You are on page 1of 27

Chương 5: Đo công suất và điện năng

CHƯƠNG 5: ĐO CÔNG SUẤT VÀ ĐIỆN NĂNG

Mục tiêu của chương:

 Hiểu các phương pháp đo công suất một chiều, xoay chiềy, công suất ba
pha, đo hệ số công suất, đo điện năng,
 Hiểu nguyên lý hoạt động, biết sử dụng các thiết bị đo điện năng, thiết bị chỉ
thị đồng bộ hóa, tần số kế.

5.1 Đo công suất một chiều


Trong phương pháp đo công suất một chiều, có hai phương pháp: phương pháp
gián tiếp dùng vôn kế và ampe kế, phương pháp trực tiếp dùng watt kế.
Trong hình 5.1, có 2 cách mắc vôn kế và ampe kế. V - điện áp hiển thị trên vôn
kế và I dòng điện hiển thị trên ampe kế.

Hình 5.1: Đo công suất một chiều dùng vôn kế và ampe kế


Hình 5.1 (a): PL  VL  I L  V  Va   I L  VI L  Ra I 2 (5.1)

Công suất được tính từ giá trị thiết bị đo = công suất tiêu thụ của RL + công suất
tổn hao trên ampe kế.
VL2
Hình 5.1 (b): PL  VL  I L  VL (I Iv)  VL I  (5.2)
RV
Công suất được tính từ giá trị thiết bị đo = công suất tiêu thụ của RL + công suất
tổn hao trên vôn kế.

103
Chương 5: Đo công suất và điện năng

Phương pháp đo dùng watt kế cơ cấu điện động


Watt kế là một dụng cụ để đo công suất điện. Watt kế cơ cấu điện động
hình 5.2 có 2 cuộn dây: cuộn dòng điện (cuộn cố định), cuộn điện áp (cuộn di
động).

Hình 5.2: Sơ đồ watt kế cơ cấu điện động


Hình 5.3 trình bày 2 cách mắc watt kế điện động đo công suất của tải. (1,2)
là 2 đầu cuộn cố định, (3,4) là 2 đầu cuộn di động.

Hình 5.3: Đo công suất bằng watt kế cơ cấu điện động


Dòng qua tải IL đi qua cuộn dòng, còn điện áp VL (điện áp trên điện trở
RL) tỉ lệ với dòng điện Ia đi qua cuộn dây di động.
Do chiều quay của kim chỉ thị đươc xác định theo một chiều đã định sẵn,
nên trong trường hợp watt kế quay ngược thì hoán đổi hai đầu 1, 2 của cuộn cố
định. Có một số watt kế định sẵn đầu cùng cực tính của hai cuộn dây, mắc hai đầu
đã định sẵn.

104
Chương 5: Đo công suất và điện năng

Điểm chung của cuộn dòng và cuộn điện áp có thể mắc trước watt kế hoặc
mắc sau watt kế. Trong cách mắc này có sai số gây ra do dòng điện đi qua cuộn
điện áp, sai số này càng giảm khi điện trở cuộn áp và RS càng lớn so với RL.
5.2 Đo công suất xoay chiều một pha
Watt kế sự kết hợp của ampe kế và vôn kế. Sử dụng watt kế điện động (hình 5.4)
đo công suất xoay chiều một pha.

Hình 5.4: Watt kế điện động đo công suất


Cuộn dây cố định được chia thành hai phần bằng nhau để cung cấp từ
trường đồng nhất, được thiết kế để xử lý dòng tải đầy đủ. Cuộn dây di động được
sử dụng như một cuộn áp.
Cuộn dây cố định mang dòng điện chạy qua mạch còn cuộn dây di động
mang dòng điện tỉ lệ với hiệu điện thế qua mạch. Một điện trở có giá trị lớn không
cảm ứng được mắc nối tiếp với cuộn dây di động để hạn chế dòng điện trong
mạch.
Vì một từ thông tỷ lệ với dòng tải và từ thông kia tỷ lệ với điện áp, mômen
xoắn trên kim quay hoặc cuộn dây di động tỷ lệ thuận với công suất. Từ trường
của cuộn cố định và cuộn di động tác dụng lên nhau làm cho cuộn di động quay
quanh trục.
Cuộn dây di động gắn trên một trục xoay và chuyển động được điều khiển
bằng lò xo. Hệ thống di chuyển mang kim chỉ thị và một cánh quạt giảm chấn, cái
sau di chuyển theo hình cung hộp. Các cuộn dòng thường được thiết kế mang
dòng điện lớn.
105
Chương 5: Đo công suất và điện năng

Tín hiệu vào tải có điện áp xoay chiều: V = Vmsinωt (5.3)


và dòng điện có dạng: i = Imsin(ωt +  ) (5.4)
Như vậy dòng điện đi qua cuộn điện áp của watt kế điện động:
Vm sin  t
iV   IV sin t  V  (5.5)
ZV
Trong đó: Zv - trở kháng của cuộn áp và điện trở mắc nối tiếp cuộn áp
V - góc lệch pha giữa điện áp và dòng điện qua cuộn áp
Góc lệch  của kim chỉ thị cơ cấu điện động do momen quay trung bình,
tỉ lệ với tích iV và i :
T
1
Tav   K1  i   iV  dt (5.6)
T0

Vm
  K 2 I m IV cos   V   K 2 I m cos   V   K 3 I m Vm cos   V  (5.7)
ZV
- Nếu V = 0 khi α = K3P, xem như công suất của tải được xác định bởi góc
quay của kim chỉ thị của watt kế.
- Nếu V ≠ 0, như vậy sẽ có sai số tạo ra do sự lệch pha giữa điện áp V và dòng
điện qua cuộn điện áp của watt kế.
Dùng watt kế phối hợp với biến dòng

Hình 5.5: Mắc watt kế phối hợp biến dòng và giản đồ điện áp, dòng điện
Trong trường hợp dòng qua tải có trị số lớn vượt quá giới hạn dòng điện
qua cuộn dòng của watt kế, phải kết hợp với biến dòng như hình 5.5, cuộn sơ cấp

106
Chương 5: Đo công suất và điện năng

của biến dòng xem như được nối với tải, còn dòng thứ cấp của biến dòng được
nối với cuộn dòng của watt kế.
Trong hình 5.5: V1 - điện áp của tải;
i1: dòng điện tải;
i2: dòng điện của thứ cấp biến dòng.
Khi đó công suất cho bởi watt kế: P2 = I2V1cos  2 (5.8)
P1 = I2KV1cos(  1 – δ), K - tỉ số danh định của biến dòng. (5.9)
Trong thực tế góc δ nhỏ:  1 – δ ≈  1; I2K ≈ I1
Do đó có thể viết: P1 = I1V1cos  1 = KP (5.10)
Như vậy, công suất của tải được xác định bằng cách nhân trị số đọc được của watt
kế với tỉ số biến dòng. Sai số của kết quả đo, phụ thuộc sai số của biến dòng, góc
lệch pha của dòng sơ cấp và thứ cấp của biến dòng.

Dùng watt kế phối hợp với biến dòng và biến áp


Trong trường hợp tải có điện áp cao và dòng điện lớn hơn giới hạn của watt
kế, phải phối hợp biến áp, biến dòng và watt kế để đo công suất cho tải (hình 5.6).

Hình 5.6: Mắc watt kế phối hợp biến áp, biến dòng và giản đồ dòng, áp
Cuộn điện áp của watt kế được mắc ở hai đầu cuộn thứ cấp của biến áp,
một đầu của cuộn thứ cấp và vỏ của biến áp được nối với đất.
Công suất đo bằng watt kế: PW = I2V2cos  2 (5.11)
Nhân với tỉ số của biến áp và biến dòng được công suất của tải:
PL = i2k1v2kvcos(  1 + δv – δi) (5.12)

107
Chương 5: Đo công suất và điện năng

Nếu như góc lệch δi và δv rất nhỏ khi đó:  1 + δv – δi=  1


vì: I1 ≈ I2K1; V1 = V2KV.
Khi đó: PL = PWK1KV = P1 = V1I1cos  1 (5.13)
Như vậy công suất của tải, ở phần sơ cấp của biến áp và biến dòng được định bằng
trị số đọc bởi watt kế nhân với tỉ số biến áp và biến dòng. Kết quả đo có sai số do
tỉ số biến áp, biến dòng và góc lệch pha do cuộn dòng và cuộn áp của watt kế.
5.3 Đo công suất tải ba pha
5.3.1 Lý thuyết Blondel
Trong mạng n pha, tổng công suất có thể đạt được bằng lấy tổng công suất của n
watt kế được nối sao cho: phần tử dòng điện của mỗi watt kế là một trong n dòng
và phần tử điện áp tương ứng nối điểm chung (hình 5.7)

Hình 5.7: Minh họa lý thuyết Blondel


5.3.2 Đo công suất tải 3 pha 4 dây
Trong trường hợp hệ thống điện bốn dây (ba dây pha một dây trung tính).
Nếu dùng ba watt kế một pha mắc như hình 5.8, công suất của tải:

P = W1 + W2 + W3 = VAIAcosϕA + VBIBcosϕB + VCICcosϕC (5.14)


Kết quả đo là tổng số của trị số cho bởi ba watt kế một pha.

108
Chương 5: Đo công suất và điện năng

Watt kế ba pha ba phần tử như hình 5.9 có ba cuộn dòng và ba cuộn áp


(ba cuộn di động) có cùng trục quay. Như vậy kim chỉ thị số cho kết quả công
suất của tải.

Hình 5.8: Đo công suất tải 3 pha 4 dây.

Hình 5.9: Watt kế 3 pha, 3 phần tử.


5.3.3 Đo công suất tải 3 pha 3 dây
Trong mạch điện 3 dây, cung cấp cho tải chỉ có 3 dây pha không có dây trung
tính. Nếu dùng watt kế một pha để đo công suất của tải thì mắc như hình 5.10.
W1 công suất đo được của watt kế 1: P1 = VACIAcos(ϕ + 30o) (5.15)
W2 công suất đo được của watt kế 2: P2 = VBCIBcos(30o – ϕ) (5.16)
W1 + W2 = VACIAcos(ϕ + 30o) + VBCIBcos(30o – ϕ ) (5.17)

109
Chương 5: Đo công suất và điện năng

Hình 5.10: Đo công suất tải 3 pha, 3 dây.


Trong trường hợp tải ba pha cân bằng
VAC = VBC = 3 V (V - điện áp pha), IA = IB = I (5.18)
Do đó: W1 + W2 = 3 VI[cos(ϕ + 30o) + cos(30o – ϕ )]

= 3 VI(2cos 30ocosϕ)
2 3
= 3 VI   cosϕ = 3VIcosϕ (5.19)
 2 
Vậy, W1 + W2 là công suất của tải ba pha cân bằng, cho nên chỉ cần biết
điện áp và tải một pha.
Trong trường hợp tải ba pha không cân bằng
P1 = vACiA công suất tức thời của watt kế 1
P2 = eBCiB công suất tức thời của watt kế 2
Mà: iA + iB + iC = 0 và vAC = vAO – vCO ; vBC = vBO – vCO
Như vậy: P1 + P2 = vAOiA + vBOiB + vCOiC
Vậy chỉ thị của hai watt-kế là tổng công suất của tải ba pha.
Trong thực tế nếu một trong hai watt kế nào có kim chỉ thị quay ngược thì khi đó
đổi hai đầu của cuộn dòng hoặc cuộn áp. Kết quả công suất đo được (watt kế W2
quay ngược do không mắc đúng thứ tự pha): P = P1 – P2
Đo công suất tải 3 pha không cân bằng, có thể dùng watt kế 3 pha 2 phần tử hay
watt kế 3 pha 2 phần tử rưởi .
Watt-kế ba pha hai phần tử (hình 5.11): có hai cuộn điện áp (hai cuộn di động)
có cùng trục quay và hai cuộn dòng điện (cuộn cố định). Phương pháp đo dùng

110
Chương 5: Đo công suất và điện năng

watt kế này giống như phương pháp đo dùng hai watt-kế một pha đo tải ba pha ba
dây. Do đó cách mắc mạch điện cũng giống như trước.

Hình 5.11: Watt kế 3 pha 2 phần tử


Watt-kế ba pha hai phần tử rưỡi (hình 5.12): thường dùng trong công nghiệp,
có hai cuộn áp có cùng một trục quay và ba cuộn dòng điện (cuộn dây thứ 3: một
nửa ở cuộn áp 1, một nửa cuộn áp 2). Phương pháp đo và cách mắc mạch đo giống
như watt kế ba pha, hai phần tử ở cuộn áp và loại ba phần tử ở phần cuộn dòng

Hình 5.12: Watt kế 3 pha 2 phần tử rưỡi.

Khi đo công suất tải 3 pha, trong trường hợp tải có điện áp cao và dòng điện lớn,
phải dùng đến biến áp và biến dòng để đo công suất của tải. Khi đó công suất của
tải được xác định:
P= PWkIkV; với kV: tỉ số biến áp, ki : tỉ số biến dòng. (5.20)

5.4 Đo công suất phản kháng của tải


5.4.1 Đo công suất phản kháng của tải 1 pha

111
Chương 5: Đo công suất và điện năng

Đo công suất phản kháng của tải dùng VAR kế có sơ đồ hình 5.13.
Công suất phản kháng được tính: Q = VIsinϕ = VIcos(90o – ϕ) (5.21)

Nếu dùng watt kế để đo công suất phản kháng của tải thì dòng điện qua
cuộn điện áp và cuộn dòng điện lệch pha thêm một góc 90o. Watt kế muốn biến
thành VAR kế, cuộn điện áp được mắc nối tiếp với điện cảm L.

Hình 5.13: Sơ đồ VAR kế điện động


5.4.2 Đo công suất phản kháng của tải 3 pha
Đo công suất phản kháng tải 3 pha 4 dây
Điện áp dây VBC, VAC, VAB trễ pha 90o so với điện áp pha VA, VB, VC
tương ứng. Theo cách mắc ở hình 5.14, đo công suất phản kháng QA thông qua
trị số của watt kế W1 :
PA = IAVBC cos(90o – ϕ) = IA 3 VA sinϕ = 3 QA (5.22)
PA được đọc trên watt kế W1.

Hình 5.14: Đo công suất phản kháng dùng watt kế 1 pha


Tương tự như vậy đối với pha A, pha C.
Công suất của tải ba pha bằng tổng số kết quả của ba watt kế chia cho 3 .

112
Chương 5: Đo công suất và điện năng

Đo công suất phản kháng tải 3 pha 3 dây


Trường hợp tải cân bằng: Mạch điện được mắc như hình 5.15, dùng 2 watt kế 1
pha hoặc một watt kế 3 pha 2 phần tử.

Hình 5.15: Đo công suất phản kháng tải 3 pha 3 dây, tải cân bằng dùng watt kế
Công suất đo bằng 2 watt kế một pha:
PW = IAVBCcos(90o – ϕ) + IBVCAcos(90o – ϕ) (5.23)
Tải cân bằng và điện áp đối xứng: VBC = VCA và IB = IA
PW = 2ILVLsinϕ, VL  3VA

 PW  2 3VL I L sin   2 3Q (5.24)


PW
2Q  (5.25)
3
Như vậy muốn biến watt kế thành VAR kế thì trên thang đo kết quả đọc phải
1
nhân với hệ số tỉ lệ và đơn vị là VAR (hoặc KVAR).
3
Trường hợp tải không cân bằng:
Công suất phản kháng được đo bằng 3 watt kế, 3 phần tử được mắc như
hình 5.16 khi đó kết quả được chia cho 3.

Hình 5.16: Đo công suất phản kháng tải 3 pha dùng watt kế
113
Chương 5: Đo công suất và điện năng

Nếu cách mắc hình 5.16, tải cân bằng, thì kết quả đọc được trên watt kế
một pha được nhân với 3 sẽ cho kết quả đo phản kháng.


3I AVB 3 sin   3I AVBC cos 90o   
 3IVB 3 sin 
(5.26)
 3I AVB sin 

PW 3  3QA , PW - trị số đọc trên watt kế. (5.27)

5.5 Đo điện năng


5.5.1 Đo điện năng tải 1 pha
Điện năng kế có cơ cấu hoạt động trên nguyên tắc cơ cấu cảm ứng điện
từ, được cấu tạo như hình 5.17 gồm có một bộ phận điện từ nối tiếp với tải
(cuộn dòng điện quấn trên mạch từ). Mắc song song với tải, cuộn dây quấn
trên mạch từ (cuộn áp). Dĩa nhôm có mép dĩa nằm trong khe hở của mạch
từ cuộn áp và cuộn dòng. Để cho dĩa nhôm quay đều có nam châm đệm, và
bộ cơ học có bánh răng ăn khớp trục quay của dĩa nhôm .

Hình 5.17: Điện năng kế 1 pha

114
Chương 5: Đo công suất và điện năng

Đồng hồ có đĩa nhôm có vòng quay xác định mức tiêu thụ điện năng của
tải. Đĩa được đặt giữa khe hở không khí và nam châm điện shunt. Nam châm song
song có cuộn áp và nam châm nối tiếp có cuộn dòng điện.
Cuộn áp tạo ra từ trường do điện áp cung cấp và cuộn dòng tạo ra từ trường
nhờ dòng điện.
Từ trường do cuộn dây điện áp gây ra bị trễ 90º so với từ trường của cuộn
dây dòng điện do dòng điện xoáy gây ra trong đĩa. Sự tương tác của dòng điện
xoáy và từ trường gây ra mômen xoắn, lực tác dụng lên đĩa. Do đó, đĩa bắt đầu
quay.
Lực tác dụng lên đĩa tỉ lệ với cường độ dòng điện và hiệu điện thế của cuộn
dây. Nam châm vĩnh cửu điều khiển chuyển động quay. Nam châm vĩnh cửu
chống lại chuyển động của đĩa và cân bằng với mức tiêu thụ điện năng. Bộ phận
đếm số vòng quay của đĩa.

Hình 5.18: Nguyên lý làm việc của điện năng kế


Cuộn áp có số vòng dây có cảm ứng lớn. Đường từ trở của mạch từ của rất
ít do khe hở không khí có khoảng cách nhỏ. Dòng điện Ip chạy qua cuộn áp do
điện áp cung cấp và bị trễ 90º.
Ip tạo ra hai Φp lại được chia thành Φp1 và Φp2. Phần chính của thông lượng
Φp1 đi qua khe hở. Từ thông Φp2 đi qua đĩa và tạo ra mômen xoắn dẫn động làm
quay đĩa nhôm.
Từ thông Φp tỷ lệ với điện áp đặt vào và nó bị trễ một góc 90º. Từ thông
xoay chiều và do đó tạo ra dòng điện xoáy Iep trong đĩa.

115
Chương 5: Đo công suất và điện năng

Dòng điện tải đi qua cuộn dây hiện tại gây ra từ thông Φs. Từ thông này
gây ra dòng điện xoáy Ies trên đĩa. Dòng điện xoáy Ies tương tác với từ thông Φp,
và dòng điện xoáy Iep tương tác với Φs để tạo ra một mômen xoắn khác. Các
mômen xoắn này ngược hướng và mômen xoắn làm quay đĩa là sự chênh lệch
giữa hai mômen xoắn này.
Giản đồ pha của đồng hồ đo năng lượng được thể hiện trong hình 5.19.

Hình 5.19: Giản đồ pha của đồng hồ đo năng lượng


V – điện áp đặt
I – dòng tải
∅ – góc pha của dòng tải
Ip – dòng qua cuộn áp
Δ – góc pha giữa điện áp nguồn và từ thông cuộn áp
f – tần số
Z – trở kháng đường đi của dòng điện xoáy
∝ – góc pha của các đường dòng điện xoáy
Eep – điện áp xoáy gây ra bởi từ thông
Iep – dòng điện xoáy do từ thông
Eev – điện áp xoáy do từ thông

116
Chương 5: Đo công suất và điện năng

Ies – dòng điện xoáy do từ thông


Mômen xoắn truyền động của đĩa được biểu thị:
f f
Td  12 sin  cos   K112 sin  cos  (5.28)
Z Z
Trong đó: K1- hằng số
Φ1 và Φ2 là góc pha giữa các từ thông. Đối với máy đo năng lượng,
lấy Φp và Φs.
β – góc pha giữa các từ thông Φp và Φp = (Δ – Φ),
f
Do đó: Td  K112 sin      cos  (5.29)
Z
Mà:  P  V , S  I
f
Td  K 2VI sin      cos  (5.30)
Z
Nếu f , Z , là hằng số, thì: Td  K 3VI sin      (5.31)

Nếu N là tốc độ ổn định, mômen hãm: TB  K 4 N (5.32)

Ở trạng thái ổn định, tốc độ của mômen lái bằng mômen hãm.
K 4 N  K 3VI sin      (5.33)

N  KVI sin      (5.34)

Nếu   90o , tốc độ N:

 
N  KVI sin 90o    KVI cos   K  P (5.35)

Tốc độ quay tỷ lệ thuận với công suất.


Tổng số vòng quay   Ndt  K VI sin      (5.36)

Nếu   90o , tổng số vòng quay  K  power dt  K  energy (5.37)

117
Chương 5: Đo công suất và điện năng

5.5.2 Đo điện năng tải 3 pha


Đo điện năng tải 3 pha sử dụng điện năng kế 3 pha, 3 phần tử hoặc điện năng kế
3 pha, 2 phần tử.

Hình 5.20: Điện năng kế 3 pha, 2 phần tử


Điện năng kế ba pha hai phần tử (hình 5.20) có 2 phần tử làm quay 2 đĩa
nhôm. Cách mắc mạch (hình 5.21) giống như watt kế ba pha hai phần tử. Sai số
của watt kế 2 phần tử không phụ thuộc vào sự cân bằng pha, điện áp không đối
xứng và theo tuần tự về pha của mạch đo.

Hình 5.21: Sơ đồ mắc điện năng kế 3 pha, 2 phần tử

Hình 5.22: mô tả mắc điện năng kế 3 pha, 3 phần tử giống như cách mắc
watt kế 3 pha 3 phần tử. Cả 3 phần tử này làm quay 3 đĩa nhôm có cùng một trục

118
Chương 5: Đo công suất và điện năng

quay, hoặc 1 đĩa nhôm (thường dùng trong thực tế). Trục quay được truyền động
sang bộ đếm số hiển thị kết quả đo.

Hình 5.22: Điện năng kế 3 pha 3 phần tử dùng trong điện 3 pha 4 dây
Lưu ý: Quy định của EVN về mua công suất phản kháng
1. Đối tượng phải mua công suất phản kháng
Bên mua điện có trạm biến áp riêng hoặc không có trạm biến áp riêng,
nhưng có công suất sử dụng cực đại đăng ký tại hợp đồng mua bán điện từ 40 kW
trở lên và có hệ số công suất cosφ< 0.9 phải mua công suất phản kháng (CSPK).
Trường hợp bên mua điện có công suất sử dụng cực đại đăng ký tại hợp
đồng mua bán điện dưới 40 kW nhưng có công suất sử dụng điện thực tế cực đại
từ 40 kW trở lên trong 3 chu kỳ ghi chỉ số công tơ liên tiếp thì bên mua điện thuộc
đối tượng phải mua công suất phản kháng kể từ chu kỳ ghi chỉ số kế tiếp của 3
chu kỳ ghi chỉ số trên. Bên mua điện có trách nhiệm thỏa thuận lại hợp đồng mua
bán điện với bên bán điện để thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị
định số 137/2013/NĐ-CP.
Trường hợp bên bán điện không đảm bảo chất lượng điện theo quy định tại
Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Điện lực thì bên mua điện không phải mua công suất phản kháng
khi hệ số công suất cosφ < 0.9.

119
Chương 5: Đo công suất và điện năng

2. Cách tính tiền CSPK


Tq = Ta x k%
Trong đó:
Tq: Tiền mua công suất phản kháng (chưa có thuế giá trị gia tăng);
Ta: Tiền mua điện năng tác dụng (chưa có thuế giá trị gia tăng);
k : Hệ số bù đắp chi phí do bên mua điện sử dụng quá lượng CSPK quy
định (%).
Bảng 5.1: Hệ số k bù đắp chi phí

5.6 Đo hệ số công suất


Dòng điện và điện áp là hai tín hiệu khi qua tải bất kỳ (thuần trở hoặc kháng
trở), có sự lệch pha hoặc không lệch pha phụ thuộc vào đặc tính của tải. Trong
điện, cần biết cosϕ (hệ số công suất), ϕ là góc lệch pha. Trong đo điện tử, cần quan

120
Chương 5: Đo công suất và điện năng

tâm đến sự lệch pha giữa hai tín hiệu bất kỳ, chẳng hạn như sự lệch pha giữa hai
tín hiệu vào và ra của mạch khuếch đại hoặc một hệ thống điều khiển.
Trong mục này, đề cập đến những phương pháp và thiết bị đo sự lệch pha giữa
dòng và áp qua tải, đo hệ số công suất còn một số phương pháp và mạch đo lệch
pha giữa hai tín hiệu có tần số lớn hơn sẽ trình bày ở phần thiết bị đo điện tử.
5.6.1 Đo cosϕ dùng vôn kế
Sử dụng 3 vôn kế để xác định cos  cho tải (hình 5.23). Trong hình 5.23: V1 -
điện áp của tải, V2 - điện áp của điện trở thuần, V3 - điện áp của R và tải,  : góc
lệch giữa tải và thuần trở R, chính là góc lệch pha giữa dòng và điện áp cho tải.
V32  V12  V22
cos   (5.38)
2V1V2

Hình 5.23: Mắc vôn kế đo cos 


5.6.2 Đo cosϕ bằng vôn kế, ampe kế và watt kế
Mạch điện được mắc như hình 5.24, ưatt kế cho biết công suất hiệu dụng Pe của
tải, vôn-kế và ampekế cho biết công suất biểu kiến: Pa = VI.
Pe
Cosϕ được xác định: cos   (5.39)
Pa

Hình 5.24: Đo cos  dùng vôn kế, ampe kế và watt kế


121
Chương 5: Đo công suất và điện năng

Trong phương pháp đo này, sai số tạo ra do ampe kế, vôn kế và watt kế. Ngoài ra
còn có sai số do cuộn dây điện áp của watt kế, do cấu tạo của cơ cấu điện động
5.6.3 Cosϕ kế đo hệ số công suất
Trường hợp tải một pha
Cos  một pha trong hình 5.25, có cuộn dây cố định hoạt động như một
cuộn dòng. Cuộn dây này được chia thành hai phần và mang dòng điện cần kiểm
tra. Từ trường của cuộn dây tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua cuộn
dây.
Đồng hồ có hai cuộn dây áp A và B giống hệt nhau. Cả hai cuộn dây đều
được xoay trên trục chính. Cuộn áp A không có điện trở thuần cảm mắc nối tiếp
với mạch, cuộn B có điện trở cảm lớn mắc nối tiếp với mạch.

Hình 5.25: Cos  một pha


Dòng điện trong cuộn A cùng pha với mạch điện còn dòng điện trong cuộn
B trễ pha so với hiệu điện thế gần bằng 90º. Sự kết nối của cuộn dây chuyển động
được thực hiện thông qua dây chằng bạc hoặc vàng giúp giảm thiểu mômen xoắn
điều khiển của hệ thống chuyển động.
Đồng hồ đo có hai mômen lệch hướng, một tác động lên cuộn dây A và
mômen kia tác động lên cuộn dây B. Các cuộn dây được bố trí sao cho ngược
chiều nhau. Kim chỉ thị ở trạng thái cân bằng khi các momen quay bằng nhau.
122
Chương 5: Đo công suất và điện năng

Mômen xoắn lệch tác dụng lên cuộn dây A:


TA  KVIM cos  sin  (5.40)
Với: θ – góc lệch so với mặt phẳng quy chiếu.
Mmax – giá trị lớn nhất của hệ số tự cảm giữa các cuộn dây.
Mômen lệch hướng tác dụng lên cuộn dây B:

  
TB  KVIM max cos 90o   sin 90o    (5.41)

TB  KVIM max cos  sin  (5.42)


Mô-men xoắn làm lệch đang hoạt động theo chiều kim đồng hồ.
Giá trị của độ tự cảm tối đa là giống nhau giữa cả hai phương trình lệch
hướng.
TA  TB
KVIM cos   sin    KVIM max cos   sin   (5.43)
Mômen xoắn này hoạt động theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Phương
trình trên cho thấy mômen lệch pha bằng góc pha của mạch.
Trường hợp tải ba pha

Hình 5.26: Cos  kế 3 pha

123
Chương 5: Đo công suất và điện năng

Cos  kế 3 pha được thể hiện trong hình 5.26. Cuộn dây chuyển động được
đặt nghiêng một góc 120º. Cả hai cuộn dây đều có điện trở nối tiếp.
Hiệu điện thế trên cuộn dây A là V12 và cường độ dòng điện qua nó là IA1.
Mạch điện của cuộn dây có điện trở nên cường độ dòng điện và hiệu điện thế cùng
pha với nhau. Tương tự, điện áp V13 và dòng điện IB1 cùng pha với nhau.
Giản đồ pha của Cos  kế ba pha được thể hiện trong hình 5.27.

Hình 5.27: Giản đồ pha của Cos  kế ba pha


Gọi Φ – góc pha của mạch.
θ – góc lệch so với mặt phẳng quy chiếu.
Momen lực tác dụng lên cuộn dây A:

  
TA  KVI12 M max cos 30o   sin 60o    (5.44)


TA  3KVI12 M max cos 30o    sin 120   
o
(5.45)

Momen lực tác dụng lên cuộn dây B:

  
TB  KVI12 M max cos 30o   sin 120o    (5.46)

Momen xoắn TA và TB tác dụng ngược chiều nhau.

      
cos 30o   sin 120o    cos 30o   sin 120o    (5.47)

Như vậy góc lệch của cuộn dây tỉ lệ thuận với góc pha của mạch.

124
Chương 5: Đo công suất và điện năng

5.7 Thiết bị chỉ thị đồng bộ hóa (Synchronoscope)


Trong các hệ thống điện xoay chiều, đồng bộ là một thiết bị cho biết mức độ đồng
bộ của hai hệ thống (máy phát hoặc mạng điện) với nhau.
Hai hệ thống điện được đồng bộ hóa, cả hai hệ thống phải hoạt động ở cùng
tần số và góc pha giữa các hệ thống phải bằng 0 (và hai hệ thống nhiều pha phải
có cùng trình tự pha). Đồng bộ đo và hiển thị chênh lệch tần số và góc pha giữa
hai hệ thống điện. Chỉ khi hai đại lượng này bằng 0 thì việc nối hai hệ thống với
nhau mới an toàn. Việc kết nối hai hệ thống nguồn AC không đồng bộ với nhau
có khả năng gây ra dòng điện cao, điều này sẽ làm hỏng bất kỳ thiết bị nào không
được bảo vệ bằng cầu chì hoặc bộ ngắt mạch. Hình 5.28 trình bày cách mắc thiết
bị.

Hình 5.28: Các mắc chỉ thị đồng bộ hóa


Cho lưới điện có điện áp: v = 2 Vcosωt (5.48)


Điện của máy phát điện: v '  V ' 2 cos  't    (5.49)

 
Có thể viết lại: v '  V ' 2 cos t    ,      ' t   (5.50)

Khung quay của thiết bị quay tự do và được nối với công tắc trượt, cho nên
khi tần số góc ω, ω’ hơi khác biệt thì khung quay sẽ quay với tốc độ tương ứng
với sự khác biệt.
Chiều quay của khung quay giúp cho sự điều chỉnh tần số của máy phát
tăng lên, hay giảm xuống. Đến khi tần số của hai tín hiệu bằng nhau thì khung
quay sẽ không quay tròn nữa mà sẽ lệch một góc θ tương ứng với sự lệch pha của
125
Chương 5: Đo công suất và điện năng

hai điện áp, sự đồng bộ hóa giữa hai tín hiệu được xác định đúng khi kim chỉ thị
ngay giữa thang đo.

5.8 Tần số kế
5.8.1 Đo tần số dùng máy đo tần số Weston
Sơ đồ mạch của máy đo tần số Weston được hiển thị trong hình 5.29.
Máy đo tần số Weston hoạt động theo nguyên tắc: bất cứ khi nào tần số của
tín hiệu đo thay đổi, sự phân bố dòng điện giữa mạch điện cảm và điện trở của
máy đo sẽ thay đổi.

Hình 5.29: Máy đo tần số Weston


Khi cung cấp nguồn cho máy đo tần số Weston, dòng điện bắt đầu chạy vào
cuộn dây A và B. Từ trường vuông góc được thiết lập trong các cuộn dây do dòng
điện. Độ lớn của từ trường phụ thuộc vào dòng điện đi qua các cuộn dây.
Từ trường của cả cuộn A và cuộn B tác dụng lên thanh sắt mềm và kim
nam châm. Vị trí của kim phụ thuộc vào độ lớn tương đối của từ trường tác dụng
lên.

126
Chương 5: Đo công suất và điện năng

Khi đo tần số, điện áp rơi trên điện kháng LA và điện trở RB có cùng độ lớn.
Do đó cường độ dòng điện chạy qua cuộn dây A và cuộn dây B bằng nhau.
Đồng hồ được thiết kế sao cho khi đo tần số thì điện áp rơi trên LA, LB, RA
và RB vẫn giữ nguyên. Do đó, dòng điện cùng cường độ đi qua các cuộn dây. Kim
nam châm tạo một góc 45° so với các cuộn dây và kim sắt mềm đặt ở tâm của
thang đo.
Khi đo tần số cao, điện kháng LA và LB của cuộn dây tăng lên và RA và RB
không đổi. Độ tự cảm làm tăng trở kháng của cuộn dây A. Khi cường độ dòng
điện trong cuộn dây A giảm, từ trường được tạo ra do cuộn dây, dòng điện A cũng
giảm.
Dòng điện chạy qua cuộn dây B càng lớn do các kết nối song song với cuộn
dây A. Từ trường được tạo trong cuộn dây B trở nên mạnh hơn cuộn dây A. Các
kim nam châm tự sắp xếp song song với trục của từ trường mạnh và kim lệch về
phía cuộn dây B từ trường mạnh.
Khi tần số của tín hiệu đo giảm so với giá trị bình thường, quá trình ngược
lại sẽ diễn ra và lệch về bên trái.

5.8.1 Đo tần số dùng cầu Wien


Hình 5.30 trình bày phương pháp dùng cầu Wien đo tần số. Độ chính xác từ 0.1%
đến 0.5% và đo tần số từ 100Hz đến 100kHz.

Hình 5.30: Mạch cầu Wien dùng đo tần số.


127
Chương 5: Đo công suất và điện năng

Khi cầu cân bằng:


 R1   j 
  R4   R2  R (5.51)
 1  jC1R1   C 2  3
Cân bằng phần thực:
R4 R2 C1
  (5.52)
R3 R1 C2
Cân bằng phần ảo:
R3 R2 2C2C1R1  R3 (5.53)
Tần số của tín hiệu:
1 1
 ,f  (5.54)
R1R2C1C2 2 R1R2C1C2

Con trượt của điện trở R1 và R2 kết nối cơ học với nhau. Vì vậy: R1 = R2.
Ngoài ra, còn có phương pháp đo tần số trong các máy đo chỉ thị số số sẽ trình
bày ở chương 8, mục 8.5.

128
Chương 5: Đo công suất và điện năng

BÀI TẬP
1. Hai đèn có điện trở là 80Ω và 120Ω mắc nối tiếp nhau, nối tiếp nguồn DC
200V. Xác định lỗi đo công suất đèn 80 Ω sử dụng vôn kế có điện trở nội 100 kΩ
và một ampe kế có điện trở nội 0.1 mΩ, khi:
(a) vôn kế được mắc gần bóng đèn hơn so với ampe kế
(b) khi ampe kế được nối gần bóng đèn hơn hơn vôn kế
Đáp án: (a) 79.986W,0.0175%; (b) 79.96W, 0.05%
2. Một watt kế: cuộn dòng điện có điện trở 0.1Ω, cuộn điện áp có điện trở 6.5kΩ.
Tính phần trăm lỗi trong khi đồng hồ được kết nối: (i) cuộn dây dòng điện nối
phía tải, (ii) cuộn áp nối về phía tải. Tải có thông số như sau: (a) 12 A ở 250 V
với hệ số công suất bằng 1 và (b) 12 A ở 25 V với hệ số công suất trễ 0.4.
Đáp án: (a) (i)0.18%, (a) (ii)0.32%; (b) (i) 1.2%, (b) (ii) 0.8%.
3. Đo tải ở 100 V và 9 A ở hệ số công suất 0.1, trễ pha. Mạch có: cuộn điện áp
điện trở là 3000 Ω và độ tự cảm 30 mH. Tính tỷ lệ phần trăm lỗi trong việc đọc
watt kế khi cuộn điện áp được kết nối (a) ở phía tải và (b) ở phía nguồn.
Cuộn dòng điện có điện trở 0.1 Ω và điện cảm không đáng kể . Giả sử tần số cung
cấp 50 Hz.
Đáp án: 6.44%, 11.69%
4. Một đồng hồ điện 1 pha quay 80 vòng/kwh. Tính số vòng quay của đĩa khi đo
năng lượng tiêu thụ bởi một tải mang 30A ở 230V và hệ số công suất 0.6. Tìm lỗi
phần trăm nếu đồng hồ thực sự có 330 vòng quay.
Đáp án: 4.14kWh, 331.2, -0.36%.
5. Đồng hồ điện 1 pha, 230V đo tải 10A, hệ số công suất bằng 1 trong 4 giờ. Đĩa
quay được 2760 vòng trong khoảng thời gian này thì đồng hồ có số vòng quay
bao nhiêu trên một đơn vị kWh? Tính toán hệ số công suất tải nếu số vòng quay
được thực hiện bởi đồng hồ là 1104 khi tải 5A ở 230 V trong 6 giờ.
Đáp án: 9.2kWh, 300 vòng/kWh, 0.533

129

You might also like