You are on page 1of 2

SANG THU – HỮU THỈNH

“Chỉ mười hai câu thơ năm chữ mà anh đã vẽ lên một bức tranh
“sang thu” vừa đúng, vừa đẹp, lại có tình, có chiều sâu suy nghĩ”
( Nguyễn Xuân Lạc, Báo Giáo dục và Thời đại, số 1114 ngày
22/9/2005).
“Thiên nhiên và con người đều chung một nhịp sang thu. Nhan
đề “Sang thu” vừa bao trùm lại vừa thấm vào từng từ ngữ, cảnh vật.
Hương quả sang thu. Ngọn gió sang thu. Màn sương sang thu. Dòng
sông, bầy chim, đám mây, bầu trời sang thu.
Nắng sang thu. Mưa sang thu. Sấm chớp, giông bão, cây cối sang thu.
Nhưng trong từng cảnh sang thu của thiên nhiên, đất trời, tạo vật là
lồng lộng hồn người sang thu.”
(Vũ Nho, Thơ chọn và lời bình, NXB văn học, H. 1993)
“Bài thơ khép lại với hình ảnh “sấm” và “hàng cây” vừa có tính
tả thực vừa mang ý nghĩa ẩn dụ, gợi ra những suy tư thâm trầm. Cuối
hạ – đầu thu, khi đã không còn những cơn mưa xối xả thì sấm cũng
bớt bất ngờ và dữ dội. Hàng cây đứng tuổi là hàng cây đã qua bao
cuộc chuyển mùa? Không biết chính xác là bao nhưng chắc cũng đủ
để điềm nhiên trước những biến động. Tựa như con người lịch lãm,
từng trải có thể bình tâm trước những vang chấn của ngoại cảnh.”
(Nguyễn Trọng Hoàn, Đọc và hiểu văn bản Ngữ văn 9,
NXB Giáo dục, 2005)

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa nhan đề bài thơ.
Câu 2: Vì sao cả bài thơ chỉ có một dấu chấm duy nhất ở cuối bài?
Câu 3: Cho khổ thơ sau:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
a. Tác giả cảm nhận thời khắc sang thu bằng những giác quan nào?
b. Tìm và cho biết ý nghĩa của thành phần tình thái có trong khổ thơ.
c. Chỉ ra những tín hiệu báo thu về và cho biết những tín hiệu đó có gì
đặc biệt?
d. Câu thơ: “Sương chùng chình qua ngõ” sử dụng biện pháp nghệ
thuật nào? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.

Câu 4: Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi:

(1) Sông được lúc dềnh dàng (2) Vẫn còn bao nhiêu nắng
Chim bắt đầu vội vã Đã vơi dần cơn mưa
Có đám mây mùa hạ Sấm cũng bớt bất ngờ
Vắt nửa mình sang thu. Trên hàng cây đứng tuổi.
(Sách Ngữ văn 9 tập 2, trang70, Nxb Giáo dục , 2015)
a. Nêu thể loại của tác phẩm có đoạn thơ trên.
b. Giải thích ý nghĩa của từ "dềnh dàng". Chỉ ra các biện pháp nghệ
thuật được sử dụng trong đoạn thơ (1). Nêu cảm nhận của em về hai
câu thơ: " Có đám mây mùa hạ - Vắt nửa mình sang thu".
c. Hãy viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu để nêu cảm nhận
của em về "bức thông điệp giao mùa" tác giả gửi gắm qua đoạn thơ
(2). Đoạn văn có sử dụng phép liên kết nối và câu hỏi tu từ ( gạch chân
và chú thích rõ)
Câu 5: Mỗi ngày ta chọn một niềm vui
Chọn những bông hoa và những nụ cười
(Mỗi ngày một niềm vui- Trịnh Công Sơn)
Từ nội dung lời ca trên, viết một đoạn nghị luận với chủ đề:
Niềm vui trong cuộc sống.

You might also like