You are on page 1of 4

Câu 1: Nguyễn Ái Quốc đã đọc Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc

địa
khi nào? Ở đâu?
A. 7/ 1920 – Liên Xô. B. 7/ 1920 – Pháp
C. 7/ 1920 – Quảng Châu (Trung Quốc) D. 7/ 1920 – Ma cau (Trung Quốc)
Câu 2: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua mấy văn kiện?
A. 3 văn kiện B. 4 văn kiện C. 5 văn kiện D. 6 văn kiện
Câu 3: Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã xác định mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam là gì?
A. Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
B. Xây dựng một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
C. Cách mạng tư sản dân quyền – phản đế và điền địa – lập chính quyền của công nông bằng hình thức Xô
viết, để dự bị điều kiện đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. Cả a và b.
Câu 4: Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) được thành lập năm nào?
A. Năm 1939 B. Năm 1940 C. Năm 1941 D. Năm 1942
Câu 5: Nội dung nào sau đây nằm trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng?
A. Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong B. Tư sản dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm
kiến, làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập xã hội cách mạng.
C. Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng D. Đảng có vững cách mạng mới thành công.
được dân tộc
Câu 6: Hội nghị nào của Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhấn mạnh giải phóng dân tộc là nhiệm vụ
bức thiết nhất?
A. Hội nghị họp tháng 10 – 1930 B. Hội nghị họp tháng 11 – 1939
C. Hội nghị họp tháng 11 – 1940 D. Hội nghị họp tháng 5 – 1941
Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu và có ý nghĩa quyết định sự bùng nổ và phát triển của cao trào cách mạng
Việt Nam năm 1930?
A. Tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933
B. Chính sách khủng bổ trắng của đế quốc Pháp
C. Chính sách tăng cường vơ vét bóc lột của đế quốc Pháp
D. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Câu 8: Luận cương Chính trị do đồng chí Trần Phú khởi thảo ra đời vào thời gian nào?
A. 2 – 1930 B. 9 – 1930 C. 10 – 1930 D. 8 – 1930
Câu 9: Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ra đời khi nào?
A. 9/3/1945 B. 10/3/1945 C. 12/3/1945 D. 11/3/1945
Câu 10: Hội nghị Ban Chấp hành TƯ Đảng 5/1941 họp ở đâu? Do ai chủ trì?
A. Cao Bằng. Nguyễn Ái Quốc B. Bắc Cạn. Trường Chinh
C. Cao Bằng. Trường Chinh D. Tuyên Quang.Nguyễn Ái Quốc
Câu 11: Hội nghị lần thứ tám của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5 – 1941) cử ai làm Tổng bí thư?
A. Trần Phú B. Trường Chinh C. Lê Duẩn D. Nguyễn Ái Quốc
Câu 12: Ý nào sau đây phản ánh không đúng về khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm
1945?
A. Các cơ sở công nghiệp của ta chưa kịp phục hồi sản xuất
B. Ngân sách nhà nước lúc này hầu như trống rỗng
C. Nhân dân mới giành được chính quyền
D. Trên cả nước ta còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp
Câu 13: Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Tân Trào trong thời gian nào?
A. 15 – 19/8/1941 B. 11 – 15/8/1945 C. 13 – 15/8/1945 D. 10 – 15/8/1945
Câu 14: Những khó khăn, thách thức đối với Việt Nam sau cách mạng tháng 8 năm 1945?
A. Các thế lực đế quốc, phản động bao vây, chống phá
B. Kinh tế kiệt quệ và nạn đói hoành hành
C. Hơn 90% dân số không biết chữ
D. Tất cả các phương án trên
Câu 15: Hội nghị Trung ương 8 (5/1941) xác định nhiệm vụ trung tâm trong giai đoạn 1939-1945 là nhiệm
vụ nào?

A. Xóa bỏ nạn đói B. Chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang


C. Cải cách ruộng đất D. Chống sưu cao thuế nặng
1
Câu 16: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai, Đảng đã quyết định đổi tên thành:
A. Đảng Cộng sản Đông Dương B. Đảng Cộng sản Việt Nam
C. Đảng Lao động Việt Nam D. Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác
Câu 17: Hãy chọn đáp án đúng nhất: Những thuận lợi cơ bản mà nhân dân miền Bắc có được sau tháng 7
- 1954 là:
A. Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa.
B. Hệ thống XHCN tiếp tục phát triển lớn mạnh, đặc biệt là Liên Xô; phong trào hòa bình, dân chủ phát triển
mạnh ở các nước tư bản.
C. Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, là hậu phương lớn của cả nước. Thế và lực đã mạnh hơn sau 9 năm
kháng chiến.
D. Nhân dân cả nước có nguyện vọng và ý chí độc lập thống nhất Tổ quốc.
Câu 18: Nội dung nào sau đây không nằm trong nội dung Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9 - 1960)
của Đảng Lao động Việt Nam?
A. Thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng ở hai miền Nam - Bắc
B. Phương châm: kiên quyết giữ vững đường lối hòa bình để thống nhất nước nhà
C. Sử dụng bạo lực cách mạng với hai lực lượng chính trị và vũ trang, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh
quân sự, tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân.
D. Tập trung nhiệm vụ xây dựng CNXH ở miền Bắc
Câu 19: Hội nghị Trung ương nào của Đảng mở đường cho sự bùng nổ của phong trào “Đồng Khởi” ở
miền Nam đầu năm 1960?
A. Hội nghị Trung ương lần thứ 12 (3 - 1957) B. Hội nghị Trung ương lần thứ 13 (12 - 1957)
C. Hội nghi Trung ương lần thứ 14 (11 - 1958) D. Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (1 - 1959)
Câu 20: Trước sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng cùng với tinh thần chiến đấu quyết liệt của quân
dân miền Bắc trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai, đế quốc Mỹ đã buộc phải tuyên bố
ngừng mọi hoạt động phá hoại ở miền Bắc và trở lại bàn đàm phán ở Pari vào thời gian nào?
A. Tháng 4/1972 B. Tháng 4/1973 C. Tháng 1/1972 D. Tháng 1/1973
Câu 21: Chiến lược “Chiến tranh đơn phương” của Mỹ được diễn ra trong giai đoạn nào?
A. 1954 - 1959 B. 1954 – 1964 C. 1954 - 1960 D. 1964 – 1968
Câu 22: Đáp án nào dưới đây không phản ánh những khó khăn mà cách mạng Việt Nam phải đối mặt sau
tháng 7 - 1954?
A. Đất nước bị chia căt làm hai miền, Miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội với nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu,
Miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ
B. Xuất hiện sự bất đồng giữa các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa
C. Tình hình thế giới ngày càng căng thẳng; thế giới bước vào thời kỳ chiến tranh lạnh, đế quốc Mỹ thực hiện
âm mưu làm bá chú thế giới.
D. Tình trạng thù trong, giặc ngoài, khó khăn chồng chất.
Câu 23: Để tăng cường sự chỉ đạo của Trung ương Đảng đối với cách mạng miền Nam, Trung ương Cục
miền Nam đã được thành lập vào thời gian nào? Do ai làm Bí thư?
B. Tháng 10 - 1961, Bí thư là đồng chí Nguyễn Văn
A. Tháng 10 - 1960, Bí thư là đồng chí Đỗ Mười
Linh
C. Tháng 10 - 1962, Bí thư là Hồ Chí Minh D. Cả a,b,c đều sai
Câu 24: Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập khi nào?
A. 20 - 12 – 1960 B. 10 - 9 - 1960 C. 20 - 1 - 1960 D. 10 - 12 - 1960
Câu 25: Đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam vào thời gian nào?
A. 1954-1960 B. 1961-1965 C. 1965-1968 D. 1968-1972
Câu 26: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một
số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gì quý hơn
độc lập tự do”. Đoạn trích này được nêu ra trong văn kiện nào:
A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19 - 12 - 1945)
B. Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện chủ trương chuyển hướng và nhiệm vụ của miền Bắc đối
với miền Nam và cả nước (17 - 7 - 1966)
C. Chỉ thị toàn dân kháng chiến của Ban thường vụ Trung ương Đảng (22 - 12 - 1945)
D. Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh (1947)
Câu 27: Luật Đầu tư nước ngoài được Quốc hội khóa VIII thông qua, có hiệu lực từ ngày nào?
A. ngày 5/1/1988 B. ngày 1/1/1988 C. ngày 7/1/1988 D. ngày 9/1/1988

2
Câu 28: Chủ trương xây dựng và tổ chức thực hiện ba chương trình kinh kế lớn về lương thực, thực phẩm;
hàng tiêu dùng; hàng xuất khẩu được Đảng đề ra tại Đại hội nào?
A. Đại hội lần thứ IV B. Đại hội lần thứ V C. Đại hội lần thứ VI D. Đại hội lần thứ VII
Câu 29: Quan điểm nào dưới đây không đúng trong đường lối đối ngoại đề ra tại Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ IX?
A. Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
B. Xem mối quan hệ với Liên Xô là hòn đá tảng
C. Đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế
D. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình,
độc lập và phát triển
Câu 30: Khái niệm “ hệ thống chính trị” được xác định tại Hội nghị Trung ương lần thứ mấy?
A. Hội nghị TW 6(3/1989)
B. Hội nghị TW 8(3/1990)
C. Hội nghị TW 2(4/1987)
D. Hội nghị TW 3(6/1992)
Câu 31: Nội dung cốt lõi trong đổi mới tư duy của Đại hôi VI:
A. Đổi mới tư duy chính trị
B. Đổi mới tư duy đối ngoại
C. Đổi mới tư duy kinh tế
D. Đổi mới tư duy văn hóa
Câu 32: Tìm câu sai. Mô hình kinh tế tổng quát của Việt Nam trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội
có những đặc điểm sau:
A. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường
B. Có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
C. Có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức phân phối
D. Phân phối chủ yếu theo hình thức cào bằng
Câu 33: Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp được khẳng định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX
là gì?
A. Thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa
B. Đấu tranh xem ai thắng ai
C. Loại bỏ giai cấp tư sản
D. Không có đáp án đúng
Câu 34: Theo quan điểm chỉ đạo của Đảng, thanh niên được đặt ở vị trí nào trong chiến lược bồi dưỡng,
phát huy nhân tố và nguồn lực con người?
A. Cuối cùng B. Trung tâm C. Đầu tiên D. Đặc biệt
Câu 35: Văn kiên nào được thông qua tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI?
A. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH
B. Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010
C. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011);
Chiến lược, phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020
D. Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2000
Câu 36: Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, Đại hội XI đã xác định ba đột phá chiến
lược nào?
A. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất
là nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa
học, công nghệ; Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ
thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.
B. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất
là nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa
học, công nghệ; Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
C. Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn
nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ; Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc; Đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa đất nước
D. Không có đáp án nào
Câu 37: Hình thức phân phối chủ yếu nào của nền kinh tế nước ta được xác định tại Đại hội IX?
3
A. Vốn
B. Cào bằng
C. Kết quả lao động và hiệu quả kinh tế
D. Tài sản
Câu 38: Trong các thành phần kinh tế ở nước ta, thành phần kinh tế nào đóng vai trò chủ đạo?
A. Kinh tế nhà nước
B. Kinh tế tư nhân
C. Kinh tế tập thể
D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Câu 39: Nội dung nào sau đây phản ánh chủ trương đối ngoại của Đại hội XI?
A. Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước;
vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và
thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế
B. Mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi, vì hoà
bình và phát triển ở khu vực và trên thế giới
C. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình,
độc lập và phát triển.
D. Giữ vững hợp tác quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
Câu 40: Động lực chủ yếu để phát triển đất nước được xác định tại Đại hội XI dựa trên lực lượng giai cấp
nào?
A. Đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân do Đảng lãnh đạo
B. Đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với trí thức do Đảng lãnh đạo
C. Đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức
D. Đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo

----------- HẾT ----------

You might also like