You are on page 1of 81

CHỦ ĐỀ 2- NHẬN BIẾT &

PHÂN TÍCH LUẬN ĐIỂM


Giảng viên biên soạn: Ngô Thị Hoài Dương
NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ
2.1. Khái niệm luận điểm và cách nhận biết một luận
điểm
2.2. Xác định tiền đề và kết luận
2.3. Phân tích một luận điểm ngắn bằng sơ đồ
2.4. Phân tích một luận điểm dài bằng tóm tắt
2.5. Sử dụng luận điểm trong học tập
KẾT QUẢ HỌC TẬP MONG ĐỢI

• Hiểu và phân biệt được các khái niệm, thuật ngữ có liên
quan,
• Nhận biết và xây dựng được tuyên bố,
• Nhận biết được tiền đề, kết luận của một luận điểm,
• Nhận biết được luận điểm độc lập và từ đoạn văn,
• Phân tích được luận điểm ngắn (dạng chuẩn và dạng sơ
đồ),
• Làm quen với kỹ thuật tóm tắt luận điểm dài.
• Biết cách trình bày luận điểm đơn giản.
2.1. Khái niệm luận điểm và cách
nhận biết một luận điểm
Câu hỏi
• Tại sao lại phải tìm hiểu về luận điểm?
• Luận điểm là gì?
• Chúng ta cần quan tâm những gì khi nghiên cứu về
luận điểm?
• Các việc cần làm liên quan đến luận điểm?
LUẬN ĐIỂM là “phương tiện” giúp chuyển tải suy
nghĩ giữa người trình bày và người tiếp nhận.
• Thông qua luận điểm người nói/người viết chia sẻ vấn đề
mà họ cần được “ủng hộ” với người đọc/người nghe.
• Ngược lại, thông qua luận điểm được trình bày người
nghe/đọc hiểu được người nói/viết muốn “được ủng hộ”
vấn đề gì.
• Nói cách khác, thông qua luận điểm hai bên, người nói/viết
– nghe/đọc HIỂU được vấn đề cần được trao đổi là gì và từ
đó có hành động phù hợp.
• Lưu ý: Người nói/người nghe có thể LÀ CHÍNH MÌNH.
LUẬN ĐIỂM CÓ NHỮNG THÀNH TỐ NÀO?
• Luận điểm (An argument) chứa đựng:
✓ Nội dung trình bày: tiền đề và kết luận
✓ Mối liên hệ giữa tiền đề và kết luận
✓ “Chủ đích” muốn truyền tải.
MINH HỌA VỀ LUẬN ĐIỂM

• Trời có vẻ sắp mưa, mình cần cầm lấy áo mưa cho vào
giỏ trước khi đi học (tự nhủ).
• Bạn đã vượt đèn đỏ. Tôi sẽ ghi phiếu phạt cho bạn.
• Mặc dù bình thường An không đạt kết quả cao trong
quá trình học nhưng bạn ấy là người duy nhất trong lớp
chúng ta vừa đạt giải A cuộc thi toán cấp thành phố.
Với kết quả này, các em phải thừa nhận năng lực của
bạn ấy.
LUẬN ĐIỂM (An argument) LÀ GÌ?
• Trong tư duy phản biện, luận điểm là tập hợp các ý
(tuyên bố) được người nói/viết đưa ra một cách có chủ
đích, cung cấp thông tin và lập luận theo một logic chặt
chẽ và hợp lý nhằm thuyết phục người đọc/người nghe
ỦNG HỘ mình.
➢Thuyết phục thông qua CHỨNG MINH
LUẬN ĐIỂM
được cấu thành từ CÁC TUYÊN BỐ
• Mỗi “ý” được trình bày trong luận điểm chính là một
tuyên bố.
• Mỗi tuyên bố có mặt trong luận điểm sẽ có một nhiệm
vụ/vai trò rõ ràng: TIỀN ĐỀ hoặc KẾT LUẬN.
• KẾT LUẬN: tuyên bố thể hiện thông điệp cần truyền tải
của luận điểm
• TIỀN ĐỀ: tuyên bố cung cấp bằng chứng và lý lẽ để
CHỨNG MINH và THUYẾT PHỤC tính đúng của kết luận.
LUẬN ĐIỂM: có thể ở dưới dạng nào?

• Câu • Luận điểm chính


• Đoạn văn • Luận điểm phụ
• Bài viết hoàn chỉnh • Luận điểm phản đề

Một luận điểm ở dạng đơn giản (luận điểm ngắn) hay dạng
phức hợp (luận điểm dài) thì đều có đặc điểm chung gì?
MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ LUẬN ĐIỂM ĐƠN GIẢN
✓ Vì kẹo sô cô la có đường nên nó có hại cho răng của
con.
✓ Do bạn đang bị đau đầu nên tôi sẽ yêu cầu bạn làm
một số kiểm tra về mắt.
✓ Nhện có lợi cho hệ sinh thái. Do vậy, bạn không bao giờ
nên dẫm lên chúng cũng như bạn không nên phun chất
độc lên chúng.
✓ Tôi đã học hơn 10 giờ mỗi ngày để ôn tập cho kỳ thi
cuối kỳ; vì vậy, tôi sẽ làm tốt bài thi. Và khi đó, điểm
trung bình học kỳ của tôi chắc chắn sẽ đạt trên 7.
MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ LUẬN ĐIỂM PHỨC TẠP
• Sao chép câu trả lời bài thi của người khác là một hình thức gian lận, vì
vậy nó được coi là không trung thực trong học tập. Đạo văn cũng là
một hình thức gian lận, chính vì thế nó cũng bị coi là không trung thực
trong học thuật. Do đó, bạn nên cẩn thận để tránh sao chép bài kiểm
tra của ai đó và đạo văn.

• Bạn sẽ bị lỡ chuyến bay nếu bạn không đến cổng làm thủ tục trước
5:45, bây giờ đã 5:15 mà đường ra sân bay đang bị tắc nghẽn do kẹt
xe, bạn sẽ không thể đến cổng trước 5:45 do đó chắc chắn bạn bị lỡ
chuyến bay. Bạn cần tìm cách khác để kịp vào TPHCM sáng mai nếu
không thì không thể ký được hợp đồng quan trọng mà chúng ta đang
rất cần để khôi phục hoạt động của công ty.
BẠN CÓ THỂ GẶP
LUẬN ĐIỂM Ở ĐÂU?
BẠN ĐÃ “GẶP” LUẬN ĐIỂM CHƯA?

• Luận điểm được sử dụng khắp mọi nơi, trong mọi hoàn
cảnh.
✓Trong sinh hoạt thường ngày,
✓ Trong học tập,
✓ Trong công việc.
TẠI SAO CẦN NHẬN BIẾT LUẬN ĐIỂM?

• Nhận diện/xây dựng luận điểm là cơ sở để chấp thuận


hay bác bỏ những thông tin mà mỗi người nhận được
từ người khác cũng như đưa thông tin của mình đến
người khác một cách hiệu quả.
THẢO LUẬN

• Điều kiện cần và đủ để có 01 luận điểm là gì?


LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN BIẾT ĐƯỢC MỘT
LUẬN ĐIỂM ĐANG TỒN TẠI?
✓ Nhận diện được các tuyên bố
✓ Tìm kiếm tuyên bố có thể là kết luận,
✓ Chứng minh được có tuyên bố đóng vai trò tiền đề cho tuyên
bố được đề xuất là kết luận,
✓ Rà soát và loại bỏ các tuyên bố không liên quan,
✓ Viết lại luận điểm.
NHẬN DIỆN TUYÊN BỐ

• “Tuyên bố” được dùng với nghĩa danh từ: LỜI TUYÊN
BỐ
• Lời tuyên bố:
✓a statement
✓a claim (chỉ dùng khi tuyên bố là kết luận)
THẾ NÀO LÀ MỘT (LỜI) TUYÊN BỐ

• (Lời) tuyên bố (a statement/claim) là một câu/ý trọn


nghĩa và LUÔN có chân giá trị (truth value): ĐÚNG
hoặc SAI.
• Về bản chất, một tuyên bố là một mệnh đề logic.
THẾ NÀO LÀ “CÂU/Ý TRỌN NGHĨA”
• Câu là một tập hợp từ ngữ kết hợp với nhau theo một quy
tắc nhất định, diễn đạt một ý tương đối trọn vẹn, dùng để
thực hiện một mục đích nói năng nào đó.
✓Câu đầy đủ: có đủ các thành phần chính của câu (chủ ngữ, vị
ngữ và có thể có thêm trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ, hô ngữ,
thành phần chuyển tiếp, đề ngữ, hô ngữ, thành phần giải thích,
thành phần phụ, … )
✓Câu tĩnh lược: có thể lược bỏ bớt các thành phần của câu, kể cả
một phần thành phần chính, tùy thuộc vào ngữ cảnh và dựa vào
ngữ cảnh có thể khôi phục lại được thành phần đã tĩnh lược.
✓Câu đặc biệt: chỉ có một hoặc một nhóm từ nhất định.
MỆNH ĐỀ LOGIC
• Một mệnh đề logic là một câu trọn nghĩa (một khẳng định)
mà nội dung của nó phản ánh đúng (true) hoặc sai (or
false) thực tế khách quan.
Mệnh đề đúng: Nếu nội dung của mệnh đề phản ánh
đúng thực tế khác quan, thì nó được gọi là mệnh đề đúng
hay mệnh đề nhận giá trị đúng
• Mệnh đề sai: Nếu nội dung của mệnh đề phản ánh sai
thực tế khác quan, thì nó được gọi là mệnh đề sai hay
mệnh đề nhận giá trị sai
• Không có mệnh đề vừa đúng vừa sai.
• “Đúng” và “Sai” được gọi là giá trị chân lý của mệnh đề.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ XÁC ĐỊNH CHÂN GIÁ TRỊ CỦA
MỘT TUYÊN BỐ?
• Một tuyên bố luôn có chân giá trị nhưng không phải lúc
nào cũng có thể DỄ DÀNG xác định chính xác được.
• Thực tại khách quan là căn cứ để nhận biết chân giá
trị của một tuyên bố là ĐÚNG hay SAI, hoặc CHƯA RÕ tại
thời điểm tuyên bố được xem xét.
• Để xác định chân giá trị của một tuyên bố cần đi tìm
BẰNG CHỨNG CÓ LIÊN QUAN.
• Một luận điểm tốt (có giá trị tin cậy) LUÔN PHẢI ĐƯỢC
CẤU THÀNH từ các TUYÊN BỐ có chân giá trị ĐÚNG.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
• Bạn sẽ ứng xử như thế nào khi được bạn của bạn nói với
bạn câu sau:
✓ “Cho mình mượn 100k, tuần sau mình sẽ trả lại”.
• Việc xác định chính xác chân giá trị của một tuyên bố có
quan trọng không?
• Để xác định chính xác, cần làm gì?
CÂU HỎI THẢO LUẬN
• Chân giá trị của các tuyên bố sau là gì?
✓ Chúng ta đang học tư duy phản biện.
✓ Trường đại học Nha Trang có quang cảnh rất đẹp.
✓ Trời đang nắng.
✓ Phòng này nóng quá.
✓ Ngày mai trời sẽ mưa.
✓ Tôi rất quý bạn.
✓ Học sinh đang nghỉ hè.
✓ Việt Nam là nước đông dân nhất đông Nam Á.
✓ Trên sao Hỏa có sự sống.
BÀI TẬP
• Tại thời điểm hiện tại, hãy phát biểu:
✓05 tuyên bố có chân giá trị đúng,
✓05 tuyên bố có chân giá trị sai và
✓05 tuyên bố chưa thể xác định chính xác chân giá trị
• Lưu ý: Các tuyên bố cần được xây dựng trong các bối cảnh và
tình huống khác nhau, không lặp lại.
“KHÔNG CÓ CHÂN GIÁ TRỊ-KHÔNG THỂ LÀ TUYÊN BỐ”
• Câu hỏi
✓ Bạn có tham gia buổi họp nhóm hôm nay không?
• Câu đề nghị
✓ Khi nào bạn đi, gọi mình đi cùng nhé.
• Câu mệnh lệnh
✓ Không được mở khi mẹ chưa cho phép.
• Câu yêu cầu
✓ Cho tôi mua 5 gói mì Omachi sốt bò hầm.
“KHÔNG CÓ CHÂN GIÁ TRỊ-KHÔNG THỂ LÀ TUYÊN BỐ”
• Câu chào, câu chúc, câu biểu đạt cảm xúc
✓ Chào buổi sáng.
✓ Chúc anh cuối tuần vui vẻ.
✓ Ngoài sức tưởng tưởng/Thật kinh khủng/Dễ sợ quá.
MỘT SỐ DẠNG “TUYÊN BỐ” ĐẶC BIỆT
• Tuyên bố có điều kiện (a conditional sentence)
• Tuyên bố lựa chọn/phân biệt (a disjunctional sentence)
• Tuyên bố dưới dạng câu hỏi tu từ (a rhetorical question)
• Tuyên bố dưới dạng câu mệnh lệnh (a command).
• Tuyên bố dưới dạng câu rút gọn, câu đặc biệt (a
shortened sentence, a special sentence).
TUYÊN BỐ CÓ ĐIỀU KIỆN
• Tuyên bố có điều kiện (a conditional statement): Tuyên
bố điều kiện là tuyên bố có dạng “Nếu A thì B” (If A Then
B).
• Mặc dù trong cấu trúc có 02 tuyên bố nhưng khi kết cấu
theo dạng này 02 tuyên bố chỉ được tính như 01
tuyên bố vì chỉ có một chân giá trị.
✓Một tuyên bố được gọi là tuyên bố tiền đề - anteceden,
thường bắt đầu bằng từ “Nếu…”
✓Một tuyên bố là tuyên bố hệ quả - consequent, thường bắt
bằng từ “thì …”
TUYÊN BỐ CÓ ĐIỀU KIỆN
• Nếu bạn muốn học ngành ngôn • Hãy viết những tuyên bố có
ngữ Anh thì bạn phải có điểm điều kiện tương tự liên quan
đáp ứng quy định tuyển sinh đến ngành mà bạn đang theo
ngành này của trường. học.
• Bạn phải đáp ứng điểm đầu vào
theo quy định thì bạn mới trúng
tuyển ngành ngôn ngữ Anh của
trường.
• Bạn có cơ hội học ngành ngôn
ngữ Anh chỉ khi bạn đáp ứng đủ
yêu cầu đầu vào của ngành này.
TUYÊN BỐ LỰA CHỌN/PHÂN BIỆT
• Tuyên bố lựa chọn/phân biệt (a disjunctional statement):
là tuyên bố có dạng hoặc …hoặc … (either...or...), hay
hoặc không … hay không … (neither...nor...).
• Mặc dù trong cấu trúc có 02 tuyên bố nhưng chỉ được
tính như 01 tuyên bố vì chỉ có 01 chân giá trị.
✓ Cái xe này chỉ có thể là của An hay Minh.
✓ Con ăn kem thì không ăn bánh.
TUYÊN BỐ Ở DẠNG CÂU HỎI TU TỪ
• Câu hỏi tu từ (a rhetorical question) luôn ngầm ẩn một
nội dung phán đoán nào đó, có thể là khẳng định hoặc là
phủ định nội dung phán đoán của người đặt ra câu hỏi,
khi được diễn đạt lại nó có chân giá trị và khi đó được coi
là một tuyên bố “ẨN”.
✓ Bạn nên chọn anh A làm giám đốc điều hành. Bạn không
muốn ai đó có vừa có năng lực và kinh nghiệm làm lãnh
đạo công ty à?
➢ Anh ấy là người có năng lực và kinh nghiệm trong lãnh đạo
công ty.
TUYÊN BỐ DƯỚI DẠNG CÂU MỆNH LỆNH
• Một câu mệnh lệnh sẽ trở thành một tuyên bố “ẨN” khi
ngữ cảnh đem đến cho nó một chân giá trị sau khi được
diễn đạt lại.
✓Đừng di chuyển. Bạn sắp giẫm phải một con rắn đuôi
chuông.
➢ Bạn không nên di chuyển.
MỘT SỐ DẠNG “TUYÊN BỐ” ĐẶC BIỆT
• Tuyên bố dưới dạng:
✓Câu rút gọn/tĩnh lược thành phần: một số thành phần của câu
được “ẩn” và “ngầm” hiểu.
▪ Cô ấy thản nhiên nghe, không tỏ thái độ gì. Nghe xong
đứng dậy đi ngay.
✓Câu đặc biệt: câu chỉ có một từ hoặc một cụm từ (danh từ, vị
từ - động từ, tính từ hoặc cụm danh từ/động từ/ tính từ, làm
nòng cốt của câu) nhưng vẫn thực hiện được chức năng giao
tiếp như câu bình thường.
▪ Hãy bỏ phiếu cho Lopez. Kinh nghiệm; Trung thực; Chính
trực.
▪ Máy bay!
▪ Cướp!
NGỮ CẢNH – quyết định “TUYÊN BỐ”
• Một tuyên bố phải là một câu có chân giá trị vậy khi
nào một câu là một tuyên bố?
• Có mẹo nào hỗ trợ xác định khi nào một câu là một
tuyên bố không?
✓ Gán cụm từ “ĐÚNG LÀ…” (It is true that…)
LƯU Ý

• Các tuyên bố cần được đánh số theo trình tự xuất hiện


trong luận điểm,
✓ Lưu ý: các tuyên bố có cùng nội dung, nhận cùng một số
thứ tự như nhau, theo số thứ tự của tuyên bố xuất hiện
trước.
BÀI TẬP MẪU – NHẬN DIỆN TUYÊN BỐ
• Nạn nhân, Erika Silverman, bị đâm bởi bị cáo Joe Belser.
Thám tử Stokes đã xác định được DNA của ông Belser trên
vũ khí dùng để giết nạn nhân. Do đó, chính Joe Belser đã
giết bà Silverman.
• Sao chép câu trả lời bài thi của người khác là một hình
thức gian lận, vì vậy nó được coi là không trung thực trong
học tập. Đạo văn cũng là một hình thức gian lận, chính vì
thế nó cũng bị coi là không trung thực trong học thuật. Do
đó, bạn không được sao chép bài kiểm tra của ai đó và
đạo văn.
• ➀ Nạn nhân, Erika Silverman, bị đâm bởi bị cáo Joe Belser. ➁
Thám tử Stokes đã xác định được DNA của ông Belser trên vũ
khí dùng để giết nạn nhân. Do đó, ➀ chính Joe Belser đã giết
bà Silverman.
• ➀ Sao chép câu trả lời bài thi của người khác là một hình thức
gian lận, vì vậy ➁ nó được coi là không trung thực trong học
tập. ➂ Đạo văn cũng là một hình thức gian lận, chính vì thế ➃
nó cũng bị coi là không trung thực trong học thuật. Do đó, ➄
bạn không được sao chép bài kiểm tra của ai đó và đạo văn.
TUYÊN BỐ luôn có chân giá trị (đúng hoặc sai)

• Chân giá trị của tuyên bố là gì?


• Điều kiện cần và đủ để có 01 tuyên bố là gì?
• Nếu một ý được nêu trọn nghĩa nhưng tại thời điểm
hiện tại chưa thể xác định được chân giá trị thì có thể là
tuyên bố hay không?
BÀI TẬP VỀ NHẬN DIỆN TUYÊN BỐ

Bài tập 2.1 trang 81 –


Tài liệu học tập số 2.
Lưu ý, phần I làm toàn Bài tập “Bổ sung 1”
bộ còn phần II chỉ làm trên trang học phần.
các câu từ 1-10.
LUẬN ĐIỂM: NHẬN DIỆN & XÂY DỰNG

• Nhận diện: Hiểu được vấn đề mà người nói/viết cần


trao đổi là gì?
• Xây dựng: Đưa được vấn đề mà mình muốn trao đổi
đến người đọc/nghe.
NHẬN DIỆN: có luận điểm nào ở đây không?

• Nhận diện luận điểm thông qua xác định tiền đề và kết
luận.
• Tìm kết luận trước hay tiền đề trước?
• Tìm bằng cách nào?
2.2. Xác định tiền đề và kết luận
NHẬN DIỆN KẾT LUẬN

• Kết luận là tuyên bố thể hiện rõ nét ý kiến, quan điểm,


hành động mà người xây dựng luận điểm muốn truyền tải.
• Để xác định nhanh và chính xác kết luận của luận điểm,
cần khái quát được thông điệp mà người nói/viết muốn
thuyết phục người đọc/nghe là gì từ nội dung họ trình bày.
• Đồng thời có thể dựa vào từ chỉ thị kết luận – trạng từ chỉ
mục đích: Tìm từ chỉ thị có sẵn hoặc thử “gán” từ chỉ định.
NHẬN DIỆN NHANH MỤC ĐÍCH CỦA LẬP LUẬN

• Vấn đề chính cần/được trao đổi là gì?


• Quan điểm, ý chính của người nói/trình bày là gì?
• Đâu là điều cốt lõi của lập luận?
THÔNG ĐIỆP MUỐN TRUYỀN TẢI LÀ GÌ?
• Nếu con không đội mũ thì thế nào cũng bị say nắng.
Sắp thi rồi mà ốm rồi thì làm sao học bài để thi tốt
được. Đừng có chủ quan.
• Anh không nghĩ rằng chúng ta nên mua cho con một
chiếc xe máy mới có phân khối lớn. Con chưa đủ trách
nhiệm để sở hữu một chiếc xe trên 110cc và chúng ta
hiện cũng không có dư tiền để chi cho chiếc xe vào lúc
này.
NHẬN DIỆN NHANH TỪ CHỈ THỊ KẾT LUẬN

TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT


• Therefore,
• Thus,
• Consequently,
• So,
• Hence,
• Accordingly,
TỪ CHỈ THỊ LÀ TỪ NÀO?
• Vì dân số Texas bao gồm cả người nói tiếng Anh và
tiếng Tây Ban Nha, do vậy giáo dục tiểu học cần phải
song ngữ. Điều đó không có nghĩa là làm việc này sẽ dễ
dàng.
MỘT LUẬN ĐIỂM CÓ THỂ CÓ
BAO NHIÊU KẾT LUẬN?
• Thông thường một luận điểm sẽ có một kết luận.
• Tuy nhiên, một luận điểm vẫn có thể có nhiều hơn một
kết luận.
✓Kết luận song song
✓Kết luận trung gian – luận điểm phụ
✓Kết luận chính – luận điểm chính
MỘT LUẬN ĐIỂM CÓ THỂ CÓ
BAO NHIÊU KẾT LUẬN?
• Kết luận song song
✓Rafael đã được giao nhiều trách nhiệm hơn trong công việc
của mình. Tôi tin là họ định thăng chức cho anh ấy. Anh ấy
có lẽ cũng sẽ được tăng lương.
• Kết luận trung gian, kết luận chính
✓Bạn sẽ không tốt nghiệp trong năm nay trừ khi bạn thi đạt
học phần tiếng Anh B1.2. Theo những gì tôi biết, bạn sẽ
không thể tốt nghiệp, vì bạn không thể nhận được chứng
chỉ. Thực tế, bạn đã không hoàn thành đăng ký học!
KẾT LUẬN ẨN
• Kết luận ẩn là kết luận mặc dù không được tuyên bố,
nhưng có thể rút ra được từ ngữ cảnh của vấn đề đang
được trao đổi, thảo luận.
✓Hôm qua ông chủ nói rằng ông ấy sẽ sa thải bất cứ ai có
hơn sáu ngày nghỉ không phép trong tháng này. Tôi thấy
rằng hôm qua là ngày nghỉ thứ tám của bạn trong tháng
này. Bạn biết điều đó có nghĩa là gì, phải không?
✓Bạn nói rằng bạn muốn thuê một sinh viên giỏi để dạy kèm
cho con bạn, và Andrea là người mà bạn cần.
NHẬN DIỆN TIỀN ĐỀ

• Tiền đề là tuyên bố cung cấp thông tin, bằng chứng, lý lẽ


để “chứng minh” tuyên bố làm kết luận có chân giá trị
đúng.
• Để xác định nhanh và chính xác tiền đề của luận điểm, cần
xác định đúng tuyên bố là kết luận của luận điểm trước.
• Ngoài ra, có thể căn cứ vào từ chỉ thị tiền đề - trạng từ chỉ
nguyên nhân: Tìm từ chỉ thị có sẵn hoặc thử “gán” từ chỉ
định.
NHẬN DIỆN NHANH TỪ CHỈ THỊ TIỀN ĐỀ

TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT


• Because,
• Since,
• For,
• Given,
• As,
• Follow from,
TỪ CHỈ THỊ LÀ TỪ NÀO?

• Nhiều người tranh luận chống lại cắt giảm thuế. Tôi
không đồng ý — chúng ta nên thực hiện cắt giảm thuế
vì đó là cách tốt nhất để tăng chi tiêu.
MỘT LUẬN ĐIỂM CÓ THỂ CÓ
BAO NHIÊU TIỀN ĐỀ?
• Một luận điểm sẽ phải có ít nhất một tiền đề để ủng hộ
cho kết luận của luận điểm đó.
• Số lượng tiền đề của một luận điểm là không giới hạn.
TIỀN ĐỀ ẨN

• Tiền đề ẩn là tiền đề mặc dù không được tuyên bố,


nhưng được “ngầm hiểu” từ ngữ cảnh của vấn đề đang
được trao đổi, thảo luận.
✓Bạn nên chọn anh A làm giám đốc điều hành. Bạn không
muốn ai đó có vừa có năng lực và kinh nghiệm làm lãnh đạo
công ty à?
✓Hãy bỏ phiếu cho Lopez. Kinh nghiệm; Trung thực; Chính

trực.
BÀI TẬP VỀ NHẬN DIỆN TIỀN ĐỀ & KẾT
LUẬN CỦA LUẬN ĐIỂM

Bài tập 2.2 trang 88 –


Tài liệu học tập số 2. Bài tập “Bổ sung 2”
Lưu ý, phần I (1,2,5, trên trang học phần.
7 & 8)
MỐI QUAN HỆ GIỮA
LUẬN ĐIỂM – TIỀN ĐỀ - KẾT LUẬN- TUYÊN BỐ
• Điều kiện cần và đủ để 01 tuyên bố trở thành tiền đề là
gì?
• Điều kiện cần và đủ để 01 tuyên bố trở thành kết luận
là gì?
• Điều kiện cần và đủ để có 01 luận điểm là gì?
HƯỚNG DẪN CÁCH TRÌNH BÀY CÂU TRẢ LỜI
Writing a Critical Précis
• Câu hỏi:
✓Các câu sau có phải là tuyên bố không? Vì sao? Nếu là tuyên
bố thì chân giá trị của nó là gì? Làm cách nào nhận biết được
giá trị của tuyên bố?
✓Đoạn văn sau đây có chứa luận điểm nào không? Nếu có
hãy chỉ rõ tiền đề và kết luận của nó.
BÀI TẬP MẪU - Writing a Critical Précis

• “Trẻ em như búp trên cành; Biết ăn ngủ biết học hành
là ngoan.” — Hồ Chí Minh
➢ Câu nói trên là của chủ tịch Hồ Chí Minh, có 02 tuyên
bố nhưng không có luận điểm nào bởi vì không có
tuyên bố nào chứng minh cho tính đúng của tuyên bố
kia, theo như yêu cầu cần phải có của một luận điểm.
BÀI TẬP MẪU - Writing a Critical Précis
• (1) Vì ít người đủ khôn ngoan để cai trị chính mình, (2)
càng ít người đủ khôn ngoan để cai trị người khác. —
Edward Abbey
➢ Đây là câu nói của Edward Abbey, nó có chứa một
luận điểm với tiền đề là tuyên bố số (1) và kết luận là
tuyên bố số (2).
PHÂN BIỆT LUẬN ĐIỂM VỚI CÁC DẠNG DIỄN
ĐẠT KHÁC
• Một đoạn văn có thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu về số
lượng tuyên bố nhưng không có luận điểm tồn tại vì
không có tuyên bố nào trong số các tuyên bố cung cấp
lý do để chứng minh tính đúng cho một tuyên bố khác.
✓ Đoạn văn đơn giản, không suy luận (Simple Noninferential
Passages)
✓ Đoạn văn thuyết minh (Expository Passages)
✓ Mô tả (Illustrations)
✓ Giải thích (Explanations)
Đoạn văn đơn giản, không suy luận
Simple Noninferential Passages

• Đoạn văn đơn giản, không suy luận thường có các dạng
sau:
✓ Lời cảnh báo (A warning)
✓ Lời khuyên (A piece of advice)
✓ Lời tuyên bố về niềm tin hoặc suy nghĩ (A statement of
belief or opinion)
✓ Các tuyên bố có liên kết lỏng lẻo (Loosely associated
statements)
✓ Một báo cáo (A report)
✓ Câu điều kiện (A conditional sentence)
Lời cảnh báo (A warning)
✓Cẩn thận, băng trơn đấy.
Lời khuyên (A piece of advice)
✓ Trước khi mua xe đã qua sử dụng bạn cần cân nhắc kỹ mấy
điều sau. Lái thử xe ở các tốc độ và điều kiện khác nhau, kiểm
tra dầu trong bình, yêu cầu xem hồ sơ bảo dưỡng và nếu có
thể, hãy nhờ thợ máy kiểm tra động cơ và hệ thống truyền lực.
✓ Trước khi chấp nhận một công việc sau giờ học, tôi khuyên
bạn nên cân nhắc cẩn thận khối lượng khóa học của mình. Liệu
bạn có đủ thời gian để chuẩn bị cho các lớp học và bài kiểm
tra, và liệu công việc có khiến bạn tiêu hao quá nhiều năng
lượng không?
Lời tuyên bố về niềm tin hoặc suy nghĩ (A
statement of belief or opinion)
✓"Vinamilk có nhiều cái làm tốt được hơn nữa, sẽ nhiều
thứ phải làm lại, ba cái gạch đầu dòng lớn nhất là: Đổi
mới sản phẩm - Đổi mới tư duy - Đổi mới quy trình.
Những cái gì tốt thì mình giữ, những cái gì chưa tốt phải
thay đổi”, Doanh nhân Mai Kiều Liên. (Nguồn Trang thông tin
điện tử của VINAMILK)
Các tuyên bố có liên kết lỏng lẻo (Loosely
associated statements)
✓“Đối với gia đình, thanh niên có trách nhiệm chăm lo
hạnh phúc gia đình; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt
đẹp của gia đình Việt Nam; kính trọng, hiếu thảo đối với
ông bà, cha mẹ và tôn trọng các thành viên khác trong
gia đình; chăm sóc, giáo dục con em trong gia đình và
tích cực phòng, chống bạo lực gia đình, xóa bỏ phong
tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình.” (Nguồn Luật
Thanh niên, 2020)
BÁO CÁO (A report)

✓Tổng thu ngân sách Nhà nước tháng 01/2023 ước đạt
183,7 nghìn tỷ đồng, bằng 11,3% dự toán năm và giảm
0,5% so với cùng kỳ năm trước. Tổng chi ngân sách
Nhà nước tháng 01/2023 ước đạt 114,9 nghìn tỷ đồng,
bằng 5,5% dự toán năm và tăng 0,9% so với cùng kỳ
năm trước.” (Nguồn Tổng cục Thống Kê – Trang điện tử)
PHÂN BIỆT LUẬN ĐIỂM VS LỜI GIẢI THÍCH
• Lời giải thích và luận điểm có nhiều điểm tương đồng
về cấu tạo (số lượng tuyên bố tối thiểu, từ chỉ thị) tuy
nhiên có sự khác nhau căn bản về mục tiêu diễn đạt.
• Lời giải thích: cố gắng giúp người đọc/nghe hiểu/nhận
ra vì sao (một) tuyên bố là đúng.
• Luận điểm: cố gắng thuyết phục/chứng minh cho người
đọc/nghe (một) tuyên bố là đúng.
PHÂN BIỆT LUẬN ĐIỂM VS LỜI GIẢI THÍCH
✓ Em không nộp bài đúng hạn được vì tuần trước em bị ốm,
phải nhập viện.
✓Bài kiểm tra vừa rồi của tôi kết quả không cao vì tôi tham
gia hoạt động câu lạc bộ, không có thời gian học bài.
✓ Họ bị ngộ độc là do ăn cá có độc tố.
✓ Cá ngừ rất ngon và bổ nhưng không được ăn khi cá kém
tươi vì khi đó trong thịt cá có histamin, dễ gây dị ứng và
ngộ độc.
✓Em đang sốt cao và có nổi ban đỏ nên tôi cho em thử máu
để kiểm tra xem có bị sốt xuất huyết không.
LUẬN ĐIỂM HAY LỜI GIẢI THÍCH?

✓ Em ốm rồi, thân nhiệt của em đang gần 40 độ.


✓ Có thể em đang bị sốt xuất huyết vì em sốt cao và có dấu
hiệu nổi ban đỏ ở tay.
TEST GIÚP PHÂN BIỆT LUẬN ĐIỂM VS LỜI
GIẢI THÍCH
• The Common-Knowledge Test
• The Past-Event Test
• The Author’s Intent Test
• The Principle of Charity Test
The Principle of Charity Test
Nguyên tắc diễn giải từ thiện/bao dung
• Nguyên tắc diễn giải từ thiện/bao dung đòi hỏi phải
giải thích các tuyên bố của người nói theo cách hợp lý
nhất có thể và trong trường hợp có tranh luận, hãy
xem xét cách giải thích tốt nhất, mạnh nhất có
thể của nó.

76
TÓM TẮT
BÀI TẬP VỀ NHẬN DIỆN LUẬN ĐIỂM

Bài tập 2.4 trang 108 – Tài


liệu học tập số 2. Bài tập “Bổ sung
Lưu ý, phần I làm các câu 3” trên trang học
từ 1-13, 24, 25, 26, 30; phần.
phần II làm các câu từ 1-7.
BÀI TẬP VỀ XÂY DỰNG LUẬN ĐIỂM

• Bài tập “Bổ sung 4” trên trang học phần.


BÀI TẬP VỀ SƯU TẦM LUẬN ĐIỂM

• Bài tập “Bổ sung 5” trên trang học phần.


Writing
a Critical
Précis

You might also like