You are on page 1of 9

 KHÁI NIỆM:

 Xuất hiện lần đầu vào năm 1980


 là bao hàm hai khái niệm liên quan nhau:
 Đa dạng về di truyền: tính đa dạng về mặt di truyền trong một loài.
 Đa dạng về sinh thái: số lượng các loài trong một quần xã sinh vật.
 Hiện nay, thuật ngữ “đa dạng sinh học” có ít nhất 25 định nghĩa
 Qua tất cả các định nghĩa, nói tóm gọn, đa dạng sinh học là mức độ phong phú
của toàn bộ tài nguyên thiên nhiên được tạo nên do tất cả các dạng sống,
các sinh vật có trên Trái Đất.

 Bởi vậy, đa dạng sinh học bao gồm 3 cấp độ:
 Đa dạng về gen: là toàn bộ các kiểu gen có trong loài (bao gồm cả những quần
thể khác nhau trong cùng một loài hay sự biến đổi di truyền bên trong một quần
thể)
(-) Những nguyên nhân làm cho gen đa dạng:
. Đột biến
. Trao đổi chéo trong giảm phân hình thành giao tử
. Sự tái tổ hợp trong quá trình thụ tinh
 Đa dạng về loài: bao gồm toàn bộ các loài sinh vật sống trên Trái Đất, từ Vi
khuẩn đến các loài Thực vật, Động vật và các loài Nấm.
 Đa dạng về hệ sinh thái: là sự đa dạng các hệ sinh thái.
(-) Hệ sinh thái là quần xã sinh vật và các yếu tố phi sinh vật của một khu vực địa lý
nhất định, có sự tác động qua lại và trao đổi vật chất với nhau
=> All mức độ của đa dạng sinh học đều rất cần thiết cho sự tiếp tục tồn tại của các
loài và các quần xã tự nhiên, vì thế mà rất quan trọng đối với con người.
=> Đa dạng sinh học là cơ sở của sự sống còn và phát triển của loài người.

Vai trò
1. Cung cấp nguyên liệu cho nhiều lĩnh vực: công nghiệp, lương thực thực
phẩm, nhiều loại thuốc quý hiếm để bảo vệ cho sức con người. Là nguyên liệu
để tạo ra các sản phẩm khác dùng cho gia đình và đóng góp vào việc GDP cho
nước ta. Bên cạnh đó còn có thể làm ổn định hệ sinh thái nhờ sự tác động qua lại
giữa chúng.
Ví dụ: Thuốc trị bệnh bạch cầu có thể được trích từ một loại hoa – Rosy
Periwrinkle (dừa cạn hồng), chỉ được tìm thấy ở Madagascar, và thuốc điều trị
bệnh ung thư vú từ cây Thủy tùng ở Tây Bắc Pacific. Các sản phẩm từ da động
vật, cá, các thực phẩm quý hiếm như mỡ trăn, vi cá ngừ đại dương, nhung hưu…
được khai thác từ nhiều năm để phục vụ cho nhu cầu sống của con người
2. Duy trì sự sống trên trái đất: cung cấp khí oxi, môi trường sống cho mọi sinh
vật trên thế giới
3. Đảm bảo sự phát triển bền vũng của xã hội
4. Cân bằng hệ sinh thái
5. Mang đến nguồn thông tin đa dạng cho khoa học
6. Tạo ra giá trị văn hóa: là nguồn gốc của sự đa dạng văn hóa, đặc biệt là văn
hóa bản địa.
- Hiện trạng:
Việt Nam được công nhận là nước có độ đa dạng sinh học cao, là một trong 12
trung tâm đa dạng sinh học của thế giới, với hệ sinh thái sự phong phú và đa
dạng về các nguồn gen quý, hiếm.
1. Đa dạng sinh học
 Độ đa dạng loài
 7.500 loài chủng vi sinh vật
 20.000 loài thực vật bậc cao trên cạn và dưới nước
 10.500 loài động vật trên cạn
 1.000 loài cá nước ngọt
 dưới biển có trên 7.000 loài động vật không xương sống
 khoảng 2.500 loài cá và xấp xỉ 50 loài rắn biển, rùa biển và thú biển
 Độ đa dạng hệ sinh thái
 Hệ sinh thái rừng: Việt Nam có diện tích rừng lớn thứ 14 trên thế giới, với
hơn 14 triệu ha, chiếm khoảng 42% diện tích đát tự nhiên của cả nước.
 Rừng rậm nhiệt đới: việt nam nằm trong vùng địa lý có tính nhiệt đới nên loại
rừng này chiếm số lượng lớn nhất tại việt nam
 Rừng ôn đới: Rừng ôn đới phân bố chủ yếu ở các khu vực miền núi phía Bắc,
có khí hậu mát mẻ và là nơi sinh sống của nhiều loài cây gỗ lá kim.
 Rừng lá kim: Rừng lá kim phân bố chủ yếu ở các khu vực miền núi phía Bắc
và Tây Nguyên, có khí hậu lạnh và là nơi sinh sống của nhiều loài cây lá
kim như thông, pơ mu, v.v.
 Rừng ngập mặn: Rừng ngập mặn phân bố chủ yếu ở các khu vực ven biển, là
nơi sinh sống của nhiều loài cây và động vật thích nghi với môi trường
nước
Hệ sinh thái rừng Việt Nam có sự đa dạng sinh học cao, với:
 Hơn 12.000 loài thực vật: Trong đó, có nhiều loài quý hiếm như sâm Ngọc
Linh, đinh hương, quế, v.v.
 Hơn 10.000 loài động vật: Trong đó, có nhiều loài quý hiếm như hổ, voi, gấu,
v.v.
 Hệ sinh thái vùng đất ngập nước: Việt Nam có diện tích đất ngập nước lớn
thứ 3 châu Á, với hơn 3 triệu ha. Vùng đất ngập nước là nơi sinh sống
của nhiều loài chim nước quý hiếm.
 Đa dạng loài: là nơi sinh sống của hơn 2.000 loài cá, trong đó có nhiều loài đặc
hữu như cá lóc, cá chạch, cá rô đồng.là nơi sinh sống của hơn 1.000
loài chim, trong đó có nhiều loài quý hiếm như cò, diệc, bồ nông, vạc.
 Đa dạng sinh thái cảnh: Hệ sinh thái đất ngập nước Việt Nam bao gồm nhiều
loại hình khác nhau như đầm lầy, rừng ngập mặn, ao hồ, và sông suối.
Mỗi loại hình có đặc điểm riêng về khí hậu, nước, và thảm thực vật.
 Đa dạng chức năng: Hệ sinh thái đất ngập nước Việt Nam cung cấp nhiều chức
năng quan trọng cho con người và môi trường, như cung cấp nước ngọt,
điều hòa khí hậu, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, và hỗ trợ du lịch
sinh thái.
 Hệ sinh thái biển và hải đảo: Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.200 km,
với diện tích biển hơn 3 triệu km². Biển Việt Nam là nơi sinh sống của
hơn 11.000 loài động vật và 4.000 loài thực vật.
 Rạn san hô: Việt Nam có diện tích rạn san hô lớn thứ 10 trên thế giới, với hơn
16.000 ha rạn san hô ven bờ và 2.500 ha rạn san hô ngầm. Rạn san hô
Việt Nam là nơi sinh sống của hơn 4.000 loài cá và 800 loài san hô,
đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bờ biển, cung cấp thức ăn và
sinh kế cho người dân.
 Cỏ biển: Việt Nam có diện tích cỏ biển hơn 50.000 ha, phân bố chủ yếu ở các
vịnh ven biển. Cỏ biển là nơi sinh sống của nhiều loài động vật biển
như cá, tôm, cua và các loài nhuyễn thể, đóng vai trò quan trọng trong
việc bảo vệ môi trường biển và phát triển du lịch sinh thái.
 Vùng triều: Vùng triều là nơi sinh sống của nhiều loài động vật không xương
sống như nhuyễn thể, giáp xác và nhiều loài rong biển. Vùng triều đóng
vai trò quan trọng trong việc cung cấp thức ăn cho các loài chim di cư
và bảo vệ bờ biển khỏi xói mòn.
 Đáy biển: Đáy biển Việt Nam là nơi sinh sống của nhiều loài động vật biển như
cá, mực, ốc và các loài sinh vật đáy khác. Đáy biển là nguồn tài nguyên
tiềm năng cho ngành khai thác thủy sản và nghiên cứu khoa học.
0. Hậu quả

Mất cân bằng sinh thái: Suy giảm đa dạng sinh học sẽ làm mất cân bằng sinh
thái, ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn và hệ sinh thái.
Giảm nguồn cung cấp lương thực và thực phẩm: Suy giảm đa dạng sinh học
sẽ làm giảm nguồn cung cấp lương thực và thực phẩm cho con người.
Mất đi các giá trị văn hóa và du lịch: Suy giảm đa dạng sinh học sẽ làm mất đi
các giá trị văn hóa và du lịch gắn liền với các loài sinh vật.
Tăng nguy cơ dịch bệnh: Suy giảm đa dạng sinh học sẽ làm tăng nguy cơ dịch
bệnh do mất đi các loài sinh vật có vai trò kiểm soát dịch bệnh.

Nguyên nhân
1. Chặt phá rừng, cháy rừng làm diện tích rừng giảm
2. Rừng đóng vai trò vô cùng quan
trọng và không thể thiếu đối với
cuộc sống, sự phát triển bền vững
của con người và hệ sinh thái:
cân bằng lượng khí O2 và CO2,
phòng chống thiên tai, tăng độ phì nhiêu cho đất,... đặc biệt là bảo vệ và
bảo tồn sự đa dạng sinh học.
+ Hiện nay, nạn chặt phá rừng bừa bãi với mục đích chăn thả gia súc, khai
thác gỗ và các sản phẩm rừng, phá rừng để trồng cây công nghiệp và cây đặc
sản,...
+ Các vụ cháy rừng xảy ra nhiều

Suy giảm diện tích rừng, làm mất nơi cư trú, nguồn thức ăn của nhiều
loài sinh vật, một số loài sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủng, gây ra suy giảm
đa dạng sinh học.
2.Khai thác và sử dụng không bền vững tài nguyên sinh học

 Săn bắt và buôn bán các loài động vật quí hiếm quá mức dẫn đến cạn kiệt
tài nguyên động vật rừng. Các loài động vật quí hiếm như Hổ, Voi, Gấu,
Tê tê, Công, Gà lôi... có số lượng ngày càng ít dần, nhiều loài có nguy cơ
tuyệt chủng.
 Khai thác gỗ và các
sản phẩm ngoài gỗ thiếu kế
hoạch, thiếu kiểm soát làm cạn
kiệt nguồn tài nguyên.
 Khai thác thuỷ sản quá mức, sử dụng các phương
tiện đánh bắt không được chọn lọc như thả lưới có mắt nhỏ, dùng chất nổ
đã huỷ diệt hệ sinh thái sinh vật dưới nước, suy giảm đa dạng sinh học.

3.Sự xâm nhập của các loài sinh vật ngoại lai

- Sinh vật ngoại lai là loài sinh vật được mang đến từ một vùng nằm ngoài
vùng phân bố tự nhiên của chúng. Sinh vật ngoại lai là một phần của thế
giới sinh vật.
- Đối với hệ sinh thái dưới nước, các loài cá ngoại lai có nhiều đóng góp
cho thủy vực như:
Làm hơn đa dạng về thành phần loài cá
Kiểm soát sự phát triển quá mức của các loài địa phương
Là thành phần không thể thiếu của các hoạt động giải trí như câu cá và hệ
thống bể cá, thủy cung.
- Nhóm sinh vật ngoại lai xâm lấn mang tới ảnh hưởng phá hủy nặng nề
môi trường sống. Đây là loài sau khi xâm nhập vào môi trường mới sẽ mở
rộng phạm vi phân bố vào vùng địa lý mới và trở thành loài xâm lấn.
Các tác động của loài sinh vật ngoại lai xâm hại gây ra đối với môi trường
sống rất đa dạng nhưng có thể gộp chung thành 4 nhóm:
+ Cạnh tranh với các loài bản địa về thức ăn, nơi sinh sống
+ Ăn thịt các loài bản địa
+ Phá hủy hoặc làm thoái hóa môi trường sống bản địa
+ Truyền bệnh và ký sinh trên các loài bản địa
Một số sinh vật ngoại lai xâm hại đến thành phần loài cá ở Việt Nam
Ốc Bươu Vàng (Pomacea canaliculata)

Ốc bươu vàng là một trong 100 loài sinh vật ngoại lai xâm hại gây tổn thất
lớn nhất trên thế giới.

Bèo Lục Bình (Eichhornia crassipes)

Hoa lục bình, hình ảnh quen thuộc của mọi miền sông nước ở Việt Nam
(nguồn Hóa Tươi Văn Nam)
Sinh sôi nhanh làm lượng bèo xuất hiện trên mặt nước ngày càng nhiều làm
cho các mức độ hòa tan Oxy trong nước giảm dẫn đến làm cá và các loài sinh
vật khác trong nước chết đi.
Cá lau kiếng/ Cá lau kính/ Cá dọn bể (Hypostomus punctatus)
Rùa tai đỏ (Trachemys scripta elegans)
Là loài động vật ăn tạp, hung dữ, chúng ăn tất cả các loài cá bé hơn chúng và tấn
công các loài động vật thủy sinh. Chúng được xếp hạng gần cuối trong số 206
động vật xâm hại môi trường. Khi thoát ra môi trường chúng sẽ làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến cân bằng sinh thái bản địa do khả năng tàn phá của mình.
Tôm hùm đất (Procambarus clarkii)

Tôm hùm đất bị cấm nuôi, kinh doanh tại Việt Nam. Ảnh: Trung Dũng
Là vật chủ lây truyền, phát tán nhiều loại bệnh dịch ra môi trường, cạnh tranh
thức ăn, tiêu diệt loài tôm, cá bản địa.
Tuy nhiên không phải loài sinh vật ngoại lai nào cũng gây hại, có rất nhiều
sinh vật ngoại lai mang lại giá trị kinh tế rất cao. Nổi bật nhất ở Việt Nam là
tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) có nguồn gốc từ Nam Mỹ, sau
khi được du nhập đến Việt Nam vào khoảng những năm 2000 thì giống tôm
này đã nhanh chóng thay thế vị trí số một về sản lượng nuôi của loài tôm sú
có nguồn gốc bản địa (Penaeus monodon). Ưu thế của tôm thẻ chân trắng là
sức tăng trưởng vượt trội, thích nghi tốt với nhiều nồng độ muối khác nhau,
khả năng chống chịu với một số bệnh tật như bệnh do virus đốm trắng, virus
đầu vàng, cũng như sự thành công trong việc nuôi gia hóa, khép kín vòng đời
để tạo được nguồn tôm bố mẹ và tôm giống sạch bệnh. Theo thống kê của
Hiệp hội Chế Biến và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam, ngành công nghiệp
tôm thẻ chân trắng luôn chiếm vai trò chủ chốt, không ngừng gia tăng về tỉ
trọng trong cơ cấu xuất khẩu tôm từ năm 2013 cho đến nay.
4.Ô nhiễm môi trường
- Lạm dụng sử dụng thuốc trừ sâu,
hóa chất trong sản xuất nông nghiệp
- Ô nhiễm do các chất thải của nhà máy, chất thải sinh hoạt
thải ra môi trường
- Ô nhiễm gây ra bởi các nhà máy, ô tô,....
- Trầm tích lắng đọng

Mất cân bằng hệ sinh thái, làm giảm số lượng cá thể sinh vật, hủy hoại
nơi cư trú của nhiều loài sinh vật
5.Thiên tai và biến đổi khí hậu
- Khi các thảm họa thiên tai
xảy ra, đặc biệt là hiện tượng sa mạc
hóa, ngập mặn và nước trên các đại
dương ngày càng ấm hơn nhiều loài không thể thích ứng kịp thời với
những biến đổi đó đẩy nhiều loài sinh vật tới tình trạng bị đe dọa, suy
giảm số lượng hoặc tuyệt chủng. Chẳng hạn, tại các khu vực ven biển, khi
nước biển dâng cao, cây sẽ chết vì ngập mặn, diện tích hệ thống rừng ngập
mặn đóng vai trò là lá chắn của vùng sẽ giảm. Do đó, các loài sinh vật khác
trong hệ sinh thái rừng ngập mặn sẽ bị đe dọa.
- Thiên tai và BĐKH làm thay đổi vùng phân bố và cấu trúc quần xã sinh vật
của nhiều hệ sinh thái, nhất là trong các hệ sinh thái ven biển các loài
nhiệt đới sẽ giảm đi và có xu hướng chuyển dịch lên các đới và vĩ độ cao
hơn.
- Nhiệt độ tăng làm gia tăng khả năng cháy rừng,
nhất là các khu rừng trên đất than bùn vừa
gây thiệt hại tài nguyên sinh vật, vừa tăng lượng
phát thải khí nhà kính và làm gia tăng BĐKH
dẫn tới sự nhiễu loạn của nhiều hệ sinh thái,
sự xâm lấn của các sinh vật lạ và sinh vật biến đổi gen và vấn đề an ninh môi
trường, an ninh sinh thái càng trở nên cấp bách hơn.
0. Giải pháp
 Chính phủ
 Tăng cường thực thi pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học:Cần đưa nội dung
giáo dục về đa dạng sinh học vào chương trình giảng dạy ở các trường học, đồng
thời tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng về tầm quan
trọng của đa dạng sinh học
 Nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của đa dạng sinh
học:Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về tác động của các lựa chọn tiêu
dùng đối với đa dạng sinh học, khuyến khích tiêu dùng bền vững và thân thiện
với môi trường.
 Hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu và phát triển khoa học về đa dạng sinh
học: Hỗ trợ các nghiên cứu về đa dạng sinh học, bao gồm nghiên cứu về các loài
nguy cấp, quý, hiếm, nghiên cứu về các hệ sinh thái và nghiên cứu về các giải
pháp bảo tồn. Phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong việc bảo tồn
đa dạng sinh học, như công nghệ giám sát, công nghệ sinh học, v.v.
 Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học:Tổ
chức các hội thảo, hội nghị, diễn đàn để thảo luận về các vấn đề liên quan đến đa
dạng sinh học và tìm kiếm giải pháp chung.
 Khuyến khích các hoạt động bảo tồn: Hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ hoạt
động trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học thông qua tài trợ, tham gia tình
nguyện, v.v. Phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững, góp phần bảo vệ
đa dạng sinh học và mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương. Khen
thưởng và tôn vinh các cá nhân và tổ chức có thành tích xuất sắc trong việc bảo
tồn đa dạng sinh học để khuyến khích các hoạt động bảo tồn.
 Cá nhân
 Hạn chế sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã: Việc mua bán và sử
dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã, đặc biệt là các loài nguy cấp, quý,
hiếm, là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm đa dạng sinh
học. Cần tuyên truyền và giáo dục mọi người về tác hại của việc sử dụng các sản
phẩm từ động vật hoang dã để nâng cao ý thức bảo vệ động vật hoang dã.
 Tiết kiệm điện và nước: Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, sử dụng các
thiết bị điện tiết kiệm năng lượng.Tắt vòi nước khi không sử dụng, sử dụng vòi
hoa sen tiết kiệm nước, tái sử dụng nước trong các hoạt động sinh hoạt.
 Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường:Hạn chế sử dụng túi nilon
và các sản phẩm nhựa dùng một lần, sử dụng các sản phẩm thay thế như túi vải,
hộp cơm, bình nước cá nhân để giảm thiểu rác thải nhựa. Sử dụng các sản phẩm
hữu cơ trong nông nghiệp và đời sống để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi
trường.
 Tham gia các hoạt động trồng cây xanh và bảo vệ môi trường: như dọn dẹp
rác thải, bảo vệ nguồn nước,...
 Nâng cao nhận thức và tuyên truyền cho cộng đồng:Tìm hiểu về tầm quan
trọng của đa dạng sinh học và các nguy cơ đe dọa đến đa dạng sinh học. Chia sẻ
kiến thức về đa dạng sinh học và các hành động bảo vệ đa dạng sinh học với
người thân, bạn bè và cộng đồng.
 Hỗ trợ các tổ chức bảo tồn:Hỗ trợ tài chính cho các tổ chức phi chính phủ và
các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học.Tham gia các hoạt động tình nguyện của
các tổ chức bảo tồn để góp phần bảo vệ đa dạng sinh học.
 https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/bao-ve-moi-truong/-/
2018/824300/da-dang-sinh-hoc-o-viet-nam--thuc-trang-va-cac-giai-phap.aspx
 https://www.gef.monre.gov.vn/vi/linh-vuc-trong-tam/da-dang-sinh-hoc/hoat-
dong-da-dang-sinh-hoc-tai-viet-nam/
 ĐỎ: mọi người đọc để hiểu và tom gọn lại theo ý hiểu
 XANH: đọc hiểu, có thể nêu vd lên hoặc không

-
-

You might also like