You are on page 1of 4

CHỦ ĐỀ 1.

HỖ TRỢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỊA PHƯƠNG

Việc hỗ trợ sử dụng lao động địa phương vô cùng quan trọng. Bởi, nó không chỉ củng
cố nền kinh tế địa phương bằng cách tăng thêm thu nhập và việc làm cho người dân
sinh sống tại nơi đó. Hơn nữa, nó còn tạo ra sự hỗ trợ lớn cho tổ chức từ phía cộng
đồng do đã tuyển chọn lao động địa phương.
Ví dụ như: Tại Rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh, Hội An, người dân tham gia vào một
số hoạt động trên sông nước như chở khách tham quan bằng thuyền, lắc thuyền thúng,
biểu diễn hát bả trạo, dùng lá dừa để làm đồ lưu niệm, cung cấp dịch vụ câu cá trong
khu sinh thái sau đó tự tay chế biến món ăn. [7]
Một số cách thức nhằm tăng cường thúc đẩy sử dụng lao động địa phương bao
gồm:
- Đưa kiến thức địa phương và việc sinh sống tại địa phương như yếu tố ưu tiên vào
bảng mô tả công việc trên quảng cáo.
- Đảm bảo các tiêu chí tuyển chọn chính cho các vị trí không bỏ qua các mức độ kỹ
năng và học vấn thông thường của nguồn nhân lực địa phương.
- Nếu kỹ năng và kiến thức của nguồn lực địa phương ít có sức cạnh tranh thì nên bù
lại bằng cách đưa ra các chương trình tập huấn toàn diện tại nơi làm việc. Chẳng hạn
như cung cấp các chương trình đào tạo toàn diện tại nơi làm việc để giúp bù đắp lỗ
hỏng kiến thức và kỹ năng.
- Nếu kỹ năng và kiến thức của nguồn nhân lực địa phương ít có sức cạnh tranh thì
đưa lao động sinh sống tại địa phương vào làm các vị trí cơ bản ở mức khởi đầu và
làm việc để phát triển kỹ năng theo thời gian.[2]
CHỦ ĐỀ 2. PHÁT TRIỂN SỰ CAM KẾT VÀ HỢP TÁC NHÓM CÓ TRÁCH
NHIỆM

Việc sử dụng lao động có trách nhiệm cần phải đi đôi với việc phát triển cam kết và
phối hợp làm việc nhóm thông qua thực hiện các chính sách và nguyên tắc ứng xử
mang tính xây dựng trong tổ chức.
Vai trò của sự cam kết và hợp tác nhóm có trách nhiệm
Để đạt được du lịch có trách nhiệm không chỉ lập ra một bản kế hoạch hành động du
lịch có trách nhiệm để tạo kết quả mà còn có sự tham gia rất lớn từ nhân viên. Nhân
viên là cầu nối khoảng cách giữa các mục tiêu phát triển bền vững của công ty với
việc thực hiện những mục tiêu này. Cam kết cần phải có từ mỗi cá nhân và thực hiện
hàng ngày.[3]
Lợi ích của việc cam kết nhóm trong các hoạt động du lịch có trách nhiệm chẳng
hạn như:
- Giúp đem lại sự tự hào cho nhân việc về tổ chức của mình
- Nâng cao nhận thức và giáo dục về chính sách các vấn đề phát triển bền vững
- Dẫn đến sự hiểu biết và hỗ trợ rộng rãi đối với các thực tiễn hoạt động tích cực trong
phát triển bền vững
- Ngoài ra, có thể thúc đẩy sự hỗ trợ của khách hàng đối với sự phát triển bền vững
này. [3]
Vậy để phát triển sự cam kết và hợp tác nhóm có trách nhiệm cần phải thực hiện
theo 3 ý như sau:
Thứ nhất, xây dựng và tuyên truyền rõ ràng các kế hoạch và mục tiêu du lịch có trách
nhiệm. Chỉ có lập kế hoạch hành động du lịch có trách nhiệm không đủ để tạo ra kết
quả, vì thế sự trách nhiệm trong du lịch chỉ thành hiện thực nếu tổ chức xây dựng và
thực hiện các hoạt động, thực hành và cách tiếp cận du lịch có trách nhiệm theo đúng
cách và nhận được sự tham gia và cam kết của nhân viên khi thực hiện công việc du
lịch có trách nhiệm thì khả năng thành công cao hơn so với việc không được tuyên
truyền và đề ra kế hoạch rõ ràng cho nhân viên. Chẳng hạn như Nhà hàng Autogrill
lên kế hoạch với mục tiêu sẽ sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, giảm
thiểu lượng chất thải nilong, nhựa,…
Thứ hai, xây dựng bản kế hoạch du lịch có trách nhiệm. Bất cứ một doanh nghiệp nào
cũng cần phải có những hành động trong việc xây dựng du lịch có trách nhiệm. Nhằm
xác định và phát triển các kế hoạch du lịch có trách nhiệm các doanh nghiệp nên:
Phân tích tình hình kinh tế, môi trường và xã hội, xác định các thách thức và mối đe
dọa liên quan tới du lịch. Ví dụ tình hình sử dụng điện và nước trong khách sạn còn
cao, quản lý rác thải và phân loại tại địa phương còn nhiều yếu kém gây ảnh hưởng
đến chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng. Vì vậy, doanh nghiệp cần thu
thập thông tin phản hồi của khách hàng sẽ là cách tốt để giúp tìm ra vấn đề, hoặc có
thể đối thoại với các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch địa phương, và đảm bảo
nhân viên phải được tham gia vào trong quá trình này.
Phân tích các vấn đề đã được xác định theo mức độ vấn đề, mức độ nguồn lực cần
thiết từ tổ chức.
Xếp hạng các vấn đề theo các tiêu chí quy định (áp dụng hệ thống cho điểm và xếp
theo thứ tự) và phát triển thành danh sách.
Xây dựng kế hoạch hoạt động du lịch có trách nhiệm để can thiệp. Ví dụ: giảm thiểu
điện năng có thể chúng ta có thể thay thế các bóng đèn cũ có hiệu năng kém gây mất
nhiều năng lượng tận dụng hết có thể từ ánh sáng môi trường bên ngoài, lắp đặt quạt
trần và giảm thiểu tối đa dùng điều hòa nhiệt độ, lắp đặt các tấm nước nóng năng
lượng mặt trời,… Ngoài ra, cần phải xác định cho từng hoạt động du lịch có trách
nhiệm các hoạt động, mục đích, mục tiêu, thời gian, trách nhiệm và nguồn lực để có
thể đánh giá mức độ thành công dễ dàng.
Thực hiện các hoạt động theo kế hoạch du lịch cần có trách nhiệm và thường xuyên
giám sát và đánh giá, chỉnh sửa đảm bảo kế hoạch được thành công hơn.
Ngoài ra, tất cả nhân viên đều phải tham gia như xây dựng kế hoạch du lịch có trách
nhiệm, thiết lập mục tiêu, các hoạt động,… Các nhân viên được phân công hoàn thành
tốt và xuất sắc công việc cần phải khen thưởng để nhân viên có tinh thần và nhận thức
tốt hơn và đảm bảo sự cam kết của doanh nghiệp.
Thứ ba, tuyên truyền rõ ràng các kế hoạch, mục tiêu, vai trò và trách nhiệm trong du
lịch có trách nhiệm. Việc tuyên truyền phải được thực hiện thường xuyên để củng cố
việc thực hiện kế hoạch, nhân viên trong tổ chức cần phải thường xuyên tuyên truyền
cho khách hàng.
Nhằm tuyên truyền các kế hoạch, mục tiêu, vai trò và trách nhiệm của du lịch có trách
nhiệm cấp quản lý cần:
Xây dựng các bảng mô tả công việc cá nhân cho từng hoạt động du lịch có trách
nhiệm đối với nhân viên phụ trách dự án chẳng hạn như công việc cần thực hiện, số
giờ làm việc, nơi làm việc/ địa điểm, thời điểm thực hiện, các yêu cầu về báo cáo, và
điều kiện về an toàn và vệ sinh lao động.
Cung cấp thông tin cho nhân viên về các tình trạng môi trường, kinh tế và xã hội các
hoạt động, dự án ngay buổi họp hội thảo đầu tiên nhằm giúp cho nhân viên nắm rõ kế
hoạch một cách hoàn chỉnh nhất, và thực hiện để đạt được kết quả cao.
Hướng dẫn nhân viên về các hoạt động du lịch có trách nhiệm trong buổi đào tạo giới
thiệu công việc gồm lịch sử hoạt động, những thành tựu đã đạt được, và nhiệm vụ
nhân viên cần làm và kỳ vọng.
Xây dựng bộ nguyên tắc ứng xử cho nhân viên bao quát các vấn đề như tính chuyên
nghiệp, quản lý phàn nàn, quản lý tương tác,…
Luôn luôn cập nhật với nhân viên về tiến độ các hoạt động có trách nhiệm trên bảng
tin của nhân viên, qua thư điện tử, trong các buổi họp với nhân viên
Kết hợp báo cáo các thành tựu của các hoạt động du lịch có trách nhiệm trong bản báo
cáo cuối năm và cho phép nhân viên và những người khác có thể tiếp cận thông tin tài
liệu trên các trang web hay fanpage của tổ chức hay qua thư điện tử.
Để có được và duy trì cam kết thực hiện mục tiêu du lịch có trách nhiệm cần phải:
- Lôi cuốn nhân viên vào việc chọn lọc mục tiêu và hàng động
- Phân công những người đứng đầu các dự án
- Nâng cao ý thức về các vấn đề phát triển bền vững
- Xây dựng các qui tắc ứng xử cho nhân viên
- Truyền thông rộng rãi và cung cấp hỗ trợ liên tục
- Thông báo và tôn vinh các thành tích [3]

You might also like