You are on page 1of 5

THÀNH TỰU NỔI BẬT ẤN ĐỘ

Kiến trúc:
- Nhắc đến kiến trúc Ấn Độ, ta sẽ nghĩ ngay đến nét đẹp huyền bí, tinh tế và độc
đáo. Đây còn được coi là cái nôi của phong cách kiến trúc thế giới nói chung và
kiến trúc cổ đại phương Đông nói riêng. Nghệ thuật Ấn Độ cổ đại có thể chia ra
ba dòng nghệ thuật: Hinđu giáo, Phật giáo, Hồi giáo. Một trong những đền chùa
tráng lệ, kĩ xảo bậc nhất thế giới tọa lạc tại nơi đây có thể kể đến là dãy chùa
hang Ajanta, Đền Vàng hay đền Taj Mahal...
- Kiến trúc Ấn Độ: cái nôi của phong cách kiến trúc thế giới nói chung và kiến trúc
cổ đại phương Đông nói riêng.

Đền Vàng Ajanta Taj Mahal

Tôn giáo:
- Ấn Độ là nơi sản sinh ra nhiều tôn giáo, những tôn giáo nổi tiếng bao gồm đạo
Balamôn hay còn gọi là đạo Hinđu, và đạo Phật. Đối tượng sùng bái chủ yếu của
đạo Hinđu vẫn là ba thần Brama, Siva và Visnu. Thần Brama- vị thần mà nàng
Xita trong “Ra-ma buộc tội” đã cúi lạy trước khi bước vào giàn lửa thiêu được thể
hiện bằng một hình tượng có 4 đầu để chứng tỏ nhìn thấu mọi nơi. Phật Giáo ra
đời do thái tử Ấn Độ mà nay ta biết đến là Thích Ca Mâu Ni khởi xướng.
- Tôn giáo- đỉnh cao nền văn minh Ấn Độ.
Brahma Siva Visnu

CHỮ VIẾT
- Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một trong những thành tựu phản
ánh độ tư duy cao của người Ấn Độ. Đó chính là chữ viết. Có khoảng 22
ngôn ngữ được công nhận chính thức. Sau Đây là hình ảnh của chữ Bra-mi và
chữ Phạn, 2 loại chữ điển hình nhất.

Bra-mi Phạn
- Ngoài ra, 2 loại chữ viết này có ảnh hưởng đến chữ viết của các quốc gia
như Lào hay Thái Lan. Nhìn vào ảnh thì ta có thể thấy các nét chữ có một số
điểm tương đồng ở hai bên.
Thái

VĂN HỌC
- Và bây giờ chúng ta sẽ cùng đến với văn học. Ở thời cổ trung đại,
văn học ấn Độ đã đạt được rất nhiều thành tựu lớn. Tiêu biểu là
kinh Vệ đà và sử thi Ramayana. Trong đó thì chúng ta đã được học
đoạn trích Ra-ma buộc tội thuộc chương 79 của sử thi Ramayana.
- Ngoài ra, các truyền thống văn chương liên quan đến các đạo giáo có ảnh
hưởng rất lớn đến văn học Ấn Độ. Tiếng Phạn là ngôn ngữ được dùng phổ
biến nhất trong văn chương.

Kinh Vệ đà Sử thi Ramayana

TOÁN HỌC
- Sau văn học thì chúng mình muốn giới thiệu cho các bạn về một vài
thành tựu của Ấn Độ trong môn toán. Có thể mọi người chưa biết
nhưng người Ấn Độ cổ- trung đại đã sáng tạo ra hệ thống chữ số tự
nhiên, tức là các chữ số từ 0 cho đến 9 mà toàn thế giới vẫn đang
dùng ngày nay.
- Trong đó phải kể đến là phát minh ra số 0. Tuy nghe có vẻ đây là
một điều rất là hiển nhiên nhưng việc này đã giúp việc tính toán
trở nên đơn giản và ngắn gọn hơn. Không chỉ vậy, họ đã tính được
căn bậc hai và căn bậc 3 và cũng đã biết về quan hệ giữa ba cạnh
trong một tam giác.

Căn bặc 2 căn bậc 3 Mối quan hệ giữa

3 cạnh trong tam giác

Thiên văn:
- Người Ấn Độ cổ đại đã làm ra lịch, họ chia một năm ra làm 12 tháng, mỗi tháng
có 30 ngày. Cứ sau 5 năm thì họ lại thêm vào một tháng nhuận. Các nhà thiên
văn học Ấn Độ cổ đại đã biết được quả đất và mặt trăng đều hình cầu. Họ còn
biết được quỹ đạo của mặt trăng và tính được các kỳ trăng tròn, trăng khuyết.
Họ còn phân biệt được 5 hành tinh Hỏa, Thủy, Mộc, Kim, Thổ; biết được một số
chòm sao và sự vận hành của các ngôi sao chính.
- Người Ấn Độ cổ đại đã làm ra lịch và có nhiều thành tựu khác về thiên văn học.

You might also like