You are on page 1of 1

Tránh chủ nghĩa vị chủng

- Chủ nghĩa vị chủng được hiểu là niềm tin rằng văn hoá, nhóm sắc tộc hoặc
xã hội của riêng bạn là vượt trội hơn so với những người khác, coi đó là
thước đo để đánh giá các cộng đồng, dân tộc khác. Coi những gì xảy ra trong
nền văn hóa của mình là tự nhiên và đúng đắn, còn những gì xảy ra trong các
nền văn hóa khác là không tự nhiên và sai.
- Chủ nghĩa này thúc đẩy doanh nghiệp áp dụng các nguyên tắc phổ quát khi
kinh doanh trên toàn cầu và rõ ràng điều này có thể vấp phải những phản
đối. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy nền văn hoá ảnh hưởng đến kỳ vọng
của nhân viên đối với cuộc sống và công việc như là sự cân bằng cuộc sống
trong công việc, sự đảm bảo trong công việc hoặc mức độ trao quyền. Bỏ
qua sự khác biệt văn hoá, các tiêu chuẩn và thói quen ở địa phương có thể
gây tốn kém cho các doanh nghiệp và có thể khiến nhân viên cảm thấy
không được động viên và không hài lòng.
- Các công ty toàn cầu thành công đã thay đổi phong các quản lý cũng như
các chiến dịch marketing và truyền thông của họ để phù hợp hơn với nền
văn hoá mà chúng đang hoạt động
Ví dụ:
- Trong quảng cáo của Pepsi tại Trung Quốc, một ngôi sao nhạc pop Trung
Quốc được sử dụng để quảng bá sản phẩm. Tuy nhiên, khi quảng cáo này
được phát sóng tại Mỹ, người xem đã phản đối việc sử dụng một ngôi sao
nước ngoài để quảng bá sản phẩm của Mỹ.
- Trong một chiến dịch quảng cáo nổi tiếng của Apple Inc vào năm 2006. Nói
về sự cạnh tranh giữa PC chạy Window và dòng máy Mac tại Nhật Bản và
Anh Quốc, hãng đã quay lại những quảng cáo này với các diễn viên địa
phương. Thực tế cho thấy quảng cáo tại Mỹ đã cho rằng quá hung hãn đối
với nền văn hoá như Nhật Bản, nơi việc so sánh những sản phẩm một cách
trực tiếp rất hiếm khi xảy ra và có xu hướng làm cho người khác không thoải
mái. Các quảng cáo mới này có mang tính nhạo báng thân thiện hơn và tinh
tế hơn so với quảng cáo tại Mỹ. Trong khi đó, đối với thị trường Anh, hãng
đã bản địa hoá quảng cáo này bằng sự hài hước.

You might also like