You are on page 1of 2

Tên: Huỳnh Ngọc Khánh Linh

MSSV: 2256010061

ĐỀ KIỂM TRA CÁ NHÂN

Môn: Ngữ pháp tiếng Việt

ĐỀ BÀI

Câu 1: Từ những kiến thức về từ loại tiếng Việt đã học cộng với kiến thức về tiếng Việt nói
chung, anh/ chị nhận xét gì về trường hợp dưới đây:

Ở trường hợp này, có thể xếp vào trường hợp đặc biệt là chơi chữ trong tiếng Việt.
Ta có thể thấy tác giả lấy âm đầu của từ này kết hợp với phần vần của từ kia (trong đó âm
đầu và phần vần của từng từ lại mang theo ý nghĩa của từ đó).
Ví dụ: “ng” mang ý nghĩa của từ “nguyên” còn “ọc” mang ý nghĩa của từ “học”
“l” mang ý nghĩa của từ “lòng’ còn “inh” mang ý nghĩa của từ “sinh”
Trong tiếng Việt thông thường tính từ sẽ bổ sung ý nghĩa cho danh từ (cấu trúc 1
có thể cho là hợp lí), nhưng ở cấu trúc 2 việc động từ kết hợp với danh từ cho ra tính từ
thì lại chưa hợp lí, do đó ở đây không thể xét từ loại nào bổ nghĩa cho từ loại nào mà chỉ
xét về ý nghĩa của từ loại.
Mặt khác trong trường hợp này, tác giả đã kết hợp cả hai từ loại lại với nhau để
cho ra nghĩa tổng quan nhất, và nghĩa này là nghĩa do chính tác giả tự sáng tạo ra (nghĩa
phái sinh) chứ không phải là nghĩa gốc của từ. Do vậy, nghĩa của từ này còn khá mơ hồ
và mông lung, đồng thời có thể khiến người đọc có nhận thức sai lệch về ý nghĩa của từ
loại đó nếu chưa biết nghĩa của từ trước đó.

Câu 2: Trong câu: “Mấy chú chim bồ câu đập cánh vui trên những mái nhà.” (rút từ “Về
nơi đất lạ người quen”, tác giả Huỳnh Như Phương), “chú, mái” thuộc từ loại nào? Anh/
chị hãy trình bày ngắn gọn một số đặc trưng của nhóm từ loại mà anh/ chị vừa mới xác
định.

Từ “chú, mái” trong câu thuộc từ loại danh từ chỉ loại thể (hay còn gọi là loại từ).

Đây là một tiểu loại danh từ khá đặc biệt, mang ý nghĩa mờ nhạt, không biểu thị sự vật
hiện tượng nên dùng để xác định ý nghĩa cá thể, ý nghĩa chủng loại.

Là những danh từ dùng để chỉ đơn vị rời khi được kết hợp với các danh từ có ý nghĩa
tổng loại. Danh từ này còn có thể kết hợp được với số từ và lượng từ.

Ví dụ: hai con sông, mấy chú chim, những mái nhà, vài chiếc lá,…

Những từ này được sử dụng cùng với các danh từ có ý nghĩa tổng loại để thể hiện tính
chất cụ thể của danh từ đó. Tiếng Việt có các danh từ chỉ loại chuyên dùng như: con, tấm,
bức, cái, chiếc, ngôi, hòn, đứa, thằng; có những danh từ chỉ loại lâm thời như: người, ông,
bà, cô, bác, anh, chị, em …, cây, quả, lá, ngọn …

You might also like