You are on page 1of 10

 Giới thiệu chủ đề (Văn nói)

Khi tìm hiểu về tình hình chính trị của nước Cộng Hòa Nam Phi, chúng
ta có thể thấy được rất nhiều vấn đề khác nhau. Nhưng một trong số những vấn
đề nổi bật nhất phải kể đến ở Nam Phi đó chính là vấn đề phân biệt chủng tộc
của chế độ A-pac-thai. Ở chế độ này, chúng ta được biết đến với sự khắc nghiệt
và đầy sự phân biệt đối xử giữa những con người cùng đứng trên một mãnh
đất. Chế độ a-pacthai này mang tính lịch sử, kéo dài và đã gieo rắc không ít sự
đau khổ, bi thảm cho đất nước này. Và không ai khác, những người đã bị chế
độ này mài mòn trong bi kịch ấy chính là những người dân bản địa sinh ra với
một tội lỗi duy nhất là không mang màu da trắng. Và để hiểu sâu hơn về chế độ
a-pac-thai này về nguyên nhân hình thành, sự hà khắc của chế dộ đã gây ra
cũng như biết thêm về tình hình người dân Nam Phi phải gặp những gì tại đây.
Nhóm em sẽ giới thiệu cụ thể hơn trong bài thuyết trình này.

1. Định nghĩa về Phân biệt chủng tộc

là một hình thức phân biệt đối xử dựa trên các đặc tính sinh học, văn hóa
hoặc xã hội của một cá nhân hoặc một nhóm người.

- Nó thường bắt nguồn từ những định kiến và khuynh hướng phân biệt đối xử
của con người đối với những người được cho là khác biệt với họ về da đổi, tôn
giáo, giới tính, tình trạng tàn tật, tuổi tác, hoặc dân tộc, đất nước xuất xứ.

- Phân biệt chủng tộc có thể dẫn đến sự phân biệt đối xử trong các lĩnh vực như
giáo dục, việc làm, y tế, nhà ở và các lãnh vực khác trong đời sống xã hội. Nó
có thể làm suy yếu sự phân phối của tài nguyên và cơ hội, và có thể dẫn đến
các vấn đề về tâm lý và sức khỏe của nạn nhân.( Chưa cần thiết nhưng sẽ dùng
sau)

Ví dụ: Trong lịch sử, phân biệt chủng tộc từng gây ra nhiều thảm họa nhân đạo
như vụ tàn sát người Jewish trong Thế chiến II, vụ thảm sát người da đỏ ở Mỹ,
vụ giết hại người Tutsi ở Rwanda, các cuộc thảm sát người da đỏ và người da
đen trong chiến tranh ở Bosnia, và nhiều vụ thảm sát khác. Đây đều là những
vụ việc rất nghiêm trọng và không thể dung thứ trong xã hội hiện đại. ( Văn
nói)

2. Chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai

 Định nghĩa:

- Là chế độ phân chia chủng tộc giữa người thiểu số da trắng và người da đen.
Đây là một chế độ biến tướng của chủ nghĩa thực dân. Điều này bắt nguồn từ
lịch sử Nam Phi được phát hiện bởi người da trắng và họ mua người da đen
làm nô lệ và hình thành nên chế độ nghiệt ngã này.

 Nguồn gốc hình thành chế độ APACTHAI

- Vào những năm khi thực dân Hà Lan và thực dân Anh cai trị ở Nam Phi,
Các thương gia Hà Lan với công ti Đông Ấn Hà Lan (là tập đoàn kinh
doanh lớn nhất thế giới) đã chọn Cape để xây trạm tiếp tế hậu cần cho các
chuyến tàu từ Hà Lan đến Nam và ĐNA. Và để mở rộng dất đai nên đã
chiếm đất và bần cùng hóa người da đen bản địa, biến họ trở thành lực
lượng làm thuê.

- Năm 1820, người da đen đổ xô vào thuộc địa Cape làm thuê cho các chủ
trang trại da trắng. Các luật lệ phân biệt đối xử được áp dụng làm chia rẽ
tầng lớp.

‾ Để đáp ứng nhu cầu nhân công, nô lệ được đưa đến Cape phục vụ xây dựng
cơ sở hạ tầng  dần dần Cape trở thành xã hội thuộc địa phức tạp, phân
chia tầng lớp.

‾ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa dân tộc của người Afrikaner phát
triển. Các tổ chức như: Liên đoàn các Hiệp hội Văn hóa Afrikaner, các nhà
thờ Afrikaner, Hiệp hội cứu trợ hậu thuẫn Đảng Quốc gia kêu gọi đoàn kết
những người Nam Phi da trắng, trong đó Đảng Quốc gia đề ra chủ trương
tách biệt các chủng tộc vào các lãnh thổ khác nhau.

‾ Lời kêu gọi đó được cộng đồng người da trắng ở Nam Phi ủng hộ nhiệt tình.
(Giới doanh nhân mong muốn duy trì nguồn lao động giá rẻ, giới công nông
dân da trắng thì không muốn chịu sự cạnh tranh ngày càng lớn của giới
công nông dân da đen,...)  do đó năm 1948, Đảng Quốc gia nhận đươc sự
ủng hộ của đông đảo người Afrikaner và giành được thắng lợi trong cuộc
bầu cử, lên nắm quyền ở Nam Phi, chế độ A-pac-thai chính thức được thiết
lập.

2.1 Tình trạng phân biệt chủng tộc của trong Chế độ Apacthai tại Nam Phi

- Theo Apartheid quy định, tất cả những người không phải người da trắng
không được phép bầu cử và tham gia vào hệ thống chính trị,

- Nhóm người không mang màu da trắng ở Nam Phi phải chịu sự khinh rẻ, áp
bức bất công. Đạo luật Các Khu vực Nhóm người quy định các khu vực địa lí
riêng cho từng nhóm người, giành những khu đô thị, khu đất đai màu mỡ cho
người da trắng và những vùng nghèo nàn, cằn cỗi cho người da đen.
Trẻ em tại thị trấn Langa và Windermere nhặt rác gần Cape Town, năm 1955.

+ Ví dụ Thị trấn Langa, theo mô tả của Nelson Mandela luôn chỉ nhìn thấy
những người da đen lam lũ, rách rưới, sống trong những khu lều trại lụp xụp,
trông không khác gì trại lính.

- Người da đen chịu thiệt thòi trên mọi lĩnh vực: mất quyền chính trị, ít cơ hội
sở hữu đất đai, không được kinh doanh trong khu vực của người da trắng, luôn
chịu sự kiểm soát khi di chuyển từ khu vực này tới khu vực khác.

- Sự phân biệt chủng tộc diễn ra hằng ngày và khắp mọi nơi: ngay trên đường
phố hay nơi làm việc, trong công viên hay trên bãi biển... ở nơi đâu cũng tồn tại
những bảng hiệu với dòng chữ lưu ý “chỉ dành cho người da trắng”.
Những trẻ em da trắng đang chơi bên một hồ nước có tấm biển ghi “Chỉ dành
cho trẻ em da trắng”

Nhà vệ sinh ở bến xe buýt dành riêng cho “Người da đen, da màu và gốc Á”

- Những người da đen chỉ được đi trên xe buýt dành cho họ, chữa bệnh ở
những bệnh viện tối tàn của họ, đi học ở các trường da đen với số kinh phí thấp
hơn 10 lần số kinh phí các trường học đa trắng... và nếu vi phạm sẽ ngay lập
tức bị bắt, bị bỏ tù vi vi phạm pháp luật.
Những tấm biển đề bằng hai thứ tiếng - tiếng Anh và tiếng Nam Phi ở ga tàu
hỏa Wellington với dòng chữ: “không phải da trắng” và “chỉ dành cho người
da trắng”.

Một chiếc xe taxi dành riêng cho người da trắng.

- Tách biệt người da trắng và da đen bằng cách di dời người da đen từ các khu
vực đô thị về các vùng đất nghèo nàn nhằm tước đoạt quyền công dân của họ.

Hậu quả kinh tế, chính trị trong chế dộ phân biệt chủng tộc Apacthai

* Về kinh tế

Thông qua 2 chính sách là chính sách cấm vận, chính sách “giữ việc – ưu tiên
một số công việc cho người da trắng” thì cũng thể hiện được sự hà khắc, độc
đoán, tàn bạo của Chính quyền chế độ Apacthai:

a) Chính sách cấm vận

- Trong những năm 1970, 1980 bởi chính sách cấm vận với các nước chống
Apartheid, nền kinh tế Nam Phi ngày càng khủng hoảng do thiếu thị trường nội
địa, không kích thích được sự tăng trưởng của nền kinh tế.

- Hậu quả là khi giá vàng và doanh thu xuất khẩu vàng giảm, tăng trưởng kinh
tế cuối thập kỉ 70, đầu thập kỉ 80 sụt giảm nhanh chóng, đẩy Nam Phi vào
khủng hoảng trầm trọng.( gạch highlight là văn nói)

b) Chính sách “giữ việc – ưu tiên một số công việc cho người da trắng”

- Chính sách “giữ việc – ưu tiên một số công việc cho người da trắng” khiến
Nam Phi đối diện với thực trạng thiếu lao động có tay nghề trong các ngành
kinh tế kĩ thuật cao. Bởi lực lượng lao động da trắng dù được đào tạo bài bản
nhưng lại chỉ chiếm 20% dân số Nam Phi, trong khi 80% dân số da đen lại
không được đào tạo và thiếu trình độ lao động.

Chính quyền Apacthai đàn áp người da đen, bắt họ lao động, phục vụ cho
người da trắng.

* Về chính trị - xã hội

a) Chính trị

- Những tư tưởng phân biệt chủng tộc đề cao người da trắng, hạ thấp và tước
quyền lực chính trị từ tay người da đen này gây nên mâu thuẫn chính trị, xã hội
ở Nam Phi. Chưa ở đâu đời sống chính trị nhà nước lại bị bóp méo và thiếu dân
chủ như Nam Phi, khi Đảng Quốc gia sử dụng luật pháp để loại bỏ hoàn toàn
quyền bầu cử và ứng cử của đại đa số người da đen bản địa.
Sự tàn bạo của chế độ Apacthai thể hiện trên từng khuôn mặt của người da đen
biểu tình.

- Năm 1951, khi Hội đồng người Bản địa – cơ quan chính trị duy nhất của
người châu Phi ở các khu đô thị bị bãi bỏ, người da đen Nam Phi hoàn toàn mất
đi quyền chính trị của mình.

- Do chính sách tách biệt chủng tộc của nhà nước Apartheid, tạo ra một bộ
phận những người da đen có đặc quyền, trở thành tay sai trong bộ máy cai trị
của chế độ .

 Gây mâu thuẫn, bất đồng trong cộng đồng những người da đen bản địa.

b) Xã hội

- Sự mâu thuẫn trong xã hội Nam Phi còn được thể hiện trên các lĩnh vực phân
phối của cải và sức khỏe.

+ Tính đến năm 1994 ở Nam Phi, số người có mức thu nhập cao phần lớn là
người da trắng, và sở hữu 95% tổng diện tích đất đai của cả nước.

+ Trong vấn đề sức khỏe tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ da đen “gấp 13
lần so với người da trắng” và tuổi thọ trung bình thấp với nhiều căn bệnh hiểm
nghèo, ít có cơ hội chữa trị.

2.2. Tình hình Nam Phi sau khi chế độ apacthai xóa bỏ cho đến nay:
Năm 1993, chính quyền của người da trắng tuyên bố xoá bỏ chế độ Apacthai.
Năm 1994, ông Nelson Mandela - Tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi lên
nhậm chức, đánh dấu cột mốc cho chế độ a-pac-thai bị xóa bỏ hoàn toàn.

 Tích cực:

- Sau khi xóa bỏ apacthai, chính phủ Nam Phi đã mở rộng phúc lợi xã hội, số
người được hưởng phúc lợi xã hội tăng lên gấp 5 lần trong khoảng thời gian
từ 1997-2011.

- Tiến hành dân chủ hóa nhà nước và xã hội. Phân phối lại tài sản cho người
da đen và người da màu.

- Thực hiện các chính sách thương mại hóa quốc tế và vốn đầu tư nước ngoài
 nền kinh tế có sự khởi sắc: tốc dộ tăng trưởng GDP 1991 từ 1,75% đến
năm 1994 tăng lên là 3,2% và năm 2000 là 4,2%.

- Nam Phi ngày càng được biết đến như một đối tác thương mại về sản phẩm
chế tạo (ô tô, tàu thủy,...) và khai khoáng (kim cương, các loại quặng quý
hiếm,..).

 Tiêu cực:

- Dù chế độ apartheid đã chấm dứt, hàng triệu người dân Nam Phi, chủ yếu là
người da đen, vẫn tiếp tục sống trong nghèo khổ và khó khăn. Xã hội gặp nhiều
sự bất ổn và rào cản.
+ Gánh nặng về đóng thuế tăng cao.
+ Tình trạng thất nghiệp tăng gấp đôi:
Tỉ lệ thất nghiệp tại Nam Phi lên tới mức gần 33%. Hơn một nửa số thanh
niên của Nam Phi không có việc làm dẫn đến gia tăng nghèo đói, bất bình
đẳng và thúc đẩy các tệ nạn xã hội (như tội phạm và sử dụng ma túy) trong
giới trẻ ở quốc gia này.
+ Chênh lệch giàu nghèo:
Những người nghèo ở Nam Phi sở hữu tài sản ít hơn, trong khi đó cộng
đồng người da trắng thiểu số ở nước này vẫn tiếp tục giảu có, chiếm nhiều
tài sản hơn.

( Hai khu dân cư nằm kế nhau của khu này, được phân chia bởi một bờ rào.
Bên trái là khu định cư của những người thuộc tầng lớp trung lưu với những
ngôi nhà rộng lớn, thoáng đãng có bể bơi. Trong khi bên phải bức ảnh là
những dãy nhà ọp ẹp của một khu tái định cư tồi tàn ). Này là dẫn chứng lúc
tt tự nói

khu Bloubusrand ở thành phố Johannesburg, Nam Phi


+ Những tư tưởng, sự phân biệt chủng tộc vẫn còn đeo bám và chưa biến mất
hoàn toàn:
Ví dụ: Những ngôi trường do người da trắng thành lập với các quy định nhằm
ngăn cản con em người da màu nhập học.
+ Nhiều cuộc bạo loạn diễn ra:
( Một dẫn chứng cho cuộc bạo loạn gần đây nhất ở Nam Phi đầu tháng 7/2021,
biểu tình tại tỉnh KwaZulu-Natal, miền Đông Nam Phi sau khi cựu Tổng thống
Nam Phi Jacob Zuma bắt đầu thụ án 15 tháng tù liên quan đến một cuộc điều
tra tham nhũng. Những người tham gia xông vào các cửa hàng để đập phá,
cướp lương thực, đồ điện tử, làm 26 người tử vong do giẫm đạp ). Dẫn chứng
lúc tt tự nói
Các đối tượng cướp phá tại một trung tâm thương mại

Binh sỹ quân đội Nam Phi được điều động nhằm trấn áp cuộc bạo loạn

You might also like