You are on page 1of 34

Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải

Báo Cáo Bài tập Lớn


Môn: Điện tử công suất
Nhóm 5
Lớp: TĐH 1- K61

Đề tài: Thiết kế bộ nguồn xoay chiều có điều chỉnh điện áp để cấp


cho tải là bóng đèn pha ô tô 12V- 60W
GVHD: Nguyễn Trung Dũng
Khoa: Điện – Điện tử

Năm học 2022-2023

1
Thành viên:
 Phạm Trung Dũng
 Đặng Hoàng An
 Lương Thị Ngọc Yến
 Đào Văn Giang
 Nguyễn Hiền Chiến
 Hán Hải Nguyên
 Trần Nhật Giang
 Phạm Thành Long
 Nguyễn Tùng Lâm
 Vũ Hồng Mạnh

2
Lời Mở Đầu
 Với xu hướng giáo dục hiện nay, việc học lý thuyết phải đi đôi với thực hành.
Cho nên việc học lý thuyết cơ bản trong lớp, trong trường thì đòi hỏi học sinh,
sinh viên phải biết ứng dụng những gì đã học vào thực tiễn, có vậy thì chúng ta
mới nắm bắt rõ được vấn đề đã học và hiểu sâu vấn đề đã học.
 Đồng thời giúp ta phát huy khả năng năng động sáng tạo. Nhất là đối với sinh
viên theo học những ngành kỹ thuật đòi hỏi sự năng động sáng tạo sự tỉ mỉ
chính xác và chỉnh chu. Đặc biệt là ngành Tự động hóa thì việc học và kết hợp
với thực hành là cực kỳ quan trọng.
 Khi được học môn Điện tử công suất chúng em có làm một đề tài về “ Thiết kế
bộ nguồn xoay chiều có điều chỉnh điện áp để cấp cho tải là bóng đèn pha ô
tô 12V- 60W ’’. Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, chúng em đã gặp một số
vướng mắc về lý thuyết và khó khăn trong việc thi công sản phẩm. Tuy nhiên,
chúng em đã nhận được sự giải đáp và hướng dẫn kịp thời của thầy Nguyễn
Trung Dũng. Tuy nhiên kinh nghiệm thực tế của chúng em chưa có nhiều nên
trong bài có nhiều thiếu sót. Rất mong thầy và các bạn đóng góp ý kiến giúp
chúng em tiến bộ hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

 Đặt vấn đề: Nguồn xoay chiều có lẽ là bộ nguồn rất thông dụng đối với
sinh viên ngành kỹ thuật tuy nhiên để có điện áp đầu ra mong muốn và ứng
dụng được vào các thiết bị thì ta cần phải tính toán các số liệu, từ đó tạo ra
một mạch điện tử thích hợp.
 Yêu cầu đề bài:
 Thiết kế bộ nguồn xoay chiều có điều chỉnh điện áp để cấp cho tải là
bóng đèn pha ô tô 12V- 60W
 Đầu vào: Nguồn xoay chiều 220V
 Đầu ra: Bóng đèn pha ô tô 12V- 60W

3
Mục lục
Nội dung
Lời Mở Đầu................................................................................................................................................3
CHƯƠNG I: ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU MỘT PHA VÀ MỘT SỐ VAN BÁN DẪN...............5
1. Khái niệm.............................................................................................................................................5
2. Nguyên lý điều khiển động cơ xoay chiều một pha.............................................................................5
3. Một số mạch điều khiển động cơ một pha..........................................................................................6
4. Một số van bán dẫn.............................................................................................................................7
4.1 Giới thiệu về phần tử bán dẫn Triac..........................................................................................7
4.2 Giới thiệu về phần tử bán dẫn Thyristor...................................................................................9
Chương 2: Bộ điều áp xoay chiều một pha............................................................................................12
1. Đặt vấn đề:........................................................................................................................................12
2. Phân tích............................................................................................................................................12
Chương 3: Thiết kế mạch........................................................................................................................16
I. Các thiết bị cần sử dụng trong mạch..................................................................................................17
1. Triac..............................................................................................................................................17
2. TCA785.........................................................................................................................................20
3. Biến trở.........................................................................................................................................25
4. Diode Zener..................................................................................................................................25
5. Mạch mô phỏng trên phần mềm proteus...................................................................................25
II. Tính toán chi tiết................................................................................................................................25
1. Tính chọn mạch nguồn............................................................................................................26
2. Tính chọn mạch điều khiển.....................................................................................................26
3. Tính chọn mạch bảo vệ............................................................................................................27
III. Các phần tử có trong mạch...............................................................................................................27
IV. Mạch mô phỏng...............................................................................................................................30
1. Mạch nguồn..............................................................................................................................30
2. Mạch lực...................................................................................................................................30
3. Mạch điều khiển.......................................................................................................................30
4. Sơ đồ toàn mạch.......................................................................................................................32
Lời Kết......................................................................................................................................................33

4
CHƯƠNG I: ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU MỘT PHA VÀ
MỘT SỐ VAN BÁN DẪN.

1. Khái niệm

- Động cơ điện xoay chiều một pha (gọi tắt là động cơ một pha) là động cơ điện
xoay chiều không cổ góp được chạy bằng điện một pha. Loại động cơ điện này
được sử dụng khá rộng rãi trong công nghiệp và trong đời sống như động cơ bơm
nước động cơ quạt động cơ trong các hệ thống tự động...Khi sử dụng loại động cơ
này người ta thường cần điều chỉnh tốc độ ví dụ như quạt bàn, quạt trần.

- Để điều khiển tốc độ động cơ một pha người ta có thể sử dụng các phương pháp
sau:

+ Thay đổi số vòng dây của Stato

+ Mắc nối tiếp với động cơ một điện trở hay cuộn dây điện cảm.

+ Điều khiển điện áp đưa vào động cơ.

2. Nguyên lý điều khiển động cơ xoay chiều một pha.

- Trước đây điều khiển tốc độ động cơ bằng điều khiển điện áp xoay chiều đưa vào
động cơ, người ta thường sử dụng hai cách phổ biến là mắc nối tiếp với tải một
điện trở hay một điện kháng mà ta coi là Zf hoặc là điều khiển điện áp bằng biến
áp như là survolter hay các ổn áp.

- Hai cách trên đây đều có nhược điểm là kích thước lớn và khó điều khiển liên tục
khi dòng điện lớn.

- Ngày nay với việc ứng dụng Tiristor và Triac vào điều khiển, người ta có thể điều
khiển động cơ một pha bằng bán dẫn.
5
3. Một số mạch điều khiển động cơ một pha

- Một trong những ứng dụng rất rộng rãi của điều áp xoay chiều là điều khiển động
cơ điện một pha mà điển hình là điều khiển tốc độ quay của quạt điện.

- Chức năng của các linh kiện trong sơ đồ hình 15 - 4:

T - Triac điều khiển điện áp trên quạt.

VR - biến trở để điều chỉnh khoảng thời gian dẫn của Triac.

R - điện trở đệm.

D - diac - định ngưỡng điện áp để Triac dẫn.

C - Tụ điện tạo điện áp ngưỡng để mở thông diac.

- Điện áp và tốc độ của quạt có thể được điều khiển bằng cách điều chỉnh biến trở
VR trên hình a. Tuy nhiên sơ đồ điều khiển này không triệt để, vì ở vùng điện áp
nhỏ khi Triac dẫn ít rất khó điều khiển.

- Sơ đồ hình b có chất lượng điều khiển tốt hơn. Tốc độ quay của quạt có thể được
điều khiển cũng bằng biến trở VR. Khi điều chỉnh trị số VR ta điều chỉnh việc nạp
tụ C lúc đó điều chỉnh được thời điểm mở thông diac và thời điểm Triac dẫn. Như
vậy Triac được mở thông khi điện áp trên tụ đạt điểm dẫn thông diac. Kết quả là
muốn tăng tốc độ của quạt ta cần giảm điện trở của VR để tụ nạp nhanh hơn, Triac
dẫn sớm hơn điên áp ra lớn hơn. Ngược lại điên trở của VR càng lớn tụ nạp càng
chậm Triac mở càng chậm lại điện áp và tốc độ của quạt nhỏ xuống.

* Mạch điều khiển trên đây có ưu điểm:


6
- Có thể điều khiển liên tục tốc độ quạt - có thể sử dụng cho các loại tải khác như
điều khiển độ sáng của đèn sợi đốt, điều khiển bếp điện rất có hiệu quả.

- Kích thước mạch điều khiển nhỏ, gọn.

* Nhược điểm

- Nếu chất lượng Triac, diac không tốt thì ở vùng tốc độ thấp quạt sẽ xuất hiện
tiếng ù do thành phần một chiều của dòng điện.

4. Một số van bán dẫn

4.1 Giới thiệu về phần tử bán dẫn Triac

4.1.1 Cấu tạo và kí hiệu

7
- Triac là linh kiện bán dẫn tương tự như hai Thyristor mắc song song ngược,
nhưng chỉ có một cực điều khiển. Triac là thiết bị bán dẫn ba cực, bốn lớp. Có thể
điều khiển cho mở dẫn dòng bằng cả xung dương (dòng đi vào cực điều khiển) lẫn
xung dòng âm (dòng đi ra khỏi cực điều khiển). Tuy nhiên xung dòng điều khiển
âm có độ nhạy kém hơn, nghĩa là mở Triac sẽ cần một dòng điều khiển âm lớn hơn
so với dòng điểu khiển dương. Vì vậy trong thực tế để đảm bảo tính đối xứng của
dòng điện qua Triac thì sử dụng dòng điều khiển âm là tốt hơn cả.
* Nguyên lý hoạt động.
Có 4 tổ hợp điện thế có thể mở Triac cho dòng chảy qua:
B2 G
+ +
+ -
- -
- +

- Trường hợp MT2 (+), G(+). Thyristor T mở cho dòng chảy qua như một
Thyristor thông thường.
- Trường hợp MT2 (-), G(-). Các điện tử từ N2 phóng vào P2. Phần lớn bị trường nội
tại EE1 hút vào, điện áp ngoài được đặt lên J 2 khiến cho Barie này cao đến mức hút
vào những điện tích thiểu số (các điện tử của P1) và làm động năng của chúng đủ
lớn để bẻ gãy các liên kết của các nguyên tử Sillic trong vùng. Kết quả là một phản
ứng dây chuyền thì T’ mở cho dòng chảy qua.

8
4.2 Giới thiệu về phần tử bán dẫn Thyristor
4.2.1 Cấu tạo và ký hiệu

- Ký hiệu:

A G
P1 N1 P2 N2 K
A K 9

G
4.2.2 Mạch nguyên lý hoạt động của Thyristor

10
- Ban đầu công tắc K2 đóng, Thyristor mặc dù được phân cực thuận
nhưng vẫn không có dòng điện chạy qua, đèn không sang.

11
- Khi công tắc K1 đóng, điện áp U1 cấp vào chân G làm Q2 dẫn =)
Q1 dẫnt =) dòng điện từ nguồn U2 đi qua Thyristor làm đèn sáng.

- Tiếp theo ngắt K1: đèn vẫn sáng, vì khi Q1 dẫn, điện áp chân B đèn
Q2 tăng làm Q2 dẫn, khi Q2 dẫn làm áp chân B đèn Q1 giảm làm
đèn Q1 dẫn , như vậy hai đèn định thiên cho nhau và duy trì trang
thái dẫn điện.

- Đèn sáng duy trì cho đến khi K2 ngắt =) Thyristor không được cấp
điện và ngưng trang thái hoạt động.

- Khi Thyristor đã ngưng dẫn, đóng K2 nhưng đèn vẫn không sáng
như trường hợp ban đầu.

12
Chương 2: Bộ điều áp xoay chiều một pha

1. Đặt vấn đề:


- Các bộ biến đổi điện áp xoay chiều dùng để biến đổi điện áp hiệu dụng đặt lên
tải. Nguyên lý của bộ biến đổi này là dùng các phần tử van bán dẫn nối tải với
nguồn trong một khoảng thời gian t1 rồi lại cắt đi trong một khoảng thời gian t 0
theo một chu kỳ lặp lại T. Bằng cách thay đổi độ rộng của t 1 hay t0 trong khoảng T
ta thay đổi được giá trị điện áp trung bình ra trên tải. Nguyên lý này có ưu điểm là
điều chỉnh điện áp ra trong một phạm vi rộng và vô cấp, hiệu suất cao vì tổn thất
trên các phân tử điện tử công suất rất nhỏ. Điều áp xoay chiều thường được sử
dụng trong điều khiển chiếu sáng, đốt nóng, trong khởi động mềm và điều chỉnh
tốc độ quạt gió hoặc máy bơm.
- Phân loại: Dựa vào số pha nguồn cấp mà ta có các bộ điều chỉnh điện áp khác
nhau là Điều áp xoay chiều một pha, Điều áp xoay chiều ba pha.

2. Phân tích

2.1 Giới thiệu một số mạch động lực

Zf
TBB§
U1
U1 U2 i Z i Z U2 U1 i Z U2

a b C

Hình 8: Các phương án điều áp một pha.


- Hình 1a là điều áp xoay chiều điều khiển bằng cách mắc nối tiếp với tải
mộtđiện kháng hay điện trở phụ (tổng trở phụ ) biến thiên. Sơ đồ mạch điều chỉnh
này đơn giản dễ thực hiện. Tuy nhiên, mạch điều chỉnh kinh điển này hiện nay ít
được dùng, do hiệu suất thấp (nếu Zf là điện trở ) hay cos thấp(nếu Zf là điện cảm
).

13
- Hình 1b người ta có thể dùng biến áp tự ngẫu để điều chỉnh điện áp xoay chiều
U2. Điều chỉnh bằng biến áp tự ngẫu có ưu điểm là có thể điều chỉnh điện áp
U2 từ 0 đến trị số bất kì, lớn hay nhỏ hơn điện áp vào. Nếu cần điện áp ra có
điều chỉnh, mà vùng điều chỉnh có thể lớn hơn điện áp vào, thì phương án phải
dùng biến áp là tất yếu. Tuy nhiên, khi dòng tải lớn, sử dụng biến áp tự ngẫu để
điều chỉnh, khó đạt được yêu cầu như mong muốn, đặc biệt là không điều chỉnh
liên tục được, do chổi than khó chế tạo để có thể chỉ tiếp xúc trên một vòng dây
của biến áp.
Hai giải pháp điều áp xoay chiều trên hình 1a,b có chung ưu điểm là điện áp
hình sin, đơn giản. Có chung nhược điểm là quán tính điều chỉnh chậm và không
điều chỉnh liên tục khi dòng tải lớn. Sử dụng sơ đồ bán dẫn để điều chỉnh xoay
chiều, có thể khắc phục được những nhược điểm vừa nêu.
- Các sơ đồ điều áp xoay chiều bằng bán dẫn trên hình 1c được sử dụng phổ
biến. Lựa chọn sơ đồ nào trong các sơ đồ trên tuỳ thuộc dòng điện, điện áp tải và
khả năng cung cấp các linh kiện bán dẫn. Có một số gợi ý khi lựa chọn các sơ đồ
hình 1c như sau:

T1 T

U1 Z U1 Z
T2

a. b.
T1 D1
D2
D1
D2 T2 T

U1 Z D4 D3 Z
U1

c.
d.

Hình 9: Sơ đồ điều áp xoay chiều một pha bằng bán dẫn

14
a. bằng hai tiristor song song ngược
b. bằng triac
c. bằng một tiristor một diode
d. bằng bốn diode một tiristor
2.2 Điều áp xoay chiều ứng với tải RL

Hình dáng dòng điện và điện áp đối với tải R-L

Khi tiristor T1 mở có phương trình:


di
L dt + Ri = √ 2 sinω t
V R
θ
i = √ 2 √ R +( ωL) sin(θ−ψ ) + Ae- ωL
2 2

Hằng dạng số tích phân A được xác định : Khi θ=α thì i = 0. Biểu thức dòng tải i
có dạng:
V θ−α
i = √ 2 √ R +( ωL) [ sin(θ−ψ ) - sin(α −ψ )e tgψ ]
2 2

Biểu thức này đúng trong khoảng θ=α đến θ=β

Góc β được thay đổi bằng cách thay θ=β và đặt i= 0

15
β−α
Sin( β−ψ )- sin(α −ψ ).e- tg ψ = 0
ωL
Trong biểu thức trên: tgψ = R
Tiristor T1 phải được khoá lại trước khi cho xung mở T 2, nếu không thì không thể
mở được T2, tức β≤π +α . Để thoả mãn điều kiện này ta phải có: α ≥ψ

Hình dáng dòng điện và điện áp đối với tải thuần trở và thuần cảm
Điều đó nói lên rằng, ngay cả trường hợp tải thuần trở, lưới điện xoay chiều vẫn
phải cung cấp một lượng công suất phản kháng.
Giá trị hiệu dụng của điện áp trên tải:

√ √
π
1 2 π−2 α +sin 2 α
π
∫ ( √ 2V sin θ )2 . dθ
Ut= α = U. 2π

Giá trị hiệu dụng của dòng tải:


U

It = R .(
2 π−2 α +sin 2 α
2π )
Công suất tác dụng cung cấp cho mạch tải:
U 2 2 π −2 α+sin 2 α
P = UtIt = ( R ).( 2π )

16
Như vậy bằng cách làm biến đổi góc α từ 0 đến π , người ta có thể điều chỉnh
U2
được công suất tác dụng từ giá trị cực đại P = ( R ) đến 0.
Dưới đây là bảng góc mở α ứng với từng loại tải:

17
Chương 3: Thiết kế mạch
Sơ đồ khối:

12V – 5A
Khối Mạch
Mạch Mạch
nguồn điều
cách ly lực
khiển

I. Các thiết bị cần sử dụng trong mạch

1. Triac
Với yêu cầu của đề tài là thiết kế bộ điều áp xoay chiều cho đèn pha ô tô (tải
R+L) nên chúng em chọn sơ đồ dùng TRIAC để điều khiển vì sơ đồ dùng Triac có
những ưu điểm sau:
- Công suất tải là không lớn nên Triac đáp ứng đầy đủ về công suất đáp
ứng
- Mạch điều khiển Triac đơn giản.
- Giá thành rẻ, vận hành đơn giản.

18
a. Sơ đồ mạch

b. Nguyên lý làm việc.


Tín hiệu được đưa vào chân điều khiển G của Triac. Triac có nhiệm vụ điều
khiển mở dẫn dòng từ đó ta nhận được giá trị điện áp trên tải tương ứng với góc
mở của triac khi ta điều chỉnh biến trở V11 để điều chỉnh độ rộng xung vuông
tương ứng tải ở trên sơ đồ có thể đặt trước hoặc sau van đều được:
Dưới đây là sơ đồ dạng sóng đầu ra của van khi điều chỉnh góc mở:

19
Nhìn từ hình trên ta thấy do tải có tính cảm khám nên khi tắt vẫn có một phần
điện áp trả lại của động cơ. Nên có thể xuất hiện một vùng không hoạt động nếu
diện cảm lớn thì mạch có thể không hoạt động hoàn toàn

Nguyên nhân của hiện tượng này như sau:


Em xin trình bày với 2 tiristor mắc song song ngược (tương tự 1 triac)
Khi điện áp nguồn U1 đã đổi dấu mà cuộn dây điện cảm chưa xả hết năng
lượng, làm cho T1 vẫn dẫn từ π cho đến φ1 nếu T1 đang dẫn chứng tỏ T1 đang
phân cực thuận và điện áp Ua1a2>0.Khi T1 phân cực thuận chứng tỏ T2 phân cực
ngược. Do đó trong vùng từ φ1 cho đến π nếu có phát xung điều khiển T2 thì T2
không dẫn được. Phần này em cũng đã trình bày ở trên.

Thứ 2 là do khi có điện cảm, dòng điện không biến thiên đột ngột tại thời
điểm mở tiristor, điện cảm càng lớn khi dòng điện biến thiên càng chậm. Nếu độ
rộng xung điều khiển hẹp, dòng điện khi có xung điều khiển không đủ lớn hơn
dòng điện duy trì, do đó van bán dẫn không tự giữ dòng điện. Kết quả không có
dòng điện, van sẽ không mở. Hiện tượng này sẽ thấy ở cuối và đầu chu kỳ điện áp,
lúc đó điện áp tức thời đặt vào van bán dẫn nhỏ. Khi kết thúc xung điều khiển,
dòng điện còn nhỏ hơn dòng duy trì nên van bán dẫn khoá luôn. Chỉ khi nào điện
áp mở ở van đủ lớn hơn dòng dòng điện duy trì, dòng điện mới tồn tại trong mạch

20
Để khắc phục hiện tường này là tạo xung gián đoạn bằng chùm xung liên tiếp
như hình vẽ dưới đây. Từ thời điểm mở van cho tới cuối bán kỳ:
Dưới đây là sơ đồ:

Tuỳ theo tải có điện cảm lớn cỡ nào mà ta thiết kế chọn độ rộng xung cho hợp
lý.
2. TCA785
- TCA785 là IC điều khiển pha dùng để điều khiển các Thyristor, Triac và
Transistor. Xung kích hoạt có thể được dịch chuyển trong một góc pha từ 0 ˚ đến
180 ˚. Các ứng dụng điển hình bao gồm mạch chuyển đổi, bộ điều khiển xoay
chiều và bộ điều khiển dòng điện ba pha

- IC này thay thế cho các loại TCA 780 và TCA 780 D.

Đặc tính thông số kỹ thuật TCA785:

21
+ Điện áp nuôi: US = 18V
+ Dòng điện tiêu thụ: IS = 10mA
+ Dòng điện ra: I = 250mA
+ Điện áp răng cưa: Ur max = (US - 2)V
+ Điện trở trong mạch tạo điện áp răng cưa: R9 = 20KΩ ¿ 500KΩ
+ Điện áp điều khiển: U11 = -0,5 ¿ (US-2)V
+ Dòng điện đồng bộ: IS = 200 μ A
+ Tụ điện: C10 = 0,5 μ F
+ Tần số xung ra: f = 10 ¿ 500 Hz
Sơ đồ chân TCA785

Số chân Tên chân Mô tả


1 GND Chân ground
2 Q2’ Đầu ra 2 đảo ngược
3 QU Đầu ra U
4 Q1’ Đầu ra 1 đảo ngược
5 Vsync Điện áp đồng bộ
6 I Cản
7 QZ Đầu ra Z
8 Vref Điện áp cân bằng
9 R9 Điện trở dốc
10 C10 Điện dung dốc
11 V11 Điều khiển điện áp
12 C12 Phần mở rộng xung
13 L Xung dài
14 Q1 Đầu ra 1
15 Q2 Đầu ra 2
16 Vs Điện áp nguồn

22
Dạng sóng và chức năng của các chân TCA785

Các thông số của TCA 785.

23
Giá trị Giá trị Giá trị Đơn vị
nhỏ nhất tiêu lớn
biều nhất
Thông số
F
=50Hz
Vs = 5v
Dòng tiêu thụ I.S 4,5 6,5 10 mA
Điện áp vào điềukhiển,chân11 V11 0,2 V10max V
Trở kháng vào R11 15 KΩ
Mạch tạo răng cưa
Dòng nạp tụ I10 10 1000 μA

Biên độ của răng cưa V10 VS-2 V


Điện trở mạch nạp
Thời gian sườn ngắn của xung R9 3 80 300 KΩ
răng cưa μS
TP

Tín hiệu cấm vào, chân 6


Cấm V6I 3,3 2,5 V
Cho phép V6H 4 3,3 V
Độ rộng xung ra, chân13
Xung hẹp V13H 3,5 2,5 2,5 V
Xung rộng V13L 3,5 V

Xung ra, chân 14, 15


Điện áp ra mức cao V14/ VS-3 VS-2,5 VS-1,0 V
15L
Điện áp ra mức thấp 0,3 0,8 2 V
V14/ μS
Độ rộng xung hẹp 20 30 40
15L

24
Độ rộng xung rộng tp 530 620,m 760 μ S/nF

Điện áp điều khiển


Điện áp chuẩn Vref 2,8 3,1 3,4 V
Góc điều khiển ứng với điện α ref 2 x10-4 5x10-4 1/K
áp chuẩn

Sơ đồ chức năng chân của vi mạch TCA785

Sơ đồ khối chức năng chân của tca785

25
3. Biến trở
- Biến trở theo tên tiếng Anh có nghĩa là variable resistor, đây thực chất chính là
một loại điện trở mà nó có thể thay đổi được giá trị (trị số), được sử dụng chủ yếu
để điều chỉnh cường độ dòng điện ở trong mạch về định mức phù hợp nhất.
- Nói cách khác thì biến trở chính là các thiết bị mà có điện trở thuần có thể tự
biến đổi được theo mục đích. Bản chất của nó là một bộ chuyển đổi điện cơ, hoạt
động thông qua việc trượt một tiếp điểm ở trên một phần tử điện trở.
- Hiểu theo một cách khác thì Biến trở là một loại điện trở mà ở nó có thể thay đổi
được trở kháng như các núm vặn điều chỉnh âm lượng. Các loại cảm biến có điện
trở biến thiên như: cảm biến nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, lực tác động và các phản
ứng hóa học.

4. Diode Zener

Diode Zener còn gọi là (diode ổn áp) có kí hiệu là (D), là một loại diode bán
dẫn làm việc ở chế độ phân cực ngược trên vùng điện áp đánh thủng (breakdown).
Điện áp này còn gọi là điện áp Zener hay "tuyết lở" (avalanche). Khi đó giá trị điện
áp ít thay đổi hơn.
Nó được chế tạo sao cho khi phân cực ngược thì Diode Zener sẽ ghim một mức
điện áp gần cố định bằng giá trị ghi trên Diode, làm ổn áp cho mạch điện.
5. Mạch mô phỏng trên phần mềm proteus

II. Tính toán chi tiết

Từ đề bài ta có:
Công xuất định mức của tải Pđm =60W
Dòng điện định mức V=12V
Điện áp định mức Iđm = 5A
Nguồn điện áp cấp vào 220VAC – 50Hz
 Ta có điện áp hiệu dụng trên tải đạt giá trị lớn nhất khi góc mở α=0
 Vậy điện áp hiệu dụng trên tải là:
Ucmax= U 1 √ = 220 √
2 π −2 α + sin (2 α ) 2 π−2.0+ sin ( 0 )
= 220V
2π 2π
 Điện áp làm việc cực đại của Triac là:
U Tmax =√ 2. U Cmax = √ 2. 220 = 311,13V
 Điện áp chọn van:
26
U đmvan = ku.UTmax = (1,6-2).311,13 = 497,84 / 622,3V
 Dòng định mức qua van cần chọn;
U đmvan = 5/30% = 16,67A
 Chọn loại Triac sau: BTA20600B
Điện áp định mức: Uđm = 600V
Dòng điện định mức: Iđm = 20A
Dòng điện điều khiển: Iđk = 50mA
Điện áp điều khiển: Uđk = 1,5V
Dòng điện duy trì: 75mA
Sụt trên van khi mở: U = 1,7V
Thời gian giữ xung điều khiển: tx = 2.µS
Nhiệt độ làm việc cực đại: t0 C = 110O C
1. Tính chọn mạch nguồn
Do yêu cầu điện áp nguồn nuôi TCA785 là 12V nên ta dùng IC7815 để ổn áp.
Với đầu ra Ura = 15V và đặc tính kỹ thuật của IC7815 thì điện áp vào IC cần thỏa
mãn từ 5V đến 24V. Điện áp lưới U = 220V
- Chọn biến áp 220V / 15VAC
- Ổn áp IC7815
- Chọn tụ lọc C = 2200µF

2. Tính chọn mạch điều khiển


Thông số mạch điều khiển theo datashiet của TCA785:
+ Chân 9 nối với một điện trở 22kΩ và 1 biến trở 50kΩ để điều chỉnh độ mịn cho
góc mở nhờ điều chỉnh biên độ của xung răng cưa.
+ Chân 10 nối tụ C0 = 0,1µF tạo biên độ.
+ Chân 11 nối với 1 điện trở 22kΩ vào biến trở 50kΩ để điều khiển độ rộng xung
qua đó điều chỉnh góc mở cho triac và từ đó nhận được một giá trị điện áp tương
ứng trên tải.

27
+ Chân 12 nối tụ C = 47nF tạo độ rộng xung.
3. Tính chọn mạch bảo vệ
a. Bảo vệ quá nhiệt
Triac làm việc với dòng tối đa Imax = 5A chịu tổn hao trên van là (∆P2), Tổng
tổn hao là:
∆P = ∆P1 + ∆P2 = U.Imax = 1,7 . 5 = 8,5W
Mặt khác, van chỉ làm việc tới T = 1250 C
ΔP
Diện tích bề mặt tỏa nhiệt: Stn = k τ
tn

Tổn hao công suất: ∆P = 8,5W

Độ chênh lệch so với nhiệt độ môi trường τ = T – Tmt


Có T = 1250 C, chọn nhiệt độ môi trường là 250 C

τ = 125 – 25 = 1000 C
Ktn: hệ số xét điều kiện tỏa nhiệt. Chọn Ktn = 8.10 -4 W/cm2 C
8,5
 stn = −4 = 106,25 cm2
8 ⋅10 ⋅100
b. Bảo vệ quá dòng cho van
Chọn cầu chì tác động nhanh để bảo vệ mạch nguồn:
Icc = 1,1 . Iđm = 1,1 . 5 = 5,5A
 Chọn cầu chì 6A.

III. Các phần tử có trong mạch

- Triac BTA24-600B
Dòng điện cực đại: 24A
Điện áp cực đại: 600V
Hoạt động trong môi trường: -400 C – 1250 C
Kiểu chân: TO220

28
- TCA785
Điện áp hoạt động: 8 - 18V.
Dòng tiêu thụ: 6.5 mA.
Nhiệt độ: -25 ~ +85 độ C.
Kiểu chân: DIP 16.

- IC7815
Điện áp đầu vào cực đại: 40V
Dòng ngắn mạch: 250mA
Dòng đỉnh: 2,2A
Nhiệt độ hoạt động: 0 – 120 độ C

- Tụ gốm 102
Điện dung: 102pF
Điện áp: 50V
Nhiệt độ làm việc: -25 độ C – 85 độ C
Loại tụ: không phân cực

- Opto PC817
Dòng chuyển tiếp: 50mA
Điện áp UCE max: 80V
Dòng IC max: 50mA
Nhiệt độ làm việc: -30 độ C – 100 độ C
Kích thước: 3.5x4.58x6.5 cm

29
- Điện trở, biến trở
+ Điện trở 4 vạch màu 10kΩ +- 5%

+ Biến trở 201


Điện trở: 200Ω
Kiểu chân xuyên lỗ
Hướng chỉnh ngang
Công suất định mức: 0.1W
Sai số: +-20%
Nhiệt độ làm việc: -55 độ C – 125 độ C

- Triết áp
Giá trị: 1kΩ
Sai số: 10%
Số chân: 3
Nhiệt độ làm việc: -55 độ C – 125 độ C

- Diode Zener
Điện áp ngược: 13,8V – 15,6V
Công suất: 1/2W
Nhiệt độ làm việc: -55 độ C – 200 độ C

IV. Mạch mô phỏng

1. Mạch nguồn

30
2. Mạch lực

Nguyên lý: Tín hiệu được đưa vào chân điều khiển G của Triac. Triac có nhiệm
vụ điều khiển mở dẫn dòng từ đó ta nhận được giá trị điện áp trên tải tương ứng
với góc mở của triac khi ta điều chỉnh biến trở VR1 để điều chỉnh độ rộng xung
vuông tương ứng tải ở trên sơ đồ có thể đặt trước hoặc sau van đều được.
3. Mạch điều khiển

31
32
4. Sơ đồ toàn mạch

33
Lời Kết
Như vậy, sau gần 2 tháng nhận và thực hiện bài tập lớn môn học với đề tài:
“Thiết kế bộ nguồn xoay chiều có điều chỉnh điện áp để cấp cho tải là bóng
đèn pha ô tô 12V- 60W” bằng các phần tử bán dẫn công suất cho đến nay chúng
em đã hoàn thành. Cùng với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, sự giúp đỡ của bạn bè
trong lớp, và đặc biệt với sự giúp đỡ nhiệt tình, tận tâm của Thầy giáo: Nguyễn
Trung Dũng chúng em đã thực hiện được một cách tương đối tốt những yêu cầu
cơ bản mà đề tài đặt ra.
Nhưng bên cạnh đó, trong thời gian thực hiện đề tài, do với trình độ kiến thức
còn có hạn nên không tránh khỏi những sai sót. Do đó chúng em rất mong sẽ nhận
được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạn để chúng em ngày
một được hoàn thiện hơn.
Chúng em cũng xin được cảm ơn tất cả các thầy, các cô giáo thuộc bộ môn “
Điều khiển học ” đã giúp đỡ chúng em, tận tình chỉ bảo để chúng em có thể hoàn
thiện được bài tập này.
Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn!

34

You might also like