You are on page 1of 3

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG MÔN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ

Họ và tên: Nguyễn Phạm Hồng Hà

MSSV: 1953801090030

Lớp: TMQT44.1

Đề bài:

Quốc gia A và quốc gia B tranh chấp đảo X. Năm 2000, nguyên thủ quốc gia A và quốc
gia B đã họp và đưa ra thỏa thuận miệng như sau:

_ Chọn quốc gia C là bên thứ ba trung gian hoà giải.

_ Nếu như hoà giải không thành, thì sẽ chọn toà án công lý quốc tế là cơ quan giải quyết
tranh chấp.

Năm 2005, nguyên thủ quốc gia A đã gửi “thư tình” cho nguyên thủ quốc gia B, trong đó
nêu lại toàn bộ thỏa thuận năm 2000

Năm 2010, nguyên thủ quốc gia B đã đồng ý “thư tình” năm 2005 tại Biên bản hội nghị
các quốc gia trong khu vực.

Hỏi: A, B đã xác lập điều ước hay chưa?

Bài làm:

 Xét theo:

_ Về định nghĩa điều ước quốc tế: Kết hợp các định nghĩa về điều ước quốc tế theo Công
ước Vienna 1969 và Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam
năm 2005, có thể kết luận điều ước quốc tế chính là các thỏa thuận bằng văn bản được ký
kết giữa các chủ thể của luật quốc tế (trước tiên và chủ yếu là các quốc gia) trên cơ sở tự
nguyện và bình đẳng nhằm thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp
lý của các chủ thể luâ ̣t quốc tế với nhau1.

1
Theo giáo trình Công pháp quốc tế (quyển 1) – Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh
1
_ Về tên gọi, ngôn ngữ và cấu trúc của điều ước quốc tế: Các bên ký kết có thể thỏa thuâ ̣n
đă ̣t tên cho các điều ước mà họ ký kết là hiến chương, công ước, hiê ̣p định, hiê ̣p ước,
thỏa ước…Về ngôn ngữ, điều ước quốc tế được soạn thảo bằng ngôn ngữ nào sẽ do các
bên tham gia ký kết thỏa thuâ ̣n. Cấu trúc mô ̣t điều ước quốc tế thường được xây dựng với
ba phần gồm: lời nói đầu, phần chính và phần cuối.

_ Về quy trình ký kết điều ước quốc tế: Thoả thuận quốc tế sẽ trở thành điều ước quốc tế
và có giá trị ràng buộc khi nó đảm bảo các trình tự tạo nên một điều ước quốc tế, cụ thể
như phải đảm bảo các giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Giai đoạn hình thành các văn bản điều ước: Trong giai đoạn này, các bên
sẽ thực hiện các hành vi như: đàm phán, soạn thảo và thông qua văn bản điều ước. Thực
hiện xong các hành vi này, điều ước quốc tế vẫn chưa phát sinh hiệu lực, tuy nhiên nếu
thiếu các hành vi này thì một điều ước quốc tế không thể được hình thành.

+ Giai đoạn 2: giai đoạn thực hiện các hành vi nhằm thể hiện sự ràng buộc của quốc gia
với điều ước quốc tế và có giá trị tạo ra hiệu lực thi hành của điều ước đó. Giai đoạn này
có bốn hành vi được thực hiện đó là: hành vi ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập điều
ước quốc tế.

 Nhâ ̣n thấy

_ Theo định nghĩa về khái niê ̣m “điều ước quốc tế”

+ Vào năm 2000, viê ̣c quốc gia A và quốc gia B đã họp và đưa ra thỏa thuâ ̣n miê ̣ng
không được xem là xác lâ ̣p điều ước. Bởi tuy được ký kết giữa các chủ thể của luật quốc
tế trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng nhưng đó không phải là thỏa thuâ ̣n bằng văn bản
được ký kết căn cứ theo quy định tại Điều 2 khoản 1 điểm a Công ước Vienna năm 1969.

+ Tương tự, viê ̣c năm 2010, nguyên thủ quốc gia B đã đồng ý “thư tình” năm 2005 tại
Biên bản hội nghị các quốc gia trong khu vực cũng không được coi là hành đô ̣ng xác lâ ̣p
điều ước. Bởi, Biên bản hội nghị các quốc gia trong khu vực là một loại văn bản ghi chép
lại những sự việc đã xảy ra. Biên bản không có hiệu lực pháp lý để thi hành mà chủ yếu
được dùng làm chứng cứ minh chứng các sự kiện thực tế đã xảy ra. Vì vâ ̣y, căn cứ theo
quy định tại Điều 2 khoản 1 điểm a Công ước Vienna năm 1969 về thuâ ̣t ngữ “điều ước”,
Biên bản này cũng không được xem là văn bản được ký kết giữa các chủ thể của luật
quốc tế trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng nhằm thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt các
quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể luâ ̣t quốc tế với nhau. Hơn nữa, Biên bản cũng
không đáp ứng yêu cầu về tên gọi và cấu trúc của mô ̣t điều ước quốc tế.

2
_ Về quy trình ký kết: Thỏa thuâ ̣n miê ̣ng năm 2000 của nguyên thủ quốc gia A và quốc
gia B cùng với viê ̣c nguyên thủ quốc gia B đã đồng ý “thư tình” năm 2005 tại Biên bản
hội nghị các quốc gia trong khu vực đều không có các giai đoạn của quy trình ký kết để
tạo nên mô ̣t điều ước quốc tế.

 Kết luâ ̣n:

Căn cứ vào những phân tích trên, có thể xác định quốc gia A và quốc gia B đã chưa xác
lâ ̣p được điều ước quốc tế về vấn đề tranh chấp đảo X.

You might also like