You are on page 1of 2

PHỤ NỮ THÔNG MINH CHỌN THỰC PHẨM CHỐNG OXY HÓA!

Ngày Quốc tế Phụ nữ không chỉ là dịp để tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ mà còn là cơ hội để
các chị em cùng nhau thể hiện sự quan tâm và chăm sóc bản thân một cách toàn diện
nhất. Với tôn chỉ "mỗi ngày là ngày của phụ nữ", chăm sóc sức khỏe và vẻ đẹp từ bên
trong là điều mà chúng ta nên quan tâm hàng ngày. Việc chọn sử dụng thực phẩm
chống oxy hóa là giải pháp hoàn hảo giúp chị em có sức khoẻ tốt, thúc đẩy lối sống
lành mạnh đóng góp cho sức khỏe cộng đồng.

Bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu rõ hơn về khái niệm chất chống oxy
hoá và các loại thực phẩm và lợi ích khi sử dụng chúng.

Chất chống oxy hóa là gì?


Kn 1: Là những chất trung hòa các gốc tự do gây tổn hại trong cơ thể.
Kn 2: Là các hoạt chất dùng để bảo vệ hoặc làm chậm tổn thương do các gốc tự do
gây ra cho tế bào. Đó chính là những phân tử không ổn định được tạo ra trong quá
trình hoạt động của cơ thể hoặc trước tác động của yếu tố bên ngoài.
Kn 3: Tế bào trong cơ thể con người sử dụng oxy để hoạt động tạo năng lượng và thải
ra các gốc tự do, đây được gọi là quá trình oxy hóa. Các gốc tự do có khả năng gây hư
hại cấu trúc ADN trong cơ thể dẫn đến bệnh tật. Chất chống oxy hóa là chất chống
hoặc loại bỏ các gốc tự do, tham gia vào sửa chữa các ADN giúp các tế bào khỏe
mạnh và chậm lão hóa.

Lợi ích của chất chống oxy hóa đối với cơ thể là gì?
Các nhà khoa học đã tìm thấy vai trò quan trọng của các vitamin như vitamin C,
vitamin E, β-caroten như là những chất oxy hóa tự nhiên mạnh nhất giúp cơ thể con
người chống lại các tác nhân oxy hóa có hại cho cơ thể - nguyên nhân gây ra nhiều
bệnh mãn tính nguy hiểm như bệnh tim mạch, ung thư, đục thủy tinh thể, lão hóa,..
Các nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh tác dụng của các chất chống oxy hóa đến
xơ vữa động mạch và nhiều công trình dịch tễ quan sát cho thấy chế độ ăn có nhiều
chất chống oxy hóa có thể giảm tới 20-40% nguy cơ bệnh mạch vành.

Các chất chống oxy hóa trong thực phẩm


Các chất chống oxy hóa: vitamin C, vitamin E, β-Caroten, các enzym nội bào chứa
Selen và Kẽm,...
- Thực phẩm giàu vitamin E: giá đỗ, dầu thực vật (dầu đậu tương, dầu hạt cải, dầu
hướng dương,...). Vitamin E tương đối ổn định trong quá trình nấu nướng, tuy nhiên
mất đi đáng kể khi rán, dễ bị phá hủy khi đưa ra ngoài ánh sáng mặt trời và oxy không
khí.
- Thực phẩm giàu β-Caroten: Thường thấy trong nhóm rau củ quả có màu vàng, màu
da cam, màu đỏ hoặc rau tươi có màu xanh thẫm như cà rốt, cà chua, bí đỏ, gấc, đu đủ
chín, xoài, súp lơ xanh, cải xanh, rau muống, rau ngót,...
- Thực phẩm giàu vitamin C: Rau quả là thực phẩm giàu vitamin C nói chung. Đối với
rau để tránh mất vitamin C, cần rửa rau trước khi thái, nước đun sôi mới cho rau vào,
đậy kín vung khi luộc và ăn ngay sau khi nấu chín bởi vitamin C dễ hòa tan trong
nước, dễ bị phân hủy bởi oxy trong không khí và nhiệt độ cao.
- Thực phẩm giàu Selen: Có nhiều ơt thịt, ngũ cốc thô, hải sản và rau,...
- Thực phẩm giàu Kẽm: Có nhiều ở thực phẩm nguồn gốc động vật. Nguồn cung cấp
tốt nhất là thịt, cá, thủy hải sản, đặc biệt là nhuyễn thể như ốc, hến, trai, nghêu sò,... Ở
thực phẩm nguồn gốc từ thực vật cũng có nhưng hàm lượng thấp và kém hấp thu hơn.
- Ngoài ra một số thành phần đặc biệt của thực phẩm cũng có tác dụng chống oxy hóa
như carotenoid có trong vỏ quả nho, các loại dâu hay flavonoides có trong các loại
chè, tỏi và các lá gia vị.

You might also like