You are on page 1of 3

VI.

QUẢN TRỊ DỰ TRỮ


1. Hoạt động quản trị hàng dự trữ tại Masan- Nam Ngư
Công ty Masan Consumer sản xuất nước mắm Nam Ngư theo loại hình là Make
to Stock (MTS) - sản xuất để lưu trữ, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Do
tính chất sản xuất nước mắm trải qua nhiều thời gian, công đoạn mà nhu cầu lớn nên
Masan tạo ra hệ thống nhà thùng ủ chượp nước mắm cốt theo mô hình truyền thống tại
3 nơi với sản lượng cá trên hơn 26.000 tấn mỗi năm. Bên cạnh đó Masan cũng thu
mua nước mắm cốt của các nhà thùng nước mắm uy tín trên cả nước. Tất cả các nhà
thùng đều được xây dựng đạt chuẩn chất lượng HACCP, ISO 9001:200, ISO 17025…
★ Cách sắp xếp kho
- Sử dụng pallet để bốc dỡ hàng hóa bằng xe nâng
- Dành riêng một khu vực hàng có vấn đề: nên có các khu vực riêng để
lưu trữ hàng có vấn đề, hàng lỗi, hàng hư hỏng chờ xử lý. Phân loại như
vậy giúp ngăn chặn “ lây lan” hư hỏng đối với sản phẩm kém chất lượng
cũng như tránh trường hợp xuất nhầm hàng.
- Kho cần có một khoảng không đủ rộng để phục vụ cho hoạt động chỉnh
sửa hàng hóa, lắp ráp, đóng gói, giao dịch…
- Luôn gọn gàng, sạch sẽ
- Sắp xếp kho theo chủng loại và khu vực: nên chọn cách bố trí kho hàng
thành các khu vực để sắp xếp các mặt hàng phù hợp: hàng cần nhiệt độ
mát, hàng có mùi,...
- Sử dụng quy trình quản lý hàng tồn kho bằng công nghệ.
★ Mô hình dự trữ theo EOQ:
Nhằm giảm thiểu chi phí tồn kho, số lượng hàng tồn kho và tối ưu hóa năng lực
kinh doanh cho công ty, Masan đã sử dụng mô hình đặt hàng kinh tế cơ bản (EOQ)
trong quản lý hàng dự trữ của mình
Các giả định của mô hình EOQ như sau:
- Nhu cầu gần như cố định và được xác định trước.
- Thời gian từ khi đặt hàng đến khi nhận là không đổi và được xác định trước.
- Không cho phép có hiện tượng thiếu hàng.
- Chi phí đặt hàng là cố định, không liên quan đến số lượng hàng đặt.
- Hạng mục sản phẩm chỉ là chủng loại đơn nhất.
Áp dụng dự báo trong quý I năm 2024 (từ tháng 1-3/2024) theo phương pháp hoạch
định xu hướng
Ta giả sử có các số liệu sau
- Nhu cầu số lượng sản phẩm
Đơn vị: nghìn lít

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tổng


Nhu cầu số 5198 5299 5400 15897
lượng sản
phẩm (D)
- Nhu cầu số lượng sản phẩm theo một ngày
Đơn vị: nghìn lít
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3
Nhu cầu số lượng 207,92 211,96 216
sản phẩm theo
ngày (d)
- Chi phí đặt hàng cho một lần đặt hàng
Đơn vị: nghìn đồng
Chỉ tiêu Chỉ tiêu cụ thể Chi phí
Chi phí đặt hàng cho Chi phí gọi điện, thư 60
một lần đặt hàng ( S) giao dịch
Chi phí vận chuyển 145.000
Chi phí giao nhận kiểm 105.000
tra hàng hóa
Tổng 250.060
- Chi phí bảo trì (H): 2.000.000đ/ nghìn lít/tháng.
- Giả sử thời gian từ khi đặt hàng đến khi giao hàng (L) là 6,5 ngày làm việc
Chỉ tiêu Công thức Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3

1. Số lượng Q* = √❑ 1140,10 1151,12 1162,04


hàng dự trữ
tối ưu (Q*)
( nghìn lít)

2. Tổng chi Q D 2.280.185.852 2.302.231.908 2.324.068.846


TC = xH + xS
phí hàng dự 2 Q
trữ tối thiểu
(TCmin)
(đồng)

3. Số lần đặt D 5 5 5
Od =
hàng tối ưu Q∗¿ ¿
trong tháng
(Od)
4. Điểm đặt ROP = d x L 1351,48 1377,74 1404
hàng lại
(ROP)
( nghìn lít)

5. Khoảng N 5 5 5
T=
thời gian Od
giữa các lần
đặt hàng (T)
(ngày)

2. Một số vấn đề mà Masan đang gặp phải


- Công tác quản lý và lưu trữ, lưu kho hàng hóa phục vụ cho chuỗi cung ứng
chưa liên tục.
- Hàng hóa chưa được sắp xếp và luân chuyển một cách hiệu quả nhất so với tiêu
chí của công ty.
- Một vài trường hợp không quản lý được sự biến động tăng giảm nhu cầu
nguyên vật liệu, hàng hóa chuỗi cung ứng: dịch bệnh, chiến tranh, đứt gãy
nguồn cung,…
- Các mục tiêu nằm trong chiến lược bền vững dài hạn chưa đạt được tối đa nhất
như kỳ vọng trong.
3. Giải pháp
- Quản lý và kiểm soát nguồn cung bền vững trước sự biến động của nhu cầu của
thị trường theo thời điểm, nâng cao công tác quản lý và lưu trữ, lưu kho hàng
hóa: Mã hóa hàng hóa, mô hình đặt hàng định kỳ.
- Áp dụng hệ thống hàng tồn kho phân loại ABC
+ Nguồn vốn để mua hàng hóa A nhiều hơn hàng hóa C, cần ưu tiên đầu
tư thích đáng vào quản trị nhóm A.
+ Các loại hàng nhóm A cần ưu tiên bố trí, kiểm tra, kiểm soát việc thiết
lập báo cáo nhóm A phải thường xuyên nhằm đảm bảo an toàn sản xuất.
+ Trong dự báo nhu cầu dự trữ, cần áp dụng phương pháp khác nhau cho
nhóm mặt hàng khác nhau.

You might also like