You are on page 1of 29

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ CẦN THƠ

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HÓA - THỰC PHẨM

BÀI BÁO CÁO


Môn: Thực tập thực tế Nhập môn Công nghệ sinh học

Nhóm 1:
Võ Thị Thu Thảo 2100437
Ngô Hoàng Linh Thảo 2101135
Phan Thị Bích Đào 2101498
Tiêu Ngọc Bích Trâm 2101490
Nguyễn Thị Kiều Chi 2100235
Thị Kim Chi 2100913
Trần Mỹ Kim 2101408

Cần Thơ, năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HÓA - THỰC PHẨM

BÀI BÁO CÁO


Môn: Thực tập thực tế Nhập môn Công nghệ sinh học

Nhóm 1:
Võ Thị Thu Thảo 2100437
Ngô Hoàng Linh Thảo 2101135
Phan Thị Bích Đào 2101498
Tiêu Ngọc Bích Trâm 2101490
Nguyễn Thị Kiều Chi 2100235
Thị Kim Chi 2100913
Trần Mỹ Kim 2101408

Cần Thơ, năm 2023


MỤC LỤC
Mục lục................................................................................................................................
Danh sách bảng ..................................................................................................................
Danh sách hình ..................................................................................................................
Lời cám ơn ..........................................................................................................................
Nội dung tham quan...........................................................................................................
A. Lịch trình tham quan......................................................................................................
B. Hình chụp tập thể nhóm báo cáo...................................................................................
C. Nội dung báo cáo...........................................................................................................
1. Trại rắn Đồng Tâm......................................................................................................
1.1. Thời gian, hoạt động chính buổi tham quan......................................................1
1.2. Nội dung học tập................................................................................................1
2. Nhà máy Ajinomoto Việt Nam...................................................................................
2.1. Thời gian, hoạt động chính buổi tham quan......................................................6
2.2. Nội dung học tập................................................................................................6
3. Trung tâm CNSH TP.HCM........................................................................................
3.1. Thời gian, hoạt động chính buổi tham quan....................................................10
3.2. Nội dung học tập..............................................................................................10
4. Công ty TNHH Yakult Việt Nam...............................................................................
4.1. Thời gian, hoạt động chính buổi tham quan..................................................13
4.2. Nội dung học tập............................................................................................13
DANH SÁCH BẢNG
Bảng lịch trình tham quan....................................................................................................
Bảng lãnh đạo qua các thời kỳ của trại rắn Đồng Tâm........................................................
Bảng sản phẩm của trại rắn Đồng Tâm................................................................................
DANH SÁCH HÌNH
Hình chụp tập thể nhóm báo cáo..........................................................................................
Hình rắn Hổ Lãi....................................................................................................................
Hình rắn Trun Đỉa................................................................................................................
Hình rắn Hổ Mèo..................................................................................................................
Hình 1.1: Một số loại rắn được trưng bày tại trại rắn Đồng Tâm.........................................
Hình nhóm tại nhà máy Ajinomoto......................................................................................
Hình 2.1: Axit glutamic được chiết xuất từ tảo bẹ kombu bởi tiến sĩ Kikunae Ikeda (1908)
Hình nhóm tại TTCNSH......................................................................................................
Hình 3.1: Một số sản phẩm được sản xuất tại TTCNSH......................................................
Hình 3.2: Khu nhà kính, nhà lưới.........................................................................................
Hình 3.3: Phòng nuôi cấy mô thực vật.................................................................................
Hình giới thiệu về công ty TNHH Yakult............................................................................
Hình 4.1: Các mẫu Yakult được xuất khẩu trên toàn thế giới..............................................
Hình 4.2: Vi khuẩn Lactobacillus casei Shirota...................................................................
LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, nhóm em xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành và sự kính trọng đến các thầy
và cô trong khoa Công nghệ sinh hóa - thực phẩm, trường đại học Kỹ thuật – Công nghệ
Cần Thơ đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ nhóm em trong suốt quá trình tham quan thực tế
nhập môn Công nghệ sinh học.

Đồng thời xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo và toàn thể các anh chị thuộc công
ty TNHH Yakult Việt Nam, Nhà máy Ajinomoto Việt Nam, Trại rắn Đồng Tâm, Trung
Tâm CNSH TP.HCM đã tận tình, hướng dẫn nhóm em trong quá trình tham quan thực tế
nhập môn Công nghệ sinh học.

Qua đó, nhóm em đã học hỏi, giao lưu, biết thêm nhiều về kiến thức và các hoạt động
nghiên cứu, sản xuất trong quá trình tham quan thực tế lần này.

Nhóm em xin chân thành cảm ơn!


NỘI DUNG THAM QUAN
A. LỊCH TRÌNH THAM QUAN

STT
Thời gian Địa điểm Tóm tắt hoạt động tham quan

Trại rắn Đồng Tâm


14/05/2023 Xã Bình Đức - Huyện Tìm hiểu về hoạt động nghiên
1
(Chủ nhật) Châu Thành - Tỉnh Tiền cứu, sản xuất của trại
Giang.

Nhà máy Ajinomoto


Việt Nam
15/05/2023 Tìm hiểu về hoạt động nghiên
2 Đường số 9, KCN Long
(Thứ 2) cứu, sản xuất của công ty
Thành, Long Thành,
Đồng Nai.

Trung tâm CNSH


16/05/2023 TP.HCM Tìm hiểu các hoạt động nghiên
3
(Thứ 3) Trung Mỹ Tây - Quận 12 cứu, sản xuất của Trung tâm
- TP. Hồ Chí Minh.

Công ty Yakult
Khu Công nghiệp Việt
17/05/2023 Nam – Singapore, số 5 Tìm hiểu về hoạt động nghiên
4
(Thứ 4) Đại lộ Tự do – huyện cứu, sản xuất của công ty
Thuận An – tỉnh Bình
Dương.
B. HÌNH CHỤP TẬP THỂ NHÓM BÁO CÁO

Từ trái qua phải: Phan Thị Bích Đào 2101498


Tiêu Ngọc Bích Trâm 2101490
Ngô Hoàng Linh Thảo 2101135
Trần Mỹ Kim 2101408
Võ Thị Thu Thảo 2100437
Nguyễn Thị Kiều Chi 2100235
Thị Kim Chi 2100913
C. NỘI DUNG BÁO CÁO
1. Trại Rắn Đồng Tâm
1.1. Thời gian, hoạt động chính buổi tham quan
-Thời gian: 10h
-Hoạt động chính: tìm hiểu về hoạt động nghiên cứu, sản xuất của trại
1.2. Nội dung học tập
1.2.1. Giới thiệu về trại rắn Đồng Tâm:
- Lịch sử:

1
Từ năm 1977 đến năm 1998 trại rắn được xây dựng là nơi cấp cứu và trị rắn độc cắn
Năm 2008 trở về trước, trung bình hàng năm nơi đây điều trị 800 ca bị rắn độc cắn
Từ năm 2009 đến nay, trung bình chữa trị 1.000 ca/năm.
- Vị trí: Trại rắn hiện nay thuộc xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Nằm
cách trung tâm thành phố Mỹ Tho khoảng 9km về phía Tây.
- Nhân sự, cơ cấu tổ chức:
Lãnh đạo qua các thời kỳ:

Nhiệm kỳ Nhiệm kỳ Chức Vụ


Họ Tên Quân Hàm Danh Hiệu
Bắt Đầu Kết Thúc Cuối Cùng

Thầy Thuốc Phó Phòng


Trần văn Dược 1977 1989 Đại Tá
Nhân Dân Quân Y

Lý Văn Kiên 1989

Nguyễn Danh
2009 Đại Tá
Sinh

Trần Thị Hà 2009 2014 Đại Tá

Phan Văn Phát 2014 Thượng Tá

Nguyễn Ngọc
Nay Thượng Tá
Mai

Phó giám đốc:


+ Nguyễn Quang Khải
+ Trần Văn Hoàng
+ Phan văn Phát, Thượng Tá nguyên Trưởng khoa Cấp cứu và Điều trị rắn cắn, sau trở
thành Giám đốc
+ Vũ Ngọc Lương, Thượng Tá, Bác sĩ chuyên khoa
+ Nguyễn Duy Hưng, Trung Tá
1.2.2. Sản phẩm:
Một số sản phẩm được sản xuất tại trại rắn Đồng Tâm:

2
Tên sản phẩm Thành phần Công dụng

Kem xoa nọc -Nọc rắn, Methyl - Chống viêm, giảm đau trong
rắn Cobratoxan Salicylat, Menthol, tá - Bệnh thấp khớp - viêm cơ, đau
dược vừa đủ. nhức cơ
- Đau dây thần kinh.

Mỡ trăn -Mỡ trăn nguyên chất Chữa bỏng, nứt nẻ chân tay,
(100%) chống khô da.

Viên nang bột -Thịt, xương rắn lục đuôi Hỗ trợ điều trị bệnh thần kinh,
rắn lục đỏ (100%) đau nhức khớp xương, sưng đau
tay chân, nhức mỏi tê liệt kinh
phong, nhọt độc.

Kem mỡ trăn -Mỡ trăn, Vaseline, -Dưỡng da, giúp giữ ẩm trong
(dạng tuýp) Cetostearyl alcol, prafin các trường hợp:
oil, span 80 - Bỏng da nhẹ, nứt nẻ chân tay,
chống khô da.

1.2.3. Sơ lược về 3 loài rắn được nuôi tại trại rắn Đồng Tâm:
* Rắn Hỗ Lãi (Rắn ráo):

- Tên khoa học: Ptyaskoros


- Họ: Rắn nước Colubridae
- Phân bố: Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia…
- Nơi sống: bụi tre, bãi cỏ, trên đất rần nước.
- Thức ăn: ếch, nhái, thằn lằn, chim, chuột.

3
- Sinh sản: từ 12-15 trứng
- Tuổi thọ: tối đa 4-5 năm
- Giá trị: Là loài rắn không có nọc độc.
* Rắn Trun Đỉa (Ếch giun):

- Tên khoa học: Ichthyophis bannanicus


- Họ: Rắn nước Ichthyophiidae
- Phân bố: Trung Quốc, Lào, Myanma, Việt Nam…
- Nơi sống: đầm lầy, bãi bùn, ruộng lúa…
- Thức ăn: các động vật không xương sống dưới nước, ăn giun đất…
- Sinh sản: khoảng 30 trứng.
- Giá trị: là loài rắn không có nọc độc.
* Rắn Hổ Mèo (Rắn hổ mang đeo kính):

- Tên khoa học: Naja siamensis


- Họ rắn Hổ: Elapidae (Là loài rắn có nọc độc, độc hệ thần kinh)
- Phân bố: các nước Đông Nam Á

4
- Nơi sống: ven rừng, sườn đồi, núi đá và gần nguồn nước…
- Thức ăn: chủ yếu là cóc, chuột, nhái, ếch và các loại rắn khác…
- Sinh sản: từ 13-19 trứng.
- Tuổi thọ: khoảng 12 năm.
- Giá trị: Là loài rắn phun nọc độc xa 2 mét.

Hình 1.1: Một số loại rắn được trưng bày tại trại rắn Đồng Tâm
1.2.4. Nhận thức của bản thân
Rắn là một loài động vật rất nguy hiểm với con người, nhưng nếu chúng ta biết cách chăm
sóc và bảo tồn thì sẽ cho ra nhiều sản phẩm có giá trị cao về sức khỏe và làm đẹp. Việt
Nam là một trong những nơi có sự đa dạng về vật động vật quý hiếm, tuy nhiên sự đa
dạng này đang dần bị phá hủy. Nạn săn bắt và buôn bán trái phép các loài động vật hoang
dã đang làm gia tăng nguy cơ tuyệt chủng của nhiều giống loài quý hiếm, gây mất cân
bằng sinh thái và môi trường sống. Do đó tăng cường bảo vệ động vật hoang dã đang
được các cơ quan có trách nhiêm thực hiện nhằm thúc đẩy quản lý bền vững, góp phần
bảo vệ thiên nhiên.
Là một sinh viên, em cảm thấy cần phải có ý thức giữ gìn thiên nhiên, lên án và phê phán
những người có hành vi săn bắt động vật trái phép, tích cực tuyên truyền cho mọi người
cùng chung tay bảo tồn động vật hoang dã.
2. Nhà máy Ajinomoto Việt Nam

5
2.1. Thời gian, hoạt động chính buổi tham quan
2.1.1. Thời gian:
8h sáng ngày 15/5/2023. Đc: Đường số 9, KCN Long Thành, Long Thành, Đồng Nai.
2.1.2. Hoạt động chính.
‒ Tham quan và tìm hiểu nhà máy Ajinomoto Việt Nam.
 Chia sẻ về Tập đoàn Ajinomoto, công ty Ajinomoto Việt Nam.
 Quy trình sản xuất bột ngọt Ajinomoto
 Tìm hiểu về công nghệ & môi trưởng sản xuất của Doanh Nghiệp Nhật Bản thông
qua hoạt động tham quan nhà máy.
 Bảo tàng bột ngọt Ajinomoto
 Tham quan xưởng các sản xuất sản phẩm của nhà máy.
2.2. Nội dung học tập
Tìm hiểu về hoạt động nghiên cứu và sản xuất của công ty.
2.2.1. Giới thiệu về nhà máy Ajinomoto
2.2.1.1. Lịch sử, vị trí
Năm 1908, tiến sĩ Kikunae Ikeda khám phá ra vị Umami khi đang thưởng thức bát súp
đậu phụ nấu với kombu dashi (nước dùng làm từ tảo bẹ kombu). Lấy ý tưởng từ Hiizu
Miyake – người đã đưa ra giả thuyết rằng vị ngon sẽ kích thích tiêu hóa, ông đã nỗ lực và
tìm ra một loại axit amin, đó là axit glutamic. Ông đặt tên cho vị này là umami và phát
triển phương pháp sản xuất gia vị umami với thành phần chính là glutamate.

6
Hình 2.1: Axit glutamic được chiết xuất từ tảo bẹ kombu bởi tiến sĩ Kikunae Ikeda (1908)
Năm 1909, ông thành lập doanh nghiệp liên doanh để bắt đầu kinh doanh bột ngọt AJI-
NO-MOTO, gia vị umami đầu tiên trên thế giới. Nguồn gốc ra đời của Tập đoàn
Ajinomoto bắt nguồn từ lý tưởng: “Ăn ngon, Sống khỏe”.
Ngày nay, Tập đoàn Ajinomoto tiếp tục theo đuổi mục tiêu này thông qua những đóng
góp cho xã hội trong các lĩnh vực Hỗ trợ đời sống, Chăm sóc sức khỏe, Khoa học thực
phẩm và Khoa học Axit amin cũng như bằng cách tiếp tục khám phá tiềm năng của các
axit amin trong mọi khía cạnh của cuộc sống.
2.2.1.2. Nhân sự, cơ cấu tổ chức
Nhân sự:
- Hơn 34.000 nhân viên trên toàn cầu.
- Tại Việt Nam hơn 2.300 nhân viên làm việc trên toàn quốc.
- Trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D), tập đoàn Ajinomoto đã đầu tư chi phí
và nhân lực với số lượng nhân viên hùng hậu lên tới 1.700 nhân viên.
Cơ cấu tổ chức:
- Từ nhà máy sản xuất đầu tiên đặt tại KCN Biên Hòa 1, Đồng Nai, năm 2008, Ajinomoto
đã tiếp tục mở rộng sản xuất bằng việc đưa vào hoạt động nhà máy thứ hai tại KCN Long
Thành, Đồng Nai và năm 2016 khởi công xây dựng nhà máy thứ ba cũng tại KCN Long
Thành, Đồng Nai.
- 121 nhà máy sản xuất.
- 2 văn phòng đại diện tại Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội.
- 3 trung tâm phân phối tại Long thành, Hải Dương, Đà Nẵng.
- Hơn 62 chi nhánh kinh doanh.
- Gần 290 đội bán hàng.
2.2.2. Sản phẩm
Ajinomoto là một doanh nghiệp tập trung vào lĩnh vực thực phẩm, đội R&D chính là
động lực cho sự tăng trưởng liên tục của tập đoàn, tạo cơ sở cho sự phát triển kinh doanh

7
và tạo nền tảng để phát triển các sản phẩm giá trị với 2 lĩnh vực kinh doanh chính: Sản
phẩm Thực phẩm và sản phẩm từ Axit amin. Trong đó có 6 lĩnh vực kinh doanh cốt lõi:
sốt và gia vị, sản phẩm dinh dưỡng nhanh, giải pháp về nguyên liệu và thực phẩm, thực
phẩm đông lạnh, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, vật liệu điện tử.
- Một số sản phẩm được sản xuất ở Ajinomoto: bột ngọt aji-no-moto, hạt nêm aji-ngon,
gia vị nêm sẵn aji-quick, xốt mayonnaise aji-mayo, nước tương “phú sĩ”, giấm gạo lên
men lisa, bột bánh rán pha sẵn, thức uống hòa tan dạng bột blendytm...
2.2.3. Quy trình sản xuất bột ngọt Ajinomoto
a. Nguyên liệu:
- Nguồn nguyên liệu mà công ty Ajinomoto sử dụng để sản xuất bột ngọt ở các nước
không giống nhau. Việc chọn nguồn nguyên liệu sẽ dựa vào các tiêu chí sau:
 Nguồn nguyên liệu phải dồi dào, đảm bảo cung cấp cho quá trình sản xuất.
 Sẽ ưu tiên chọn nguồn nguyên liệu tính cạnh tranh về mặt kinh tế (chi phí thấp),
nhưng phải đảm một số yêu cầu về hàm lượng để có thể trích ly được nhiều dung
dịch rỉ đường nhất.
VD: ở Trung Quốc, công ty sử dụng nguồn nguyên liệu chủ yếu từ ngô (bắp). Còn ở các
nước Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan hay Malaysia thì họ ưu tiên sử dụng nguồn
nguyên liệu là mía đường hoặc khoai mì… Riêng ở Việt Nam, họ sử dụng nguyên liệu
cho quá trình sản xuất từ hai nguồn chủ yếu sau:
 Thu mua mật rỉ đường từ các nhà máy sản xuất đường. Tuy nhiên, họ sẽ tiến hành xử
lí để tách lượng Ca trong mật rỉ đường tạo thành dung dịch đường đơn giản, hóa chất
thường được sử dụng cho công đoạn này thường là H2SO4 đậm đặc.
 Thu mua tinh bột (từ mía đường, khoai mì). Sau đó, nguyên liệu thô sẽ được tạo
thành dung dịch đường đơn giản nhờ sự phân cắt của các enzyme thủy phân. Mật rỉ
thu được ở giai đoạn này phải đạt được hơn 48% (lượng đường) thì mới đạt chuẩn
cho quá trình sản xuất. Quá trình kiểm tra được tiến hành một cách nghiêm ngặt.
b. Quá trình lên men:
- Quá trình lên men được thực hiện tương tự như lên men sữa chua, giấm, phô mai và vi
sinh vật sử dụng đường từ quá trình xử lý nhiệt để tạo ra acid glutamic.
- Sau quá trình lên men, họ sẽ thu hồi được acid glutamic – 1 trong 20 loại acid amine
quan trọng trong cơ thể, bằng cách điều chỉnh độ pH của dung dịch đến pH đẳng điện của
acid. Ngoài ra, Ajinomoto còn thực hiện mô hình sản xuất theo “Chu trình sinh học khép
kín”, dung dịch lên men còn lại được chuyển đến phòng Phát triển nông nghiệp để tạo ra
sản phẩm phân bón sinh học Ami Ami và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, cung cấp nguồn
dinh dưỡng dồi dào giúp cải tạo đất, cải thiện năng suất trồng trọt. Từ đó tạo ra nhiều sản
phẩm nông nghiệp chất lượng cao phục vụ trở lại cho sản xuất của công ty.
c. Trung hòa:

8
- Acid glutamic sau khi được thu hồi sẽ đi vào giai đoạn trung hòa. Hóa chất được sử
dụng cho quá trình này là soda dưới dạng bột để tạo ra bột ngọt dạng lỏng, công thức
chính là natri glutamate.
d. Lọc màu:
- Do chỉ số màu của sản phẩm lúc này rất cao do màu nâu dẻ của mật rỉ đường, chính vì
thể phải trải qua thêm công đoạn lọc màu. Việc lọc màu sẽ được tiến hành nhờ lớp than
hoạt tính (3 lớp) để khử màu, cùng với các bước tinh chế khác để tạo thành dung dịch bột
ngọt trắng trong, đảm bảo độ tinh khiết.
e. Kết tinh:
- Sau khi lọc màu, dịch lỏng bột ngọt sẽ được cô đặc bằng hơi nóng, sau đó đưa vào hệ
thống kết tinh. Quá trình kết tinh được thực hiện trong bốn khuấy, cho mầm kết tinh bột
ngọt vào và tiến hành khuấy liên tục, sau đó tinh thể bột ngọt sẽ được sàn lọc để tạo thành
tinh thể bột ngọt có kích cỡ khác nhau. Sau đó chuyển qua thiết bị sấy để sấy khô bằng
không khí sạch, nóng, tạo điều kiện bảo quản tốt nhất. Tùy vào kích cỡ của bột ngọt, công
ty sẽ phân loại riêng ra và mỗi loại như vậy sẽ được bán với giá khác nhau, tùy vào mục
đích sử dụng của người tiêu dùng.
f. Đóng gói:
- Giai đoạn rất quan trọng được tiến hành nghiêm ngặt nhằm đảm bảo tính an toàn vệ sinh
thực phẩm cho sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng. Khu vực đóng gói sẽ được
chia làm 3 vùng với chức năng riêng và được thực hiện trên dây chuyền hoàn toàn tự
động. Bên cạnh đó, ngoài việc kiểm tra bằng cảm quan của sản phẩm, còn trải qua các
giai đoạn kiểm tra như dò kim loại, trọng lượng của từng gói bột ngọt, QA, QC… Các
nhân viên, công nhân trong khu vực này trước khi vào làm việc phải qua kiểm tra nghiêm
ngặt về sức khỏe và vệ sinh.
2.2.4. Nhận thức của bản thân
Từ chuyến tham quan kiến tập tại nhà máy Ajinomoto Việt Nam tại Đồng Nai, nhóm
chúng em và hơn hết là bản thân em xin cảm ơn nhà trường và phía Ajinomoto đã cùng
nhau tổ chức một chuyến kiến tập thức tế vô cùng ý nghĩa cho chúng em.
Bản thân em đã có được những trải nghiệm thú vị và học hỏi được rất nhiều từ chuyến đi
kiến tập thực tế này, được tìm hiểu về quy trình sản xuất của một số sản phẩm nổi bật tại
nhà máy và được các anh chị hướng dẫn nhiệt tình tại nhà máy về quy mô cũng như hoạt
động sản xuất của Ajinomoto tại Việt Nam, hiểu rõ được những đóng góp to lớn của
Ajinomoto cho nền kinh tế đất nước cũng như sức khỏe cho con người Việt Nam. Qua đó,
giúp chúng em có thêm cái nhìn sâu sắc hơn và hiểu rõ hơn về ngành nghề của mình và
nếu có thể, chúng em rất mong sẽ được làm việc trong nhà máy Ajinomoto Việt Nam.
3. Trung tâm Công nghệ sinh học TP. HCM

9
3.1. Thời gian, hoạt động chính buổi tham quan
- Thời gian tham quan: Ngày 16/5/2023 (Thứ 3)
- Hoạt động chính của buổi tham quan: Tìm hiểu các hoạt động nghiên cứu, sản xuất của
Trung tâm.
3.2. Nội dung học tập:
- Thông tin chung về Trung tâm Công nghệ Sinh học Tp. Hồ Chí Minh:
+ Các hướng Trung tâm đang làm là Công nghệ cây trồng, Công nghệ sinh học Thực vật,
Công nghệ Vi sinh, Công nghệ sinh học Thủy sản, Công nghệ sinh học thực phẩm, Công
nghệ sinh học Môi trường, Vật liệu sinh học và vật liệu Nano.
+ Giới thiệu những dự án và sản phẩm của Trung tâm.
- Cập nhật các kiến thức khoa học về Công nghệ sinh học - Công nghệ sinh học tế bào.
- Tìm hiểu về một số quy trình tạo ra một sản phẩm sinh học: Quy trình nhân giống một
số cây dược liệu, Quy trình công nghệ Bioreactor sản xuất rễ tóc Sâm Ngọc Linh, Nghiên
cứu chế tạo vật liệu mới, Quy trình sản xuất màng Cellulose Vi khuẩn, Quy trình trồng
nấm bưởi.
- Tìm hiểu về OLIGOALGINATE, OLIGOCHITOSAN, NANO Bạc –
OLIGOCHITOSAN, NANO Bạc@SiO2 – OLIGOCHITOSAN, NANO Bạc@SiO2,
NANO Bạc@DIATOMITE, Interferon.
- Quan sát bộ sưu tập phân lập các loài vi sinh vật trong đất, bộ sưu tập hoa lan, bộ sưu
tập hoa nền, một số dòng thuần dưa lưới có triển vọng và một số dòng dưa lưới lai F1 có
triển vọng.
10
- Tham quan Phòng Công nghệ sinh học tế bào Thực vật – Động vật, Phòng Công nghệ
sinh học y dược, Phòng thử nghiệm cây trồng.
3.2.1. Giới thiệu về Trung tâm Công nghệ sinh học TP. HCM
3.2.1.1. Lịch sử và vị trí:
- Lịch sử: Trung tâm được thành lập theo Quyết định số 161/2004/QĐ-UB Ngày 02 tháng
07 năm 2004 của Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh. Chính thức đi vào hoạt động vào
tháng 01/2005.
- Vị trí: Trụ sở Trung tâm được xây dựng trên khuôn viên rộng 23 ha tại Số 2374 Quốc lộ
1, khu phố 2, phường Trung Mỹ Tây, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2.1.2. Nhân sự, cơ cấu tổ chức
- Nhân sự: 168 cán bộ trong đó có 18 Tiến sĩ (2 Phó Giáo sư), 42 Thạc sĩ, 73 Cử nhân/Kỹ
sư Đại học.
- Cơ cấu tổ chức:
+ Ban Giám đốc: Tiến sĩ Hà Thị Loan (Phó Giám đốc).
+ Hội đồng Khoa học.
+ Khối Hành chính: P. Hành chính Quản trị, P. Tổ chức – Đào tạo, P. Quản lý Khoa học –
Hợp tác Quốc tế, P. Tài chính – Kế toán, Ban quản lý đầu tư Xây dựng Công trình.
+ Khối Nghiên cứu: P. CNSH Y dược, P. CNSH Động vật, Phòng Thực nghiệm Cây
trồng, P. CNSH Vật liệu và Nano, Tổ nuôi Động vật Thử nghiệm, P. CNSH Thủy sản, P.
CNSH Thực vật, P. Công nghệ Vi sinh, Tổ. CNSH Môi trường, P. CNSH Thực phẩm.
+ Khối sản xuất và Dịch vụ: Phòng sản xuất thử nghiệm.
3.2.2. Một số sản phẩm (Hoạt động chính) của trung tâm
- Rễ tóc Sâm Ngọc Linh
- Giống hoa Lan
- Kiểng lá
- Hoa chuông
- Dưa lưới
- Nấm đối kháng Trichoderma
- Bộ Fit tách chiết và phát hiện virus
- Chế phẩm sinh học BIMA
- Nấm bưởi.
- Vật liệu mới có khả năng phân hủy sinh học như Cellulose vi khuẩn,
Polyhydroxybutyrate (PHB), Polylactic acid (PLA) phục vụ ngành công nghiệp bao bì,
dệt may, thực phẩm, y dược.

11
Hình 3.1: Một số sản phẩm được sản xuất tại Trung tâm CNSH TP.HCM

Hình 3.2: Khu nhà kính, nhà lưới

Hình 3.3: Phòng nuôi cấy mô thực vật


3.2.3. Nhận thức của bản thân
- Các thành viên trong nhóm thực sự cảm thấy yêu thích địa điểm này vì vừa được phổ
cập những kiến thức bổ ích chuyên sâu về ngành học của mình, vừa được trải nghiệm
thực tế quan sát các phòng thí nghiệm, các thiết bị cũng như loại cây được nuôi trồng tại
Trung tâm.
- Cảm thấy yêu thích môi trường chuyên nghiệp ở Trung tâm và nhận thức được rằng đây
là nơi có thể giúp chúng em vận dụng được những vốn kiến thức đã được học tập ở
trường, lớp và cũng là một nơi có thể giúp nâng cao sự hiểu biết, phát triển đúng ngành
nghề cùng với đam mê của bản thân.

12
- Chúng em rất mong muốn sẽ được làm việc trong Trung tâm Công nghệ sinh học Tp.
Hồ Chí Minh.
4. Công ty TNHH Yakult Việt Nam
4.1. Thời gian, hoạt động chính buổi tham quan
- Thời gian: 13h00, ngày 17/05/2023 (Thứ 4)
- Hoạt động chính buổi tham quan: Tìm hiểu về hoạt động nghiên cứu, sản xuất của Công
ty Yakult Việt Nam.
4.2. Nội dung học tập
4.2.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Yakult Việt Nam
Yakult Việt Nam được thành lập vào ngày 26/06/2006, với tổng vốn đầu tư trên 400 tỉ
đồng do sự góp vốn của công ty Yakult Honsha của Nhật Bản (80%) và tập đoàn Danone
của Pháp (20%). Yakult Việt Nam bắt đầu kinh doanh vào tháng 08 năm 2007. Hiện sản
phẩm Yakult đã có mặt ở hầu hết các siêu thị và các cửa hàng bán lẻ khắp các tỉnh thành
Việt Nam. Ngoài ra, Yakult còn được phân phối trực tiếp đến tận nhà của khách hàng trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng,
Nha Trang, Vinh qua hệ thống giao hàng Yakult Lady.
Yakult Việt Nam là thành viên thứ 30 trong hệ thống Yakult thế giới. Hiện nay Yakult
được bán trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, khoảng 40 triệu chai được tiêu thụ mỗi ngày.
Sản phẩm Yakult là thức uống lên men hổ trợ hệ tiêu hóa, mang lại sức khỏe tốt cho mọi
người.
Hiện tại Yakult Honsha đang kinh doanh 3 dòng sản phẩm chính: Thực phẩm và thức
uống, mĩ phẩm, dược phẩm.

4.2.1.1. Lịch sử, vị trí

13
a. Lịch sử hình thành
- Vào đầu thế kỷ 20, ý thức được vệ sinh kém và thiếu dinh dưỡng là hai nguyên nhân
chính dẫn tới các bệnh truyền nhiễm như tả và kiết lỵ, giáo sư Minoru Shirota bắt đầu
theo học ngành y ở trường Đại học Kyoto, nghiên cứu về vi sinh vật. Đến năm 1930, ông
trở thành là người đầu tiên phân lập và nuôi cấy ổn định thành công chủng khuẩn với tên
gọi là Lactobacillus casei Shirota
- Năm 1935: Yakult được thương mại lần đầu tiên trên thị trường Nhật Bản
- Năm 1955: Công ty Yakult Honsha được thành lập. Trung tâm nghiên cứu được thành
lập ở Kyoto
- Năm 1963: Yakult triển khai hệ thống Yakult Ladies – hệ thống giao hàng tận nhà tại
Nhật Bản
- Năm 1967: Thành lập viện nghiên cứu vi sinh của Yakult đặt tại Kunitachi – Nhật Bản
- Năm 1968: Yakult được giới thiệu trên thị trường trong dạng chai nhựa mới
- Năm 1981: Chứng khoán của công ty được liệt kê vào danh sách lựa chọn đầu tiên của
Sở chứng khoán Tokyo
- Năm 1998: Yakult được Bộ Y Tế, Lao động và phúc lợi xã hội Nhật Bản chứng nhận
FOSHU
- Năm 2005: Chi nhánh trung tâm nghiên cứu vi sinh được thành lập tại Châu Âu (Bi)
-Năm 2007: công ty Yakult Việt Nam bắt đầu kinh doanh
b. Vị trí
Trụ sở chính đặt tại: khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, số 5 Đại lộ Tự Do, huyện
Thuận An, tỉnh Bình Dương, với tổng diện tích 24000m 2 Nhà máy Yakult Việt Nam
chính thức bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất vào tháng 4 năm 2008. Nhà máy Yakult đã
đạt tiêu chuẩn HACCP, ISO 22000: 2005 và ISO 14001: 2004
Ngoài ra công ty còn có một số chi nhánh văn phòng đặt tại một số tỉnh thành trên cả
nước như: TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai
Các trung tâm của công ty Yakult Việt Nam: Quận 4, quận 11, Tân Bình, Bình Thạnh,
Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Tân, Thủ Đức.
4.2.1.2. Nhân sự, cơ cấu tổ chức
Tổng số lượng nhân viên trong công ty là 56 người, trong đó có bộ phận quản lý
gồm 3 người Nhật, 53 người còn lại là nhân viên. Gồm 6 phòng ban:
Phòng tổng vụ: gồm 9 người đảm nhiệm chức năng hành chính, nhân sự.
Phòng tạo chai: 6 người.
Phòng lên men (còn gọi là phòng tăng sinh): 9 người.
Phòng sản xuất: 11 người.

14
Phòng rót chai, đóng gói: 10 người.
Phòng quản lý chất lượng: 5 người
4.2.2. Sản phẩm
Sản phẩm của Yakult Honsha gồm có sữa lên men, nước trái cây, dược phẩm (thuốc kê
đơn, không kê đơn và thiết bị y tế), mỹ phẩm. Ngoài ra, Yakult cũng phát triển và thương
mại hóa các loại thuốc trong lĩnh vực ung thư.
Nhà máy cung cấp sản phẩm duy nhất ra thị trường là sữa uống lên men Yakult dạng chai
nhựa dung tích 65ml.

Hình 4.1: Các mẫu yakult được xuất khẩu trên toàn thế giới
4.2.3. Vi khuẩn Lactobacillus casei Shirota:
- Phân lập thành công vào năm 1930
- Kháng mạnh dịch vị tiêu hóa
- Đạt chứng nhận GRAS (An toàn cho người sử dụng)
Lactobacillus casei là loài vi khuẩn thuộc chi Lactobacillus được tìm thấy chủ yếu trong
hệ thống tiêu hóa của Loài người (chủ yếu là ruột và miệng). Chủng sinh vật
Lactobacillus này thích nghi tốt với độ pH rộng và ở nhiều nhiệt độ khác nhau, loài này
cùng với L. acidophilus thường được bổ sung vào các chế phẩm lên men từ sữa trong
ngành công nghiệp sản xuất các loại enzyme amylase (một enzyme phân giải
carbohydrate).

15
Hình 4.2: Vi khuẩn Lactobacillus casei Shirota
Sữa uống lên men Yakult khác các loại sữa chua lên men khác ở con lợi khuẩn L. casei
Shirota. Cơ thể của một người trưởng thành có khoảng 1-1,5 kg vi khuẩn tồn tại trong
đường ruột.Trong đó, nếu là cơ thể của một người khỏe mạnh thì số lượng vi khuẩn có lợi
sẽ chiếm tỉ lệ 85%. Những vi khuẩn này đi vào cơ thể bằng nhiều con đường khác nhau,
nhưng chủ yếu vẫn là qua đường miệng.
Để có thể tồn tại được trong ruột non thì các lợi khuẩn này phải sống sót được sau khi
chịu sự tác động của dịch vị dạ dày, dịch vị mật của hệ tiêu hóa và tỷ lệ sống sót của các
lợi khuẩn thường là rất thấp. L.casei Shirota chính là điểm khác biệt lớn nhất của sản
phẩm Yakult vì lợi khuẩn này có tỉ lệ sống sót cao khi tiến được tới ruột non của chúng ta,
nó giúp cơ thể của chúng ta trong việc hỗ trợ và cải thiện hệ tiêu hóa, điều hòa hệ miễn
dịch, ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm.
Hầu hết các chủng Probiotic được sử dụng sản xuất thực phẩm là những loài thuộc nhóm
vi khuẩn acid lactic như là Lactobacillus và Bifidobacteria. Để trở thành một Probiotic
chủng khuẩn, Lactobcillus casei Shirota trải qua những yêu cầu nghiêm ngặt:
+ Kháng được acid có trong dịch vị dạ dày và dịch vị mật để tiến đến ruột non
+ An toàn khi sử dụng, người tiêu thụ không cần lo ngại đến phản ứng phụ sau khi dùng
và cũng không cần sự kê toa của Bác sĩ
+ Phải được dùng dưới dạng thực phẩm, có mùi vị dễ chịu, dễ uống
+ Có lợi và đáng tin cậy
+ Phát triển được trong ruột
+ Sản phẩm có giá cả hợp lý
4.2.4. Quy trình sản xuất
Quy trình sản xuất sản phẩm probiotic nói chung hay sữa lên men nói riêng yêu cầu phải
được sản xuất với công nghệ cao trong điều kiện vệ sinh hết sức nghiêm ngặt để sản phẩm
sản xuất ra sản phẩm là an toàn tuyệt đối cho người sử dụng. Đảm bảo năng suất sản xuất
đồ uống gần 99% (điều này có nghĩa là cuối cùng 99% nguyên liệu thô được đóng chai).
Không có sản phẩm phụ và ít chất thải hơn. Hơn nữa, cần duy trì lượng lợi khuẩn
probiotic trong sản phẩm thể hiện các hoạt động có lợi cho sức khỏe người dùng. Đó là
những lý do tại sao Yakult được sản xuất trong điều kiện nghiêm ngặt nhất với công nghệ
hiện đại theo quy định của công ty như mô tả dưới đây:
Chuẩn bị nguyên liệu: Sữa bột gầy, đường glucose và đường cát trắng.
 Bồn hoà tan: Hoà tan sữa bột gầy với đường glucose và đường cát trắng bằng nước
nóng.
 Thiết bị tiệt trùng: Tiệt trùng ở nhiệt độ cao để có nguồn sữa tiệt trùng/ nước đường
tiệt trùng.

16
 Bồn lên men: Cấy men Yakult vào bồn sữa đã tiệt trùng, ủ lên men trong vài ngày.
Sau thời gian lên men, trong bồn lên men có chứa hàng tỷ khuẩn sống và lúc này sữa
trong bồn là đặc sệt. Sau đó hỗn hợp này được đồng hoá.
 Thiết bị tiệt trùng: Tiệt trùng ở nhiệt độ cao để có nguồn sữa tiệt trùng/ nước đường
tiệt trùng.
 Thiết bị đồng hoá: Sữa sau lên men được bơm qua thiết bị đồng hoá. Sản phẩm sau
khi đồng hoá sẽ được chuyển vào bồn lớn có chứa dung dịch đường tiệt trùng.
 Bồn chứa dung dịch đường tiệt trùng: Sữa lên men sau khi đồng hoá được bơm vào
bồn lưu trữ và khuấy đều với nước đường tạo thành sữa bán thành phẩm.
 Hệ thống xử lí nước
 Bồn chứa nước tiệt trùng
 Thiết bị trộn: Dung dịch sữa đặc sau khi lên men được trộn với nước vô trùng để pha
loãng thành sữa uống bán thành phẩm. Mục đích của giai đoạn này là để trung hoà vị
chua của sản phẩm sau khi lên men đồng thời đường sẽ là nguồn dinh dưỡng cung
cấp cho khuẩn Lcasei Shirota sống trong thời hạn sử dụng.
 Hệ thống xử lí nước
 Máy tạo chai: Các chai nhựa Polystyrene được sản xuất ngay tại nhà máy bằng máy
tạo chai. Các hạt nhựa Polystyrene được đun nóng và tạo khuôn dạng chai Yakult.
Sau đó, chúng được chuyển qua bồn chứa lớn vô trùng cho các công đoạn tiếp theo.
 Bồn chứa chai
 Máy xếp chai
 Máy in hạn sử dụng và thông tin sản phẩm
 Máy rót sữa và đóng nắp nhôm
 Máy đóng gói 5: Sản phẩm được đóng gói 5 chai thành 1 bằng nhựa Polyprolylene.
 Máy đóng gói hoàn chỉnh: Đóng gói 10 lốc thành 1 thùng bằng nhựa Polyprolylene.
 Kho lạnh: Thành phẩm cuối cùng sẽ được vận chuyển đến kho lạnh <10 oC và sản
phẩm sẽ được lưu tại kho trong khoảng 1-2 ngày để kiểm tra chất lượng sản phẩm
trước khi phân phối đến tay người tiêu dùng.
 Xe lạnh, vận chuyển hàng: Sản phẩm sau khi được kiểm tra chất lượng sẽ được phân
phối đến các cửa hàng của Yakult và vận chuyển đến người tiêu dùng với chất lượng
tốt nhất.
4.2.5. Nhận thức về bản thân
Chương trình tham quan thực tế đến Công ty TNHH Yakult Việt Nam rất hữu ích và thiết
thực, giúp chúng em củng cố kiến thức đã học và bổ sung kinh nghiệm thực tiễn. Ngoài
ra, chúng em đã thấy được ứng dụng của công nghệ trong sản xuất, sự vận hành chuyên
nghiệp của những kỹ sư trên dây chuyền sản xuất tự động hóa, phong cách làm việc hiện

17
đại và được trải nghiệm những bài học lý thuyết vào môi trường làm việc thực tế tại Nhà
máy Yakult.
Nhờ sự quan tâm và tạo điều kiện của Trường, cũng như sự giúp đỡ, hướng dẫn của các
anh chị trong nhà máy mà chúng em đã có được một chuyến đi kiến tập bổ ích và thú vị.
Ngoài ra chúng em còn được hướng dẫn nhiều kiến thức về vi khuẩn có lợi và có hại, điều
chúng em khâm phục là hệ thống nhà máy hiện đại, với 2 chuyên gia Nhật Bản cùng các
kỹ sư Việt Nam điều khiển toàn bộ hệ thống lên men tự động. Thật không ngờ, một chai
sữa Yakult bé xíu thế lại được kiểm tra rất kỹ từ chất lượng cho đến khâu đóng gói trước
khi cho đến tay người tiêu dùng.
Cuối cùng, xin cảm ơn Công ty TNHH Yakult Việt Nam đã tạo điều kiện cho sinh viên
chúng em được học hỏi kiến thức thực tế, cảm ơn Ban Giám hiệu trường và khoa Công
nghệ sinh hóa – thực phẩm đã tổ chức chuyến đi này. Chúng em rất mong muốn có thể
làm việc trong nhà máy Yakult để có thể theo đuổi đam mê của mình và phát triển bản
thân hơn.

18

You might also like