You are on page 1of 8

HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH

SAI LỖI & TÁC ĐỘNG (FMEA)

MÃ SỐ TÀI LIỆU: HD-20-01


Doc code: HD-20-01
NGÀY HIỆU LỰC: 01-07-2018
Valid date: 01-July-2018
LẦN SỬA ĐỔI: 01
Version: Ver 01

Người lập Xác nhận Phê duyệt

Prepared by Confirmed by Approved by


Mã số tài liệu HD-20-01
HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH SAI LỖI VÀ TÁC ĐỘNG
Ngày hiệu lực 01/07/2018
PFMEA REGULATION
Lần sửa đôi 00
Trang 2/8

1. MỤC ĐÍCH
Hướng dẫn này được thiết lập nhằm chỉ dẫn cách sử dụng mẫu FMEA để phân tích sai
lỗi tiềm ẩn tại mỗi công đoạn của quá trình sản xuất, đánh giá tác động và xác định hành
động khắc phục/phòng ngừa.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Phân tích PFMEA được áp dụng cho phân tích các sai lỗi trong công đoạn sản xuất các
sản phẩm Automotive của công ty sản xuất.
3. TÀI LIỆU VIỆN DẪN
- Tài liệu FMEA của AIAG

4. THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA


- DFMEA: (Phân tích sai lỗi và tác động thiết kế) được áp dụng cho thiết kế sản phẩm và
thực hiện trước hoặc khi quyết định ý tưởng thiết kế.
- PFMEA: (Phân tích sai lỗi và tác động quá trình sản xuất) được áp dụng cho việc thiết
kế quá trình sản xuất và thực hiện trước khi sản xuất thử.
- Sai lỗi (Definition of failure) là sự thay đổi về hình dạng, kích thước hoặc nguyên liệu
của một trang thiết bị, linh kiện hoặc kết cấu của trang thiết bị, dẫn đến tình trạng không
thể tiến hành nhiệm vụ của họ một các đầy đủ hoặc mất đi chức năng của chúng.
- Nhóm đa chức năng phải bao gồm các thành viên từ các bộ phận R&D, QC, QA, PM,
PC và nhà cung cấp (nếu cần). Nhóm đa chức năng do phòng R&D chịu trách nhiệm lập.
- RPN (Risk Priority Number) Chỉ số nguy hiểm theo cấp độ ưu tiên.
- S (Severity) Mức độ nghiêm trọng.
- O (Occurrence) Mức độ xuất hiện
- D (Detection) Khả năng phát hiện
Mã số tài liệu HD-20-01
HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH SAI LỖI VÀ TÁC ĐỘNG
Ngày hiệu lực 01/07/2018
PFMEA REGULATION
Lần sửa đôi 00
Trang 3/8

5. NỘI DUNG THỰC HIỆN


5.1. Thời điểm thiết lập phân tích PFMEA.
- Giai đoạn nghiên cứu tính khả thi hoặc trước khi tiến hành sản xuất thử
- Trước khi có thay đổi sản phẩm hoặc quá trình sản xuất
- Trước khi thay đổi môi trường mới, địa điểm mới hoặc ứng dụng công nghệ mới.

5.2. Tiến hành phân tích FMEA


5.2.1. Xác định phạm vi và thu thập thông tin ban đầu
- Trước khi bắt đầu phân tích FMEA, nhóm FMEA phải xác định phạm vi của dự án và
thu thập các thông tin ban đầu.
- Thông tin đầu vào để phân tích PFMEA có thể bao gồm: DFMEA, lưu đồ quá trình, bản
vẽ kỹ thuật, đặc tính kỹ thuật…

5.2.2. Phân tích FMEA


- Nhóm FMEA tổ chức cuộc họp để tiến hành phân tích FMEA. Trừ khi có yêu cầu khác
của khách hàng, nội dung phân tích được cập nhật vào biểu mẫu QT-20-03.
- Về cơ bản, nhóm FMEA sẽ phân tích FMEA riêng cho từng mã sản phẩm. Tuy nhiên
nếu một nhóm sản phẩm có cùng công đoạn, cùng sản xuất trên máy móc giống nhau,
cùng nguyên vật liệu thì cũng có thể phân tích chung một bản FMEA.
- Các bảng FMEA cho từng sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm được quy định đánh mã số
như sau:

FMEA-YYY-ZZZ- CC

FMEA (Cố định)

Mã khách hàng

Tên model

Số lần thay đổi ( 00 ~ 99 )


Mã số tài liệu HD-20-01
HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH SAI LỖI VÀ TÁC ĐỘNG
Ngày hiệu lực 01/07/2018
PFMEA REGULATION
Lần sửa đôi 00
Trang 4/8

5.2.3. Xác định điểm rủi ro (RPN).


- FMEA được xác định và liệt kê theo mẫu bảng FMEA (Phụ lục). Để phân tích những sai
sót tiềm tàng, mức độ ảnh hưởng sai lỗi một cách chính xác phải chấm điểm được “Tính
nghiêm trọng của hậu quả sai sót tiềm tàng”, “tính thường xuyên sinh ra sai sót tiềm
tàng”, “khả năng sai sót tiềm tàng không bị phát hiện” từ đó áp dụng công thức:
RPN = S x O x D
- Trong đó: S: Điểm mức độ nghiêm trọng (được xác định từ 1-10)
O: Điểm xuất hiện (được xác định từ 1-10)
D: Điểm phát hiện (được xác định từ 1-10)

5.2.4. Xác định các điểm cần cải thiện.


- Cần cải thiện khi:
o Với điểm S=9 hoặc 10.
o Với điểm S>= 8, RPN >=93
o RPN> 100.
o Tần xuất hiện O>=8.
o Các điểm do khách hàng chỉ định
- Người phụ trách FMEA có trách nhiệm đảm bảo rằng các hành động khắc phục đề xuất
được thực hiện.
- Hành động khắc phục xuất phát từ phân tích sai lỗi phải được phản ánh, cập nhật vào
các hướng dẫn, kế hoạch kiểm soát liên quan.
- Hiệu lực của hành động khắc phục phải được đánh giá, điểm RPN phải được tính toán &
ghi lại trong bản FMEA.
- Nhóm FMEA sẽ theo dõi các biện pháp cải thiện và trong một khoảng thời gian thống
nhất sau đó

5.3.Thực hiện FMEA


- Bảng PFMEA được sử dụng để xem xét bảng kế hoạch chất lượng (QC flow chart) cũng
như các tài liệu đã được xây dựng trong quá trình thiết kế, sản xuất sản phẩm. Trưởng
nhóm PFMEA phải có trách nhiệm đảm bảo mọi hành động đề xuất trong bảng PFMEA
được thực hiện và cập nhật trong các tài liệu liên quan.
- Trưởng các bộ phận có trách nhiệm thực hiện các hành động được đề xuất trong
PFMEA và xem xét sửa đổi lại các tài liệu liên quan.
- Sau khi lập xong, bảng FMEA phải đệ trình cho khách hàng (nếu khách hàng yêu cầu)
Mã số tài liệu HD-20-01
HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH SAI LỖI VÀ TÁC ĐỘNG
Ngày hiệu lực 01/07/2018
PFMEA REGULATION
Lần sửa đôi 00
Trang 5/8

5.4 Xem xét, cải thiện FMEA


- Sau khu thực hiện sản xuất, FMEA phải được nhóm FMEA xem xét lại bất cứ khi nào
nếu xảy ra các trường hợp sau:
o Khi thiết kế thay đổi.
o Áp dụng thiết kế cũ, dây chuyền cũ sang một môi trường mới.
o Nguyên vật liệu thay đổi.
o Quá trình sản xuất thay đổi.
o Khi có khiếu nại khách hàng hoặc phát sinh lỗi trên thị trường.
- Nhóm FMEA đảm bảo các FMEA luôn được cập nhật và phù hợp với các yêu cầu.
- Khi đánh giá lại FMEA mà phát sinh điểm cần cải thiện như 5.2.4 hoặc khách hàng yêu
cầu thì nhóm FMEA phải tiến hành họp cải thiện FMEA. Các hành động thay đổi trong
FMEA phải được cập nhật vào các tài liệu tương ứng( như mục 5.2.4)

5.5 Tiêu chí đánh giá S; O; D


a) Tiêu chí đánh giá mức độ nghiêm trọng S ( Severity)

Hậu Tiêu chí đánh giá (hậu quả đối Hậu Tiêu chí đánh giá (đối Điểm
quả với sản phẩm cuối cùng) quả với người vận hành, xử lí đánh
sản phẩm) giá

Không Sai lỗi liên quan đến an toàn, Không Gây nguy hiểm cho người 10
đáp không phù hợp với quy định của đáp vận hành (máy móc) mà
ứng chính phủ và không có cảnh bảo ứng không có dấu hiệu cảnh
được báo trước. được báo trước.
yêu yêu cầu
cầu an Sai lỗi liên quan đến an toàn, an toàn/ Gây nguy hiểm cho người 9
toàn/ không phù hợp với quy định của luật vận hành (máy móc)
luật chính phủ và có cảnh báo trước. định nhưng có dấu hiệu cảnh
định báo trước.

Mất Mất chức năng cơ bản (xe không Nghiêm 100% sản phẩm bị hủy bỏ. 8
hoặc vận hành được, không ảnh hưởng trọng Dừng dây chuyền hoặc
giảm an toàn) xuất hàng.
chức
Giảm chức năng cơ bản (xe vận Lớn Một phần sản phẩm bị 7
năng
hành được, nhưng chức năng bị hủy. Chấp nhận đặc biệt
cơ bản
suy giảm) hoặc cần thêm người.

Mất Mất chức năng phụ (xe vận hành Vừa 100% sản phẩm phải sửa 6
Mã số tài liệu HD-20-01
HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH SAI LỖI VÀ TÁC ĐỘNG
Ngày hiệu lực 01/07/2018
PFMEA REGULATION
Lần sửa đôi 00
Trang 6/8

hoặc được, nhưng không đạt được sự phải lại ngoài chuyền & được
giảm thoải mái, thuận tiện) chấp nhận.
chức 5
Giảm chức năng phụ (xe vận Một phần sản phẩm phải
năng
hành được, nhưng sự thoải mái, sửa lại ngoài chuyền &
phụ
thuận tiện bị suy giảm) được chấp nhận.
Khó Sai lỗi về màu sắc, âm thanh nhận Thấp
100% cần sửa lại ngay tại 4
chịu biết được bởi 75% khách hàng chuyền trước khi gia công
tiếp.
Sai lỗi về màu sắc, âm thanh nhận Một phần cần sửa lại ngay 3
biết được bởi 50% khách hàng tại chuyền trước khi gia
công tiếp.
Sai lỗi về màu sắc, lắp ghép chỉ Rất nhỏ Tác động nhỏ, bất tiện đối 2
25% khách hàng khó tính nhận với quá trình, công đoạn
biết được. hoặc công nhân.
Không Không có tác động Không Không có tác động. 1
có có

b) Tiêu chí đánh giá khả năng phát sinh sự cố O (Occurrence)


Điểm O được xác định dựa trên xác suất sinh ra sai sót. Để một sai sót phát sinh thì phải hội hai điều kiện:
Nguyên nhân sai sót phải xuất hiện và khi nguyên nhân đó xuất hiện thì phải gây ra cách thức sinh ra sai sót.
Mỗi điều kiện có một xác suất được thể hiện theo bảng sau:
Khả năng xảy ra sai lỗi Tỷ lệ xảy ra của sai lỗi Điểm

≥ 5% 10

Rất cao: Hầu hết sai lỗi là chắc chắc xảy ra 3% tới < 5% 9

2% tới ≤ 3% 8

Cao: Lỗi rất thường xảy ra 1% tới ≤ 2% 7

0.5% tới ≤ 1% 6

0.1% tới ≤ 0.5% 5

Vừa phải: Lỗi thỉnh thoảng xảy ra 0.05% tới ≤ 0.1% 4

Thấp: Lỗi ít xảy ra 0.01% tới ≤ 0.05% 3

Rất thấp 0.005% tới ≤ 0.01% 2


Mã số tài liệu HD-20-01
HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH SAI LỖI VÀ TÁC ĐỘNG
Ngày hiệu lực 01/07/2018
PFMEA REGULATION
Lần sửa đôi 00
Trang 7/8

Hầu như không xảy ra: Sai lỗi hầu như không < 0.005% 1
xảy ra

( Tỷ lệ kiểm tra là 100% sản phẩm).

c) Tiêu chí đánh giá khả năng phát hiện D(Detection)

Khả
năng
Cơ hội phát hiện Tiêu chí Điểm
phát
hiện
Hầu như
Không có cơ hội Không có biện pháp kiểm soát quá trình, không
10 không
phát hiện thể phát hiện hoặc không được phân tích.
thể
Khó phát hiện tại bất Sai lỗi và/hoặc nguyên nhân khó phát hiện (kiểm
9 Rất khó
cứ công đoạn nào tra ngẫu nhiên).
Vấn đề phát hiện
Sai lỗi được phát hiện bởi công nhân công đoạn
được ở công đoạn 8 Khó
sau bằng mắt/nghe/xúc giác.
sau
Sai lỗi được phát hiện bởi công nhân thông qua
Vấn đề được phát
các giác quan hoặc công đoạn sau thông qua 7 Rất thấp
hiện tại nơi phát sinh
dưỡng kiểm.
Vấn đề phát hiện Sai lỗi được phát hiện bằng cách đo tại công
được ở công đoạn đoạn sau hoặc phát hiện tại công đoạn gia công 6 Thấp
sau thông qua dưỡng kiểm.
Sai lỗi hoặc nguyên nhân được phát hiện bởi
công nhân gia công thông qua đo lường hoặc
Vấn đề được phát
kiểm soát tự động (đèn, còi…). Kiểm tra vật 5 Vừa
hiện tại nơi phát sinh
phẩm đầu khi cài đặt ( chỉ áp dụng đối với
nguyên nhân do cài đặt).
Vấn đề phát hiện Sai lỗi phát hiện bởi biện pháp tự động tại công
được ở công đoạn đoạn sau & sản phẩm lỗi bị “khoan vùng” để 4 Khá cao
sau không bị chuyển đi tiếp.
Sai lỗi được phát hiện tại công đoạn bởi biện
Vấn đề được phát
pháp kiểm soát tự động & sản phẩm lỗi bị 3 Cao
hiện tại nơi phát sinh
“khoan vùng” để không bị chuyển đi tiếp.
Nguyên nhân được phát hiện tại công đoạn bởi
Cơ cấu phát hiện sai
các biện pháp kiểm soát tự động giúp phát hiện 2 Rất cao
lỗi
nguyên nhân & ngăn ngừa tạo ra sản phẩm lỗi.
Ngăn ngừa sai lỗi Nguyên nhân sai lỗi được ngăn ngừa bởi thiết kế 1 Hầu như
đồ gá, thiết kế máy, thiết kế sản phẩm. Không thể toàn bộ
Mã số tài liệu HD-20-01
HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH SAI LỖI VÀ TÁC ĐỘNG
Ngày hiệu lực 01/07/2018
PFMEA REGULATION
Lần sửa đôi 00
Trang 8/8

Khả
năng
Cơ hội phát hiện Tiêu chí Điểm
phát
hiện
tạo ra sản phẩm lỗi bởi vì đã có cơ cấu ngăn
ngừa sai lỗi trong thiết kế của quá trình/sản
phẩm.

Chú ý:

Thang điểm quy định phải được tiến hành để các thành viên nhóm FMEA sớm nhất trí khi
chấm điểm. Nếu, sau khi nghiên cứu kĩ mà vẫn chưa thống nhất được trên một điểm thì
nhóm FMEA sẽ chọn điểm cao nhất mà một thành viên đã đề ra.

5.6 Bảo quản, lưu giữ hồ sơ FMEA


FMEA và các tài liệu liên quan được coi là một trong những tài liệu chất lượng quan trọng,
vì vậy những cá nhân chịu trách nhiệm lưu giữ phải có trách nhiệm bảo quản cẩn thận theo
hình thức lưu file hoặc quản lí file mềm được quy định theo quy trình “Quản lí tài liệu hồ
sơ”.

6. TÀI LIỆU VÀ HỒ SƠ
Stt Tên tài liệu, hồ sơ Mã số Trách nhiệm Thời gian lưu
lưu
1. Bảng phân tích sai lỗi QT-20-03 R&D Lưu 1 năm sau khi
PFMEA dừng model

7. LỊCH SỬ THAY ĐỔI


Ngày hiệu Lần sửa
Mục sửa đổi Nội dung sửa đổi
lực đổi
01/07/2018 00 Ban hành lần đầu

You might also like