You are on page 1of 2

Họ tên: Trương Ngọc Minh

Lớp: 12A4
KIỂM TRA 15 PHÚT
II. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Có rất nhiều người trên thế giới này không chịu vượt ra khỏi vùng an toàn của mình chỉ vì họ sợ
bị thất bại. Họ không muốn thử sức mình với các kỳ thi quốc gia vì họ không tin rằng họ sẽ chiến
thắng. Họ sợ phải nhận những bức thư từ chối, nên họ không nộp đơn xin việc ở nước ngoài. Họ
ngại tham gia khóa học để cải thiện một kỹ năng còn yếu vì lo sợ phải đối mặt với những sự chế
giễu. Nhưng nhiều thách thức, rủi ro hoặc tình huống khó chịu chính là những cơ hội đã được ngụy
trang.
“Có chắc không?” là câu hỏi khiến chúng ta cảm thấy bất ổn khi có ý muốn thoát ra khỏi vùng
an toàn. “Chắc chắn mà” là câu trả lời mà chúng ta luôn muốn nghe. Chúng ta muốn chắc chắn sẽ
nhận được học bổng khi đăng ký, chúng ta muốn chắc chắn sẽ không bị hổ vồ khi đi thám hiểm
Safari, chúng ta muốn chắc chắn rằng người mà chúng ta chọn là vợ hay chồng sẽ ở với chúng ta
mãi mãi. Nhưng có gì trên thế giới này mà không có độ rủi ro nhất định? Sự rủi ro có thể đến với
từng người trong chúng ta bất kỳ lúc nào. Rủi ro có thể đến với bạn ngay trong khi bạn chấp nhận
làm bất cứ việc gì. Để chắc chắn rằng rủi ro không đến với mình, việc duy nhất bạn có thể làm là
không làm gì cả, nằm trên giường và… mơ về những thứ mà bạn không dám làm trong thế giới thật.
Nhưng bạn có dám chắc là trong cơn mơ, bạn sẽ không bị giật mình và ngã xuống đất? Nếu rủi ro
có thể ập đến với bạn cả khi bạn đang mơ, vậy tại sao bạn không dám ra ngoài và dám biến những
giấc mơ của bạn trở thành hiện thực?
(Trích Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới – Hồ Thu Hương,
Nguyễn Phan Linh, Phạm Anh Đức)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (1,0 điểm)
Câu 2. Theo tác giả, vì sao có rất nhiều người trên thế giới này không chịu vượt ra khỏi vùng an
toàn của mình? (1,0 điểm)
Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến nhiều thách thức, rủi ro hoặc tình huống khó chịu chính là
những cơ hội đã được ngụy trang? (2,0 điểm)
Câu 4. Với những người đang ở trong vùng an toàn, theo anh/chị, cách nào có thể giúp họ bước
ra khỏi vùng an toàn đó? Nêu ít nhất 02 cách. (2,0 điểm)
II. NLXH (4,0 điểm)
Từ đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) thuyết phục các bạn trẻ
rằng: Có những lúc cần phải thoát ra khỏi vùng an toàn do mình tự tạo ra.

Bài làm
Phần I:

Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 1.0
Câu 2:
Theo tác giả, có rất nhiều người trên thế giới này không chịu vượt ra khỏi vùng
an toàn của mình” chỉ vì họ lo sợ thất bại 1.0
Câu 3:
Ý kiến “nhiều thách thức, rủi ro hoặc tình huống khó chịu chính là những cơ hội
đã được ngụy trang” theo em hiểu là khi chúng ta gặp những điều này trong cuộc sống nếu
chúng ta đủ tự tin vượt qua mọi thách thức, rủi ro thì chúng ta sẽ gặt hại được thành công. Vì
lẽ đó đây chính là những cơ hội đã được ngụy trang. (lặp ý) 1.5
Câu 4:
Cách bước ra vùng an toàn:
1. Nghe và học hỏi từ những người đi trước, và được truyền cảm hứng
2. Đặt mục tiêu ngắn hạn, dài hạn và hoàn thành từng mục tiêu một 1.5

Phần II:
Đề bài: Có những lúc cần phải thoát ra khỏi vùng an toàn do mình tự tạo ra

Trong xã hội hiện nay, có rất nhiều người hay sợ sệt và không dám theo đuổi ước
mơ của mình bởi lẽ họ dang chật vật trong việc thoát ra khỏi vùng an toàn do mình tự
tạo ra. Vùng an toàn là gì ? và vì sao có những lúc chúng ta phải thoát ra vùng an
toàn? Vùng an toàn là khu vực mà chúng ta quen thuộc với nó, được tự do làm những
gì mình thích mà người khác không thể tác động. Trong cuộc sống hiện nay, xã hội
không ngừng thay đổi và phát triền việc chúng ta cứ giấu mình mãi trong vùng an toàn
khiến chúng ta không tiếp thu được những kiến thức mới và từ đó ta sẽ đi thụt lùi so
với xã hội. Không những vậy, việc liên tục ở trong vùng an toàn khiến chúng ta trở
nên chán nản với công việc hiện tại, khiến chúng ta không tìm thấy mục đích sống.
Vậy làm cách nào để thoát ra vùng an toàn ? Có rất nhiều cách, chúng ta có thể nghe
và học hỏi những người đi trước, để được truyền cảm hứng cho bản thân. Trang bị cho
bản thân sự dũng cảm và tự tin để đối đầu trước muôn vàn khó khăn và thách thức,
chẳng hạn đối mặt với một môi trường mới, công việc mới. Việc chúng ta bước ra
khỏi vùng an toàn sẽ giúp chúng ta có cơ hội tiếp xúc với những kiến thức mới từ
những người đi trước, cho chúng ta cơ hội được cải thiện kĩ năng giao tiếp, mở rộng
quan hệ xã hội, đem lại cho chúng ta những cảm giác trải nghiệm mới lạ. Ví dụ nhiếp
ảnh gia nổi tiếng người Việt Nick Út, thay vì chọn công việc phóng viên đi lấy tin tức
phổ thông thì ông lại chọn trở thành phóng viên chiến trường, đi thu thập tư liệu ở
những điểm nóng trong chiến tranh Việt Nam chống đế quốc Mĩ, với không biết bao
nhiêu sự nỗ lực và mệt mỏi, ông đã góp công lớn về việc chiến tranh phi nghĩa tại Việt
Nam qua nhiều tác phẩm đặc biệt là “Em bé Nalpam”. Vì những yếu tố mà việc bước
ra khỏi vùng an toàn sẽ khiến chúng ta có nhiều cơ hội để thành công trong cuộc sống
hơn. 3.5

You might also like