You are on page 1of 2

I.

Đọc hiểu (3,0 điểm)


Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực
về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại
như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương
pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của
chính mình.
Tôi xin chia sẻ với các bạn về câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh
nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời.
Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công
bóng đèn điện. J.K.Rowling, tác giả của “Harry Potter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản
từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô
cùng nổi tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện
ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood.
Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng
đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao
điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”.
Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực
tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.
(Trích Tại sao lại chần chừ?, Tác giả Teo Aik Cher, Người dịch:
Cao Xuân Việt Khương, An Bình, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr
39,40)

Câu 1. Chỉ ra mặt tích cực của thất bại mà “người thành công luôn dùng” được nêu
trong đoạn trích.
Câu 2. Theo anh/ chị, “suy nghĩ tích cực về thất bại” được nói đến trong đoạn trích
được hiểu là gì?
Câu 3. Việc tác giả trích dẫn các câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi
sao điện ảnh Thành Long có tác dụng gì?
Câu 4. Anh/ chị có cho rằng trong cuộc sống thất bại luôn “là cái cớ để ta chần chừ”
không? Vì sao?

II. Làm văn (7,0 điểm)


Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200
chữ) về bản thân cần chấp nhận sự thất bại như thế nào để thành công trong cuộc
sống?

1
ĐỀ 2:

I. ĐỌC HIỂU (2,0 điểm)


Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
Tự trọng nghĩa là biết coi trọng mình, nhưng không phải theo nghĩa vị kỷ (chỉ biết
đến danh lợi của bản thân mình) mà coi trọng phẩm giá/đạo đức của mình. Một người có tự
trọng hay không cũng thường được thể hiện qua câu trả lời hay qua hành xử của anh ta cho
những câu trả lời như: “Điều gì khiến tôi sợ hãi/xấu hổ?”, “Điều gì khiến tôi tự hào/hạnh
phúc?”...
Người tự trọng tất nhiên sẽ biết sợ sự trừng phạt của nhà nước (sợ pháp lý) nếu làm
trái pháp luật và sợ điều tiếng dư luận của xã hội (sợ đạo lý) nếu làm trái với luân thường,
lẽ phải. Nhưng đó vẫn chưa phải là điều đáng sợ nhất với họ. Điều đáng sợ nhất đối với
một người tự trọng là sự giày vò bản thân khi làm những chuyện đi ngược lại lương tri của
chính mình, phản bội lại lẽ sống, giá trị sống, nguyên tắc sống mà mình theo đuổi và có
cảm giác đánh mất chính mình. Nói cách khác, đối với người tự trọng, có đạo đức, “tòa án
lương tâm” còn đáng sợ hơn cả “tòa án nhà nước” hay “tòa án dư luận”
{...} Nói cách khác, người tự trọng/tự trị thường không muốn làm điều xấu, ngay cả
khi không ai có thể biết việc họ làm; Họ sẵn lòng làm điều tốt ngay cả khi không có ai biết
đến; Họ sẵn lòng làm điều đúng mà không hề để ý đến chuyện có ai ghi nhận việc mình làm
hay không. Nếu tình cờ có ai đó biết và ghi nhận thì cũng vui, nhưng nếu không có ai biết
đến và cũng không có ai ghi nhận điều tốt mà mình làm thì cũng không sao cả, vì phần
thưởng lớn nhất đối với người tự do/tự trị/tự trọng là “được sống đúng với con người của
mình”, tất nhiên đó là con người phẩm giá, con người lương tri mà mình đã chọn.
(Trích Đúng việc – Giản Tư Trung, NXB Tri thức, 2016, tr.27-28)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2. Theo tác giả, sự khác biệt giữa người vị kỷ và người tự trọng là gì? (0,5 điểm)
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao đối với người tự trọng, có đạo đức, “tòa án lương tâm”
còn đáng sợ hơn cả “tòa án nhà nước” hay “tòa án dư luận”? (1,0 điểm)
Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan niệm: Phần thưởng lớn nhất đối với người tự
do/tự trị/tự trọng là “được sống đúng với con người của mình”? Vì sao? (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN
Câu 1: (3,0 điểm)
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vai vai trò của
lòng tự trọng trong cuộc sống.

You might also like