(Môn Lý) Đề giữa kì 2 - Lớp 10 - Số 01 - Live 21h30 tối thứ 2

You might also like

You are on page 1of 4

Học online tại Mapstudy

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 - LỚP 10


ĐỀ THAM KHẢO SỐ 01

Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn


Câu 1: [VNA] Cánh tay đòn của lực là
A. khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
B. khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.
C. khoảng cách từ vật đến giá của lực.
D. khoảng cách từ trục quay đến vật.
Câu 2: [VNA] Khi đun nước bằng ấm điện thì có quá trình chuyển hóa năng lượng nào xảy ra ?
A. Điện năng thành nhiệt năng. B. Điện năng thành cơ năng.
C. Điện năng thành quang năng. D. Điện năng thành thế năng.
Câu 3: [VNA] Lực F không đổi tác dụng lên một vật làm vật chuyển dời đoạn d theo hướng hợp
với hướng của lực một góc α, biểu thức tính công của lực là
F.d
A. A = F.d.cos. B. A = F.d. C. A = F.d.sin. D. A = .
cos α
Câu 4: [VNA] Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị công cơ học ?
A. Jun (J). B. Kilôoát giờ (kWh).
C. Niutơn trên mét (N/m). D. Niutơn mét (N.m).
Câu 5: [VNA] Gọi A là công mà một lực đã sinh ra trong thời gian t để vật đi được quãng đường s.
Công suất là
A t A s
A. P = . B. P = . C. P = . D. P = .
t A s A
Câu 6: [VNA] Động năng là dạng năng lượng do vật
A. chuyển động mà có. B. nhận được từ vật khác mà có.
C. đứng yên mà có. D. va chạm mà có.
Câu 7: [VNA] Khi một vật chuyển động trong trọng trường thì cơ năng của vật được xác định theo
công thức:
1 1 1
A. W = mv 2 + k.Δ . B. W = mv 2 + mgz .
2 2 2

D. W = mv 2 + k ( Δ )
1 1 1 2
C. W = mv + mgz . .
2 2 2
Câu 8: [VNA] Hiệu suất của một quá trình chuyển hóa công được kí hiệu là H. Vậy H luôn có giá
trị
A. H > 1. B. H = 1. C. H < 1. D. 0  H  1 .
Câu 9: [VNA] Khi quạt điện hoạt động thì phần năng lượng hao phí là
A. Điện năng. B. Cơ năng. C. Nhiệt năng. D. Hóa năng.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 1


Học online tại Mapstudy
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 10: [VNA] Khi con lắc đơn đến vị trí cao nhất thì
A. động năng đạt giá trị cực đại. B. thế năng bằng động năng.
C. thế năng đạt giá trị cực đại. D. cơ năng bằng không.
Câu 11: [VNA] Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Thế năng trọng trường luôn mang giá trị dương vì độ cao h luôn luôn dương.
B. Độ giảm thế năng phụ thuộc vào cách chọn gốc thế năng.
C. Động năng và thế năng đều phụ thuộc tính chất của lực tác dụng.
D. Trong trọng trường, ở vị trí cao hơn vật luôn có thế năng lớn hơn.
Câu 12: [VNA] Mô men lực của một lực đối với trục quay là bao nhiêu nếu độ lớn của lực là 7,5 N
và cánh tay đòn là 2 mét ?
A. 10 N. B. 10 Nm. C. 15 N. D. 15 Nm.
Câu 13: [VNA] Một người dùng búa để nhổ một chiếc đinh. Khi người ấy tác dụng
một lực có độ lớn F = 120 N vào đầu búa thì đinh bắt đầu chuyển động. Lực cản

20 cm
của gỗ tác dụng vào đinh bằng
A. 5000 N.
B. 1000 N. 2 cm
C. 1500 N.
D. 2000 N.
Câu 14: [VNA] Một người kéo một thùng hàng khối lượng 80 kg trượt
trên sàn nhà bằng một dây có phương hợp với phương nằm ngang
α = 300
góc 300. Biết lực tác dụng lên dây là 150 N. Công của lực đó khi hòm
trượt đi được 29 m là
A. 3000 J. B. 3767 J.
C. 5000 J. D. 4767 kJ.
Câu 15: [VNA] Đơn vị đo công suất ở nước Anh được kí hiệu là HP. Nếu một chiếc máy có ghi
40 HP thì công suất của máy là
A. 39,84 kW. B. 29,84 kW. C. 40 kW. D. 60 W.
Câu 16: [VNA] Một vật có khối lượng 200 g thả rơi tự do từ độ cao 16 m cách mặt đất. Chọn mốc
thế năng ở mặt đất, lấy g = 10 m/s2, khi vật rơi cách vị trí thả 5 m thì thế năng của vật là
A. 22 J. B. 32 J. C. 22 kJ. D. 10 J.
Câu 17: [VNA] Một viên bi khối lượng 1 kg được thả rơi từ đỉnh mặt phẳng nghiêng cao 20 cm. Lấy
g = 10 m/s2. Biết rằng lực ma sát trên dốc không đáng kể. Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng. Tốc
độ của viên bi ở chân dốc là
A. 2 m/s. B. 3 m/s. C. 4 m/s. D. 5 m/s.
Câu 18: [VNA] Một động cơ điện được thiết kế để kéo một thùng than khối lượng 400 kg từ dưới
mỏ có độ sâu 1200 m lên mặt đất trong thời gian 2 phút. Hiệu suất của động cơ là 80%. Lấy
g = 9,8 m/s2. Công suất toàn phần của động cơ là
A. 49 kW. B. 32 kW. C. 22 kW. D. 10 kW.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 2


Học online tại Mapstudy
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai


Câu 1: [VNA] Một vật có khối lượng 1 kg, được thả rơi không vận tốc đầu từ độ cao h = 20 m, tại nơi
có gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. Chọn mốc thế năng tại mặt đất. Bỏ qua lực cản của không khí.
a) Cơ năng tại vị trí thả vật là 200 J.
b) Vận tốc vật ngay trước khi chạm đất là 20 m/s.
c) Vận tốc tại vị trí vật có động năng bằng thế năng là 10 m/s.
d) Coi lực cản của không khí trong suốt quá trình vật rơi là đáng kể và có giá trị trung bình là
mg
FC = . Vận tốc của vật ngay trước khi vật chạm đất là 10 2 m/s.
4

Câu 2: [VNA] Một xe tải có khối lượng 2,5 tấn, bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau khi
đi được quãng đường 144 m thì xe đạt vận tốc 12 m/s. Biết hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là
μ = 0,04, lấy g = 10 m/s2.
a) Độ lớn lực đẩy của động cơ là 2250 N.
b) Thời gian xe chuyển động ở quãng đường nói trên là 42 s.
c) Công suất của lực do động cơ xe hoạt động ở quãng đường nói trên là 13,5 kW.
d) Hiệu suất hoạt động của động cơ xe tải là 55,6%.

Câu 3: [VNA] Một vật khối lượng m = 2 kg trượt có ma sát trên một mặt phẳng nghiêng dài 3 m, hợp
với phương ngang một góc α = 300. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,1. Lấy
g = 10 m/s2. Khi vật trượt hết mặt phẳng nghiêng
a) Công của lực ma sát là −3 J.
b) Độ biến thiên động năng là 24,8 J.
c) Tốc độ của vật khi trượt xuống đến chân dốc là 4,98 m/s.
d) Trong quá trình trượt xuống mặt phẳng nghiêng, trọng lực luôn sinh công cản.

Câu 4: [VNA] Vật đang nằm yên trên mặt phẳng ngang thì F(N)
v (m/s) v
chịu tác dụng của lực F. Hình vẽ 2 là đồ thị mô tả sự thay đổi F
3
của lực F và vận tốc của vật theo thời gian. Sau 3 (s) kể từ lúc
ban đầu thì 2

a) Độ dài quãng đường vật đi được là 4,5 m. 1


b) Công lực kéo đã thực thiện là 13,5 J..
O
c) Công suất trung bình mà lực kéo đã thực hiện là 5,4 W. 1 2 3 4 t (s)
Hình 2
d) Công suất tức thời tại thời điểm t = 2 s mà lực kéo đã
thực hiện là 6 W.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 3


Học online tại Mapstudy
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Phần III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn


Câu 1: [VNA] Một vật rắn phẳng, mỏng có dạng là một tam giác đều ABC, mỗi B
cạnh là 40 cm. Người ta tác dụng vào vật một ngẫu lực nằm trong mặt phẳng

của tam giác. Các lực có độ lớn là 10 N và đặt vào hai đỉnh A và C. Tính momen

của ngẫu lực khi các lực song song với cạnh AB (như hình vẽ) (lấy đơn vị N.m) C
A

Câu 2: [VNA] Một xe nâng chuyên dụng có công suất không đổi được sử dụng để vận chuyển thùng
hàng nặng 1000 kg lên độ cao 4 m so với mặt đất trong thời gian 20 s. Giả sử vật được nâng với tốc
độ không đổi. Hãy tính công suất của xe nâng (lấy đơn vị W). Lấy gia tốc trọng trường g = 10 m / s2 .

Câu 3: [VNA] Một vật khối lượng 200 g được ném thẳng đứng từ độ cao 10 m xuống đất với tốc độ
ban đầu là 6,0 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua lực cản của không khí. Khi chạm đất, vật xuyên sâu vào
đất 4 cm và nằm yên tại đó. Độ lớn lực cản trung bình của đất tác dụng lên vật bằng bao nhiêu ? (lấy
đơn vị N).

Câu 4: [VNA] Một quả bóng khối lượng m được ném thẳng đứng xuống dưới với tốc độ v từ độ cao
20 m so với mặt đất. Khi chạm đất quả bóng nảy lên đến độ cao cực đại 40 m. Bỏ qua mất mát năng
lượng khi va chạm. Xác định tốc độ của quả bóng khi vừa đến mặt đất và tốc độ ném của quả bóng.
(lấy đơn vị m/s).

Câu 5: [VNA] Một cần trục nâng đều một kiện hàng khối lượng 2 tấn lên cao 10 m trong thời gian
50 s. Cho g = 10 m/s2. Nếu hiệu suất của động cơ là 80%. Tính công suất của động cơ cần trần trục
(lấy đơn vị W).

Câu 6: [VNA] Vật nhỏ có khối lượng 500 g trượt không vận tốc ban đầu từ đỉnh xuống chân của
mặt phẳng nghiêng dài 2 m và nghiêng góc 300 so với phương ngang. Bỏ qua mọi ma sát, lấy
g = 10 m/s2. Khi vật đến vị trí động năng bằng ba lần thế năng thì quãng đường vật đã trượt được là
bao nhiêu ? (lấy đơn vị m).

--- HẾT ---

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 4

You might also like