You are on page 1of 50

TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĨNH LONG

KHOA Y DƯỢC

TIỂU LUẬN
MÔN: CÔNG NGHIỆP DƯỢC

Đề tài
HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THUỐC (ACTD)
SẢN XUẤT VIÊN NÉN PRACETAMOL 325mg
PHẦN THÀNH PHẨM (PRODUCT)
LÔ SẢN XUẤT: 90.000 VIÊN

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:


Trần Minh Nghĩa Võ Kim Ngọc Tuyền
Lớp: Dược B20

Vĩnh Long, năm 2023


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

MỤC LỤC

Trang
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................2
4.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................2
4.2 Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................2
5. Kết cấu của đề tài nghiên cứu..................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG.....................................................................................................4
Chương 1: GIỚI THIỆU...........................................................................................4
1.1 Lịch sử ra đời của paracetamol .............................................................................4
1.2 Hồ sơ đăng ký thuốc (ACTD) sản xuất viên nén Paracetamol 325mg ..................5
Chương 2: HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHẤT LƯỢNG THUỐC......................................7
2.1 Mô tả, thành phần thuốc ........................................................................................7
2.2 Phát triển dược động học ......................................................................................8
2.2.1 Thông tin về những nghiên cứu phát triển......................................................8
2.2.2 Thành phần của thành phẩm thuốc ................................................................8
2.2.2.1 Hoạt chất ................................................................................................8
2.2.2.2 Tá dược ................................................................................................12
2.2.3 Thành phẩm .................................................................................................20
2.3 Quy trình sản xuất ...............................................................................................22
2.3.1 Công thức ....................................................................................................22
2.3.2 Quy trình sản xuất và kiểm soát quy trình sản xuất .....................................22
2.3.2.1 Danh mục thiết bị .................................................................................22
2.3.2.2 Sơ đồ sản xuất ......................................................................................34
2.3.2.3 Mô tả quy trình sản xuất và kiểm soát quy trình sản xuất......................35
2.3.3 Kiểm soát bán thành phẩm và thành phẩm...................................................37

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang i


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

Chương 3: HỒ SƠ ĐĂNG KÝ LÔ PHA CHẾ THUỐC.......................................40


Chương 4: KẾT LUẬN...........................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................47
NHẬN XÉT CỦA GVHD........................................................................................48

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang ii


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thuốc luôn là một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống con người. Cũng
như mọi ngành khác, thuốc đòi hỏi một nền sản xuất ngày càng cao và phát triển theo
sự phát triển và tiến bộ của loài người.
Thời tiền sử, loài người đã biết dùng thuốc từ thiên nhiên như cây, cỏ, lá, thân, rễ,
vỏ cây để chữa bệnh, chống lại bệnh tật và sinh tồn. Khi đó, người ta dùng những
nguyên liệu còn tươi, hoặc có thể phơi khô để dành. Dần dần, người ta biết dùng nước
thấm ướt, rồi biết đun với nước (sắc) lấy nước sắc để dùng – đó là dạng bào chế thô sơ
đầu tiên của dược phẩm.
Khi loài người biết lên men một số thực vật chứa bột, đường, rồi biết cất ra rượu
(khoảng 1000 năm trước công nguyên), thì cũng từ đó một dạng thuốc thứ hai xuất
hiện. Đó là rượu thuốc,… Ngành bào chế thuốc – công nghệ bào chế dược phẩm đã
xuất hiện như vậy, từ những dạng thô sơ đơn giản ban đầu như nước sắc, rượu thuốc,
cao thuốc,…
Trải qua mấy ngàn năm lịch sử phát triển, tiến bộ của loài người, cùng với những
cuộc Cách mạng khoa học kỹ thuật cũng như nhu cầu ngày càng gia tăng của con
người về phòng và chữa bệnh, kỹ thuật sản xuất thuốc cũng ngày càng phát triển với
những dạng thuốc tinh tế hơn, phức tạp hơn. Cụ thể là các dạng thuốc viên, viên nén,
viên bao, viên nang, thuốc tác dụng kéo dài, thuốc tiêm, dịch truyền,…
Cùng với xu thế phát triển của xã hội, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng
cao về mọi mặt, nhu cầu được chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng mạnh.
Vì vậy, Khoa Y Dược, Trường Cao Đẳng Vĩnh Long đưa vào chương trình đào tạo
Dược sĩ bậc Cao đẳng môn công nghệ dược nhằm cung cấp cho học sinh, sinh viên
những thông tin, kiến thức cơ sở lý thuyết chuyên khoa cốt lõi nhất, kết hợp với thực
tế đòi hỏi của ngành dược như:
Cung cấp các thông tin, kiến thức tối thiểu cần thiết cho học sinh, sinh viên về
những vấn đề đại cương chung đối với công nghệ bào chế dược phẩm, tạo cơ sở nâng
cao hiểu biết, mở rộng tầm nhìn bao quát về lý thuyết và thực tế của ngành dược nước
ta nói riêng và của khu vực cũng như trên thế giới nói chung.

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 1


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

Giúp cho học sinh, sinh viên hiểu biết về nguyên lý hoạt động cũng như phạm vi
ứng dụng của những trang thiết bị, máy móc đó.
Ngoài ra còn giới thiệu một số dạng thuốc với công nghệ mới kết hợp ứng dụng
những phụ gia truyền thống và hiện đại vào các dạng thuốc viên như viên nén, viên
bao, viên nang.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tế đó, qua thời gian học tại trường Cao Đẳng Vĩnh Long,
cùng với những kiến thức đã tích lũy trong quá trình học tập các môn cũng như học
môn Công Nghiệp Dược em chọn đề tài “Hồ sơ đăng ký thuốc (ACTD) sản xuất viên
nén Paracetamol 325mg phần thành phẩm (Product) lô sản xuất 90.000 viên” làm
đề tài viết tiểu luận hết môn của mình.
Tiểu luận này được thực hiện dựa trên cơ sở giáo trình môn công nghiệp dược của
trường Cao Đẳng Vĩnh Long và có tham khảo các tài liệu chuyên luận của nhiều tác
giả. Do kiến thức hạn hẹp của mình, khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong quý thầy
cô và các bạn góp ý xây dựng để tiểu luận của em hoàn thiện hơn và đi vào thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu và xây dựng được một bộ thủ tục đăng ký thuốc, một quy trình sản xuất
viên nén Paracetamol 325mg phần thành phẩm (Product).
3. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập tài liệu về nội dung thủ tục đăng ký thuốc, quy trình sản xuất viên nén
Paracetamol 325mg phần thành phẩm (Product).
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Phần thành phẩm viên nén Paracetamol 325mg. Tìm hiểu về nội dung các phần như:
mô tả về hình dạng thuốc, thành phần thuốc, quy trình sản xuất thuốc ra một thành
phẩm viên nén Paracetamol 325mg
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Hồ sơ đăng ký chất lượng, lô pha chế thuốc (ACTD) khi
sản xuất viên nén Paracetamol 325mg phần thành phẩm (Product).
Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu từ ngày 05 tháng 11 năm 2022 đến
ngày 13 tháng 03 năm 2023.

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 2


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

5. Kết cấu của đề tài


Phần mở đầu
Phần nội dung
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Hồ sơ đăng ký chất lượng thuốc (ACTD) khi sản xuất viên nén
Paracetamol 325mg phần thành phẩm (Product).
Chương 3: Hồ sơ đăng ký lô pha chế thuốc (ACTD) khi sản xuất viên nén
Paracetamol 325mg phần thành phẩm (Product).
 Kết luận

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 3


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

PHẦN NỘI DUNG


Chương 1: GIỚI THIỆU
Paracetamol luôn có mặt trong tủ thuốc của mọi gia đình, nhưng chưa chắc mọi
người biết rõ về nguồn gốc ra đời của hoạt chất Paracetamol, cũng như cơ chế tác
dụng, dược động học, chỉ định, chống chỉ định tác dụng không mong muốn của
Paracetamol, hồ sơ đăng ký thuốc (ACTD) sản xuất viên nén Paracetamol…
1.1 Lịch sử ra đời của paracetamol
Thế giới sử dụng các hoạt chất như aspirin và salicylate để điều trị giảm đau từ sớm,
nhưng cả hai hoạt chất này đều bị hạn chế sử dụng vì đi kèm nhiều tác dụng phụ không
mong muốn. Aspirin có khả năng gây loét dạ dày và chống chỉ định cho phụ nữ trong
3 tháng cuối thai kỳ và trẻ em dưới 16 tuổi. Một vài biểu hiện mẫn cảm với Salicylate
là đau dạ dày, khó thở, đau đầu. Chính vì thế, các nghiên cứu để tìm ra một hoạt chất
giảm đau thích hợp vẫn chưa kết thúc.
Đến năm 1953, paracetamol đã được ra đời. Paracetamol được phát minh bởi công
ty Sterling Winthrop nay thuộc tập đoàn dược phẩm GSK có trụ sở chính tại Anh
Quốc. GSK đã phát minh ra thuốc paracetamol.
Trong năm 1956, sản phẩm của GSK với hàm lượng 500mg paracetamol/viên đã
được sản xuất đầu tiên tại Anh Quốc và đến nay đã có mặt trên 80 quốc gia trên thế
giới. Năm 1963, paracetamol đã được thêm vào Dược điển Anh và đã trở nên phổ biến
kể từ đó như một thuốc giảm đau – hạ sốt ít tác dụng phụ và ít có khả năng tương tác
với các thuốc khác. Paracetamol trở thành hoạt chất được giới thiệu nhiều nhất bởi
chuyên viên y tế trong giảm đau – hạ sốt.
GSK là một trong các tập đoàn dược phẩm nổi tiếng trên thế giới không chỉ nhờ vào
các phát minh vắc-xin vượt trội, các thuốc kháng sinh ưu việt cùng phát minh
paracetamol không ngừng được cải tiến theo thời gian, GSK còn nhờ vào chất lượng
sản phẩm được sản xuất với công nghệ và quy trình hiện đại dưới sự kiểm soát chặt
chẽ từ nguyên liệu đến thành phẩm đạt chuẩn của Anh Quốc - 1 trong 7 cường quốc về
dược phẩm trên toàn cầu.
Paracetamol, hoạt chất được xếp bậc đầu tiên trong thang giảm đau của Tổ chức Y
tế Thế giới. Theo thang giảm đau được khuyến cáo bởi Tổ chức Y Tế Thế giới

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 4


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

(WHO), paracetamol là hoạt chất giảm đau đầu, đau cơ, viêm khớp, đau lưng, đau
răng, cảm lạnh và sốt bậc đầu tiên. Sở dĩ paracetamol đạt vị trí như hiện tại không chỉ
vì giảm đau - hạ sốt hiệu quả mà còn là hoạt chất được đánh giá là phù hợp cho nhiều
đối tượng bệnh nhân. Pracetamol có rất nhiều ưu điểm như: Không hại dạ dày, dùng
được ngay cả khi bụng đói, không gây buồn ngủ, dùng được cho người cao huyết áp,
cho phụ nữ có thai và cho con bú, phù hợp với người có vấn đề tim mạch,…
Paracetamol làm hạ sốt hiệu quả và đến khi cơ thể đạt 37oC thì dừng. 
Viên nén là dạng bào chế phổ biến trong các loai thuốc dược phẩm hoặc thực
phẩm chức năng. Ưu điểm là gọn nhẹ, tiện lợi sử dụng, dễ bảo quản, dễ vận chuyển,…
Các viên nén phải đảm bảo sự đồng đều về trọng lượng, hình dạng, hàm lượng thuốc
bên trong, tính nén, tính dính,…
1.2 Hồ sơ đăng ký thuốc (ACTD) sản xuất viên nén Paracetamol 325mg
Hồ sơ kỹ thuật chung ASEAN (ACTD) là một hướng dẫn về một mẫu thống nhất
trong chuẩn bị các hồ sơ kỹ thuật chung (CTD) có bố cục tốt để nộp cho các cơ quan
quản lý của các nước ASEAN để đăng ký dược phẩm dùng cho người. Hướng dẫn này
mô tả một mẫu CTD giúp làm giảm đáng kể thời gian và nguồn lực caàn thiết cho việc
chuẩn bị những hồ sơ đăng ký thuốc, và trong tương lai sẽ giúp giảm gánh nặng trong
việc chuẩn bị hồ sơ điện tử. Việc xét duyệt và liên lạc của các cơ quan quản lý với các
cơ sở đăng ký sẽ được hỗ trợ bằng một bộ tài liệu chuẩn với các nội dung thống nhất.
Hướng dẫn này chỉ minh họa một mẫu phù hợp các dữ liệu sẽ nộp. Tuy nhiên, cơ sở
đăng ký có thể điều chỉnh nếu cần thiết để có được một dạng trình bày tối ưu các thông
tin kỹ thuật nhằm tạo điều kiện cho việc đọc hiểu và thẩm định kết quả trong đăng ký
thuốc. Trong suốt toàn bộ ACTD, việc trình bày thông tin không được phép đa nghĩa
mập mờ mà phải rõ ràng, sao cho có thể thẩm định những dữ liệu cơ bản và giúp các
chuyên gia thẩm định nhanh chóng tiếp cận và nắm bắt nội dung của hồ sơ. Các bảng
biểu và văn bản phải được trình bày canh lề sao cho có thể in ra được trên giấy khổ A4
hoặc cỡ 8,5x11cm. Lề bên trái phải đủ rộng để thông tin không bị che lấp khi đóng
gáy. Kiểu chữ và cỡ chữ (Times New Roman, cỡ 12) áp dụng cho phần văn bản và
phần bảng biểu phải đủ lớn để dễ đọc, kể cả sau khi photo. Mỗi trang phải được đánh
số, trang đầu ở mỗi phần được đánh số 1. Với mỗi phần tài liệu, cần có phần chú giải

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 5


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

từ viết tắt và thuật ngữ kỹ thuật nếu chúng được sử dụng lần đầu ở mỗi phần. Mục lục
tài liệu tham khảo phải được trích dẫn theo đúng Tuyên ngôn Vancouver 1979 về Quy
định thống nhất đối với các trích dẫn trên Tạp chí Y – Sinh học.

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 6


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

Chương 2: HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHẤT LƯỢNG THUỐC


CÔNG TY CỔ PHẦN HỒ SƠ CHẤT LƯỢNG VIÊN NÉN
TAYH PHARMA P. THÀNH PHẨM PARACETAMOL
P1. MÔ TẢ VÀ THÀNH PHẦN 325mg
P. Thành phẩm thuốc:
P1. Mô tả và thành phần:
+ Mô tả: - Viên nén hình trụ, dài, màu trắng, một mặt trơn, một mặt có gạch
ngang ở giữa, cạnh và thành viên lành lặn.
- Bao bì đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên.
Chai 100-200-325-500 viên.
+ Thành phần: Mỗi viên thuốc Paracetamol có chứa:
STT Tên nguyên liệu Hàm lượng Tiêu Chức năng
chuẩn
DƯỢC CHẤT
1. Paracetamol 325,0 mg DĐVN V Dược chất
TÁ DƯỢC
2. Avicel PH 101 20,0 mg DĐVN V Tá dược độn
Tá dược rã
Tá dược dính
Tá dược trơn
3. Tinh bột mì 30,0 mg DĐVN V Tá dược rã
Tá dược độn
Tá dược dính
4. Natri Starch glycolat 22,0 mg USP Tá dược siêu rã
5. Aerosil 0,5 mg DĐVN V Tá dược trơn
6. Magnesi stearat 2,5 mg DĐVN V Tá dược trơn
7. Nước tinh khiết Vừa đủ Dung môi

CÔNG TY CỔ PHẦN HỒ SƠ CHẤT LƯỢNG VIÊN NÉN

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 7


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

TAYH PHARMA PARACETAMOL


P. THÀNH PHẨM
325mg
P2. PHÁT TRIỂN DƯỢC HỌC
P2. Phát triển dược học
P2.1. Thông tin về những nghiên cứu phát triển: Không yêu cầu
P2.2. Thành phần của thành phẩm thuốc:
P2.2.1. Hoạt chất:
Paracetamol 325mg
Thông tin chung:
PARACETAMOL
+ Tên chung quốc tế: Paracetamol, còn được gọi là Acetaminophen
+ Tên hóa học: N-(4-hydroxyphenyl) acetamid, N-(hydroxyphenyl) ethanamid
Công thức phân tử, công thức cấu tạo:
+ Công thức phân tử: C8H9NO2
+ Công thức cấu tạo:

Đặc tính về lý hóa, tính tương kỵ, tương tác:


1. Đặt tính lí hóa:
1.1. Tính chất vật lí:
- Paracetamol tồn tại dưới dạng bột kết tinh trắng, không mùi, vị hơi đắng. Hơi
tan trong nước, rất khó tan trong cloroform, ether, methylen clorid, dễ tan trong dung
dịch kiềm, ethanol 96 %. Nhiệt độ nóng chảy nằm trong khoảng 168 – 172ᵒC.
- Dung dịch bão hoà của paracetamol trong nước có pH khoảng 5,3 - 6,8.
- Độ tan của paracetamol: 1/70 trong nước lạnh (25ᵒC ), 1/20 trong nước nóng,
1/13 trong aceton, 1/9 trong propylen glycol.
- Paracetamol tan trong methanol, dimethylformaldehid, ethylen diclorid, ethyl
acetat, PEG và trong dung dịch kiềm, ít tan trong ether và chloroform.
1.2. Tính chất hóa học:

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 8


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

- Paracetamol thể hiện tính chất hoá học của nhân thơm và nhóm hydroxy
phenol.
- Paracetamol còn thể hiện tính chất đặc trưng của nhóm chức amid là phản ứng
thuỷ phân khi có mặt xúc tác acid hay base tạo sản phẩm 4-aminophenol.
- Chất này dễ bị oxy hoá tiếp tạo thành p-benzoquionimin có màu. Giới hạn p-
benzoquionimin được xác định bằng HPLC, sắc ký lớp mỏng hay bằng phép đo nitrit.
- Paracetamol có thể định lượng bằng phép đo nitrit hoặc đo độ hấp thụ tử ngoại
trong môi trường methanol hoặc môi trường kiềm.
- Phương pháp định lượng paracetamol bằng HPLC cũng được sử dụng phổ biến
để định lượng paracetamol trong chế phẩm và dịch sinh học cũng như để phân tách và
định lượng các tạp chất phân huỷ của paracetamol.
• Dd + FeCl3 => xanh tím
• Thủy phân para / HCl + nước => ko tủa + kali bicromat => tủa màu tím *
• Đun nóng với H2 SO4=> mùi giấm
• Nhân thơm hấp thụ ánh sáng tử ngoại => định tính và định lượng
• Thủy phân para / HCl + NaNO2 và β naptol => tủa đỏ phẩm màu azoic
• Para + TT Liebermain => màu tím
2. Tương kị: Thường không tương kị với những tá dược điển hình.
3. Tương tác:
3.1. Tương tác thuốc của Paracetamol:
3.1.1. Lomitapide:
Lomitapide có thể gây ra các vấn đề về gan và việc sử dụng với các loại thuốc có
thể ảnh hưởng đến gan như paracetamol có thể làm tăng nguy cơ đó.
3.1.2. Mipomersen:
- Mipomersen có thể gây ra các vấn đề về gan và việc sử dụng với các loại thuốc
có thể ảnh hưởng đến gan như paracetamol có thể làm tăng nguy cơ đó.
- Dùng chung mipomersen với các tác nhân khác được biết là gây nhiễm độc gan
có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan.
- Mipomersen có thể gây tăng transaminase huyết thanh và nhiễm mỡ gan.

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 9


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

- Bệnh nhân cần được chăm sóc y tế nếu gặp các dấu hiệu và triệu chứng tiềm ẩn
của nhiễm độc gan như sốt, phát ban, ngứa, chán ăn, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, khó
chịu, đau hạ sườn phải, nước tiểu sẫm màu, phân nhạt màu,...
3.1.3. Pexidartinib:
Các trường hợp nhiễm độc gan nghiêm trọng (thậm chí gây tử vong) đã xảy ra ở
những bệnh nhân được điều trị bằng pexidartinib. Vì vậy việc sử dụng đồng thời các
thuốc có khả năng gây độc cho gan khác (bao gồm cả paracetamol) có thể làm tăng
nguy cơ tổn thương gan. Cơ chế gây độc cho gan của pexidartinib chưa được biết rõ.
3.1.4. Prilocaine:
- Sử dụng prilocaine cùng với paracetamol có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh
methemoglobin huyết, một tình trạng có thể dẫn đến thiếu oxy trong các mô và cơ
quan quan trọng do giảm khả năng vận chuyển oxy của máu.
- Trẻ em (đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ sơ sinh) có thể dễ bị methemoglobin huyết
hơn trong quá trình điều trị bằng các thuốc này hoặc bị thiếu máu, các bệnh về tim
hoặc phổi, rối loạn tuần hoàn máu, xơ gan, sốc, nhiễm trùng huyết và một số khuynh
hướng di truyền chẳng hạn như thiếu hụt NADH cytochrome-b5 reductase, thiếu hụt
glucose-6-phosphate dehydrogenase và hemoglobin M.
3.1.5. Natri nitrit:
Sử dụng natri nitrit cùng với paracetamol có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh
methemoglobin huyết, dẫn đến thiếu oxy ở các mô và cơ quan quan trọng do khả năng
vận chuyển oxy của máu giảm.
3.1.6. Teriflunomide:
Teriflunomide có thể gây ra các vấn đề về gan, việc sử dụng nó với các loại
thuốc khác cũng có thể ảnh hưởng đến gan như paracetamol có thể làm tăng nguy cơ
đó. Vì teriflunomide có thể lưu lại trong máu một thời gian dài sau liều cuối cùng, nên
tương tác với các loại thuốc khác có thể xảy ra trong một thời gian ngay cả khi bệnh
nhân đã ngừng dùng thuốc.
3.2. Tương tác Paracetamol với đồ uống (rượu):
- Paracetamol có thể gây tổn thương gan nặng. Ở những người nghiện rượu, nguy
cơ gây độc cho gan khi dùng Paracetamol sẽ tăng lên. Tuy hiếm gặp nhưng có thể gây

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 10


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

các tình trạng rất trầm trọng như viêm gan tử vong hoặc suy gan nặng. Cơ chế của hiện
tượng này được cho là do nghiện rượu mạn tính gây cảm ứng các enzym ở microsom
gan, hiện tượng này sẽ làm quá trình chuyển
hóa thuốc chứa Paracetamol nhanh hơn, đồng thời tăng sản xuất các chất có hại
cho gan.
- Nếu người bệnh nghiện rượu trong quá trình điều trị bằng thuốc Paracetamol
xuất hiện các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, đau khớp, sưng tấy, mệt mỏi, phát ban,
ngứa da, chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, vàng da, vàng mắt,... hãy báo ngay với bác sĩ để
được can thiệp kịp thời.
4. Mối nguy hại nghiêm trọng khi dùng trùng thuốc chứa paracetamol:
- Paracetamol là loại thuốc hạ, số giảm đau được sử dụng rộng rãi, vì vậy trong
nhiều trường hợp bị sốt, sau khi dùng paracetamol không thấy dứt sốt ngay lập tức nên
nhiều người đã tự ý dùng thêm thuốc chứa acetaminophen, mà không biết 2 thuốc thực
chất là một. Việc dùng trùng thuốc sẽ dẫn đến quá liều, rất dễ bị ngộ độc
Paracetammol, gây hoại tử tế bào gan và độc thận.
- Paracetamol tuy lành tính ở liều điều trị nhưng khi uống quá liều, paracetamol
sẽ chuyển hóa tạo ra các chất độc gan, phá hủy tế bào gan dẫn đến suy gan cấp tính,
vàng mắt vàng da, rối loạn máu, xuất huyết, hôn mê gan... thậm chí là tử vong. Vì thế,
để đảm bảo an toàn, người bệnh cần tuân thủ theo đúng liều lượng khuyến cáo của bác
sĩ, dược sĩ tư vấn.
- Tính chất:
Paracetamol (acetaminophen) là hoạt chất giúp giảm đau và hạ sốt, được sử
dụng để điều trị các triệu chứng như đau đầu, đau cơ, đau khớp, đau lưng, đau răng,
cảm lạnh và sốt... Thuốc chỉ giảm đau đối với những trường hợp bị viêm khớp
nhẹ chứ không có tác dụng đối với những tình trạng bị viêm nặng hơn như viêm sưng
khớp cơ.

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 11


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

P2.2.2. Tá dược
- Lựa chọn tá dược:
STT Tên nguyên liệu Chức năng Đặc tính
1. Avicel PH 101 Tá dược độn - Avicel PH 101:
Tá dược rã + Cellulose vi tinh thể tồn tại dạng tinh thể
Tá dược dính màu trắng, không mùi, không vị, có chứa
Tá dược trơn nhiều lỗ xốp và có tính hút ẩm.
+ Phân bố kích thước hạt trung bình trong
khoảng từ 20–200 mm. Các Avicel khác
nhau sẽ có kích thước hạt khác nhau.
+Avicel tan nhẹ trong dung dịch natri
hydroxit 5%, thực tế không tan trong
nước, axit loãng và hầu hết các dung môi
hữu cơ khác.
+ Hàm ẩm thường dưới 5%.
+ Diện tích bề mặt:
1,06–1,12 m2/g đối với Avicel PH101
+ Avicel có tính hút ẩm do đó cần được
bảo quản trong thùng kín ở nơi khô ráo,
thoáng mát.
+ Avicel có tính hút ẩm do đó cần được
bảo quản trong thùng kín ở nơi khô ráo,
thoáng mát.
+ Avicel dễ bị phân hủy bởi các tác nhân
oxy hóa mạnh
2. Tinh bột mì Tá dược độn - Tinh bột mì:
Tá dược rã + Tồn tại dạng bột mịn, màu trắng đến
Tá dược dính trắng nhạt, không mùi và không vị.
+ Bao gồm các hạt hình cầu hoặc hình
trứng rất nhỏ có kích thước và hình dạng

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 12


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

đa dạng đặc trưng cho từng loài thực vật.


+ Tính axit/kiềm: dịch phân tán của tinh
bột trong nước thường có pH trong
khoảng 4,0–8,0.
+ Có khả năng tự đệm.
+ Hàm lượng amylose trong tinh bột mì là
24-28%.
+ Tinh bột mì có tỉ trọng 0,50 g/cm3
+ Thường kết dính và chảy kém. Khả năng
chảy phụ thuộc rất lớn vào độ ẩm khối bột
và quá trình làm khô có thể làm tăng độ
trơn chảy.
+ Nhiệt độ hồ hóa để tạo dịch thể 20%
trong nước là 59ᵒC.
+ Độ ẩm: dễ hút ẩm và hấp thụ ẩm trong
không khí để đạt đến độ ẩm cân bằng.
+ Tinh bột mì có kích thước hạt trong
khoảng 2-45 mm.
+ Độ tan: không tan trong nước lạnh và
ethanol lạnh (96%), tan được trong nước
nóng và tan một phần tan trong
dimethylsulfoxid (DMSO) và
dimethylformamide (DMF). Dễ hòa tan
trong nước nóng ở nhiệt độ trên nhiệt độ
hồ hóa tạo thành hồ tinh bột.
+ Nhiệt độ trương nở của tinh bột mì là
55ᵒC.
3. Natri Srarch Tá dược siêu - Natri srarch glycolat:
glycolat rã + Tồn tại dạng bột có màu trắng hoặc gần
như trắng, đặc biệt rất hút ẩm.

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 13


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

+ Quan sát dưới kính hiển vi thấy các tiểu


phân dạng hạt, không đều, hình trứng hoặc
hình quả lê, kích thước 30-100 mm hoặc
hình cầu có đường kính 10-35mm.
+ Các sản phẩm thương mại khác nhau thì
sẽ có đặc tính khác nhau.
Tỷ trọng thô là 0,81 g/cm3 với Primogel,
0.756 g/cm3 với Glycolis.
Tỷ trọng biểu kiến 0,98 g/cm3 với
Primogel và 0,945 g/cm3 với Glycolis.
+ Natri starch glycolat không bị nóng chảy
nhưng than hóa ở khoảng 200°C.
+ Phân bố kích thước hạt: 100% các hạt
nhỏ hơn 106 mm, tuy nhiên các hạt không
đều nhau.
+ Kích thước hạt trung bình là 38 mm.
+ Độ tan: có khả năng phân tán trong
nước, không tan trong methylen clorua.
+ Khả năng trương nở: trong nước, Natri
tinh bột glycolat có khả năng trương nở
lên đến gấp 300 lần khối lượng của nó.
+ Độ nhớt:
Dịch thể 4% trong nước có độ nhớt
khoảng dưới 200 mPa.s (200 cP).
Dịch thể 2% trong nước có độ nhớt 4,26
mPa.s
+ Natri starch glycolat mặc dù có tính hút
ẩm cao nhưng rất ổn định, tá dược này nên
được bảo quản trong bao bì kín để tránh
sự tác động của sự thay đổi của độ ẩm và

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 14


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

nhiệt độ có thể gây ra vón cục. Nếu như


được bảo quản ở điều kiện nhiệt độ và độ
ẩm thích hợp, Natri starch glycolat có thể
giữ nguyên các tính chất vật lý của nó
trong vòng tối đa 3 năm.
4. Aerosil Tá dược trơn - Aerosil:
+ Aerosil hay Colloidal silicon dioxide là
các silica kích thước tiểu phân rất nhỏ với
kích thước chỉ khoảng 15 nm. Aerosil là
các bột vô định hình, rất nhẹ, sáng, màu
trắng xanh, không mùi, không vị.
+ Tính acid/ bazo: pH = 3.8–4.2 (4% phân
tán trong nước) và 3.5-4.0 (10% phân tán
trong nước).
+ Khối lượng riêng (bình thường) : 0.029-
0.042 g/cm3.
+ Nhiệt độ nóng chảy 1600ᵒC.
+ Kích thước tiểu phân ban đầu là từ 7- 16
nm.
+Aerosil khi bị kết tự lại sẽ có kích thước
từ 10- 200 µm.
+ Chỉ số khúc xạ: 1.46.
+ Không tan trong các dung môi hữu cơ,
nước, dung dịch acid ngoại trừ acid
hydrofluoric; tan trong các dung dịch kiềm
ở nhiệt độ cao.
+ Khi phối hợp với nước sẽ tạo một hệ
keo phân tán. Với các aerosil độ tan trong
nước là 150 mg/L tại 25ᵒC.
+Diện tích bê mặt riêng: 100–400 m2 /g

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 15


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

phụ thuộc vào các loại khác nhau.


+ Các aerosil rất hút ẩm và nó có khả năng
hút một lượng lớn hơi ẩm mà không bị
chảy lỏng.
+ Khi được sử dụng dụng trong các hệ
dung dịch nước tại pH 0–7.5, aerosil có
hiệu quả trong việc tăng độ nhớt cho hỗn
hợp này. Tuy nhiên, tại một khoảng pH
lớn hơn 7.5, khả năng tăng độ nhớt của
của aerosil bị giảm xuống; và tại pH lớn
hơn 10.7, khà năng này mất hoàn toàn bởi
vì aerosil không hòa tan chuyển thành
dạng muối silicate.
+ Bột aerosil nên được bảo quản trong các
tủ hoặc phòng kín.
5. Magnesi stearat Tá dược trơn - Magnesi steanat:  .
+ Ở dạng tinh khiết magie stearate có dạng
như bông tuyết trắng sáng bóng hoặc bột,
rất ít tan trong nước, có điểm nóng chảy là
69-70 độ C và điểm sôi ở 383 độ C.
+ Hạt rắn không màu mùi. Dễ cháy và
không có độc.
+ Có tính chất của cả muối kim loại và
acid stearic . Muối không gây độc hại, sử
dụng an toàn khi nằm trong ngưỡng liều
lượng cho phép sử dụng.
+ Được dùng làm tá dược trơn – giảm ma
sát cho viên nén và viên nang với lượng từ
0,25% tới 5% /kl/kl.
+ Độ bôi trơn (lubricity) và tính kỵ nước

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 16


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

(hydrophobicity) của muối do có gốc từ


acid stearic.
+ Muối có độ ổn định, tuy nhiên, sẽ phân
hủy thành acid stearic và muối magie
trong môi trường acid mạnh.
+ Độ tan của muối magie stearat tương
đồng với calcium stearat, và ít tan trong
nước hơn so với muối natri hay kali
stearat.
+ Độ tan của muối magnesium stearate
trong nước là 0.004/100ml (25°C) (không
tan trong nước). Tan một phần trong
ethanol và ether.
+ Làm giảm sức căng bề mặt khi tiếp xúc
giữa hai chất lỏng. Đối với các chất không
hòa tan và phải chia nhỏ để có thể thấm
ướt được bởi hai pha, khi hấp thụ vào bề
mặt liên pha sẽ tạo ra vật rắn chống lại
hiện tượng hợp giọt.
+ Những chất cao phân tử còn có khả
năng hòa tan được trong pha liên tục, đồng
thời làm tăng cường độ nhớt của pha này
hoặc được dùng để hấp thụ vào bề mặt
liên pha.
6. Nước tinh khiết Dung môi - Nước tinh khiết: là nước không màu,
không mùi, không vị và có duy nhất 2
thành phần hóa học là oxy, hydro với công
thức hóa học truyền thống của nước là
H2O.
- Nước tinh khiết là loại nước có tính hòa

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 17


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

tan tốt, có tạp chất pha lẫn và tuyệt đối


không dẫn điện.
- Đóng băng của nhiệt độ 0 độ C và sôi ở
100 độ C như bao loại nước thông thường.
Đồng thời độ ph của nước tinh khiết = 7 là
môi trường trung tính và là loại nước an
toàn khi sử dụng.
- Nước tinh khiết được lọc từ nguồn nước
giếng, nước mặt, nước lọc để tạo ra nước
tinh khiết thông qua hệ thống lọc chuyên
dụng nhằm loại bỏ đi những tạp chất, vi
khuẩn, vi rút… gây bệnh cho sức khỏe của
con người.

P2.3. Thành phẩm:


* Nguồn gốc công thức:
Công thức đối chiếu: Tên thuốc: Lessenol 325, nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược
Becamex Việt Nam, số đăng ký: VD 12164-10, số quyết định: 264/QĐ-QLD ngày
06/09/2010.
Lý do: Căn cứ theo công văn số 2396/QLD-ĐK ngày 28/02/2019, về việc yêu cầu
về xuất xứ công thức đối với thuốc generic. Thuốc Lessenol 325 nằm ở mục 2 đối với
thuốc không kê đơn: Chấp nhận xuất xứ công thức là thuốc có cùng thành phần, hàm

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 18


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

lượng hoạt chất với thuốc đăng ký có trong các tài liệu y văn hoặc được cấp phép lưu
hành tại ít nhất 01 nước SRA hoặc được cấp phép lưu hành tại ít nhất 3 nước trên thế
giới (bao gồm Việt Nam) hoặc được sản xuất tại Việt Nam và lưu hành trên 10 năm
mà không có báo cáo về tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc, không ảnh hưởng đến
các nhóm đối tượng dễ tổn thương như trẻ em, người già, phụ nữ có thai, không bất
hợp lý về khoa học trong thành phần công thức thuốc.
* Mục tiêu: Thiết kế công thức viên nén có chứa hoạt chất Paracetamol với các tiêu
chuẩn kỹ thuật đề ra như sau:
+ Hình thức: Viên nén hình trụ, dài, màu trắng, một mặt trơn, một mặt có gạch
ngang ở giữa, cạnh và thành viên lành lặn.
+ Độ đồng đều khối lượng: Viên nén Paracetamol 400mg ± 5%
+ Định tính: Lắc một lượng bột viên tương ứng với khoảng 0,5 g paracetamol
với 20 ml aceton (TT), lọc, bay hơi dịch lọc đến khô, sấy cắn ở 105 °C. Phổ hấp thụ
hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của cắn thu được phải phù hợp với phổ hồng ngoại đối chiếu
của paracetamol.
+ Định lượng: Cân 20 viên, tính khối lượng trung bình của bột thuốc trong nang
và nghiền thành bột mịn. Cân chính xác một lượng bột viên tương ứng với khoảng
0,150 g paracetamol cho vào bình định mức 200 ml, thêm 50 ml dung dịch natri
hydroxyd 0, 1 M, thêm 100 ml nước và lắc kỹ 15 min. Thêm nước đến định mức, lắc
đều. Lọc, loại bỏ 20 ml dịch lọc đầu Pha loãng 10,0 ml dịch lọc thành 100,0 ml với
nước. Lấy chính xác 10 ml dung dịch này cho vào bình định mức dung tích 100 ml,
thêm 10 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 M. Pha loãng với nước đến định mức. Đo độ
hấp thụ ánh sáng (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được ở bước sóng 257 nm, cốc đo
dàỵ 1 cm. Dùng dung dịch natri hydroxyd 0 ,01 N làm mẫu trắng. Tính hàm lượng
paracetamol, C8H9NO2 , theo A(1 %, 1 cm). Lấy 715 là giá trị A (1 %, 1cm), ở bước
sóng 257 nm.
+ Kiểm tạp liên quan: Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Chuẩn bị các
dung dịch ngay trước khi dùng và tránh ánh sáng Pha động: hỗn hợp gồm 250 thể tích
methanol (TT) có chứa 4,6 g/l dung dịch tetrabutylamoni hydroxyd 40 % ,375 thể tích
dung dịch dinatri hydrophosphat 0,05 M và 375 thể tích dung dịch natri

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 19


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

dihydrophosphat 0,05 M. Dung dịch thử: Cân chính xác một lượng bột viên tương
đương với khoảng 0,2 g paracetamol vào bình định mức 10 ml, thêm 8 ml pha động,
lắc siêu âm, thêm pha động vừa đủ thể tích, lắc đều, lọc. Dung dịch đối chiếu (1): Pha
loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 20,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch
thu được thành 20,0 ml bằng pha động. Dung dịch đối chiếu (2): Chứa 0,002 % 4-
aminophenol (TT) và 0,002 % paracetamol chuẩn trong pha động. Dung dịch đối chiếu
(3): Pha loãng dung dịch chứa 0,02 % 4 ‘-cloroacetanilid (TT) trong methanol (TT)
bằng pha động để thu được dung dịch chứa 0,00002 % 4’-cloroacetanilid. Điều kiện
sắc ký: Cột thép không gỉ (25 cm X 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh B (5μm). Cột Zorbax
Rx C8 là phù hợp. Nhiệt độ cột: 35 °C. Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng
245 nm. Tốc độ dòng: 1,5 ml/min. Thể tích tiêm: 20 μl. Cách tiến hành: Kiểm tra tính
phù hợp của hệ thống sắc ký: Tiến hành sắc ký dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải
giữa 2 pic tương ứng với 4-aminophenol và paracetamol không nhỏ hơn 4,0. Tiến hành
sắc ký dung dịch thử với thời gian bằng 12 lần thời gian lưu của pic paracetamol. Yêu
cầu: Trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch thử: Pic tương ứng với 4-aminophenol
không được có diện tích lớn hơn diện tích pic 4-aminophenol thu được trên sắc ký đồ
của dung dịch đối chiếu (2) (0,1 %). Pic tương ứng với 4’-cloroacetanilid không được
có diện tích lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (10
ppm). Bất kỳ pic tạp nào khác không được có diện tích lớn hơn diện tích pic chính trên
sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,25 %).
+ Độ rã: tiến hành thử với 6 viên nén hoặc nang trên 2 giá đỡ ống thử lắp song
song hoặc lặp lại phép thử trên 1 giá đỡ ống thử. Cho vào mỗi ống thử một viên nén
hoặc nang. Nếu có chỉ dẫn trong chuyên luận chung tương ứng, cho một đĩa vào mỗi
ống. Treo giá đỡ ống thử trong cốc có chứa môi trường theo chỉ dẫn được duy trì ở (37
± 2) °C và vận hành thiết bị theo thời gian quy định. Lấy giá đỡ ống thử ra khỏi chất
lỏng và quan sát chế phẩm thử. Mẫu thử đạt yêu cầu nếu tất cả 6 viên đều rã.
+ Độ hoà tan: Thiết bị: Kiểu cánh khuấy. Môi trường hòa tan: 900 ml đệm
phosphat chuẩn pH 5,8 (TT). Tốc độ quay: 50 r/min. Thời gian: 45 min. Cách tiến
hành: Sau thời gian hòa tan qui định, lấy một phần dịch hòa tan, lọc. Pha loãng dịch
lọc bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (TT) để được dung dịch có nồng độ

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 20


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

paracetamol khoảng 7,5 μg/ml. Đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được ở
bước sóng cực đại 257 nm,mẫu trắng là dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (TT). Tính
hàm lượng paracetamol hòa tan theo A (1 %,1 cm). Lấy 715 là giá trị A (1 %, 1 cm)
của paracetamol ở bước sóng 257 nm. Yêu cầu: Không ít hơn 75 % (Q) lượng
paracetamol,C8H9NO2 , so với lượng ghi trên nhãn được hòa tan trong 45 min.
+ Độ mài mòn: Độ mài mòn là tỷ lệ % của thuốc viên nén bị mất đi do vỡ, mòn
sau quá trình thử nghiệm, thể hiện độ bền bề mặt của viên, chống lại sự bào mòn.
Nguyên tắc thử: cân 10-20 viên nén, cho vào máy, quay với tốc độ 25 vòng/phút
trong 4 phút. Lấy viên ra khỏi máy, làm sạch bụi, cân phần viên còn nguyên vẹn. Đối
với viên nén thông thường, nếu không có quy định đặc biệt, độ mài mòn phải ≤ 3%.
Thông số này nhằm đánh giá độ bền của thuốc viên nén chịu va đập trong vận chuyển
và bảo quản. Riêng viên nén để bao đường, bao film thông số này nên đạt ≤ 0,5%
Độ cứng: Độ cứng của thuốc viên nén là thông số xác định lượng tối thiểu làm vỡ
viên theo hướng chịu lực kém nhất của viên tức là theo đường kính của viên.
Xác định bằng thiết bị đo độ cứng (Tablet hardness tester). Đơn vị đo: kilogam
lực. Độ cứng của viên phụ thuộc nhiều yếu tố nên dược điển không quy định mà tùy
thuộc nhà sản xuất ấn định cho phù hợp. Để bảo đảm độ bền cơ học của viên, viên nén
thông thường có độ cứng khoảng từ 4-8 kg.
Nguyên tắc: Tác động 1 lực qua đường kính viên cho đến lúc viên bị vỡ. Xác
định lực gây vỡ viên. Lực này phụ thuộc vào tốc độ tác động, vào đường kính viên.
Giới hạn lực gây vỡ viên tùy thuộc vào từng loại viên.

CÔNG TY CỔ PHẦN HỒ SƠ CHẤT LƯỢNG VIÊN NÉN


TAYH PHARMA P. THÀNH PHẨM PARACETAMOL
P3. QUY TRÌNH SẢN XUẤT 325mg
P3. Quy trình sản xuất:
P3.1. Công thức lô:
Công thức tính cho 1 lô sản phẩm: 90.000 viên
STT Thành phần Viên nén Lô sản xuất Ghi chú

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 21


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

Paracetamol (90.000 viên)


325mg
1. Paracetamol 325,0 mg 29,25 kg
2. Avicel PH 101 20,0 mg 1,80 kg
3. Tinh bột mì 20,0 mg 1,80 kg Trộn ban đầu
4. Tinh bột mì 10,0 mg 0,9 kg Pha hồ tinh bột
5. Natri Starch 1,98 kg
22,0 mg
glycolat
6. Aerosil 0,5 mg 0,045 kg
7. Magnesi stearat 2,5 mg 0,225 kg
8. Nước 0,1mg 9 kg
P3.2. Quy trình sản xuất và kiểm soát quy trình:
P3.2.1. Danh mục trang thiết bị:
* Thiết bị sản xuất:

STT Tên Hình ảnh Mã số Công dụng Xuất


thiết xứ
bị

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 22


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

1. Máy M001 Máy nghiền búa là thiết dùng Trung


nghiền để nghiền vật liệu có kích cỡ Quốc
búa khác nhau tạo thành các hạt
nhỏ đồng nhất. Máy hoạt động
hiệu quả, khả năng nghiền
được áp dụng rộng rãi với các
vật liệu bán cứng và dễ vỡ.

2. Máng M002 Máng trộn là thiết bị công Đức


trộn nghiệp để nhào, trộn đều các
nguyên liệu thành khối bột
đồng nhất.

3. May M003 Máy xát hạt trục ngang: dùng Đài


xát hạt để chế tạo ra thành phẩm dạng Loan
trục hạt theo như mong muốn từ
ngang nguyên liệu dưới dạng bột ướt,
cũng có thể chế tạo các nguyên
liệu dạng cục bột khô thành hạt
như mong muốn.

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 23


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

4. Máy M004 Máy sấy tầng sôi được sử Việt


sấy dụng để sấy khô nguyên liệu Nam
tầng dạng hạt.Ngoài ra, trong quá
sôi trình này các tiểu phân bột cần
được làm đủ ấm để có thể kết
dính được với nhau. Phun tá
dược dính vào khối bột với tốc
độ lớn hơn tốc độ bay hơi dung
môi cho đến khi khối bột đủ
ấm.

5. Máy M005 Máy trộn chữ V có tác dụng Trung


trộn trộn đều các nguyên liệu lại với Quốc
chữ V nhau.

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 24


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

6. Máy M006 Máy dập viên xoay tròn dùng Ấn Độ


dập để dập viên thuốc trong công
viên nghiệp dược phẩm.
xoay
tròn

7. Máy M007 Máy khuấy chân vịt với cánh Việt


khuấy khuấy nghiên sang phải, trục Nam
chân quay theo chiều kim đồng hồ
vịt hoặc cánh khuấy nghiêng sang
trái và trục quay ngược chiều
kim đồng hồ, thường ứng dụng
để khuấy các chất lỏng có độ
nhớt thấp.

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 25


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

8 Buồng BUỒNG CÂN CHIA LÔ MẺ Việt


1 - MẺ 2
cân Nam
THÔNG SỐ KỸ THUẬT:
chia lô Lắp 3 quạt để đạt tốc lực
không khí (dòng khí thổi
mẻ 1- xuống ) là: 0,3m³/s  và tốc độ
mẻ 2 không khí  thổi vào buồng
(dòng khí thổi vào) là:
0,45m³/s
-  Độ ồn: ≤ 65dB
-  Độ sáng: ≥400 Lux
-  Lượng không khí lưu thông:
Khoảng 70%
-  Lượng không khí thoát ra:
Khoảng 30%
-  Khả năng hấp thụ của bộ lọc
ULPA: 99,999%    0.12um
-  Có trang bị đèn UV bên
trong
-  Tổng số phân tử: 0.5µm
   + Trạng thái hoạt động
không quá 50
   + Trạng thái tĩnh không quá
25
-  Vi sinh CFU  tại bất kỳ vị trí
lấy mẫu không khí/m3 < 1 và 
bằng 0 ở tại vị trí bề mặt
-  Tiêu chuẩn được cấp bởi:
GMP, ISO14001 & ISO9001,
CE, UL
-  Được cấp tất cả các chứng
chỉ: CO, CQ &  FAT về hướng
dẫn sử dụng và bảo trì
-  Được thiết kế đặc biệt đảm
bảo vận hành an toàn.
-  Thiết kế đạt tiêu chuẩn
GMP-WHO, CGMP & ISO.
HỆ THÔNG BẢO VỆ:
-  Máy đo chênh lệch áp suất:
Khối máy này sẽ thông báo lỗi
phát sinh trong những trường
hợp bộ lọc bị bẩn hoặc có dấu
hiệu khác thường.
VẬT LIỆU CHẾ TẠO:
- Vật liệu Mặt trong: Inox SUS

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 26


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

304 (T=1.0mm)
- Đáp ứng tiêu chuẩn: GMP
CÔNG SUẤT ĐIỆN ÁP:
- 220V AC – 1 pha – 50Hz.
MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH:
-  Nhiệt độ: 15ºC – 45ºC
-  Độ ẩm:     50% - 90%

* Tên thiết bị kiểm nghiệm:


ST Tên Hình ảnh Mã số Công dụng Xuất
T thiết bị sứ
1. Cân N001 Cân phân tích là một dạng Anh
phân cân điện tử tiểu ly được
tích dùng để đong đo, xác định
trọng lượng của một vật.
Cân được thiết kế tinh tế cho
phép thực hiện các phép đo
nhanh và cho kết quả chính
xác cao từng 0.1 mg với sai
số cực nhỏ mà các cân

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 27


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

truyền thống không thể thực


hiện được.
2. Cân kĩ N002 Cân kỹ thuật điện tử/ cân Trung
thuật kỹ thuật ra đời đã trở thành Quốc
giải pháp hữu hiệu cho rất
nhiều ngành công nghiệp và
nghiên cứu. Nó giúp người
dùng dễ dàng đo được trọng
lượng chính xác của vật cần
đo. Cân kỹ thuật/cân chính
xác là dòng cân điện tử có
độ chính xác từ 0.1g đến
0.001g( hay còn được gọi là
độ chính xác từ 1 đến 3 số
lẻ) được dùng trong các
phòng thí nghiệm cơ bản,
hay trong các ngành công
nghiệp chế biến thực phẩm,
dược phẩm và dùng trong
dân dụng đáp ứng hầu hết tất
cả ứng dụng đo lường.
3 Cân sấy N003 Cân sấy ẩm hay còn được Nhật
ẩm gọi là máy “cân bằng độ
ẩm”. Chúng là công cụ xác
định độ ẩm của nhiều loại
mẫu khác nhau. Các quy
trình sấy có thể tùy biến cao,
vì những mẫu khác nhau
phản ứng với các loại quy

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 28


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

trình sấy khác nhau.


Nó thường được kết nối với
máy tính để quan sát và
phân tích quá trình sấy và
các hiệu ứng của nó trên
mẫu. Bạn có thể lưu các kết
quả vào bộ nhớ của thiết bị
để lặp lại các thông số kiểm
tra thường xuyên mà không
cần phải thiết lập chúng
nhiều lần, điều này tiết kiệm
rất nhiều thời gian.

4. Máy sắc N004 Sắc ký lỏng hiệu năng cao Mỹ


ký lỏng (HPLC) là một dạng sắc ký
(HPLC) lỏng cột được cải tiến, thay
vì dung môi chảy dưới áp
suất của trọng lực, dung môi
chảy với áp suất cao lên tới
400 atm, làm tăng tốc độ
chảy của dung môi pha
động.
HPLC hoạt động với nguyên
tắc cơ bản: tách một mẫu
gồm hỗn hợp thành phần
thành các bộ phận cấu thành
của nó dựa trên sự khác biệt
về ái lực giữa các phân tử
khác nhau với pha động và
pha tĩnh được sử dụng trong

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 29


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

quá trình tách.


5. Máy thử N005 Máy thử độ tan rã cho Trung
độ rã phép các nhà nghiên cứu và Quốc
các kỹ thuật viên kiểm soát
chất lượng xác định xem
thuốc viên có thật sự phân
huỷ bên trong cơ thể người
hay không và phải mất bao
lâu cho quá trình này. Điều
này cung cấp những thông
tin hữu ích, tối ưu cho việc
sản xuất dược phẩm cũng
như xác nhận quy trình sản
xuất phù hợp với các tiêu
chuẩn hiện hành.
Mục đích chính của việc thử
độ tan rã là đo lượng thời
gian một viên thuốc phân rã
hoàn toàn trong môi trường
lỏng. Chất lỏng được sử
dụng trong các thí nghiệm
hoà tan là nước sạch có nhiệt
độ gần với nhiệt độ trong dạ
dày người.

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 30


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

6. Máy thử N006 Máy thử độ hòa tan là những Đức


độ hòa thiết bị dễ sử dụng, mạnh
tan mẽ, chuẩn hoá và đủ linh
hoạt để thử nghiệm nhiều
loại thuốc viên khác
nhau.Máy thử độ hoà tan có
nhiều loại như máy thử độ
hoà tan thủ công, máy thử
độ hoà tan bán tự động, máy
thử độ hoà tan tự động với
một hoặc nhiều vị trí khuấy
phù hơp với nhu cầu của các
phòng thí nghiệm.
7. Máy thử N007 Kiểm tra độ mài mòn được Trung
độ mài sử dụng để kiểm tra độ bền Quốc
mòn của thuốc viên trong quá
trình đóng gói và vận
chuyển. Điều này liên quan
đến việc thả mẫu thuốc viên
liên tục trong một thời gian
cố định, sử dụng trống quay
có vách ngăn.
Kết quả là kiểm tra các viên
bị vỡ và tỷ lệ phần trăm khối
lượng viên bị mất do mài
mòn. Tất cả các thiết bị của
Pharma Test đều hoàn toàn
tuân thủ Dược điển USP, EP
và JP hiện hành và sẵn sàng
sử dụng với các loại trống có

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 31


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

độ “Roche” có trong phạm


vi cung cấp tiêu chuẩn.

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 32


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

P3.2.2. Sơ đồ các giai đoạn sản xuất:


Cấp phát nguyên
liệu

Tá dược
Dược chất
Paracetamol Tinh bột mì, Natri starch glyrolat, Avicel PH101

Nghiền mịn Kiểm soát độ


Máy nghiền búa mịn

Trộn bột khô


Máng trộn Kiểm soát thời
Thời gian: 15 phút gian trộn
Tá dược
Trộn bột ướt
Hồ tinh bột Máng trộn
Thời gian: 30 phút
Kiểm soát thời
Xát hạt ướt gian trộn
Máy xát hạt ướt trục Kiểm soát cỡ hạt
ngang Kiểm tra tính toàn
Rây qua rây 2 mm Kiểm soát thời
Sấy hạt vẹn rây
Máy sấy tầng sôi gian
Thời gian: 30 phút Nhiệt độ: 50 - Kiểm soát
70ᵒC nhiệt độ
Tá dược
Trộn hoàn tất Kiểm soát thời gian
Magnise Máy trộn chữ V
stearate, Thời gian: 15 phút
Kiểm nghiệm BTP
Aerosil

Dập viên Kiểm tra khối lượng viên


Máy dập viên xoay tròn ± 5%
Cấp phát bao

Ép vỉ/Đóng lọ Kiểm nghiệm thành
Vỉ/lọ Dán nhãn phẩm

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 33


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

P3.2.3. Mô tả quy trình sản xuất và kiểm soát quá trình:


- Chuẩn bị sản xuất:
+ Dây chuyền sản xuất được dọn quang sạch sẽ, thiết bị và dụng cụ sàn xuất
trong tình trạng sạch
+ Kiểm tra nhiệt độ, chênh áp phòng
- Kiểm tra nguyên liệu, bao bì ban đầu:
+ Nguyên liệu bao bì được kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn chất lượng được cho
phép đưa vào sản xuất.
+ Kiểm tra đúng tên, hàm lượng, số lô sản xuất của nguyên liệu, bao bì đúng
với mẫu chuẩn và phù hợp với lệnh sản xuất.
- Cân nguyên liệu:
+ Việc cân nguyên liệu được thực hiện riêng cho từng lô sản phẩm.
+ Cân các nguyên liệu trong thùng chứa sạch, riêng biệt. Dán nhãn đúng quy
định lên các thùng chứa nguyên liệu.
+ Kiểm tra lại số lượng nguyên liệu (Người kiểm soát quá trình thực hiện)
STT Thành phần KL lý thuyết KL thực tế Ghi chú
1. Paracetamol 29,25 kg 29,25 kg
2. Avicel PH 101 1,80 kg 1,80 kg
3. Tinh bột mì 1,80 kg 1,80 kg Trộn ban đầu
4. Tinh bột mì 0,90 kg 0,90 kg Pha hồ tinh bột
5. Natri Starch 1,98 kg 1,98 kg
Glycolat
6. Aerosil 0,045 kg 0,045 kg
7. Magnesi stearat 0,225 kg 0,225 kg
8. Nước 9 kg 9 kg
Tổng 36 kg 36 kg
- Tiến hành pha chế:
Nghiền mịn Tên nguyên liệu KL lý thuyết KL thực tế
hoạt chất Paracetamol 29,25 kg 29,25 kg
- Cho paracetamol vào máy nghiền búa.

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 34


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

- Khởi động máy.


- Hứng paracetamol vào thùng chứa thích hợp.
Trộn ban đầu Tên nguyên liệu KL lý thuyết KL thực tế
Paracetamol 29,25 kg 29,25 kg
Tinh bột mì 1,80 kg 1,80 kg
Natri starch glyrolat 1,80 kg 1,80 kg
Aerosil 0,045 kg 0,045 kg
- Mở máy máng trộn trong 15 phút
Pha hồ tinh Tên nguyên liệu KL lý thuyết KL thực tế
bột 10% Nước 9 kg 9 kg
Tinh bột mì 0,9 kg 0,9 kg
- Cho tinh bột mì vào ½ nước, nhiệt độ nước 20oC. (1)
- Cho ½ nước còn lại đun sôi 100oC (2)
- Cho (2) vào (1) từ từ, vừa cho vừa khuấy .Tới khi dung dịch
trong suốt.
- Đem ra thùng chứa thích hợp.
Trộn bột ướt Tên nguyên liệu KL lý thuyết KL thực tế
Hồ tinh bột 9,9 kg 9,9 kg
- Cho từ từ dung dịch hồ tinh bột vào và khuấy điều trong thời
gian 30 phút.
- Lấy khối bột ướt ra thùng chứa thích hợp.
Xát hạt ướt - Cho khối bột ướt vào máy xát hạt ướt trục ngang.
- Khởi động máy.
- Hứng cốm ra thùng chứa thích hợp.
Sấy hạt - Cho hạt đã xát hạt ướt vào máy sấy tầng sôi.
- Khởi động máy. Thời gian 30 phút , ở nhiệt độ 50-70ᵒC.
- Cho cốm ra thùng chứa thích hợp.
Trộn hoàn tất Tên nguyên liệu KL lý thuyết KL thực tế
Magnesi stearat 0,225 kg 0,225 kg

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 35


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

- Cho cốm vào máy trộn chữ V.


- Cho tá dược trơn bóng vào máy trộn chữ V.
- Khởi động máy. Thời gian trộn khoảng 15 phút.
- Hứng ra thùng chứa thích hợp.
Kiểm nghiệm - Kiểm nghiệm cốm đã trộn hoàn tất theo tiêu chuẩn cơ sở.
bán thành
phẩm
Dập viên - Cho cốm vào máy dập viên xoay tròn.
- Khởi động máy.
- Hứng viên đã hoàn thành vào thùng chứa thích hợp.
- Kiểm tra khối lượng viên: 400mg.
Đóng gói - Ép vĩ
- Kiểm nghiệm thành phẩm: Theo tiêu chuẩn cơ sở của viên nén Paracetamol 325mg.
- Nhập kho thành phẩm: Sau khi thành phẩm đạt tiêu chuẩn được phép nhập kho thành
phẩm và phải có phiếu xuất kho từ bộ phận đảm bảo chất lượng trước khi xuất hàng.
P3.3. Kiểm soát bán thành phẩm và thành phẩm:
Giai Chỉ tiêu KTKS Yêu cầu phải đạt Phương pháp
đoạn KTKS
Kiểm Hình thức viên thuốc Đạt tiêu chuẩn Bằng mắt thường
nghiệm Định tính Chế phẩm phải thể hiện các Thiết bị phân tích
bán phép thử định tính
thành Paracetamol.
phẩm Hàm lượng Hàm lượng trong 50 gam Thiết bị phân tích
(BTP) mẫu thử. Ta xác định được
hàm lượng paracetamol
chứa trong bán thành phẩn:
(50 x 325)/400 = 40,625
gam. Kết luận: Độ đồng
đều hàm lượng có trong bán
thành phẩm phải đạt mức

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 36


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

Giai Chỉ tiêu KTKS Yêu cầu phải đạt Phương pháp
đoạn KTKS
±5%
Độ ẩm Cốm sau khi sấy có hàm ẩm Thiết bị phân tích
từ 1-7%
Kiểm Hình thức Viên nén hình trụ dài màu Bằng mắt thường
nghiệm vàng, một mặt trơn, một
thành mặt có gạch ngang ở giữa,
phẩm cạnh và thành viên lành lặn.
Định tính Chế phẩm phải thể hiện các Thiết bị phân tích
phép thử định tính
Paracetamol.
Độ đồng đều khối Viên nén Paracetamol Cân phân tích
lượng 325mg ± 5%
Lọ Paracetamol 325mg ±
5%
Định lượng Chế phẩm phải chứa từ 95- Thiết bị phân tích
105% Paracetamol
(C8H9NO2)
Độ hòa tan Kiểm nghiệm bằng thiết bị Thiết bị phân tích
kiểu cánh khuấy trong môi
trường nước, tốc độ quay
50 vòng/phút trong 45 phút,
kết quả không được dưới
75% Paracetamol so với
lượng ghi trên nhãn được
hòa tan.

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 37


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

Giai Chỉ tiêu KTKS Yêu cầu phải đạt Phương pháp
đoạn KTKS
Độ rã viên Tất cả 6 viên Paracetamol Thiết bị phân tích
đều rã. Nếu có 1 đến 2 viên
không rã, lặp lại phép thử
với 12 viên khác. Mẫu thử
đạt yêu cầu nếu không dưới
16 trong so 18 viên thử rã.

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 38


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

Chương 3: HỒ SƠ ĐĂNG KÝ LÔ PHA CHẾ THUỐC


CTY CP DƯỢC PHẨM HỒ SƠ LÔ PHA CHẾ Ban hành: Lần 1
Mã số: 4KT004 - PC
Ngày: …………..
Soạn thảo: Kiểm tra: Phê duyệt:
Ngày: Ngày: Ngày:
Phòng Quản lý chất lượng; Phòng Quản lý chất lượng: Tổng giám đốc:

DS. Võ Kim Ngọc Tuyền DS.Nguyễn Thị Hồng Hạnh DS. Nguyễn Trần Hồng Khương

Lô: 90.000 Viên


Hiệu suất quy định: 98-102%
Ngày sx: ……………. Số lô: …………… HD: …………….
Người Người
I. Kiểm tra trước khi pha chế Thực kiểm
hiện tra
1. Phòng Cỡ pha chế
- Tên sản phẩm trước:.............................................................
- Số lô:..................................
2. Thiết bị sản xuất
- Tên sản phẩm trước:..............................................................
- Số lô:..................................
3. Phòng sạch, đã được dọn quang
4. Nơi sản xuất không còn dư phẩm của lô trước
5. Chỉ có duy nhất một hồ sơ pha chế
6. Thiết bị pha chế đã được vệ sinh theo SOP quy định:
- Vệ sinh sơ bộ
- Vệ sinh đầy đủ
- Vệ sinh lại

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 39


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa


7. Dụng cụ pha chế đã vệ sinh sạch, nhãn sạch
8. Treo bảng nhận dạng "Đang sản xuất"
9. Nhân viên được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ theo quy định
10. Điều kiện môi trường:
+ Nhiệt độ: 23oC ± 2oC: đạt , không đạt 
+ Độ ẩm: ≤ 70%: đạt , không đạt 
11. Nguyên liệu đã được cân, đong đầy đủ, sẵn sàng cho việc pha chế:
Công thức Khối lượng
Paracetamol 29,25 kg
Avicel PH 101 1,80 kg
Tinh bột mì 1,80 kg
Tinh bột mì 0,9 kg
Natri Starch Glycolat 1,98 kg
Aerosil 0,045kg
Magnesi stearat 0,225kg
Nước 9 kg

Nhãn thiết bị sạch

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 40


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

II. Tiến hành pha chế

- Thời gian bắt đầu pha chế:


Ngày :………...................................h….....…..phút

Pha chế Thông số


Nghiền mịn hoạt chất
- Cho paracetamol vào máy nghiền búa.
-Khởi động máy
- Hứng paracetamol vào thùng chứa thích hợp.
Trộn ban đầu
- Hòa tan Natri lauryl sulfat trong dung môi nước
tinh khiết thu dược dung dịch tá dược nhũ hóa.
Pha hồ tinh bột 10%
-Đun nước đến 80oC.
- Cho tinh bột vào từ từ, vừa cho vừa khuấy .Tới khi
dung dịch trong suốt.
- Đem ra thùng chứa thích hợp.
Trộn bột ướt
- Cho Avicel PH 101 vào khối bột trộn ban đầu.
- Cho từ từ dung dịch hồ tinh bột vào và khuấy điều
trong thời gian 15 phút.
- Lấy khối bột ướt ra thùng chứa thích hợp.
Xát hạt ướt
- Cho khối bột ướt vào máy xát hạt ướt trục ngang.
- Khởi động máy.
- Rây qua rây 2mm

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 41


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

- Hứng cốm ra thùng chứa thích hợp.


Sấy hạt
- Cho hạt đã xát hạt ướt vào máy sấy tầng sôi.
- Khởi động máy.
- Thời gian sấy: 30 phút
- Nhiệt độ sấy: 50-70ᵒC.
- Cho cốm ra thùng chứa thích hợp.
Trộn hoàn tất
- Cho cốm vào máy trộn chữ V.
- Cho tá dược trơn bóng vào máy trộn chữ V.
- Khởi động máy. Thời gian trộn khoảng 15 phút.
- Hứng ra thùng chứa thích hợp.
Kiểm nghiệm bán thành phẩm
- Lấy mẫu bán thành phẩm kiểm nghiệm
III. Vệ sinh:
- Vệ sinh thiêt bị pha chế theo SOP: SOP.KT.36
Vệ sinh sơ bộ 
Vệ sinh đầy đủ 
Vệ sinh lại 
- Vệ sinh dụng cụ pha chế theo SOP: SX/SOP/028
- Vệ sinh phòng pha chế theo SOP: SX/SOP/037
* Ghi chú:

IV. Kiểm soát quá trình

- Thời gian kết thúc:


Ngày:...................., ………h……..phút
Sản Lượng
Lý thuyết Thực tế Chênh lệch sau pha chế:

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 42


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

Dôi dư: .............................


Kg ………..……..kg %
Công thức tính hiệu suất: Hao hụt: ............................
Công thức tính: (A - B) %
X= x 100%
A Lý do:
.............................................
X: Lượng % dôi dư hoặc hao hụt ............
- Lượng % dôi dư khi kết quả cho số âm .............................................
- Lượng % hao hụt khi kết quả cho số dương ..............
A: Sản lượng lý thuyết .............................................
B: Sản lượng thực tế ..............

Ngày:……………
Quản đốc sản xuất Tổ trưởng pha chế

Họ tên: Nguyễn Trần Hồng Khương Họ tên: Võ Kim Ngọc Tuyền

GIAO NHẬN BÁN THÀNH PHẨM


Ngày:………….
Số lượng:………..kg
Người giao Người nhận

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 43


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

Họ tên: ………………….. Họ tên: ……………………..

Chương 4: KẾT LUẬN


Trong quá trình nghiên cứu em đã được trao dồi thêm cho bản thân các kỹ năng
về tra cứu tài liệu thông qua internet, cách dịch tài liệu chuyên ngành, cách viết công
thức hoá học của chất hữu cơ, cách trình bày, quy trình chuẩn của bài tiểu luận.
Quan trọng hơn là việc tìm hiểu, hoàn thành tiểu luận này mà em có thể hiểu sâu hơn
về Hồ sơ đăng ký thuốc (ACTD) sản xuất viên nén Paracetamol 325mg phần thành
phẩm (Product) sẽ cho ta thấy toàn diện quy trình từ nhập liệu, lấy mẫu kiểm nghiệm,

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 44


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

chuyển nguyên liệu vào xưởng sản xuất, cân chia mẻ, tiến hành bào chế, tạo hạt, dập
viên, bao phim, ép vỉ – đóng lọ, đóng gói, kiểm nghiệm chất lượng, lưu giữ hồ sơ, bàn
giao sản phẩm.
Đồng thời giúp bản thân em được ôn lại những lý thuyết đã học về bào chế, kiểm
và áp dụng vào thực tiễn sản xuất thuốc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1) Giáo trình môn kiểm nghiệm, công nghiệp dược
2) Dược điển Việt Nam V
3) Web:
https://duocdienvietnam.com/paracetamol/
https://duocdienvietnam.com/
https://vienkiemnghiem.gov.vn/

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 45


Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

https://www.drugs.com/

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN




..............................................................................................................................

..................................................................................................................................
SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 46
..................................................................................................................................

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

Tiểu luận môn Công Nghiệp Dược GVHD: Trần Minh Nghĩa

SVTH: Võ Kim Ngọc Tuyền Trang 47

You might also like