You are on page 1of 9

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II 2023-2024

MÔN: KHTN 7
Học sinh: Trần Ngọc Thảo Ngân - 7120

I. PHẦN VẬT LÝ:


1. Biết được tần số là gì và đơn vị của tần số.
 Tần số là số giao động của vật trong thời gian 1 giây.
 Đơn vị: Hertz/Héc Kí hiệu: Hz

2. Hiểu được sự truyền sóng âm trong không khí.


+Sóng âm trong không khí được lan truyền bởi sự dao động của các lớp không khí.

3. Biết sự liên quan của độ to của âm với biên độ âm.


 Khi vật dao động mạnh, biên độ giao động lớn thì âm phát ra to.
 Khi vật giao động yếu, biên độ dao động nhỏ thì âm phát ra nhỏ.

4. Biết được đặc điểm của vật phản xạ âm và lấy được ví dụ về vật phản xạ âm.
Vật phản xạ âm tốt Vật phản xạ âm kém
Đặc điểm _Là những vật cứng, có bề mặt nhẵn. _Là những vật mềm, có bề mặt gồ ghề.
+Tấm thép. +Rèm nhung.
Ví dụ +Sàn gỗ. +Thảm sợi.
+Tường bê tông. +Tấm xốp bọt biển.
5. Giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế về sóng âm phản xạ.
 Âm gặp mặt chắn đều bị phản xạ ít hay nhiều. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách
âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây.

Ví dụ:
Đề bài: Trả lời:
Nếu vỗ tay hoặc nói to trong - Trước khi sắp xếp đồ đạc, tiếng vỗ tay hoặc tiếng nói sẽ bị các
một căn phòng lớn và trống bức tường phản xạ lại và truyền đến tai chúng ta tạo thành tiếng
trải thì chúng ta nghe được vang truyền tới tai ta sau âm thanh phát ra ban đầu.
tiếng vang. Tuy nhiên, cũng
- Khi căn phòng được trang bị nhiều đồ đạc, các đồ đạc này sẽ hấp
chính căn phòng đó, khi đã
thụ hoặc có phản xạ lại âm thanh nhưng rất ít không đủ độ to để
trang bị nhiều đồ đạc, nếu vỗ
chúng ta có thể cảm nhận thấy. Vì thế, chúng ta chỉ có thể nghe
tay hoặc nói to thì chúng ta thấy âm thanh mình phát ra mà không nghe thấy tiếng vang.
không còn nghe được tiếng
vang nữa. Giải thích
a) Tiếng vang là gì? a) Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp một
khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây.
b) Nếu em hát ở trong phòng
rộng và trong phòng hẹp thì b) Hát ở phòng hẹp thì ta sẽ nghe rõ hơn. Vì trong phòng hẹp âm
nơi nào sẽ nghe rõ hơn? Giải phản xạ gần như đến tai cùng lúc với âm trực tiếp, khiến âm to và
thích tại sao? rõ hơn. Trong phòng rộng, âm sẽ bị phản xạ tạo thành tiếng vang
rền kéo dài, vì vậy nên nghe sẽ không rõ bằng.

6. Đề xuất được các phương án đơn giản để hạn chế ô nhiễm tiếng ồn.
Biện pháp phồng chống Hành động cụ thể
Tác động vào nguồn âm +Cấm bóp còi xe ở khu vực trường học, bệnh viện, khu dân cư,
những nơi đông đúc.
+Mở nhạc với âm lượng vừa đủ nghe.
+Đặt biển báo giữ trật tự chung.
Phân tán âm trên đường +Trồng nhiều cây xanh và thảm cỏ trong thành phố.
truyền +Trải thảm, treo rèm cửa trong nhà.
+Làm trần bằng thạch cao.
Ngăn chặn sự truyền âm +Xây tường bao quanh nhà ở, trường học.
+Xây tường hai lớp.
+Lắp các tấm chắn ngăn đường ô tô với khu dân cư.

7. Biết được ánh sáng là một dạng của năng lượng.


 Ánh sáng là một dạng của năng lượng. Năng lượng ánh sáng có thể thu được bằng nhiều
cách khác nhau. VD: Thu năng lượng ánh sáng chuyển thành pin năng lượng mặt trời.

8. Vận dụng kiến thức để vẽ vùng tối, vùng nửa tối.


 Vùng tối: Là vùng nằm ở phía sau vật cản sáng, hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ
nguồn sáng truyền tới.
 VD:

 Vùng nửa tối: Là vùng nằm ở phía sau vật cản sáng, nhận được 1 phần ánh sáng từ nguồn
sáng truyền tới.
 VD:

II. PHẦN HÓA HỌC:


1. Nêu được khái niệm phân tử, đơn chất, hợp chất.
 Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử kết hợp với nhau và thể hiện đầy đủ tính
chất hóa học của chất.

2. Phân biệt đơn chất và hợp chất.


 Đơn chất là chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học.
 Hợp chất là chất được tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố hóa học.

 BÀI TẬP: Trong các chất sau, xác định đơn chất và hợp chất.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
3. Tính được khối lượng phân tử theo đơn vị amu.
 Khối lượng phân tử bằng tổng khối lượng các nguyên tử có trong phân tử.

Bảng một số nguyên tố hóa học thông dụng


Số hiệu nguyên Tên nguyên tố Kí hiệu nguyên tố hóa học Khối lượng nguyên tử
tử (amu)
1 Hydrogen H 1 amu
2 Helium He 2 amu
3 Lithium Li 7 amu
4 Beryllium Be 9 amu
5 Boron B 11 amu
6 Carbon C 12 amu
7 Nitrogen N 14 amu
8 Oxygen O 16 amu
9 Fluorine F 19 amu
10 Neon Ne 20 amu
11 Sodium Na 23 amu
12 Magnesium Mg 24 amu
13 Aluminium Al 27 amu
14 Silicon Si 28 amu
15 Phosphorus P 31 amu
16 Sulfur S 32 amu
17 Chlorine Cl 35,5 amu
18 Argon Ar 40 amu
19 Potassium K 39 amu
20 Calcium Ca 40 amu
26 Iron (sắt) Fe 56 amu
29 Copper (đồng) Cu 64 amu
30 Zinc Zn 65 amu
35 Bromine Br 80 amu
47 Silver (bạc) Ag 108 amu
53 Iodine (i-ốt) I 127 amu
79 Gold (vàng) Au 197 amu
80 Mercury (thủy ngân) Hg 201 amu
82 Lead (chì) Pb 207 amu

Một số phân tử chất thường gặp

Tên chất Công thức hóa học Cấu tạo phân tử Khối lượng phân tử
Nước H2O 2H và 1O KLPT= 2.1+1.16=18 amu
Khí oxygen O2 2O KLPT= 2.16= 32 amu
Khí ozone O3 3O KLPT= 3.16= 48 amu
Muối ăn NaCl 1Na và 1Cl KLPT= 1.23+1.35,5= 58,5 amu
Khí ammonia NH3 1N và 3H KLPT= 1.14+3.1= 17 amu
Khí chlorine Cl2 2Cl KLPT= 2.35,5= 71 amu
Khí carbon dioxide CO2 1C và 2O KLPT= 1.12+2.16= 44 amu
Khí methane CH4 1C và 4H KLPT= 1.12+4.1= 16 amu

III. PHẦN SINH HỌC:


1. Phát biểu được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
 Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do tăng lên về số lượng và kích
thước tế bào.
 Phát triển là những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm 3 quá trình liên quan mật thiết với nhau
là sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể.
 Sinh trưởng và phát triển là 2 quá trình trong cơ thể sống có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sinh
trưởng tạo tiền đề cho phát triển. Phát triển sẽ thúc đẩy sinh trưởng.

2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Ý nghĩa của các yếu tố
nhiệt độ trong hình 35.1/159 SGK
 Quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài khác
nhau như nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng. Ngoài ra, các nhân tố khác như hormone, chất
kích thích cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố phụ thuộc vào mỗi loài sinh vật.

3. Trình bày được một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong thực tiễn (ví dụ điều hoà sinh trưởng
và phát triển ở sinh vật bằng sử dụng chất kính thích hoặc điều khiển yếu tố môi trường).
 Trong thực tiễn, người ta vận dụng sinh trưởng và phát triển để điều khiển vật nuôi, cây trồng
nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và sức khỏe con người. Ngoài ra, hiểu biết về
vòng đời một số sinh vật gây hại giúp chúng ta có biện pháp diệt và phòng trừ hợp lí.

4. Hãy chỉ ra dấu hiệu cho thấy sự sinh trưởng và phát triển trong vòng đời của người, muỗi (hình
35.14/163 Sách KHTN 7 CTST). Xác định giai đoạn diệt muỗi đạt hiệu quả cao nhất, từ đó đề xuất biện
pháp ngăn chặn sự phát triển của muỗi.
 Một số dấu hiệu cho thấy sự sinh trưởng và phát triển trong vòng đời của người: Sự tăng lên về
chiều cao, sự tăng cân nặng, sự tăng chiều dài tóc, sự thay răng ở trẻ, sự thay đổi về nhận thức,…

 Giai đoạn diệt muỗi đạt hiệu quả cao nhất là ấu trùng (lăng quăng). Vì đây là giai đoạn con vật chưa
có khả năng sinh sản (đẻ trứng) nên tiêu diệt ở giai đoạn này sẽ giúp tiêu diệt hoàn toàn và triệt để
(không để lại trứng).
 Các biện pháp diệt muỗi và ngăn chặn sự phát triển của muỗi:
+ Vệ sinh môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ; tránh để các vũng nước đọng.
+ Sử dụng các biện pháp diệt muỗi hiệu quả và an toàn như đuổi muỗi bằng tinh dầu, trồng cây đuổi
muỗi, sử dụng đèn bẫy muỗi, phun thuốc diệt muỗi,…

You might also like