You are on page 1of 6

QUẢN LÝ DỰ TRỮ ( INVENTORY) TẠI DOANH

NGHIỆP
5.2.1: Khái niệm và mục tiêu quản lý dự trữ
* Khái niệm:
- Quản lý dự trữ có gốc tiếng anh – Inventory Management , được hiểu là việc
kiểm soát các thông số dự trữ trong doanh nghiệp để chủ động duy trì lượng hàng
hóa dự trữ cần thiết đáp ứng tốt nhất các yêu cầu và mục tiêu kinh doanh .
- TRước đây, quản lý dự trữ tại doanh nghiệp chỉ quan tâm tới hai thông số cơ
bản : “ dự trữ bao nhiêu” ( Tính quy mô đơn hàng Qd) và “ Khi nào dự trữ “ ( Xác
định điểm tái dự trữ - Reorder point ).
Hiện nay, khi quy mô và tầm bao phủ thị trường của các doanh nghiệp ngày càng
rộng với các chuỗi cung ứng kéo dài thì vấn đề “ dự trữ cái gì” ( Loại hàng hóa dự
trữ) và “ Dự trữ ở đâu” ( Vị trí dự trữ) lại là những thách thức mà doanh nghiệp
phải đối mặt.

5.2.1.1: Mục tiêu quản lý dự trữ


- Về bản chất, quản lý dự trữ tập trung vào việc tính toán các lượng hàng hóa dự
trữ, xác định vị trí và thời gian dự trữ cho các nhóm mặt hàng khác nhau tại doanh
nghiệp để đảm bảo tính liên tục của sản xuất kinh doanh mà không làm tăng lớn
quá mức các chi phí liên quan đến dự trữ.
- Quản lý dự trữ nhằm vào 2 mục tiêu: Tạo ra mức dịch vụ tối ưu ( Tính sẵn sàng
của hàng hóa) và giảm chi phí dự trữ hợp lý
a. Mục tiêu dịch vụ ( Tính sẵn sàng của hàng hóa dự trữ) :
Trình độ hay mức dịch vụ dự trữ thể hiện năng lực đáp ứng về hàng hóa dự trữ mà
doanh nghiệp có khả năng cung ứng cho khách hàng . Mức dịch vụ dự trữ được
xác định bằng thời gian thực hiện đơn đặt hàng; hệ số thỏa mãn mặt hàng, nhóm
hàng và đơn đặt hàng ( Sản xuất, bán buôn); hệ số ổn định mặt hàng kinh doanh ,
hệ số thỏa mãn nhu cầu của khách ( Bán lẻ). Mức dịch vụ dự trữ chung được tính
theo công thức sau:
m1
d=1− ¿
Mc

Khi khách hàng mua nhiều loại sản phẩm thì trình độ dịch vụ chung được tính:

{
n d c : Mức dịch vụ dự trữ chung cho một khách hàng
d c =1−∏ di d i :Trình độ dịch vụ mặt hàng i
i=1
n :Số sản phẩm cung cấp

Chỉ tiêu trình độ dịch vụ kế hoạch được xác định theo công thức sau:

{
d : độ chênh lệchtiêu chuẩn chung
δ . f (z )
d=1− f (z ): Hàm phân phối chuẩn
Q
Q :Qui môhàng nhập

b. Mục tiêu giảm chi phí dự trữ


Tổng chi phí dự trữ bao gồm các khoản chính là: Chi phí mua ( F m ¿ ; chi phí dự trữ
( F d ¿; chi phí vận chuyển ( F v ¿ ; chi phí đặt hàng ( F dh ¿ và tính theo công thức sau:
∑ F=F m + F d + F v + Fdh
Các loại chi phí này đều liên quan đến thông số qui mô lô hàng mua vì lượng hàng
mua quyết định quy mô và thời gian tồn trữ hàng hóa. Khi thay đổi quy mô lô hàng
mua, các loại chi phí này biến đổi theo chiều hướng ngược chiều nhau. Do đó,
trong quản lý dự trữ, phải xác định qui mô lô hàng sao cho tổng chi phí liên quan
đến dự trữ đạt giá trị nhỏ nhất hay:
∑ F=F m + F d + F v + Fdh−→min
Chi phí trong 1 thời kỳ phụ thuộc vào chi phí bình quân đảm bảo 1 đơn vị dự trữ và
quy mô dự trữ trung bình

F d=f d . D=k d p ( 12 Q+ D )
b

Tỷ lệ chi phí đảm bảo dự trữ là % của tỷ số chi phí đảm bảo dự trữ giá trị trung
bình của dự trữ. Cấu thành chi phí đảm bảo dự trữ thể hiện trong hình sau:
Chi phí vốn: Chi phí bằng tiền do đầu tư vốn cho dự trữ, và thuộc vào chi phí cơ
hội. Chi phí vốn phụ thuộc vào giá trị dự trữ trung bình, thời gian hạch toán và thu
hồi vốn đầu tư.
Chi phí kho bãi: Thường gọi là chi phí bảo quản sản phẩm dự trữ ở kho
Hao mòn vô hình: Giá trị hàng hóa dự trữ giảm xuống do không còn phù hợp với
thị trường mặc dù vẫn còn nguyên giá trị sử dụng.
Chi phí bảo hiểm: Là chi phí đề phòng rủi ro theo thời gian. Chi phí bảo hiểm tùy
thuộc vào giá trị sản phẩm và tình trạng cơ sở vật chất kỹ thuật.
Chi phí về thuế cho kho hàng hóa dự trữ: Liên quan đến vị trí, địa phương, coi
loại hàng hóa dự trữ là tài sản và đánh thuế
5.2.1.2: Một số chỉ tiêu đánh giá quản lý dự trữ
a. chỉ tiêu về mức chất lượng dự trữ
Hệ số thực hiện đơn đặt hàng

k td =1−
∑ Qt
∑ Qd
Chỉ tiêu trình độ dịch vụ khách hàng
mt
d = 1− M
c

b. Chỉ tiêu kinh tế


Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn đầu tư dự trữ.
Vd
V d=
∑V

c. Chỉ tiêu chi phí dự trữ


M Vd
Ld = Nd=
Vd m

5.2.2: Chiến lược hàng hóa dự trữ ( Category management)


Chiến lược hàng hóa dự trữ là những mục tiêu và định hướng cơ bản và cách thức
cho các nhóm mặt hàng được đưa vào dự trữ tại doanh nghiệp.
a. Phương pháp phân loại ABC
Quy tắc phân loại hàng hóa ABC giúp phân chia hàng hóa dự trữ theo tầm quan
trọng của chúng, từ đó có các chính sách quản lý phù hợp.
Cách phân loại này vận dụng nguyên lý Pareto, còn gọi là qui luật 80/20, được áp
dụng phổ biến trong sắp xếp các nhóm đối tượng có tầm quan trọng khác nhau
trong 1 tổng thể các hiện tượng kinh tế và đời sống xã hội

b. Phương pháp phân tích giá trị - rủi ro các nhóm hàng dự trữ
Cách phân loại hàng hóa dự trữ này tiếp cận theo giá trị và mức rủi ro của mặt
hàng dự trữ ( còn gọi là kỹ thuật góc phần tư – Quadat technique) . Theo cách phân
loại này, giá trị của mặt hàng dự trữ sẽ là giá trị mang lại lợi nhuận, còn rủi ro thì
ảnh hưởng tiêu cực lên tính sẵn có của sản phẩm

You might also like