thấy rằng nhận thức của sinh viên về cách sử dụng và ngữ cảnh áp dụng
kính ngữ khách thể chưa đạt đến mức độ đầy đủ.

Thứ ba, là lỗi sai về kính ngữ đối phương. Ở văn bản nguồn (13) và (14)
khảo sát về dạng kính ngữ đặc biệt là thể in ấn có thể thấy phần lớn sinh viên
năm hai đều mắc phải lỗi này trong khi sinh viên năm 3, năm 4 mắc lỗi này ít
hơn. Tương tự ở những văn bản nguồn còn lại khảo sát về đuôi câu dùng để
kính ngữ đối phương, ở mỗi năm tỉ lệ sinh viên mắc lỗi đều từ 5 người trở lên.
Ngoài ra, ở văn bản nguồn (19) và (21) khảo sát về kính ngữ của đại từ nhân
xưng, số sinh viên năm 4 mắc lỗi khá ít, chủ yếu là sinh viên năm 2 và năm 3
mắc lỗi và tỉ lệ sai kính ngữ của đại từ nhân xưng ngôi thứ ba “분” nhiều hơn
ngôi thứ nhất “ 저 ” . Phần lớn sinh viên sử dụng sai đuôi câu và đại từ nhân
xưng để thể hiện sự kính trọng với đối phương. Có thể nhận thấy rằng sinh viên
vẫn chưa nắm vững cách sử dụng kính ngữ đối phương.

Tóm lại, lỗi sai về cách sử dụng kính ngữ xuất phát từ nhiều nguyên
nhân ở các khía cạnh khác nhau. Và như đã phân tích ở phía trên, có thể thấy
rằng sinh viên khoa tiếng Hàn của trường Đại Học Sư Phạm TP.HCM nhận
thức và sử dụng kính ngữ trong giao tiếp vẫn chưa thành thạo.

You might also like