You are on page 1of 13

Vai trò của động Phong Nha – Kẻ Bàng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của

miền Trung.

Động Phong Nha - Kẻ Bàng không chỉ là một trong những kỳ quan thiên nhiên hiếm

có trên thế giới mà còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Quảng Bình nói riêng và miền Trung nói chung, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế,

tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho xã hội, góp phần đáng kể vào công cuộc xóa đói giảm

nghèo và cải thiện sinh kế gia đình.

1. Di sản thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế

- xã hội thông qua phát triển du lịch, dịch vụ.

Trong những năm qua, kinh tế khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng đang ngày càng được

hỗ trợ thông qua các hoạt động du lịch, dịch vụ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

tỉnh và địa phương. Thông qua phát triển du lịch, dịch vụ, động Phong Nha – Kẻ Bàng đã có

tác động đáng kể đến kinh tế, xã hội toàn miền Trung, góp phần trực tiếp và gián tiếp trong

tạo việc làm, tăng thu nhập và doanh thu trong khu vực. Số lượng khách đến thăm quan tăng

nhanh đáng kể trong thời gian gần đây là một minh chứng cho sự đóng góp đáng kể của động

vào phát triển du lịch tỉnh nhà. Từ khoảng 115.000 lượt người năm 2001 lên 961.425 lượt

người năm 2011 (trong đó khách nước ngoài chiếm khoảng 2,7%) cho thấy tầm ảnh hưởng về

giá trị du lịch của động ngày càng cao và là một điểm đến hấp dẫn cho du khách thập phương

qua các chuyến tham quan du lịch tại Phong Nha – Kẻ Bàng. Sự tác động này thể hiện trên

các phương diện sau:

- Thực tế cho thấy hoạt động du lịch đóng góp rất nhiều vào ngân sách địa phương.

Trong giai đoạn 2015-2017, đóng góp của hoạt động du lịch cho nguồn thu ngân sách khá

lớn. Con số cụ thể như trong Bảng 2.

Bảng 1: Tình hình thu ngân sách huyện Bố Trạch giai đoạn 2015-2017
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2015-2016 2016-2017
+/- % +/- %
Tổng thu ngân sách 949.788 937.692 1.278.839 -12096 -1,27 341146 26,68
Thu từ hoạt động
277.321 312.528 270.948 35207 12,70 -41580 -15,35
ăn uống, lưu trú
Thu từ hoạt động lữ
173.049 242.379 219.120 69330 40,06 -23259 -10,61
hành
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bố Trạch 2015, 2016, 2017.

Kết quả ở bảng 2 cho thấy trong giai đoạn 2015- 2017, tổng thu ngân sách trên địa

bàn huyện giảm nhẹ ở năm 2016 nhưng tăng mạnh trong năm 2017. Trong đó, phần thu từ

hoạt động ăn uống, lưu trú và lữ hành chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng thu. Năm 2016, thu từ

hoạt động ăn uống, lưu trú chiếm tỷ lệ gần 30% tổng thu của địa phương, trong khi đó thu từ

hoạt động lữ hành chiếm tỷ trọng hơn 18%. Trong năm 2016, thu từ hoạt động ăn uống và

lưu trú tăng mạnh so với năm 2015, đặc biệt là thu từ hoạt động lữ hành, tăng hơn 40% so với

số liệu năm trước. Năm 2017, do sự cố Formosa, du lịch của toàn tỉnh Quảng Bình nói chung

và huyện Bố Trạch nói riêng bị ảnh hưởng, lượng khách du lịch đến đây ít đi, do đó mặc dù

nguồn thu tăng lên song thu từ các hoạt động du lịch giảm xuống, trong đó, thu từ hoạt động

ăn uống, lưu trú giảm trên 15%, thu từ hoạt động lữ hành giảm gần 11%. Trong giai đoạn gần

đây, nền kinh tế tiếp tục khởi sắc, cùng với chính sách thu hút du lịch của tỉnh, lượng khách

ngày càng tăng, do đó nguồn thu từ hoạt động du lịch sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu

chung của huyện.

- Mặc dù quy mô nền kinh tế không lớn, sự chuyển dịch còn chậm nhưng đã phản

ánh được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tích cực. Tỷ trọng dịch vụ luôn ở

mức cao và có bước tăng trưởng đáng kể; trong đó ngành dịch vụ du lịch có bước phát triển

đáng kể cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Qua số liệu thống kê hàng năm, qui mô nền kinh tế

(GDP) của tỉnh theo giá hiện hành năm 2005 là 4.541,2 tỷ đồng; năm 2010 là 12.439,35 tỷ

đồng và năm 2015 là 17.368,29 tỷ đồng. Tỷ trọng GDP của các ngành kinh tế có sự dịch

chuyển theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp.

Bảng 2: Cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2005-2015
Đơn vị tính: Phần trăm (%)
Cơ cấu kinh tế 2000 2005 2010 2015
Tổng số 100 100 100 100
Nông lâm nghiệp 35,4 29,5 21,8 22,7
Công nghiệp – Xây
26 31,6 34,7 20,9
dựng
Dịch vụ 38,6 38,9 40,8 51,5
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình 2005-2015.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh giai đoạn 2000-2005 là 8,85%; giai đoạn 2005-

2010 là 10,58% và giai đoạn 2010-2015 là 6,51%. Tăng trưởng kinh tế theo GDP giai đoạn

2000-2005 của lĩnh vực dịch vụ tăng 8,84%; giai đoạn 2005-2010 là 11,65% và giai đoạn

2010-2015 là 8,46%; trong ngành dịch vụ thì du lịch chiếm tỷ trọng khá cao và mức độ ảnh

hưởng, tác động của động Phong Nha - Kẻ Bàng đến phát triển du lịch là đáng kể. Du lịch

đang tiếp tục phát triển và đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Cơ sở hạ tầng

du lịch được đầu tư nâng cấp, nhiều dự án ở các khu du lịch trọng điểm của tỉnh đã và đang

triển khai đầu tư; chất lượng dịch vụ du lịch được nâng lên; lượng khách du lịch tăng bình

quân 10 - 12%/năm.

- Từ năm 2000 đến nay, kinh tế Bắc Trung Bộ đã có sự chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ

theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Tỉ trọng khu vực nông – lâm – thủy sản giảm

nhanh, từ 40,5% năm 2000 xuống còn 22% năm 2015; khu vực công nghiệp – xây dựng tăng

khá nhanh, tương ứng là 22,5% và 35,6%. Tỉ trọng khu vực dịch vụ tuy chiếm cao nhất trong

ba khu vực nhưng mức độ thay đổi ít, năm 2000 chiếm 37% và năm 2015 xấp xỉ 42,4% (Xem

bảng 3). Từ năm 2010 đến nay, tỷ trọng khu vực dịch vụ lại có xu hướng gia tăng nhanh hơn

hai khu vực sản xuất vật chất.

Bảng 3: GDP (GRDP), GRDP/người, cơ cấu GRDP theo nhóm ngành của vùng Bắc
Trung Bộ giai đoạn 2000-2015

Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2015


GRDP (giá thực tế, tỷ đồng) 28.656,4 57.129,0 154.498,9 319.514,3
GRDP/người (triệu đồng) 2,85 5,67 15,25 30,47
Cơ cấu (%) 100 100 100 100
Nông, Lâm, Thủy sản 40,5 32,8 25,2 22,0
Công nghiệp – xây dựng 22,5 31,9 37,5 35,6
Dịch vụ 37,0 35,2 37,3 42,4
Nguồn: Niên giám thống kê 2000-2015.

- Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong các ngành, lĩnh vực

có sự dịch chuyển theo hướng tiến bộ, tăng đáng kể tỷ trọng lao động khu vực dịch vụ; giảm

tỷ trọng lao động khu vực nông lâm thuỷ sản. Tỷ trọng lao động trong lĩnh vực dịch vụ tăng

từ 11,06% năm 2001 lên 15,23% năm 2005 và đạt 20,04% vào năm 2010. Xu hướng dịch

chuyển lao động từ nông - lâm nghiệp sang dịch vụ du lịch là chủ yếu. Nhìn chung sự chuyển

dịch sang lĩnh vực dịch vụ nhanh hơn so với các ngành, lĩnh vực khác, một mặt do nhu cầu

sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế; mặt khác (qua số liệu điều tra thống kê) cho thấy thu

nhập từ hoạt động dịch vụ cao hơn so với ngành khác, đây là động lực cơ bản trong chuyển

dịch lao động giữa các ngành và trong nội bộ từng ngành kinh tế. Hầu hết người dân ở khu

vực Phong Nha - Kẻ Bàng và các vùng khác chuyển từ hoạt động sản xuất nông nghiệp sang

dịch vụ, phục vụ du lịch là khá phổ biến, điều này phù hợp với xu thế chuyển dịch lao động

theo nhu cầu phát triển của nền kinh tế tỉnh theo định hướng phát triển du lịch dịch vụ.

- Thu nhập GDP bình quân trên lao động có sự gia tăng và chênh lệch đáng kể giữa

các ngành kinh tế, cụ thể như sau:

Bảng 4: GDP/lao động theo ngành của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2000-2010
Đơn vị tính: Đồng
Bình quân GDP/Lao động
Ngành
2000 2005 2010
Bình quân chung 6.299.121 11.063.851 27.092.849
Trong đó: - Nông, lâm nghiệp và thủy sản 2.874.659 4.632.735 9.005.168
- Công nghiệp và xây dựng 14.366.881 25.726.706 70.506.425
- Dịch vụ, trong đó: 21.991.289 27.773.409 55.177.513
+ Khách sạn và nhà hàng 12.808.753 14.56.8032 37.346.804
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình 2000-2010.
Như vậy, mặc dù thu nhập từ ngành du lịch (khách sạn và nhà hàng) thấp hơn so với

thu nhập từ ngành dịch vụ nói chung nhưng vẫn cao hơn bình quân chung và cao hơn nhiều

so với thu nhập từ ngành nông - lâm nghiệp. Bên cạnh đó, giá trị GDP bình quân trên lao

động của ngành này gia tăng đáng kể từ 2001-2010. Điều này không những đóng góp vào

GDP của nền kinh tế mà còn có ý nghĩa trong vấn đề tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho

người dân trên địa bàn tỉnh nói chung và khu vực Di sản nói riêng.

Vùng đệm của Vườn Quốc Gia Phong Nha Kẻ Bàng có diện tích 342.570,89 ha với

73.665 nhân khẩu sinh sống trong 13 xã bao quanh vườn. Người dân vùng đệm tập trung

sống ở vùng núi và vùng cao với đời sống vô cùng khó khăn; tỷ lệ người dân tộc thiểu số gần

19% và hộ nghèo chiếm 23%. Vùng đệm có chức năng ngăn chặn các tác động xấu đến Vườn

quốc gia, trong khi năng lực con người, nguồn lực xã hội thấp, kéo theo nhận thức về bảo vệ

môi trường yếu. Điều này đã gây ra không ít các xung đột về phát triển kinh tế và nhiệm vụ

bảo tồn. Trong những năm qua, nhiều chính sách, chương trình, dự án công và tư nhằm hỗ trợ

sinh kế, cải thiện đời sống, đào tạo lao động, đặc biệt là phát triển du lịch động Phong Nha –

Kẻ Bàng đã tác động tích cực đến kinh tế – xã hội của người dân vùng đệm. Kết quả là nâng

cao khả năng tiếp cận các nguồn lực sinh kế, tiếp cận dịch vụ phát triển xã hội cho người dân

vùng đệm.

Phong Nha – Kẻ Bàng là đơn vị sử dụng lao động du lịch lớn nhất trong khu vực vùng

đệm. Nhiều hướng dẫn viên có bằng đại học, toàn bộ hướng dẫn viên có thẻ hướng dẫn. Lao

động tại các khách sạn thuộc Đô thị du lịch Phong Nha, các nhà nghỉ, nhà hàng và quầy lưu

niệm ước khoảng 2.000 người làm việc bán thời gian, tương đương 1.000 lao động toàn thời

gian. Du lịch cũng thu hút được một số lượng đáng kể người dân tại chỗ hoặc khu vực lân cận

Đô thị du lịch Phong Nha và Sơn Thủy tham gia. Với sự thu hút cộng đồng tham gia hoạt

động du lịch, tỉ lệ đói nghèo trong huyện đã giảm đáng kể, từ 27% năm 2001 xuống 8,5%

năm 2005 và giảm bình quân 4-5% mỗi năm. Bình quân thu nhập đầu người hàng năm
khoảng 4,5 triệu đồng/ tháng. Hiện tại, có khoảng 310 thuyền phục vụ tham quan động Phong

Nha. Các thuyền này chủ yếu do các hộ gia đình địa phương sở hữu và điều hành, tần suất lao

động là 1 chuyến/ngày vào mùa cao điểm. Ước tính có khoảng 650 người tham gia chạy

thuyền tham quan trong mùa cao điểm.

Hình 1. Biểu đồ về tình hình thu nhập bình quân vùng đệm (triệu đồng/người/năm)

Mức sống của người dân vùng đệm giai đoạn 2013–2018: Thu nhập bình quân phản

ánh kết quả tăng trưởng kinh tế của người dân vùng đệm – yếu tố quyết định rất lớn đến quá

trình phát triển bền vững. Nhìn chung, vùng đệm thu nhập còn thấp và chêch lệch nhau khá

lớn. Tính chung toàn vùng đệm, trong thời kỳ 2013–2014, thu nhập bình quân đầu người là

710 ngàn đồng/tháng tức là bằng với mức nghèo theo quy định. Năm 2015–2016, thu nhập

bình quân đầu người từ trên 1 triệu đồng đến dưới 1,5 triệu đồng tháng thuộc vào nhóm cận

nghèo. Năm 2017–2018 thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1,5 triệu đồng và tính

chung toàn vùng đệm về mức thu nhập bình quân thuộc nhóm thoát nghèo. Như vậy, mức thu

nhập đã có những cải thiện đáng kể, tốc độ tăng thu nhập nhập bình quân tăng 4% năm so với

quy hoạch là tăng 3% năm (Hình 1).

2. Tác động của Di sản thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đến thu hút đầu tư trên

địa bàn tỉnh nói riêng và miền Trung nói chung.

Sự kiện Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào tháng

7/2003 đã tạo nên một làn sóng khá mạnh gây sự chú ý của các tổ chức trong nước và nước

ngoài đến tìm hiểu, nghiên cứu về các giá trị, tiềm năng của Di sản, bên cạnh những nỗ lực
tìm kiếm các giải pháp để bảo tồn và phát huy các giá trị Di sản Thiên nhiên thế giới của các

tổ chức, các nhà quản lý, nhà nghiên cứu còn có các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đến

tìm kiếm cơ hội đầu tư khai thác tiềm năng du lịch của Di sản này.

Đến nay ngoài các tổ chức phi chính phủ (NGO) hỗ trợ nghiên cứu, cứu trợ động vật

tại Phong Nha - Kẻ Bàng; 45 triệu USD đã được huy động cho đầu tư du lịch, bao gồm

khoảng 4,5 triệu USD từ ngân sách của chính phủ cho phát triển cơ sở hạ tầng trong tỉnh (Bộ

Xây dựng, 2017). Hiện có khoảng 25 dự án đăng ký về đầu tư du lịch của tư nhân/ phi chính

phủ, trong đó có hai dự án đã hoàn thành. Điểm du lịch sinh thái suối nước Moọc thuộc dự án

GTZ “Bảo tồn và Quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên khu vực Phong Nha - Kẻ

Bàng,” do Chính phủ Đức tài trợ xây dựng tuyến đường du lịch sinh thái suối nước Moọc. Dự

án phát triển du lịch khu vực tiểu vùng sông Mekong đầu tư trên 3 triệu USD để giúp tỉnh

Quảng Bình triển khai “Dự án phát triển du lịch động Phong Nha - Kẻ Bàng” và nhiều dự án

khác nữa. Kết quả này cho thấy tác động của du lịch đến nền kinh tế địa phương là rất tích

cực.

Bên cạnh đó, số lượng dự án của các nhà đầu tư trong nước đầu tư vào khu vực Phong

Nha – Kẻ Bàng cũng khá lớn. Theo thống kê từ năm 2007-2012, toàn tỉnh có 145 dự án đầu

tư với tổng số vốn đăng ký là 8.726.269 triệu đồng; trong đó có 19 dự án du lịch với tổng số

vốn đăng ký là 1.448.587 triệu đồng (lũy kế vốn thực hiện các dự án du lịch là 899.400 triệu

đồng). Trong đó, có 11 dự án được cấp phép đầu tư tại khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng với

tổng số vốn đăng ký là 421.549 triệu đồng; trong đó có 2 dự án du lịch lớn với số vốn đầu tư

là 259 tỷ đồng, gồm: Dự án Khu du lịch động Thiên đường của Tập đoàn Trường Thịnh vốn

đầu tư 131 tỷ đồng; và Dự án Thung lũng Di sản thế giới của Công ty Đông Dương với số

vốn đăng ký 128 tỷ đồng. Hiện tại Công ty Zeta Plan and Investment đang khảo sát dự kiến

đầu tư Dự án Khu vui chơi giải trí đẳng cấp quốc tế tại Phong Nha - Kẻ Bàng với số vốn đầu

tư khoảng 4 tỷ USD.
Như vậy, tác động của Di sản thế giới đến thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh là đáng kể.

Sau khi các dự án đầu tư hoàn thành đi vào hoạt động sẽ đóng góp vào GDP của tỉnh, tăng

thu ngân sách và giải quyết việc làm, tăng thu nhập và ổn định đời sống nhân dân trên địa

bàn. Giảm thiểu áp lực về sinh kế của người dân lên tài nguyên thiên nhiên của Di sản.

Việc đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng là một nguyên

nhân quan trọng hình thành nên đường Hồ Chí Minh đi qua Vườn quốc gia và Vùng Đệm. Cơ

sở hạ tầng chung của địa phương được cải thiện nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động

du lịch. Thực tế cho thấy một tác động tích cực khi phát triển du lịch có thể kể đến là giúp

phát triển giao thông ở khu vực vùng đệm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển cho du

khách và người dân địa phương. Kết nối đến động Phong Nha - Kẻ Bàng có thể bằng các loại

hình giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không. Tuyến đường Hồ Chí

Minh mới được đầu tư nên chất lượng tốt; hệ thống đường tỉnh đang dần được nâng cấp và

xây dựng. Chất lượng các tuyến đường giao thông nông thôn chưa tốt, tỉ lệ đường được rải

nhựa chưa cao. Hệ thống bến đò du lịch chưa được xây dựng thích đáng. Các công trình giao

thông cơ bản như bãi đỗ xe, giao thông cửa ngõ (điểm kết nối giao thông thủy - bộ) còn ít.

Trong vài năm qua, sân bay Đồng Hới đã được nâng cấp đáng kể để đón máy bay phản lực cỡ

lớn hơn, sân bay được thiết kế với công suất 300 hành khách/giờ hoặc 500.000 khách/ năm.

Hiện nay Hãng Hàng không Việt Nam đang sử dụng máy bay ATR 72 (65 chỗ ngồi) hoặc

Fokker 70 (79 chỗ ngồi) ba chuyến mỗi tuần, chặng Hà Nội - Đồng Hới, và TP Hồ Chí Minh

- Đồng Hới. Tổng cộng, sáu chuyến bay mỗi tuần sẽ vận chuyển được 474 hành khách mỗi

tuần (với máy bay Fokker 70) hay 24.648 hành khách đi và về Đồng Hới mỗi năm. Như vậy,

có thể thấy rằng phát triển du lịch đem lại những lợi ích không thể phủ nhận cho cơ sở hạ

tầng và môi trường, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông tạo điều kiện thuận lợi cho

người dân nhưng vẫn giữ duy trì nguyên vẹn những nét đặc trưng tiêu biểu như rừng nguyên

sinh, hang động, sông, suối trong khu vực Di sản.


3. Tầm ảnh hưởng và những tác động khác của Di sản thế giới VQG Phong Nha - Kẻ

Bàng đến kinh tế - xã hội, văn hóa và môi trường.

- Từ những giá trị hiện hữu của động Phong Nha – Kẻ Bàng có thể khẳng định vị thế

về tiềm năng phát triển du lịch trong tương lai là rất lớn nếu như chúng ta biết trân trọng, bảo

vệ và phát huy tốt các giá trị của Di sản động Phong Nha - Kẻ Bàng. Mặt khác, phát triển

kinh tế hiện đại, sự đang dạng hóa, toàn cầu hóa kinh tế quốc tế; các vấn đề về môi trường,

biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ là mối lo chung của toàn nhân loại, việc giảm phát thải là mối

quan tâm hàng đầu của thế giới. Với hơn 125.000ha rừng của Di sản thế giới và hơn

633.000ha rừng của Quảng Bình sẽ là cơ hội để thế giới biết đến và chia sẽ về các giải pháp

tăng trưởng kinh tế xanh. Thông qua mua, bán quyền phát thải chúng ta sẽ có cơ hội đưa lại

nguồn thu đáng kể từ bán quyền phát thải để đầu tư bảo vệ Di sản, đồng thời giải quyết sinh

kế của người dân trong khu vực Di sản khi tham gia thực hiện giải pháp chống biến đổi khí

hậu toàn cầu; và tham gia thực hiện Chương trình REDD+ về giao dịch tín dụng cacbon…

Như vậy, động Phong Nha - Kẻ Bàng sẽ có đóng góp thực sự và đáng kể đối với môi trường

toàn cầu nói chung và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng khi tham gia thực hiện các

thỏa thuận quốc tế về chống biến đổi khí hậu toàn cầu, với mục tiêu giảm phát thải trong

tương lai.

- Thông qua Di sản thế giới người ta biết đến Quảng Bình ngày càng nhiều hơn, từ đó

sẽ có nhiều người quan tâm tìm hiểu về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh và tìm kiếm cơ hội đầu

tư tại Quảng Bình. Đây là tác động gián tiếp của Di sản thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

của tỉnh.

- Có nhiều hơn các tổ chức quốc tế quan tâm đến bảo tồn Di sản - giữ gìn cho thế hệ

mai sau sẽ hỗ trợ kinh phí đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ và bảo tồn Di sản nhằm nâng

cao năng lực quản lý cho chính quyền địa phương các cấp, nâng cao nhận thức cộng đồng đối
với Di sản, tạo doanh thu cho các dịch vụ liên quan góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã

hội tỉnh.

- Có nhiều hơn các nghiên cứu độc lập đánh giá về các giá trị của Di sản trên tất cả

các khía cạnh tự nhiên, kinh tế - xã hội, khoa học và nhân văn; sẽ có những đóng góp đáng

kể, là cơ sở để bảo tồn và phát huy giá trị Di sản, đồng thời sẽ có những đề xuất về giải pháp

quản lý tốt hơn, khai thác có hiệu quả hơn về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường của

Di sản góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Giới thiệu văn hóa và lịch sử: động Phong Nha - Kẻ Bàng không chỉ là địa điểm du

lịch mà còn là một phần của di sản văn hóa và lịch sử Việt Nam. Việc giới thiệu về lịch sử và

văn hóa của khu vực này thông qua du lịch giúp tăng cường nhận thức văn hóa và giáo dục

cho du khách. Ngoài ra, phát triển du lịch có tác động tích cực đến nâng cao dân trí trong khu

vực vùng đệm. Trong những năm gần đây, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các khách sạn

lớn tại Đồng Hới và đã tích cực tổ chức các khoá đào tạo để phát triển nguồn nhân lực du

lịch. Hơn 700 nhân viên trong lĩnh vực lễ tân đã tham gia các khóa đào tạo về ngành nghề

chuyên môn.

Hình 2. Tập huấn đào tạo nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Bình
Tuy nhiên, điểm hạn chế có thể kể đến như: nhiều cán bộ quản lý không được đào tạo

chính quy về quản lý du lịch, còn thiếu hiểu biết về chính sách và quy hoạch du lịch, phát

triển sản phẩm du lịch, tiếp thị du lịch, chất lượng và tiêu chuẩn phát triển du lịch, phát triển

nguồn nhân lực du lịch và nghiên cứu, thống kê về du lịch. Trình độ tiếng Anh của hướng

dẫn viên vẫn còn rất thấp. Một số khóa huấn luyện kỹ năng an toàn và hướng dẫn du khách

đã được tổ chức cho người dân tham gia hoạt động lái thuyền, tuy vậy, so với yêu cầu cần

thiết thì những lao động này và cư dân địa phương khác làm việc trong lĩnh vực dịch vụ du

lịch ít được đào tạo và kinh nghiệm với du khách quốc tế.

Từ những phân tích trên có thể thấy rằng phát triển du lịch đang tác động khá tích cực

đến văn hóa địa phương, những nét đẹp truyền thống được bảo tồn, đây cũng được coi là

chiến lược nhằm thu hút khách du lịch muốn tham quan và khám phá văn hóa địa phương.

Cảm nhận cá nhân khi đến tham quan động Phong Nha.

Vừa đặt chân đến Động Phong Nha, điều đầu tiên mà tôi cảm nhận được là sự kỳ diệu

và hùng vĩ của thiên nhiên. Bước vào hang động, tôi như được đắm chìm vào một thế giới

hoàn toàn mới, nơi không gian và ánh sáng tạo ra những bức tranh tuyệt vời mà không có từ

ngữ nào có thể diễn tả được. Cảm giác tắm trong không khí mát mẻ của hang động, chìm đắm

trong vẻ đẹp thiên nhiên tráng lệ, ngắm nhìn những thạch nhũ độc đáo với hình dáng và màu

sắc đa dạng tạo ra một không gian thần bí và ấn tượng khiến tôi cảm thấy như đang tham gia

vào một cuộc phiêu lưu đầy hứng khởi và kích thích.
Hình 3. Bên trong động Phong Nha

Cũng không thể không nhắc đến sự thân thiện của người dân địa phương. Sự hiếu

khách và nhiệt tình của họ đã tạo ra một không khí ấm áp và chào đón cho du khách.

Tuy nhiên, không phải mọi thứ đều hoàn hảo. Một số vấn đề tiêu cực cũng xuất hiện

trong trải nghiệm của tôi. Sự thiếu hụt nhà vệ sinh công cộng đã gây ra không ít bất tiện trong

quá trình tham quan. Thêm vào đó, sự thiếu hụt thông tin giới thiệu về Động Phong Nha

khiến cho một số du khách cảm thấy bối rối và mất hứng thú.

Ngoài ra, du khách đến tham quan cũng phải đối mặt với việc bị những người bán

hàng rong mồi chài, chèo kéo, tạo ra một không gian không mấy yên bình. Sự cẩn thận về

thức ăn và nước uống ở các quán vỉa hè cũng là điều tôi không thể bỏ qua.

Cuối cùng, trong chuyến tham quan Phong Nha – Kẻ Bàng, tôi đã chứng kiến việc

giao tiếp với người dân địa phương của du khách nước ngoài gặp khó khăn do họ ít khi biết

ngoại ngữ, điều này làm mất đi một phần trải nghiệm giao tiếp và trao đổi văn hóa giữa du

khách và người dân địa phương.

Cảm nhận của tôi khi thăm quan Động Phong Nha - Kẻ Bàng là một cuộc phiêu lưu

đầy ý nghĩa và tận hưởng những giá trị văn hóa và thiên nhiên đặc biệt của Việt Nam. Đây

không chỉ là một điểm đến du lịch mà còn là một trải nghiệm tâm linh và sâu lắng, giúp tôi

hiểu rõ hơn về vẻ đẹp và giá trị của miền di sản này. Mặc dù có những vấn đề cần cải thiện,

nhưng vẻ đẹp tự nhiên và sự thân thiện của người dân địa phương vẫn làm cho trải nghiệm

này trở nên đáng nhớ và ý nghĩa.

You might also like