You are on page 1of 1

A, B, C, D thành lập Công ty TNHH X kinh doanh xúc tiến xuất khẩu.

Công ty
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với số vốn điều lệ 5 tỷ đồng.
Trong thỏa thuận góp vốn do các bên ký,
- A cam kết góp 800 triệu đồng bằng tiền mặt
- B góp vốn bằng giấy nhận nợ của công ty Y, tổng số tiền trong giấy ghi nhận nợ
là 1,3 tỷ đồng, giấy nhận nợ này được các thành viên nhất trí định giá là 1,2 tỷ
đồng.
- C góp vốn bằng ngôi nhà của mình, giá trị thực tế vào thời điểm góp vốn chỉ
khoảng 700 triệu đồng, song do có quy hoạch mở rộng mặt đường, nhà của C dự
kiến sẽ ra mặt đường, do vậy các bên nhất trí định giá ngôi nhà này là 1,5 tỷ đồng;
- D cam kết góp 1,5 tỷ đồng bằng tiền mặt, song mới tạm góp 500 triệu đồng; các
bên thỏa thuận khi nào Công ty cần, D sẽ góp tiếp 1 tỷ đồng còn lại.
Sau 1 năm hoạt động, công ty có lãi ròng là 800 triệu đồng, song bốn thành viên
không thống nhất được cách phân chia lợi nhuận nên đã phát sinh mâu thuẫn.
1. B góp vốn bằng giấy nhận nợ của Công ty Y để thành lập doanh nghiệp có hợp
pháp hay không? Vì sao ?
2. Việc định giá tài sản góp vốn cao hơn thực tế tại thời điểm góp vốn có vi phạm
pháp luật không? Ai phải chịu trách nhiệm ?
3. Các bên thỏa thuận tiến độ góp vốn của ông D có thể kéo dài vô tận cho tới khi
nào Công ty cần mới yêu cầu ông D góp có vi phạm pháp pháp luật không?
4. Trong trường hợp mới góp một phần vốn theo cam kết, thì có được chia lợi
nhuận theo phần vốn cam kết góp hay không ?

You might also like