You are on page 1of 4

SO SÁNH NGÀNH DỊCH VỤ Ở HAI THỜI KỲ TRƯỚC VÀ SAU ĐỎI MỚI

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế


Những năm đầu sau giải phóng, nền kinh tế vận hành theo cơ chế bao cấp nên không rõ ràng. Vào thời
điểm đó, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong nền sản xuất.

Năm 1986, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với 38.1%. Tỷ trọng công nghiệp là 33%, còn ngành
dịch vụ tỷ trọng thấp nhất với 28,9%.

Cơ cấu kinh tế Việt Nam năm 1986. Nguồn: Tổng cục Thống kê. Đồ họa: Hiếu Công.

Nền kinh tế vẫn phụ thuộc chính vào nông nghiệp, giải quyết tình trạng thiếu lương lực và công ăn việc
làm cho hàng chục triệu người. Ngành công nghiệp phát triển chủ yếu các lĩnh vực khai khoáng, điện,
giấy.... Ngành dịch vụ chưa phát triển.

Từ đổi mới đến nay, cơ cấu kinh tế có sự thay đổi nhanh chóng. Ngành dịch vụ vươn lên trở thành ngành
có tỷ trọng GDP cao nhất, với 40.1%, công nghiệp với 32.7%.

Ngành nông nghiệp chỉ đóng góp 10% GDP của cả nước.

Cơ cấu kinh tế Việt Nam năm 2016. Nguồn: Tổng cục Thống kê. Đồ họa: Hiếu Công.
Trong ngành công nghiệp cũng có sự thay đổi lớn. Từ khai khoáng, sản xuất giấy, cơ khí là chủ yếu, nay
chuyển sang những ngành mới như công nghiệp chế biến, dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng, điện tử viễn
thông, hóa chất….

Khu vực công nghiệp và dịch vụ luôn có sự tăng trưởng mạnh 2 con số, là động lực để thay đổi cơ cấu,
chuyển dịch sang hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của GDP trong những năm gần đây, cơ cấu ngành kinh
tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông nghiệp đã giảm nhanh, tỷ trọng
công nghiệp trong GDP tăng nhanh, tỷ trọng dịch vụ có biến động nhiều.

Đến nay, đóng góp vào tăng trưởng của 2 ngành Công nghiệp và Dịch vụ chiếm khoảng 90% tăng trưởng
toàn ngành kinh tế, cao hơn giai đoạn 2006-2010. Năm 2016, ngành Dịch vụ đóng góp gần 50% vào tăng
trưởng theo ngành và cao hơn nhiều so với giai đoạn 2006-2010 với mức đóng góp 40%.

Điều này chứng tỏ xu thế tiến bộ, phù hợp với hướng chuyển dịch cơ cấu trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng và củng cố tiềm lực kinh tế
đất nước.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động nước ta theo xu hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Số lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng, trong khi
số lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm.

Trong nội bộ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng có sự chuyển dịch ngày càng tích cực. Sự
chuyển dịch cơ cấu trong ngành Nông nghiệp đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động xã
hội nông thôn, mà biểu hiện rõ nhất là thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu hộ nông thôn theo hướng ngày
càng tăng thêm các hộ làm công nghiệp, thương mại và dịch vụ, trong khi số hộ làm nông nghiệp thuần
túy giảm dần.
Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ chiếm tỉ lệ cao

Thực hiện cơ cấu lại các ngành dịch vụ, duy trì tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ cao hơn tốc độ tăng
trưởng GDP; Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ
cao; Phối hợp, phát huy sức mạnh tổng hợp của các bộ, ngành, thực hiện chương trình phát triển du lịch
quốc gia; nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ du lịch; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư
phát triển du lịch…

You might also like