You are on page 1of 3

Ôn tập: Cơ sở Tự nhiên và Xã hội (phần Địa lý)

A.Lý thuyết
Câu 1. Trình bày các bộ phận hợp thành lãnh thổ toàn vẹn của nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam.
* Vị trí địa lí:
- Việt Nam là một quốc gia nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, nơi tiếp giáp với
Biển Đông và được coi trung tâm khu vực Đông Nam Á khi nằm ở vị trí cửa ngõ.
- Nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới Bắc bán cầu, thường xuyên chịu ảnh hưởng của
gió mậu dịch và gió mùa châu Á.
- Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực múi giờ thứ 7
- Toạ độ địa lí :
+ Điểm cực Bắc: 23°23’ B, 105°20’ Đ, tại xã Lũng Cú, Hà Giang
+ Điểm cực Nam: 8°34’ B, 104°40’ Đ, tại xã Đất Mũi, Cà Mau
+ Điểm cực Tây: 22°22’ B, 102°10’ Đ, tại A Pa Chải - Tả Miếu, Điện Biên
+ Điểm cực Đông: 12°40’ B, 109°24’ Đ, tại mũi Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, Khánh Hòa
- Biên giới Việt Nam trên đất liền dài 4.639 km, lần lượt giáp với Trung Quốc ở phía Bắc,
Phía tây giáp với Lào và Campuchia, phía Tây Nam giáp với vịnh Thái Lan và phía Đông
giáp Biển Đông.
- Nước ta có đường bờ biển trên đất liền dài 3.260 km (chưa kể các đảo, quần đảo).
* Các bộ phận hợp thành lãnh thổ toàn vẹn nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam:
Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm vùng đất, vùng biển, vùng
trời
- Vùng đất:
+ Toàn bộ phần đất liền và các hải đảo có tổng diện tích là 331.212 km2.
+ Nước ta có hơn 4600 km đường biên giới trên đất liền (đường biên giới Việt Nam – Trung
Quốc dài hơn 1400 km, Việt Nam – Lào dài gần 2100 km, Việt Nam – Campuchia dài hơn
1100km).
+ Đường bờ biển dài 3260km chạy dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên
Giang).
+ Có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ và có hai quần đảo ở ngoài khơi
xa trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường
Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa).
- Vùng biển: Phần biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2.
Vùng biển của nước ta bao gồm:
+ Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.
+ Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, có chiều rộng 12 hải lí
+Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ
quyền của nước ven biển, rộng 12 hải lí.
+ Vùng đặc quyền về kinh tế là vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một
vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
+ Thềm lục địa là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài
mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc
hơn nữa.
- Vùng trời:
Là khoảng không gian không giới hạn độ bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên
đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài
của lãnh hải và không gian các đảo.
Câu 2. Trình bày điều kiện tự nhiên Việt Nam.
* Khí hậu:
- Khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Số giờ nắng trong năm từ 1400- 3000 giờ.
- Nhiệt độ trung bình năm của nước ta cao trên 210C.
- Nước ta có mùa đông lạnh khô với gió Đông Bắc, mùa hạ nóng ẩm với gió mùa Tây Nam.
- Lượng mưa của năm lớn từ 1500 – 2000 mm/năm. Độ ẩm không khí trên 80%
→ Khí hậu nước ta có tính chất đa dạng và thất thường
* Đất:
- Việt Nam có diện tích đất tự nhiên trên 39 triệu ha.
- Vị trí và địa hình đặc biệt làm cho thổ nhưỡng của nước ta có tính chất chung của vùng
nhiệt đới ẩm nhưng rất đa dạng và có sự phân hóa rõ ràng từ đồng bằng lên vùng núi cao.
- Nước ta có 3 nhóm đất chính:
+ Nhóm đất feralit: hình thành trực tiếp tại các miền đồi núi thấp, chiếm 65% diện tích đất
tự nhiên. Đặc tính chung của đất là chua, nghèo mùn, nhiều sét; đất có màu đỏ, vàng do có
nhiều hợp chất sắt, nhôm.
+ Nhóm đất mùn núi cao: hình thành dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao,
chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là đất rừng đầu nguồn.
+ Nhóm đất bồi tụ phù sa sông và biển: tập trung tại các đồng bằng lớn, nhỏ từ bắc vào
nam, chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.
* Nước:
- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc với 2360 con sông, chiều dài trung bình mỗi con
sông 10km, và cứ 20 km là có 1 cửa sông đổ ra biển.
- Tổng lượng dòng chảy của tất cả các con sông qua lãnh thổ Việt Nam lên tới 853 km3,
trong đó tổng lượng dòng chảy phát sinh trên nước ta chỉ có 317 km3.
- Nước ta có trữ lượng nước ngầm phong phú khoảng 163 triệu m3/ngày, đáp ứng tới 60%
lượng nước ngọt của cả nước
* Tài nguyên kháng sản:
Tài nguyên khoáng sản nước ta đa dạng về loại hình với khoảng 80 loại khoáng sản khác
nhau và có tất cả hơn 3000 mỏ lớn nhỏ ở cả nước. Nhưng tất cả khoáng sản có thể được gộp
làm 3 nhóm chính sau đây:
- Nhóm khoáng sản nhiên liệu - năng lượng gồm: Than đá, than nâu, than mỡ, than bùn, dầu
mỏ và khí đốt, năng lượng thủy điện (than trắng)
- Nhóm khoáng sản kim loại gồm: quặng sắt, mỏ mangan, mỏ crom, mỏ titan, mỏ boxit,
thiếc, mỏ chì - kẽm, mỏ đồng, mỏ vàng
- Nhóm khoáng sản phi kim gồm: apatit, cát thủy tinh, đá vôi, đá quý
Ngoài các khoáng sản nêu trên nước ta còn nhiều loại khoáng sản khác khá phong phú như
đất sét, cao lanh, cát đen, cát vàng, đá ốp lát…
* Sinh vật:
- Nước ta có hệ thực vật và động vật rất đa dạng.
+ Về hệ thực vật, nước ta có khoảng 14.000 loài thực vật bậc cao, 600 loài nấm , 600 loài
rong biển…Bên cạnh đó hệ thực vật nước ta có nhiều loại quý hiếm như ba kích, gỗ đỏ, cẩm
lai, pơ mu…
+ Về động vật có tới 273 loài thú, 349 loài bò sát và lưỡng cư…, các loài sinh vật biển rất
đa dạng, có tới 2018 loài cá, 300 loài cua, 90 loài tôm,.. và nhiều thảm san hô ven biển.
B.Thực hành
Bài tập mẫu (Tính, vẽ, nhận xét, giải thích biểu đồ)
Câu 1. Cho bảng số liệu sau:
LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN PHÂN THEO NHÓM TUỔI
(Đơn vị: Nghìn người)
Năm Tổng số 15 - 24 25 - 49 50+
2003 41 846,7 9 361,8 26 598,3 5 886,6
2007 47 160,3 8 561,8 29 392,1 9 206,4
2010 50 392,9 9 245,4 30 939,2 10 208,3
2013 53 245,6 7 916,1 31 904,5 13 425,0
2017 54 823,8 7 581,1 32 599,2 14 643,5
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2018, https://www.gso.gov.vn)
Câu 2. CƠ CẤU GDP NƯỚC TA PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ NĂM 2000 -
2017
Tổng số Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ
Năm
(tỉ đồng) (%) (%) (%)
2005 914 001 19,3 38,1 42,6
2010 1 887 082 21,0 36,7 42,2
2014 3 542 101 19,7 36,9 43,4
2017 4 505 601 17,0 37,1 45,8
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2018, https://www.gso.gov.vn)
Câu 3. CƠ CẤU LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ
CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: %)
Năm 2000 2005 2010 2014 2019
Khu vực kinh tế
Nông- lâm- ngư nghiệp 65,1 57,3 49,5 46,3 35,3
Công nghiệp- xây dựng 13,1 18,2 20,9 21,3 29,2
Dịch vụ 21,8 24,5 29,6 32,4 35,5
Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Hãy rút ra nhận xét.

You might also like