You are on page 1of 1

3.

Khi triển khai hiệp ước này cũng khiến cho các tổ chức tín dụng tại Việt Nam phải đối mặt với
những thử thách nhất định sau đây:

Sự phức tạp của chính Hiệp ước Basel II


- Cơ sở xây dựng Hiệp ước Basel II: Bản thân những yêu cầu trong hiệp ước Basel được thiết kế
và xây dựng dựa trên kinh nghiệm và phù hợp với thị trường phát triển, vì vậy, có thể sẽ có
những nội dung không phù hợp với tình hình hiện tại của các thị trường đang phát triển, trong đó
có Việt Nam. Do đó, khi áp dụng vào các nước có nền kinh tế đang phát triển nói chung và Việt
Nam nói riêng cần phải có sự điều chỉnh và đưa ra lộ trình triển khai phù hợp.

- Yêu cầu khi áp dụng Hiệp ước Basel II: Với tính thanh khoản thấp và mức độ biến động thị
trường cao tại hầu hết các thị trường đang phát triển, trong đó có Việt Nam, thì sẽ không đáp ứng
được các giả thuyết trong Hiệp ước Basel II. Do vậy, khi đưa vào thị trường đang phát triển phải
chuyển thành các chính sách chi tiết và kế hoạch hành động khả thi, việc này sẽ mất rất nhiều
thời gian, công sức và tốn kém.

Thách thức về bối cảnh triển khai

Việt Nam triển khai Basel II trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế với nhiều biến động trong
hệ thống ngân hàng, nợ xấu tăng cao sẽ khó khăn hơn do yêu cầu về vốn cao hơn.

Với bối cảnh đó, để có thể áp dụng Basel II hiệu quả, cần phải có lộ trình khả thi, áp dụng tùy
điều kiện kinh tế từng giai đoạn, thực hiện báo cáo đánh giá tác động của Basel II tới vốn, kiểm
tra sức chịu đựng của các TCTD để ước lượng nhu cầu vốn trong từng hoàn cảnh.

Yêu cầu cao về hệ thống quản trị rủi ro, công nghệ thông tin và tài chính
- Quản trị rủi ro: Cần phải thiết lập hệ thống quản trị rủi ro tập trung và hiệu quả. Không chỉ xác
định, định lượng và phát triển các mô hình quản trị rủi ro khác nhau mà còn thúc đẩy áp dụng
công tác quản trị rủi ro ở rất nhiều tổ chức tài chính.

- Hệ thống thông tin cần tin cậy và chính xác: Sự thành công của Basel II phụ thuộc vào độ chính
xác, tin cậy và chất lượng của nguồn dữ liệu. Vì vậy, cần phải áp dụng hệ thống báo cáo tin cậy,
kịp thời.

- Đầu tư lớn về tài chính: Việc thiết lập hệ thống quản trị rủi ro, chi phí cho hệ thống IT, thuê các
nhân viên IT mới có trình độ kỹ thuật cao hơn… đòi hỏi các TCTD đầu tư chi phí lớn khi áp
dụng Basel II, khiến chi phí hoạt động tăng cao.

Cách thức quản trị rủi ro và nợ xấu


Đây là những thách thức lớn đối với các TCTD tại Việt Nam khi triển khai Basel II. Hiện nay,
các TCTD Việt Nam mới đang bước đầu xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro theo chuẩn mực
quốc tế. Việc xử lý nợ xấu còn chậm, Công ty quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) ra đời nhưng
chưa có môi trường pháp lý hoàn chỉnh nên chưa phát huy hết vai trò xử lý nợ xấu của mình,
nhiều khoản nợ xấu mua lại từ các NHTM chưa tìm được đầu ra phù hợp.

You might also like