You are on page 1of 3

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI

TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH LÀO CAI


__________________

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ


BỘ MÔN VẬT LÝ
Năm học 2023 – 2024

Họ tên: Séo Ngọc Mẫn


Lớp: 10 Anh 2
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. Tại sao nói Newton là ông tổ của ngành cơ học cổ điển. Các phát minh vĩ đại của
Newton.

1. - Newton là người đầu tiên đưa ra Định luật Chuyển động, đặt nền tảng cho cơ học cổ điển.
Năm 1687, Newton xuất bản một trong những cuốn sách khoa học quan trọng nhất trong lịch
sử, cuốn Philosophiae Naturalis Principia Mathematica, thường được gọi là Nguyên tắc. Công
trình của ông lần đầu tiên đặt ra ba định luật của chuyển động, gồm: Định luật quán tính, định
luật về gia tốc, lực và phản lực. Các định luật của Newton giúp giải thích nhiều hiện tượng xảy
ra trong cuộc sống và đặt nền tảng cho cơ học cổ điển.
- Newton là tác giả của Định luật Vạn vật hấp dẫn và phép tính vi phân, tích phân. Chuyện kể
rằng, khi Newton đang ngồi dưới gốc cây táo thì bị quả táo rơi xuống trúng đầu. Từ đây, Định
luật Vạn vận hấp dẫn của Newton ra đời và là cơ sở của Cơ học cổ điển cho đến khi có thuyết
tương đối của Albert Einstein. Để giải thích các lý thuyết về lực hấp dẫn và chuyển động,
Newton tiếp tục tạo ra một dạng toán chuyên biệt mới, gọi là vi phân, tích phân. Điều này có ý
nghĩa to lớn đối với các nhà toán học, kỹ sư và nhà khoa học suốt nhiều thế kỉ.
2. Những phát minh nổi tiếng của Newton:
- Ba định luật về chuyển động của Newton
- Các phép tính vi phân
- Định luật vạn vật hấp dẫn
- Kính viễn vọng phản xạ
- Sự mất nhiệt
- Khẩu pháo bắn vào quỹ đạo
- Cánh cửa dành cho chó mèo
II. Khi nào cần phân tích lực, tổng hợp lực ? Ví dụ về ứng dụng của phân tích hoặc tổng
hợp lực trong đời sống.

- Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.
Phân tích một lực thành hai lực thành phần đồng quy phải tuân theo quy tắc hình bình hành. Chỉ
khi biết một lực có tác dụng cụ thể theo hai phương nào thì mới phân tích lực theo hai phương
ấy.
- Khi muốn xác định kết quả chung của nhiều lực tác động lên một vật thể, thường là để tính
toán gia tốc hoặc chuyển động của vật thể.
- Ví dụ:
+ Để các công trình kết cấu khung thép, khung bê tông… bền vững lâu dài, các kĩ sư và kiến
trúc sư phải rất giỏi về phép tổng hợp và phân tích lực trên các cột, xà, kèo, thanh đầm, thanh
chống, dây néo …
+ Nhờ cái nêm mà một lực tác dụng không lớn lắm của búa có thể phân tích thành hai lực lớn
hơn để chẻ thanh củi. Góc nêm càng nhỏ hai lực chẻ càng lớn. Từ đó ta hiểu tại sao dao sắc dễ
cắt, gọt hơn dao cùn dày lưỡi

You might also like