You are on page 1of 4

VI.

VAI TRÒ CỦA SỰ CÂN BẰNG GIỮA CÔNG VIỆC VÀ CUỘC SỐNG
A) Vai trò
 Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến sự hài
lòng, trung thành và hoạt động năng suất của nhân viên.
 Giúp công ty sẽ trở nên hấp dẫn hơn trong mắt những ứng viên giỏi.
 Là một đặc quyền gây tốn kém cho công ty nhưng nó sẽ biến thành hoạt động
kinh doanh hiệu quả hơn.
( Sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc luôn là một vấn đề quan trọng - vì nhiều người cho rằng họ
đã vô cùng mệt mỏi với những ngày làm việc dài lê thê, những kỳ nghỉ ngắn ngủi, những buổi tối công tác
xa nhà hay kỳ nghỉ cuối tuần vẫn phải nhận email từ sếp. Nhiều công ty đã nhận thức điều này và hưởng
ứng các chương trình giúp nhân viên giữ được cân bằng giữa hai mặt trong cuộc sống của họ.)
Để đạt được sự cân bằng này, cần phải thực hiện ba nguyên tắc đột phá:
1. Đảm bảo rằng các nhân viên hiểu rõ những ưu tiên cho công việc cũng như ưu
tiên cá nhân.
 Công việc phải được hoàn tất không nên lấy lý do vì cần có sự cân bằng giữa công
việc và cuộc sống mà gạt công việc ra một bên.
 Công việc không thể là lý do biện minh để sao nhãng những vấn đề cá nhân quan
trọng.
 Công việc và những vấn đề cá nhân cần được sắp xếp một cách hợp lý để đảm bảo
hiệu quả cho cả hai mặt.
 Các nhà quản lý cũng nên khuyến khích nhân viên hiểu rõ mục tiêu cá nhân với
tư cách là một thành viên trong gia đình và một con người của xã hội.
=>> Lịch làm việc và các nhiệm vụ được giao có thể sắp xếp lại sao cho thỏa
mãn cả hai bên.

VD một công ty có thể thúc đẩy chính sách linh hoạt về thời gian làm việc để phản ánh
sự đa dạng trong ưu tiên cá nhân của nhân viên. Một số nhân viên có thể muốn có thời
gian linh hoạt để chăm sóc gia đình, trong khi những người khác có thể muốn tập trung
vào sự nghiệp hoặc sở thích cá nhân.Bằng cách này, công ty tôn trọng và đáp ứng được
những ưu tiên riêng biệt của mỗi nhân viên, giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực
và hỗ trợ sự phát triển cá nhân và chuyên môn của họ.

2. Nhìn nhận và hỗ trợ nhân viên, xem họ là những “con người toàn diện” với
những vai trò quan trọng ngoài công việc.
“Con người toàn diện” ở đây ám chỉ đánh giá nhân viên không chỉ dựa trên năng
lực trong công việc mà còn xem xét đến các khía cạnh khác như cuộc sống cá nhân, xã
hội chẳng hạn như: gia đình, sở thích, mục tiêu cá nhân, sức khỏe, trạng thái tinh thần và
những đóng góp xã hội khác ngoài công việc
=> xem xét toàn diện để đưa ra chính sách hỗ trợ sẽ khuyến khích và tôn trọng sự phát
triển toàn diện của nhân viên.
3. Liên tục thử nghiệm xem công việc tiến triển như thế nào.
Nhà quản lý đánh giá định kỳ và điều chỉnh tiến độ công việc để đảm bảo sự
phát triển và hiệu quả cao nhất. Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cung cấp cơ
hội để thử nghiệm và cải thiện quy trình làm việc.
 Như vậy, sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc không phải là một trò chơi
được mất ngang nhau mà nó còn có thể tạo ra nhiều lợi ích kinh doanh như
cải thiện nhuệ khí, tăng năng suất, giúp bạn tuyển dụng và giữ chân những
nhân viên giỏi nếu quản lý đúng cách.

B) Bí quyết cân bằng giữa cuộc sống và công việc

 Giao cho nhân viên những mục tiêu cụ thể, đồng thời cho họ quyền tự quyết về
cách thức đạt được mục tiêu đó.
Ví dụ: “Anh phải tiến hành một cuộc điều tra khách hàng và hoàn tất báo cáo từ
bây giờ cho đến giữa tháng ba. Tôi muốn anh triển khai kế hoạch hành động.”
 Hãy quan tâm đến kết quả hơn là cách thức, nơi chốn và thời gian thực hiện
công việc
 Hãy tìm hiểu khía cạnh riêng tư của nhân viên và đồng sự trong công ty
Họ có phải thực hiện trách nhiệm công dân nào không?
Họ có phải nuôi con hay cha mẹ già không?
Họ có kỹ năng nào khác đem lại lợi ích cho công ty không?
 Khuyến khích mọi người tìm ra các cách thức mới để hoàn thành công việc tốt
hơn
Chẳng hạn giám đốc kinh doanh và nhân viên phát triển sản phẩm có thể nhận
thấy rằng đầu tư 5000 USD để mua thiết bị phục vụ các cuộc hội thảo qua điện thoại
có thể tiết kiệm cho công ty 15000 USD chi phí đi lại mỗi năm, tiết kiệm cho họ hàng
tuần di chuyển vô ích và nhiều đêm xa nhà.
C) Ứng dụng
 Làm việc từ xa
(Nhiều công ty nhận thấy rằng làm việc từ xa là một biện pháp hiệu quả để tạo ra
sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Đây là hình thức nhân viên làm việc ở
những nơi khác thay vì ngồi tại công sở, được tăng cường nhờ các phương tiện liên
lạc viễn thông và hệ thống mạng toàn cầu Internet.)

 Lợi ích
 Cắt giảm chi phí bất động sản và trang thiết bị văn phòng
 Tăng lợi nhuận đáng kể do việc tăng năng suất làm việc
 Tăng lòng trung thành và sự hài lòng trong công việc của nhân viên
 Giúp nhân viên giữ được cân bằng giữa công việc và các trách nhiệm
riêng tư.
Dẫn chứng:
Năm 2000, AT&T - một công ty đã áp dụng triệt để hình thức làm việc từ xa
từ những năm đầu của thập niên 1990, đã tiến hành một cuộc điều tra ngẫu
nhiên 1.238 nhà quản lý và đã phát hiện rằng nhân viên làm việc từ xa đầu tư
nhiều thời gian hơn. Những người tham gia cuộc điều tra cho biết trung bình
họ làm việc nhiều hơn một tiếng mỗi ngày, làm việc năng suất cao hơn, trung
thành hơn, và hài lòng hơn với công việc của mình. Hai phần ba số nhà quản lý
báo cáo rằng chính sách làm việc từ xa của công ty giúp cho công việc duy trì
và thu hút nhân viên của họ trở nên dễ dàng hơn đáng kể. AT&T còn cho biết
họ tiết kiệm được 25 triệu USD hàng năm về chi phí bất động sản thông qua
các nhân viên làm việc từ xa toàn thời gian.
Một số câu hỏi cho công ty và phòng ban của bạn trước khi chủ trương và xúc
tiến một chương trình làm việc từ xa:
 Những công việc nào phù hợp với hình thức làm việc từ xa?
 Có những vấn đề gì liên quan đến luật pháp, quy định, bảo hiểm và kỹ thuật?
(ví dụ các nhà đầu tư chứng khoán không thể làm việc tại văn phòng
riêng mà không có sự giám sát)
 Giám sát các nhân viên làm việc từ xa như thế nào để đảm bảo trách nhiệm?
 Liệu nhân viên có lo ngại rằng làm việc từ xa sẽ ảnh hưởng không tốt đến
các cơ hội thăng tiến và các hình thức khen thưởng khác không?
Các chương trình như làm việc từ xa thích hợp nhất khi các công ty:
 Cam kết thực hiện các phương thức hoạt động mới;
 Hoạt động trong lĩnh vực thông tin chứ không phải công nghiệp;
 Năng động, không phân chia cấp bậc, có công nghệ hiện đại;
 Không phải chạy theo yêu cầu,
 Sẵn sàng đầu tư vào thiết bị và đào tạo.
 Mặc dù làm việc từ xa mang lại nhiều thách thức, nhưng cũng đem lại nhiều
lợi ích đáng kể cho các tổ chức, đặc biệt là trong việc cân bằng cuộc sống
công việc và duy trì nhân viên.
 Lịch làm việc linh hoạt
Sắp xếp lịch làm việc linh hoạt là một biện pháp khác để giúp nhân viên có được
sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Một số cách sắp xếp thời gian biểu linh
hoạt được sử dụng trong kinh doanh ngày nay:
• Linh hoạt trong giờ giấc.
Ví dụ: Để đưa con đi học vào buổi sáng một nhân viên có thể làm từ 10 giờ
sáng đến 5 giờ chiều.
• Linh hoạt theo mùa vụ.
Ví dụ: Một nhân viên thuế làm việc 60 tiếng mỗi tuần từ tháng 1 đến tháng 4
để kịp thời hạn hoàn thành các giấy tờ thuế má, thời gian còn lại anh ta
chỉ làm việc 30 tiếng mỗi tuần.
• Thời gian biểu thu gọn.
Ví dụ: để thuận lợi cho việc trình diễn vào cuối tuần của mình, một kỹ thuật
viên vi tính làm việc 40 tiếng từ thứ Hai đến hết thứ Năm và dành ngày
thứ Sáu để diễn tập.

You might also like