You are on page 1of 2

Họ và tên: Nguyễn Thị Hạ Vy

Khóa: 48
Lớp: IB001
Môn: Quản trị chiến lược toàn cầu
MSSV: 31221025448
BÀI LÀM
Một ví dụ về mô hình công ty toàn cầu có thể là Procter & Gamble (P&G), một tập
đoàn hàng tiêu dùng toàn cầu với nhiều thương hiệu nổi tiếng.
Market Driven with Local Production:
- Châu Á - Nhật Bản:
+ P&G tập trung vào việc sản xuất và phân phối các sản phẩm chăm sóc cá nhân và
gia đình tại Nhật Bản theo chiến lược địa phương. Họ có thể điều chỉnh thành phần,
mùi hương, công thức sản phẩm và quảng cáo để phản ánh sở thích và văn hóa đặc
biệt của người tiêu dùng Nhật Bản. Ví dụ, sản phẩm chăm sóc da có thể được thiết kế
để đáp ứng nhu cầu làm đẹp của người tiêu dùng Nhật Bản.
+ Ở thập niên 1970 - 1980, P&G phát triển sản phẩm ở thị trường Nhật giống như
cách mà họ đã và đang kinh doanh tại thị trường Mỹ. Họ không quan tâm đến đặc
điểm thị trường và văn hóa địa phương. Đến thập niên 1990, P&G gặp nhiều vấn đề
về sản phẩm và marketing ở Nhật, nên P&G đã dần chuyển qua chiến lược đa thị
trường, xem mỗi quốc gia là một thị trường. P&G đã cơ cấu lại tổ chức của mình
thành lập một tập đonà đa quốc gia, là một tập hợp các công ty con hoạt động tương
đối độc lập. Mỗi công ty con tập trung vào một thị trường cụ thể ở mỗi nước. Các
công ty này được tùy biến sản phẩm, các chiến dịch marketing và các kỹ thuật hoạt
động để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của các khách hàng địa phương. Và đến nay P&G
vẫn còn áp dụng về cơ bản chiến lược này. (https://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai-
procter-gamble-tai-nhat-ban-62131/)
- Châu Âu - Ba Lan:
+ Ở Ba Lan, P&G có thể sản xuất các sản phẩm chăm sóc nhà cửa và gia đình với mùi
hương và thành phần phù hợp với khẩu vị đặc trưng của người tiêu dùng Pháp. Điều
này có thể bao gồm các biến thể sản phẩm hoặc sự tinh chỉnh về mặt ngôn ngữ hay
tùy chỉnh trong giao tiếp quảng cáo để phản ánh phong cách sống và giá trị cộng đồng
địa phương.
+ Tương tự ở Nhật, ở những thập niên 90 P&G thực hiện chiến lược quốc tế, đánh
đồng thị trường US với thị trường Ba Lan. Ở thị trường nước chủ nhà thì việc P&G
quảng cáo thường xuyên, rầm rộ sẽ làm cho doanh số của nhãn hàng được quảng cáo
ngày càng tăng cao. Nhưng ở thị trường Ba Lan thì việc này không những tốn kém mà
còn gây ra tác dụng ngược, điều cơ bản vì P&G đã không nghiên cứu kĩ về văn hóa
của người Ba Lan. Theo khảo sát của một hang nghiên cứu thị truồng thì số người
không thích kiểu tiếp thị của P&G nhiều gấp 3 lần số ngưới không thích các sản phẩm
của P&G. Người Ba Lan đã quen với suy nghĩ rằng hàng hóa quảng cáo là do đó là
những hàng hóa ế ẩm kém chất lượng không bán được. Nguyên nhân thứ hai trong
thất bại của P&G chính là sản phẩm Wash&Go. P&G đã lấy nguyênxi sản phẩm phục
vụ nhu cầu của người Mỹ sang phục vụ những người Ba Lan. Người Ba Lan suy nghĩ
rằng Wash&Go là sản phẩm đáp ứng cho người tiêu dùng Mỹ sử dụng hằng ngày quá
thượng lưu đối với người tiêu dùng Ba Lan là những người ít coi trọng vệ sinh cá
nhân (vào thời điểm đó). Trước một số yếu kém của chiến lược quốc tế, P&G dần
chuyển định hướng chiến lược từ quốc tế sang đa địa phương nhằm đáp những nhu
cầu và áp lực từ địa phương, khác phục những yếu kém của chiến lược quốc tế.
(https://luanvan.co/luan-van/de-tai-chien-luoc-quoc-te-cua-cong-ty-pg-27156/)
- Châu Phi - Nigeria:
+ Năm 1992, P&G gia nhập thị trường Nigeria và áp dụng ngay chiến lược sản xuất
địa phương. P&G duy trì sản xuất địa phương ở Nigeria để giảm chi phí vận chuyển
và tối ưu hóa chi phí sản xuất cho thị trường Châu Phi. Sản phẩm của P&G có thể
được điều chỉnh để phù hợp với điều kiện kinh tế đặc biệt của Nigeria. P&G có thể
tập trung vào sản xuất các sản phẩm với giá trị thấp, dung lượng nhỏ , đóng gói nhỏ
và phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng có thu nhập thấp. Điều này có thể bao
gồm các sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình có giá cả phải chăng và dung lượng
nhỏ. (https://www.scribd.com/document/379565848/KDQT-PG-nhom-4)

You might also like