You are on page 1of 21

BẢO

TỒN
DI
SẢN
KIẾN
TRÚC

Họ và tên:
Huỳnh Hoàng Thanh Thư
MSSV: 20510101809
BẢO TỒN DI SẢN KIẾN TRÚC
CÂU 1: BẠN HÃY NÊU NHỮNG YÊU CẦU TRONG CÔNG TÁC TRÙNG TU DI
TÍCH KIẾN TRÚC

1.Tính cấp thiết phải trùng tu di tích kiến trúc


Công tác trùng tu di tích chỉ được tiến hành trong trường hợp cần thiết (di tích
dung có nguy cơ bị hủy hoại do tác động của thiên nhiên và con người) và
phải được lập thành dự án.
Tu sửa cấp thiết di tích được áp dụng cho trường hợp di tích cần được sửa
chữa nhằm chống dở, gia cố, gia cường các bộ phận để kịp thời ngăn chặn di
tích khỏi bị sập đổ trước khi tiến hành công tác trùng tu.

2.Tính nguyên gốc, chân xác và toàn vẹn của di tích kiến trúc
Vật liệu: tôn trọng các vật liệu lịch sử, phân biệt vật liệu mới và vật liệu lịch s).
Quá trình thực hiện: tôn trong bằng chứng nguyên gốc của các vật liệu xây
dựng và các hệ thống kết cấu.
Quan niệm thiết kế: tôn trong các mục tiêu thiết kế kết cấu, kiến trúc, tổng thể
nguyên gốc.
Môi trường bảo tồn di tích trong khung cảnh nguyên gốc, gìn giữ mối quan hệ
giữa di tích với môi trường xung quanh.

3.Tính ưu tiên trong các công tác trùng tu di tích kiến trúc
Ưu tiên cho các hoạt động bảo quản, gia cố di tích trước khi áp dụng những
biện pháp kỹ thuật tu bổ và phục hồi khác.

4.Kỹ thuật và vật liệu trùng tu di tích kiến trúc


Việc thay thế kỹ thuật hay chất liệu cũ bằng kỹ thuật hay chất liệu mới phải
được thí nghiệm trước để bảo đảm kết quả chính xác khi áp dụng vào di tích.

5.Trùng tu bộ phận, cấu kiện lẻ trong di tích kiến trúc


Chỉ thay thế một bộ phận cũ bằng một bộ phận mới của di tích khi có đủ
những chứng cứ khoa học chuẩn xác và phải có sự phân biệt rõ ràng giữa bộ
phận mới thay thế với những bộ phận gốc.

6.Tính an toàn và bền vững của di tích kiến trúc


Bảo đảm an toàn cho bản thân công trình trong suốt quá trình thực hiện trùng
tu di tích và độ bền vững nhất định của di tích sau khi trùng tu di tích.
CÂU 2: HÃY NÊU QUY TRÌNH LẬP DỰ ÁN BẢO QUẢN VÀ TRÙNG TU DI TÍCH
KIẾN TRÚC. LẤY MỘT VÍ DỤ CỤ THỂ MÀ BẠN BIẾT.

I. Khái quát quy trình của dự án bảo quản và trùng tu di tích kiến trúc
1. Quy trình của dự án bảo quản và trùng tu di tích kiến trúc
Theo Hiến chương Burra (1979, sửa đổi 1981, 1988, 1999), quy trình thực hiện dự
án bảo quản và trùng tu di tích kiến trúc như sau:

XÁC ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM VÀ CÁC MỐI LIÊN KẾT

Bảo vệ và đảm bảo an toàn cho địa điểm

THU THẬP VÀ GHI NHẬN THÔNG TIN VỀ ĐỊA ĐIỂM

Để hiểu biết ý nghĩa


Tư liệu truyền miệng Dấu vết vật chất

ĐÁNH GIÁ Ý NGHĨA

THU THẬP THÔNG TIN VỀ CÁC NHÂN TỐ KHÁC ẢNH HƯỞNG ĐẾN
TƯƠNG LAI CỦA ĐỊA ĐIỂM

Yêu cầu và nguồn lực của chủ sở hữu / người quản lý


Nhân tố ngoại lai Điều kiện vật chất

PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH

Xác định phương án


Suy xét các phương án và trắc nghiệm tác động của chúng lên ý nghĩa

CHUẨN BỊ MỘT CÔNG BỐ VỀ CHÍNH SÁCH

QUẢN LÝ ĐỊA ĐIỂM PHÙ HỢP VỚI CHÍNH SÁCH

Phát triển chiến lược


Thực hiện chiến lược thông qua kế hoạch quản lý
Lập hồ sơ địa điểm trước khi có một thay đổi

THEO DÕI VÀ GIÁM SÁT


2. Những điểm khác biệt giữa “Dự án bảo quản và trùng tu di tích” với “Dự
án đầu tư xây dựng thông thường"
a. Phân chia giai đoạn trong quá trình đầu tư

Giai đoạn Thực hiện dự án

Kết thúc
Chuẩn bị đầu tư Chuẩn bị
Thực hiện đầu tư
Loại dự án thực hiện
dự án
đầu tư

Hồ sơ
Dự án đầu tư Khảo sát Thi công
Lập dự án hoàn
xây dựng thiết kế xây dựng
công

Thiết kế
Dự án bảo
Nghiên cứu Lập
quản và trùng
khảo sát dự án Thi công
tu di tích
Hồ sơ hoàn công

b. Một số tính chất đặc thù của dự án thiết kế bảo quản và trùng tu di tích

DỰ ÁN BẢO QUÂN VÀ TRUNG


DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
TU DI TÍCH

Can thiệp vào công trình có sẵn


Sáng tạo ra công trình mới (xuất phát từ
(xuất phát từ những dữ liệu lịch sử,
nhu cầu và ý tưởng chủ quan),
văn hóa đã tồn tại).

Công trình phụ thuộc vào ý tưởng của Người trùng tu phụ thuộc vào đặc
người sáng tạo. tính công trình

Việc lập dự án thiết kế tiếp tục kéo


Kết thúc giai đoạn lập dự án và thiết kế
dài (điều chỉnh, bổ sung) trong quá
trước khi thi công.
trình thi công.

Bám sát kỹ thuật công nghệ truyền


Kỹ thuật công nghệ hướng tới tương lai
thống (có vận dụng hạn chế kỹ
(có vận dụng truyền thống).
thuật hiện đại).

Là một lần hoàn chỉnh có kết thúc. Là giai đoạn của quá trình liên tục.
II. Khảo sát, nghiên cứu hiện trạng di tích kiến trúc cần bảo quản và
trùng tu
1. Nghiên cứu nguồn tư liệu lịch sử - thư mục và lưu trữ liên quan
a. Nguồn tư liệu viết và đồ họa (tư liệu chính thống)
Những tư liệu viết về chính di tích trong những thời kỳ tồn tại khác nhau và
các lần trùng tu của nó được ghi trong các tài liệu đã công bố (biên niên sử,
hồi ký, các công trình khoa học chuyên dễ, sách hướng dẫn, số tra cứu...)
và cả chưa được công bố, hiện còn giữ trong các phòng lưu trữ, các kho
bảo quản của các cơ quan khoa học, thư viện, bảo tàng...
Các tư liệu đồ họa đã được và chưa được công bố (đồ án, bản khắc, phác
họa, tranh vẽ, ảnh chụp...).
Những tư liệu về các di tích khác gần gũi với di tích cần trùng tu về địa điểm,
thời gian xuất hiện (tư liệu gián tiếp).
Các hình ảnh, bản vẽ, chữ viết... trong chính di tích cần trùng tu.

b. Nguồn tư liệu truyền miệng (tư liệu dân gian)


Nguồn tư liệu này cũng đóng một vai trò nhất định. Tuy nhiên cũng nên tiếp
thu nguồn tư liệu này có phê phán và chọn lọc; chỉ dùng nó trong trường
hợp nếu nó phục vụ những tư liệu khác, chứng minh thêm cho từ liệu chính
thống có độ tin cậy hơn.

2. Nghiên cứu bản chất, tính chất


Nghiên cứu bản chất các di tích kiến trúc bắt đầu từ việc quan sát bên ngoài
di tích tại thực địa, nắm được bản chất cấu trúc, các trang trí, so sánh diện
mạo hiện tại với những hình ảnh trong quá khứ...
Mô tả trạng thái bảo quản di tích và phát hiện những bộ phận sửa chữa,
khôi phục hoặc làm lại; ghi lại những tư liệu về tình hình kỹ thuật của từng
bộ phận một và có chỉ dẫn thứ tự từng chi tiết trong quá trình sửa chữa
hoặc trùng tu.
Trên cơ sở của sự mô tả này, người làm công tác trùng tu sẽ nêu những dự
kiến về các công tác trùng tu làm tư liệu cơ bản bước đầu cho dự án kỹ
thuật trùng tu.

3. Nghiên cứu khảo cổ học


Công việc nghiên cứu khảo cổ các di tích gồm có: thăm dò, khai quật
khảo cổ học bên trong và cạnh công trình.
Thăm dò là một trong những loại phát hiện, có phạm vi hạn định và
mang tính chất điều tra, xem xét bộ phận. Những kết quả thăm dò phải
được ghi lại một cách cẩn thận. Trên cơ sở các kết quả này, người làm
công tác trùng tu đôi khi có khả năng khôi phục lại các chi tiết Hoặc bộ
phận của công trình ngay lập tức, đôi khi phải bằng cách khai thác thêm
những vết tích tìm thấy trên cơ sở logic xây dựng của chính bộ phận đó.
Khai quật khảo cổ học cho phép tìm hiểu phát hiện được kết cấu và tình
trạng nền móng, tầng hầm, phát hiện được bố cục mặt bằng đầu tiên
của di tích, tạo điều kiện phục hồi môi trường gần đúng của di tích,
nghiên cứu các công trình xây dựng bị phá hủy, nhưng trước hết cũng là
bộ phận cấu thành nên phức hợp hoàn chỉnh thống nhất của di tích.

4. Nghiên cứu các di tích kiến trúc khác tương đồng


Bên cạnh các tư liệu và tài liệu khảo sát của chính di tích cần trung tu,
việc nghiên cứu các di tích kiến trúc khác tương đồng cũng là một
nguồn tài liệu bổ sung, làm cơ sở vững chắc hơn cho việc trùng tu.
Các di tích kiến trúc khác cần nghiên cứu có thể tương đồng trên các
phương diện tính chất sử dụng, niên đại xây dựng, phong cách xây
dựng (quyết định bởi khu vực xây dựng và người xây dựng)...

5. Cách ghi lại các thông tin


a. Mô tả và vẽ minh họa
Mô tả bằng văn viết những điều đã được phát hiện trong quá trình khảo
sát cũng như nhật ký khảo sát.
Hình vẽ minh họa cho ta khái niệm tương đối về di tích được mô tả. Hình
vẽ có thể được sử dụng trong trường hợp nếu vì một lý do nào đó không
sử dụng được những tư liệu ghi lại hoàn thiện hơn nữa. Sử dụng hội
họa để ghi lại màu sắc và tương quan màu sắc của các bộ phận riêng
trong đối tượng trùng tu và các trang trí trong đó.
b. Chụp ảnh, quay phim
Ảnh chụp không những có thể cung cấp cho ta tư liệu mô tả công trình
trong thời gian ngắn nhất mà còn chính xác và đầy đủ nhất. Khi chụp
ảnh nên đặt bên cạnh vật cần chụp một thước kẻ hoặc giải bằng chia
khoảng cách để định được kích thước, tỷ lệ.
Quay phim cung cấp thêm những hình ảnh động mà ảnh chụp không thể
chuyển tải hết, đảm bảo tính liên tục về các góc độ khác nhau của công
trình cũng như giữa các công trình trong một quần thể. Quay phim còn
có ưu điểm khi phải mô tả sự vận hành động của công trình.
c. Đo đạc và vẽ ghi (vẽ kỹ thuật)
Việc ghi lại các di tích kiến trúc bằng cách đo vẽ đạc họa, rồi trên cơ sở
đó vẽ ghi lại công trình là phương pháp đúng đắn và chính xác nhất,
cung cấp được nhiều tư liệu để nghiên cứu các đặc điểm của công trình
và trạng thái của nó.
Căn cứ vào mục đích đặt ra và tùy theo mức độ chính xác cần thiết mà
đo vẽ đạc họa được chia làm 3 loại: đo vẽ có thi chất sơ đồ, đo vẽ kiến
trúc và đo vẽ kiến trúc - khảo cổ.
Đo vẽ cũng làm cơ sở cho việc lưu trữ hình ảnh di tích và trên cơ sở đo
vẽ có thể đề xuất các phương án trùng tu.
d. Làm mô hình
Đo đạc và ảnh chỉ tái hiện được di tích trên phương diện 2D. Để giới
thiệu di tích trong không gian 3D cần phải nhờ đến việc làm mô hình và
bản dập.
Các mô hình cho phép bổ sung những phần còn thiếu và quyết định về
những phương thức cải tạo. Các mô hình giúp thực hiện những tính toán
và kiểm tra sức bền của những cấu trúc hiện hành và cấu trúc dự án
Bản dập cho phép hình dung chính xác các chi tiết, cấu kiện công trình
có kích thước không lớn lắm.
III. Thiết kế bảo quản và trùng tu di tích kiến trúc 1. Lập dự án Bảo
quản và trùng tu di tích kiến trúc
Ngay từ giai đoạn chuẩn bị đầu tiên, bản dự án trùng tu đã phải mang
tính chất cụ thể, đầy đủ (với mức độ chi tiết hóa các chủ đề tương ứng
ở từng giai đoạn khác nhau).
Dự án trùng tu phải sử dụng những ý kiến đóng góp rõ ràng và có sức
thuyết phục của các chuyên gia, vận dụng những cơ sở khảo sát và
nghiên cứu bước đầu ở di tích mà đề xuất ra phương pháp đảm bảo sự
ổn định và trạng thái bảo quản kỹ thuật của đối tượng đó, và trình bày
những kiến giải của mình về khả năng thích ứng của ngôi nhà đối với
biến pháp sử dụng trong tương lai.
Các nội dung đề cập trong dự án bảo quản và trùng tu di tích (theo Quy
chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam
thắng cảnh do Bộ trưởng Bộ Văn hóa - thông tin ban hành kèm theo
Quyết định số 05/2003/QĐ-BVHTT ngày 06/02/2003)
(1) Liệt kê, đánh giá, phân tích về lịch sử, khảo cổ, kỹ thuật, mỹ thuật,
vật liệu và các tài liệu liên quan khác của di tích
a. Báo cáo về nội dung lịch sử di tích: lịch sử nhân vật, sự kiện liên quan
đến di tích; lịch sử quá trình bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích.
b. Báo cáo về khảo cổ học của di tích: trích dẫn tài liệu khảo cổ trước đây của di tích
(nếu có); đánh giá dự báo mức độ nghiên cứu khảo cổ học đối với di tích; kiến nghị về
công tác khảo cổ.
c. Báo cáo về kết cấu và nền móng công trình của di tích
d. Báo cáo về mỹ thuật của di tích: tài liệu viết, ảnh mô tả về giá trị quốt sự ng thuật của
di tích; đánh giá các trang trí mỹ thuật; dánh giá giá trị các thành phần được trang trí
(màu sắc, thể loại, trang trí, chất liệu, niên đại); báo cáo tình trang, chất lượng các trang tí
mỹ thuật.
e. Báo cáo vật liệu của di tích số liệu các loại vật liệu (chủng loại, chất liệu, kích thước,
màu sắc, thành phần, niên đại...); đánh giá tình trạng kỹ thuật và nguyên nhân gây hư
hỏng các cấu kiện, tan phần tiển trúc của di tch qua các thời kỳ, giai đoạn hiện
(2) Lập hồ sơ khảo sát, đánh giá hiện trạng kiến trúc của di tích
a. Tài liệu viết về di tích: mô tả hiện trạng tổng thể từng công trình; đánh giá nguyên nhân
hư hại từng công trình; số liệu cơ bản về hiện trạng của di tích.
b. Hồ sơ bản vẽ khảo sát hiện trạng di tích: mặt bằng vị trí; mặt bằng tổng thể; mặt bằng
các hạng mục di tích; mặt dứng các hạng mục di tích, mặt cắt các hạng mục di tích; hiện
trạng các bộ phận của các hạng mục di tích; thuyết minh hồ sơ bản về.
c. Đánh giá tổng thể kiến trúc của di tích
(3) Ảnh chụp và ghi hình hiện trạng của di tích (thời điểm lập dự án)
(4) Bản dập các chi tiết quan trọng
(5) Phương án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích
a. Thuyết minh các phương án
b. Bản vẽ kiến trúc phương án
(6) Phân tích, xác định hạng mục đầu tư
a. Lựa chọn hạng mục ưu tiên đầu tư
b. Lựa chọn phương án phù hợp
(7) Kết luận và kiến nghị
a. Kiến nghị về mức độ thực hiện công tác khảo cổ
b. Kiến nghị về phương án
c. Kiến nghị chung
(8) Tư liệu tham khảo
Toàn bộ các tư liệu viết, vẽ, ảnh, lời kể, bản dập và những tư liệu khác có liên quan đến
di tích đã được nêu trong dự án sẽ được coi là tư liệu dẫn chứng có giá trj.
2. Thiết kế kỹ thuật Bảo quản và trùng tu di tích kiến trúc
(1) Ảnh chụp và ghi hình hiện trạng di tích
a. Ảnh và ghi hình tổng thể b. Ảnh và ghi hình mặt đứng công trình
c. Ảnh và ghi hình nội thất, ngoại thất các công trình d. Ảnh và ghi hình chi tiết các cấu
kiện, bộ phận công trình
(2) Thuyết minh giải pháp
(3) Bản vẽ kỹ thuật hiện trạng di tích
(4) Dự toán, tổng dự toán
- Áp dụng Định mức dự toán trùng tu, tôn tạo di tích do Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là
Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch) ban hành và các quy định khác của Nhà nước có liên
quan tại thời điểm trình bản dự toán và tổng dự toán.
- Xác định giá trị về mặt xây dựng đô thị của từng di tích riêng biệt ở trong quần thể cũng
như ở trong hệ thống thành phố hiện đại có lưu ý tới hướng phát triển trong tương lai;
nghiên cứu xác định những khả năng sử dụng các di tích vào mục đích thực tiễn.
• Phân tích những đường nét chính trong mối liên hệ giữa quần thể kiến trúc với môi
trường xung quanh xét về mặt lịch sử.
• Xác định ranh giới khu vực bảo vệ của quần thể kiến trúc cũng như khu vực điều chỉnh
xây dựng; xác định các điểm quan sát chính.
- Khi xây dựng bản thiết kế trùng tu một quần thể kiến trúc, điều quan trọng là phải phát
hiện và bảo vệ cơ cấu có sức biểu hiện thẩm mỹ của quần thể dó
-Trong thành phần bản thiết kế nhất thiết phải có: mặt bằng tổng thể, các bản vẽ mặt
đứng và các mặt cắt toàn bộ quần thể kiến trúc, phối cảnh hoặc mô hình toàn bộ quần
thể kiến trúc.
3. Trùng tu quần thể các di tích kiến trúc
- Quần thể di tích kiến trúc được quan niệm là một nhóm gồm nhiều công trình, đôi khi
xây dựng ở những thời gian khác nhau và theo những phong cách cũng hoàn toàn khác
nhau nhưng về mặt bố cục thì lại gắn bố với nhau thành một chính thể nghệ thuật hoàn
chỉnh.
- Trước khi xây dựng bản thiết kế trùng tu quần thể các di tích kiến trúc, ta phải thực
hiện:
• Phân tích về mặt khoa học lịch sử - kiến trúc quá trình hình thành quần thể kiến trúc và
phát hiện được nguyên tắc bố cục chính của nó trong quá trình phát triển lịch sử.
• Phát hiện những thời kỳ hoặc giai đoạn chum xét về mạng cuộc trúc trong suốt quá
trình lịch sử của quần thể kiến trúc và cơ sở khoa học của việc lựa chọn đó.
• Khảo sát nghiên cứu tỉ mỉ, chi tiết từng di tích có trong quần thể - xây dựng lại hình
dáng ban đầu của nó, phân tích những biến đổi về hình dáng diễn ra sau đó - và trên cơ
sở đó mới đưa ra những dự kiến trùng tu căn cứ vào vị trí các vai trò của di tích trong
quần thể.
-Hệ thống tài liệu phục vụ cho thiết kế quy hoạch khu vực di tích kiến trúc cần phải có:
• Sơ đồ tổng mặt bằng kiến trúc - lịch sử chính có ghi ranh giới khu vực di tích và phản
ánh trạng thái mặt bằng hiện tại, có ghi chép chụp ảnh những yếu tố mang giá trị về các
mặt lịch sử - nghệ thuật, lịch sử - kiến trúc, phong cách thiên nhiên và giá trị kinh tế.
• Họa đồ vị trí khu vực phân bố di tích
• Sơ đồ những con đường ngầm dưới đất (sắn có hoặc thiết kế mới).
• Danh sách các công trình xây dựng được phát hiện và đang được bảo vệ trong di tích,
• Sơ đồ khoanh vùng khu vực di tích trong nhiên nghi nhất có giá trị đặc biệt về mặt lịch
sử - kiến trúc, khu đất cần nghiên cứu khai quật khảo cổ, khu đất phân bố các công trình
phụ cần thiết để tiến hành trùng tu và bảo quân di tích...
• Bản thuyết minh gồm có tư liệu tham khảo về mặt lịch sử, nhận xét đặc điểm di tích và
đánh giá ý nghĩa, tư liệu về trạng thái kỹ thuật và địa chất thủy văn, những nơi phát sinh
các nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường không khí và các nguồn nước...
-Bản thiết kế quy hoạch khu vực di tích kiến trúc bao gồm:
• Mặt bằng tổng thể của khu vực có ghi và giới hạn khu đất của di tích, dự kiến ranh giới
khu vực bảo vệ và khu vực điều chỉnh xây dựng.
• Bản thiết kế mặt bằng theo chiều thẳng đứng ở khu vực cho thích hợp với điểm cao của
các đường phố và lối đi lại gần chung quanh.
• Bản thiết kế phục hồi hệ thống mặt nước có giá trị.
• Bản thiết kế cây xanh.
• Sơ đồ mạng lưới giao thông và thiết kế xây dựng mặt đường
• Bản thiết kế hệ thống cung cấp nước, hệ thống kênh thoát nước.
• Bản thiết kế mạng lưới điện thắp sáng và mạng lưới thông tin.
• Sơ đồ thống kê hệ thống đường ngầm.
• Sơ đồ đường tham quan du lịch và hệ thống phục vụ du lịch.
• Bản thiết kế phục hồi và cải tạo.
• Bản thuyết minh.

Ví dụ về một dự án trùng tu di tích

Đình Tân Đông


XÁC ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM VÀ CÁC MỐI LIÊN KẾT

Đình Tân Đông còn gọi là đình Gò Táo, thuộc xã Tân Đông, huyện Gò Công
Đông, tỉnh Tiền Giang được coi là một công trình kiến trúc độc đáo khi trên nóc có
2 cây bồ đề buông rễ ôm toàn bộ ngôi đình tạo nên một vẻ đẹp cổ kính hiếm có.

Đình Tân Đông trước khi trùng tu


THU THẬP VÀ GHI NHẬN THÔNG TIN VỀ ĐỊA ĐIỂM

Nguồn gốc
Ngôi đình có từ thời vua Minh Mạng, Kiến trúc hoa văn và họa tiết khắc nổi trên
đình mang đặc trưng của kiến trúc đình thời Nguyễn.
Ngôi đình Tân Đông tọa lạc giữa một cánh đồng, mặt tiền được hai cây bồ đề
to lớn tỏa bộ rễ chằng chịt níu giữ. Toàn bộ ngôi đình được bao bọc bởi hàng trăm
búi rễ. Theo lời của các bậc cao niên trong làng, ngôi đình Tân Đông từng nhận
được sự ưu ái của Thái hậu Từ Dũ (1810 – 1902) vì nơi đây là quê hương của bà.
Theo đó, năm 1904 bà Từ Dũ đã cho dời ngôi làng từ khu vực hẻo lánh ra mảnh
đất đắc địa ngày nay.
Đặc điểm
Tuy nhiên, do gặp thiên tai nên mãi đến năm 1907, ngôi đình mới được an vị tại
địa điểm này. Để đảm bảo chất lượng và tính mỹ thuật, bà Từ Dũ đã cho mời thợ
của Huế để vào đây thi công. Do vậy, những dấu tích chạm khắc còn sót lại trên
các đầu cột kèo tại đình đều mang nét truyền thống của nhà rường Huế.
Cách đây khoảng chừng hơn 30 năm ngôi đình lại xuất hiện 3 cây bồ đề mọc
vươn cao lên trên đỉnh của ngôi đình, rễ cây của những cây bồ đề vươn ra bám
vào tường, một số rễ chạy dài theo các rãnh khe nứt của đình trở thành cột, kèo
chạy dọc, chạy ngang để giữ ngôi đình vững chắc. Vào năm 1990 một cây bồ đề
đã bị một số người tham lam gỡ về làm cảnh, những người dân kịp ra can ngăn
nên giữ được hai cây còn lại.

Hai cây bồ đề buông rễ ôm toàn bộ ngôi đình


Chính những rễ cây bồ đề đã trở thành cột, thành kèo chạy dọc, chạy ngang để
giữ vững ngôi đình tồn tại đến hiện nay. Một số rễ chạy dài theo các rường của
mái đình, tạo thành những giá đỡ song song để phần mái, cột đã mục đến 8/10
vẫn không bị sụp xuống. Sau khi một cây bị mất, hai cây bồ đề được người dân
giữ lại và canh chừng cẩn thận. Với người dân nơi đây, bồ đề được xem như hai
cây thần vừa canh gác đình vừa làm nhiệm vụ nâng đỡ đình vượt qua thời tiết
khắc nghiệt, gió bão triền miên.
Vị thần đình thờ phượng
Người dân ở ấp Tân Đông từ lâu nay vẫn cho rằng đình Tân Đông là nơi thờ Tả
quân Lê Văn Duyệt (1763 hoặc 1764– 28/8/1832). Ông là một trong các chỉ huy
chính của quân đội chúa Nguyễn Ánh trong cuộc chiến với Tây Sơn. Tuy nhiên,
theo một bài viết trên báo Công an Nhân dân của tác giả Nguyễn Phan Khiêm thì
thông tin này có nhiều điều không hợp lý. Tả quân Lê Văn Duyệt là một nhà chính
trị, quân sự tài giỏi, đại công thần của nhà Nguyễn. Tuy nhiên, dưới triều vua
Minh Mạng, ông và nhà vua có nhiều bất đồng, xung đột.
Đêm 30/7 năm Nhâm Thìn (1832), Tổng trấn Lê Văn Duyệt qua đời, thọ 69 tuổi.
Triều đình truy tặng ông chức “Tá vận công thần đặc tấn Tráng võ tướng quân –
Tả Quân đô thống phủ Chưởng phủ sự, Thái bảo Quận công. Nhưng không lâu
sau đó, triều đình đã hạch tội Lê Văn Duyệt, bắt bớ tôi tớ của ông.
Phải đến triều vua Thiệu Trị, Tả quân Lê Văn Duyệt mới được minh oan. Do đó,
đình Tân Đông không thể được xây dựng dưới thời vua Minh Mạng để thờ Tả
quân Lê Văn Duyệt, và càng không thể có sắc phong.
Cũng theo tác giả Nguyễn Phan Khiêm, căn cứ vào bốn kỳ lễ trong năm của
đình Tân Đông thì có lễ cầu Ông vào ngày 16/11 (Âm lịch) là một căn cứ qua
trọng để biết người dân “cầu Ông” là cầu ông nào, vị thần được thờ ở đình là ai.
“Tả quân Lê Văn Duyệt mất đêm 30 tháng Bảy, thường giỗ vào ngày 1 tháng
Tám, như vậy thêm một căn cứ để biết nơi đây không thờ Lê Văn Duyệt. Tra cứu
các ngày lễ gắn liền với nhiều vị thần được thờ ở Nam Bộ như Trương Định, Thủ
khoa Huân, Võ Tánh… thì đều không có ai trùng với ngày lễ cầu Ông ở Tân Đông,
trừ Đốc binh Kiều”, tác giả Nguyễn Phan Khiêm nhận định.
Đốc binh Kiều (? - 1886) có tên là Nguyễn Tấn Kiều trong dân gian gọi tôn là
Quan Lớn Thượng. Ông là Phó tướng của Võ Duy Dương trong cuộc khởi nghĩa
chống thực dân Pháp ở Đồng Tháp Mười vào nửa cuối thế kỷ 19 tại Việt Nam.
Tương truyền Đốc binh Kiều là người miền Trung di cư vào Nam lập nghiệp ở
huyện Kiến Đăng, tỉnh Định Tường, về sau đổi thành huyện Cai Lậy thuộc tỉnh Mỹ
Tho (ngày nay là tỉnh Tiền Giang).
Sau khi thành Gia Định thất thủ (1859), ông đến Gia Định đầu quân cho Võ Duy
Dương tức Thiên hộ Dương, được phong Đốc binh và trở thành Phó tướng cùng
nhau chiến đấu chống thực dân Pháp. Nghĩa quân dưới sự dẫn dắt của Tả quân
Lê Văn Duyệt đã lập được nhiều chiến công khiến giặc Pháp điêu đứng.
Khi Đốc Binh Kiều mất, nghĩa quân mang thi hài ông về chôn cất tại nền đồn
Trung ở Gò Tháp, đồng thời cũng làm vài ngôi mộ giả để nghi trang. Hiện nay, ở
Gò Tháp có đền thờ chung, thờ ông và chủ tướng Võ Duy Dương. Và hàng năm,
từ chiều 14 đến rạng sáng 16/11 (Âm lịch), đều có tổ chức lễ hội để tưởng niệm.
Trong dân gian còn lưu truyền bài thơ ca ngợi ông như sau: “Vì nước quên
mình bởi chữ trung/ Thương dân chi sá chốn sình bùn/ Mấy năm Đồng Tháp danh
vang dội/ Cọp rống ngoài truông, cáo hãi hùng/ Hai thước im lìm nơi thạch động/
Đồng bào tưởng nhớ đứng thờ chung/ Nỗi lòng nghỉ đến nhiều năm trước/ Hương
lửa đều không cảnh lạnh lùng”.
Dù chưa có kết luận cuối cùng từ các nhà nghiên cứu và cơ quan văn hóa
địa phương về việc đình Tân Đông đang thờ tự vị thần nào. Nhưng dù đó có
là ai thì cũng là người có công với nhân dân, được người dân địa phương
ca tụng, biết ơn và tôn thờ hàng trăm năm qua.
Sau giải phóng số người ghé qua đình ít dần, đình trở nên hoang tàn không ai
hương khói, dọn dẹp. Trải qua thăng trầm của thời gian, đến nay chỉ mỗi bàn thờ
chánh điện vẫn giữ nguyên vẹn đầy đủ họa tiết trang trí.

ĐÁNH GIÁ Ý NGHĨA

Giá trị nghệ thuật


Những đường nét trang trí, chạm khắc mang đậm dấu ấn thời Nguyễn
Những rễ cây bồ đề đã trở thành cột, thành kèo chạy dọc, chạy ngang để giữ
vững ngôi đình tồn tại đến hiện nay
Giá trị xã hội
Qua lời kể của những vị cao niên trong làng, thời hoàng kim của ngôi đình gắn
liền với những hội hè, lễ tế thu hút cả ngàn lượt người khắp cả vùng về hội tụ, vui
chơi vào các ngày lễ hội trong năm. Lúc bấy giờ đình làm nơi tổ chức các lễ hội
Kỳ yên, Thượng điền, Hạ điền và lễ cầu Ông.
Giá trị chính trị
Đến thời Pháp trở thành nơi hội họp của các chiến sĩ cách mạng.
Thời Mỹ lại biến thành nơi giam giữ, tra khảo, trấn áp các gia đình có con em
tham gia cách mạng.
THU THẬP THÔNG TIN VỀ CÁC NHÂN TỐ KHÁC ẢNH HƯỞNG ĐẾN
TƯƠNG LAI CỦA ĐỊA ĐIỂM

Năm 2010, Đình Tân Đông được Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang công nhận
là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Nguồn vốn trùng tu: 2,6 tỷ từ ngân sách tỉnh và nhiều nguồn vốn khác

BẢN VẼ HIỆN TRẠNG


KẾT QUẢ TRÙNG TU

Việc trùng tu, tôn tạo ngôi đình đã được triển khai cẩn thận. Đơn vị thi công đã
làm mới các móng chịu lực dưới chân cột, xây tường gạch thẻ trát tường vữa xi
măng, tận dụng tối đa các cột, kèo, giằng gỗ còn sử dụng được sau khi đã xử lý
sơn bóng, sơn nước toàn bộ công trình theo màu sơn hiện trạng, thay ngói cũ
bằng ngói âm dương…
Đơn vị trùng tu đã cắt tỉa tạo dáng sao cho gốc rễ bồ đề không ăn vào các chi
tiết, xử lý chống thấm và chống xuống cấp công trình
Điểm đặc biệt là khi giữ lại phần mặt chính của ngôi đình có hai cây bồ đề, đơn vị
trùng tu đã cắt tỉa tạo dáng sao cho gốc rễ bồ đề không ăn vào các chi tiết, xử lý
chống thấm và chống xuống cấp công trình.
Mặt tiền của đình là năm cửa vòm theo kiểu châu Âu, gian giữa cửa lớn, các
gian bên nhỏ dần. Vòm cửa giữa được đắp hình cuốn thư nhỏ, đề 1907 theo
những người cao niên thì đó là năm đại tu lại đình, còn đình có từ lâu lắm. Ở một
cây cột bên cửa chính lộ ra khoảng trống giữa đám rễ cây có ba chữ đầu của một
vế đối “Bị thánh trạch…”, nghĩa là ân thánh bao trùm.
Dù khối kiến trúc nguyên bản của đình không còn giữ được như xưa, nhưng
khách tham quan vẫn có thể nhìn thấy những đường nét trang trí, chạm khắc mang
đậm dấu ấn thời Nguyễn. Những họa tiết hoa lá, chim thú vô cùng tinh tế, tỉ mỉ
dưới sự ảnh hưởng của thời gian tuy không còn sắc sảo như xưa, nhưng lại góp
phần tô điểm cho sự cổ kính, trầm mặc của ngôi đình đã có tuổi đời hơn 100 năm.
Chi tiết Rồng trên mái vẫn còn được giữ nguyên

Nội thất của đình theo lối nhà rường bằng gỗ ba gian hai chái, những mảng đục
chạm ở đây được thể hiện vô cùng tinh xảo và đẹp mắt, tinh xảo.
Gian giữa của đình là bệ thờ cổ, trên đó có chữ Thần mới được viết lại bằng
sơn vàng trên nền đỏ. Bốn góc đình là bốn chữ Tiền vãng, Hậu vãng. Hai gian
bên thờ Tả ban, Hữu ban. Trên đầu hồi còn những bài thơ chữ Hán đã mờ. Phía
sau tường chánh điện có một bệ thờ được xây áp vào với hai bên là câu đối chữ
Hán không còn đọc được rõ.

Phía trong ngôi đình cũng được trùng tu, tôn tạo và trở thành một điểm để
người dân địa phương đến thờ cúng mỗi dịp lễ

Người dân địa phương rất tin vào sự linh thiêng của ngôi đình, luôn hãnh diện và
tự hào về một di tích văn hóa rất đặc trưng này. Với kiến trúc cổ xưa, mặt tiền là
bức tường có năm vòm cửa được bao bọc bởi những búi rễ bồ đề chằng chịt,
ngôi đình cổ dần trở thành điểm check-in quen thuộc.

You might also like