You are on page 1of 6

1.

Khái niệm về đạo đức và đạo đức nghề nghiệp


1.1 Khái niệm chung về đạo đức
“Đạo đức được hiểu là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự
giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.”
1.2 Khái niệm về đạo đức nghề nghiệp
Trong ngành kế toán, kiểm toán thì đạo đức thể hiện qua 7 nguyên tắc: “tính chính trực,
tính độc lập, tính bảo mật, tính khách quan, thận trọng, tư cách nghề nghiệp, năng lực
chuyên môn.”
2. Đạo đức nghề nghiệp trong kế toán “Đạo đức nghề nghiệp kế toán yêu cầu mỗi kế
toán , kiểm toán viên phải ứng xử và hoạt động một cách trung thực phục vụ cho lợi ích
nghề nghiệp và xã hội. Đây là chỉ dẫn để các thành viên luôn duy trì được thái độ nghề
nghiệp đúng đắn. Từ đó góp phần bảo vệ và nâng cao uy tín nghề nghiệp.”
3. Sự cần thiết của đạo đức nghề nghiệp kế toán quản trị
“ Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài
chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.”
4. Chuẩn mực, tiêu chuẩn kỹ năng và nguyên tắc của đạo đức kế toán quản trị
4.1 Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán quản trị
Đây là “chuẩn mực quy định mục đích, các nguyên tắc đạo đức cơ bản; tiêu chuẩn đạo
đức áp dụng chung cho tất cả những người làm kế toán và người làm kiểm toán; tiêu
chuẩn đạo đức áp dụng riêng cho kiểm toán viên hành nghề, nhóm kiểm toán và công ty
kiểm toán; tiêu chuẩn đạo đức áp dụng cho người có Chứng chỉ kiểm toán viên hoặc
Chứng chỉ hành nghề kế toán làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức.”
4.2 Tiêu chuẩn kỹ năng của người làm kế toán quản trị
(1) Chiến lược, lập kế hoạch, đánh giá hiệu quả công việc (2) Báo cáo và kiểm soát (3)
Công nghệ và phân tích dữ liệu (4) Nhạy bén trong kinh doanh và điều hành tác nghiệp
(5) Lãnh đạo (6) Đạo đức và giá trị nghề nghiệp
4.3 Các nguyên tắc của đạo đức nghề nghiệp kế toán quản trị
Độc lập Chính trực Khách quan Năng lực chuyên môn và tính thận trọng Tính bảo mật
Tư cách nghề nghiệp Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn
Chủ đề 1: “Tough Choices: Ethical Decisions in Whistleblowing” (Những lựa chọn
khó khăn: Những quyết định mang tính đạo đức trong việc tố cáo)
Nói về việc thâm hụt ngân sách trong 3 năm ở thành phố Dixie. Cathy là chuyên gia kế
toán làm việc dưới quyền của Kimberly– người kiểm soát tài chính kiêm thủ quỹ. Cathy
thấy nghi ngờ KImberly vì những hành động đáng ngờ của cô ấy. Cathy không chắc nên
báo cáo những nghi hoặc của bản thân hay không vì sợ vu oan cho Kimberly.
Chủ đề 2: “The BBDE Health Center: A Case Study of Business Ethics” (Trung tâm
Y tế BBDE: Một nghiên cứu điển hình về Đạo đức Kinh doanh)
Đề cập về BBDE - một trung tâm chăm sóc sức khỏe hành vi, có Rulan Wilson là giám
đốc trung tâm. Người kiểm soát tài chính hiện tại của BBDE – Don Blake, anh bất bình
với cách quản lý của Rulan cũng như có nghi ngờ Rulan đang lợi dụng quyền hành của
mình làm những việc sai trái. Sau tất cả, Don không biết nên báo cáo những lo ngại của
mình cho cấp trên hay nên im lặng và anh không có bằng chứng gì cho thấy có bất cứ
điều gì không thích hợp đang xảy ra.
Chủ đề 3: “Ethical Dilemma: A Case from the Aviation Industry” (Một vấn đề nan
giải về đạo đức: Một trường hợp từ ngành hàng không)
Emma tiếp nhận công việc mới với tư cách là giám đốc dịch vụ trên máy bay tại EastJet.
Cô vào công ty trong lúc cuộc khủng hoảng tài chính mới nhất nổ ra và sự cạnh tranh
ngày càng tăng từ các quốc gia khác các hãng hàng không liên tục giảm biên lợi nhuận
của hãng. Emma phát hiện có một số hóa đơn được lập riêng. Cô tìm đến Kế toán trưởng
Rebecca và biết được công ty đã thỏa thuận với Sky Catering để tránh một khoản thuế bổ
sung. Để đưa ra lựa chọn đúng đắn Emma quyết định đọc Tuyên bố về đạo đức của IMA
Thực hành chuyên nghiệp và quyết định làm theo các bước đã vạch ra trong phần có tiêu
đề “Giải quyết xung đột đạo đức”.
So sánh
1.
-Trong tình huống này, giám đốc Kimberly có thể vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Đối với Kimberly Hedges. Cô đã lạm dụng quỹ công bằng cách sử dụng tài khoản DCDA
một cách không phù hợp. Các hóa đơn không có hợp đồng phê duyệt, chi phí xây dựng
giả mạo, và việc viết séc cho ‘Thủ quỹ’ không được hỗ trợ bởi hóa đơn với số tiền lớn.
Đối với Cathy Clark, cô sẽ bị xem là vi phạm nếu biết có những hành vi bất thường
nhưng lại không tiến hành báo cáo. Với tư cách là một kế toán viên chuyên nghiệp, Cathy
có nghĩa vụ đạo đức phải báo cáo bất kỳ hành vi gian lận hay vi phạm nào mà cô biết.
*Tác động đến lợi ích cộng đồng: Hành vi lạm dụng quỹ của Kimberly không chỉ gây
thiệt hại lớn về tiền bạc, tài nguyên trong thời gian ngắn mà còn ảnh hưởng đến sự phát
triển trong tương lai của thành phố Dixie và các cá nhân tổ chức trong thành phố.
+Dòng tiền của thành phố đã âm
+Đội cứu hỏa và y tế phải kêu gọi quyên góp, gây quỹ để hoạt động, các dịch vụ công
cộng cũng gặp khó khăn do thiếu ngân sách
+Nhiều doanh nghiệp và những công dân giàu có đang bắt đầu xem xét việc đi khỏi thành
phố
*Tuân thủ quy tắc, quy phạm, tính minh bạch và trung thực: Đã có những cá nhân, tổ
chức đã không trung thực và minh bạch trong việc quản lý và điều hành, kiểm tra hoạt
động ở bộ phận tài chính của thành phố:
+ Các cuộc kiểm toán gần đây của thành phố không phải do công ty lớn thực hiện. -
Công tác tổ chức kiểm kê của bộ phận kiểm toán chưa được thành phố chú trọng và kiểm
soát chặt chẽ - để lọt một tài khoản DCDA lạ.
+ Nhiều séc khác được viết cho ‘Thủ quỹ’ và nhiều trong số đó không được hỗ trợ bởi
hóa đơn với tổng số tiền rất lớn.
=> Điều này không chỉ vi pham đạo đức mà còn vi phạm nghiêm trong luật kế toán. =>
Cathy, cô có một phần làm tốt trong việc quan sát, tìm hiểu, điều tra bày tỏ lo ngại của
mình về những hành vi mà cô ấy nghi ngờ là gian lận. Tuy nhiên, vẫn cần một số hành
động cụ thể hơn thay vì chỉ dừng ở việc nghi ngờ.
*Trách nhiệm cá nhân đối với Cathy: (giải quyết vấn đề)
Nếu Cathy quyết định giữ những lo ngại cho riêng mình thì việc gian lận và vi phạm đạo
đức sẽ tiếp tục diễn ra. Thành phố sẽ tiếp tục phải đối mặt với việc mất quỹ
=> Cathy có thể sẽ là người vi phạm đạo đức
Cô cần phải có hành động để xử lý tình huống này. Thứ nhất, Cathy có thể báo cáo những
lo ngại của mình trực tiếp với cấp trên. Thứ hai, cô có thể nhờ sự tư vấn từ các chuyên
gia.Thứ ba, sử dụng hình thức tố cáo nặc danh để tránh những lo ngại liên quan đến việc
lộ danh tính và ảnh hưởng đến quyền lợi của mình.
2.
-Trong tình huống này, giám đốc Rulan và Don có thể vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
- Đối với Rulan ông ấy chưa nắm rõ những vấn đề kế toán đơn giản. Điều này cho thấy
ông không có năng lực chuyên môn và tính thận trọng đối với nghề kế toán: Cụ thể ông ta
quan tâm đến những điều nhỏ nhặt như màu sắc của tấm thảm thay vì việc thiết lập các
chiến lược của công ty và phớt lờ mọi vấn đề quan trọng của công ty .
-Ngoài ra Rulan còn lạm dụng quỹ của tổ chức vì mục đích cá nhân: Không có bằng
chứng nào cho thấy chi phí đi lại thực tế là bao nhiêu, nhưng có một tờ séc hoàn trả được
viết. Những chuyến du lịch sang chảnh của gia đình được chi trả bởi nguồn quỹ của trung
tâm.Viện cớ mua một mảnh đất – dùng nó để cho trẻ em được giúp đỡ tại BBDE cưỡi
ngựa nhưng lại có mục đích riêng. Cho thấy ông là người thiếu trung thực và đạo đức.
=> Giám đốc điều hành đưa ra những quyết định có lợi cho bản thân hơn là cả công ty.
- Don, anh có thể vi phạm nếu không báo cáo mà vẫn giữ thái độ im lặng. Don có nghĩa
vụ đạo đức phải báo cáo bất kì hành vi gian lận hoặc vi phạm nào mà anh biết hoặc nghi
ngờ
*Tác động đến lợi ích của công ty:
Nếu mọi thứ cứ tiếp tục như hiện tại thì trung tâm rất có thể sẽ bị thâm hụt nguồn ngân
sách hoạt động, về lâu dài có thể dẫn đến giải thể, phá sản. Công ty có thể phải đối mặt
với nhiều vụ kiện vì sử dụng nguồn tài trợ của quận và tiểu bang “không đúng cách”
*Tuân thủ quy tắc, quy phạm, tính minh bạch và trung thực:
Thông qua các yếu tố nêu trên nhóm nhận định rằng trung tâm vẫn chưa thực hiện tốt
việc tuân thủ các quy tắc, quy phạm, tính minh bạch và trung thực trong các bộ phận
quản trị, điều hành trung tâm
+CEO liên tục thực hiện hành vi thiếu minh bạch đối với công tác phí & nguồn quỹ xây
dựng khu vui chơi cho trẻ em được hỗ trợ bởi trung tâm
+ Sự lơ là, thiếu chuyên nghiệp trong bộ phận quản lý của trung tâm
+Don đã hoàn thành một phần trách nhiệm trong vai trò là kế toán:nghi ngờ các chi phí
bất thường ảnh hưởng đến tài chính của trung tâm
Dù vậy anh vẫn chưa biết tiếp tục giải quyết vấn đề này như nào:
*Nhóm em đưa ra hướng giải quyết cho Don và cả Rulan:
Tuyên bố về Thực hành đạo đức nghề nghiệp của IMA nêu rõ mỗi cá nhân có nghĩa vụ
“Duy trì trình độ chuyên môn phù hợp bằng cách liên tục phát triển kiến thức và kỹ
năng”. Kết quả là ông ta sẽ hiểu về kế toán tốt hơn. Điều này có thể sẽ dẫn đến giảm bớt
một số vấn đề liên quan đến công việc.
Hướng dẫn do IMA cung cấp là phù hợp để giải quyết các tình huống liên quan đến đạo
đức kế toán như tình huống này. Tuyên bố này mô tả Don các bước anh ấy phải thực hiện
để khắc phục vấn đề hoặc khắc phục tình huống mà anh ấy cho là phi đạo đức trong công
ty. Tuyên bố cũng bao gồm chuỗi chỉ huy Don phải thông qua nếu những người giám sát
trên không thể giải quyết vấn đề
3.
Trong tình huống này, tất cả các bên đều vi phạm.
- EastJet đã cấu kết với Sky Catering để chia nhỏ khoản thanh toán vượt quá $10 nhằm
trốn thuế
-EastJet thiếu minh bạch khi không cung cấp thông tin đầy đủ về các khoản thanh toán,
việc thanh toán “dịch vụ ăn uống chung” không rõ ràng có thể dẫn đến lãng phí tài
nguyên của công ty
=>Việc đưa ra quyết định phi đạo đức tại EastJet có thể bắt đầu từ việc lợi nhuận sụt
giảm. Ban quản lý có lẽ đã bị áp lực phải tìm cách tăng tỷ suất lợi nhuận. Họ đang thua lỗ
trước các đối thủ cạnh tranh khác và họ muốn tồn tại.
- Emma cũng đã thực hiện thực hiện tốt một phần trách nhiệm của mình là nghi ngờ về
các khoản “ dịch vụ ăn uống chung”, nhưng cô cũng chưa biết làm cách nào để tiếp tục
giải quyết.
+Tác động đến lợi ích của công ty:
-EastJet là một công ty nhỏ có thể phải đối mặt với các khoản phạt và hình phạt nghiêm
khắc vì hành vi gian lận này. EastJet có thể bị phá sản, những người không liên quan bị
mất việc, những người liên quan có thể bị phạt hoặc đi tù
-Sky Catering cũng sẽ chịu tương tự như EastJet.
Tuân thủ quy tắc, quy phạm, tính minh bạch và trung thực: Đánh giá mức độ tuân thủ quy
tắc, quy phạm và nguyên tắc đạo đức trong tình huống
Thông qua tình huống này ta thấy được hành vi vi phạm là sự hợp tác gian lận của EastJet
và Sky Catering, những cá nhân liên quan đã đưa ra những bằng chứng không minh bạch
và trung thực về thanh toán, việc này cho thấy EastJet và Sky Catering chưa có hệ thống
kiểm soát nội bộ chặt chẽ. Việc của EastJet không chỉ là hành vi vi phạm đạo đức mà còn
vi phạm pháp pháp luật, vi phạm Bộ luật thuế ở nước ngoài cụ thể là Thuế dân sự Nhu
cầu ăn uống tập thể của phi hành đoàn máy bay dịch vụ.
+Trách nhiệm cá nhân của Emma:
Emma làm theo các bước được nêu trong Tuyên bố về Thực hành đạo đức nghề nghiệp
của IMA: Emma đã giải quyết vấn đề với Jillian Wood, người giám sát trực tiếp của cô ấy
và vì Jillian dường như có liên quan đến vụ lừa đảo này nên Emma đã tiến hành bước tiếp
theo. Emma quyết định liên hệ với Đường dây trợ giúp đạo đức của IMA. Nhân viên tư
vấn giải thích cho cô ấy biết tình thế tiến thoái lưỡng nan của cô ấy liên quan như thế nào
đến các điều khoản của Tuyên bố IMA. Emma sau đó đã có thể đưa ra giải pháp cho tình
huống khó xử của mình và liên hệ với ủy ban kiểm toán để tiết lộ hành vi gian lận. Giám
đốc điều hành mới chấp nhận việc ra quyết định có đạo đức và giải quyết xung đột.
Những người khác có liên quan đến hành vi phi đạo đức này đáng lẽ phải bị sa thải. Họ
sẵn sàng tham gia vào các hoạt động mà họ biết là trái đạo đức và phải trả giá cho điều
đó. Nhìn chung, tình huống này đã được xử lý đúng đắn đối với tất cả những người liên
quan
Tóm lại
Cả 3 tình huống đều vi phạm nguyên tắc nghề nghiệp cơ bản của quản trị: thiếu trách
nhiệm xã hội và suy nghĩ vì lợi ích cá nhân và lạm dụng chức vụ để thực hiện chiếm đoạt
quỹ tài chính đối với trường hợp của thành phố Dixie, trung tâm BBDE và trốn thuế đói
đối với công ty EastJet.
Sự yếu kém về mặt quản lý, kiểm soát và làm trái các quy định hiện hành.
Các hành vi trên đều sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với cá nhân, tổ chức
Điều quan trọng nhất trong 3 tình huống trên, những người phát hiện các hành vi phi đạo
đức đều có áp lực liên quan đến lợi ích của cá nhân nếu họ báo cáo, phanh phui chúng
cho cấp trên và cơ quan chức năng. Họ vừa phải bảo vệ bản thân đồng thời cũng phải
đảm bảo lợi ích của công ty và cộng đồng. Kết quả, điều đó gây bối rối cho họ trong việc
đưa ra quyết định cuối cùng, xử lý tình huống, giải quyết mâu thuẫn đạo đức. Đó cũng là
một trong những lý do phổ biến để một kế toán quản trị đánh mất đạo đức của mình trong
quá trình làm việc.
3. Bài học kinh nghiệm:
– Nhấn mạnh tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp: Hành vi vi phạm đạo đức trong
nghề nghiệp sẽ ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân, cộng đồng và các tổ chức liên quan.
– Tuân thủ các quy định và nguyên tắc đạo đức: Mỗi người làm việc trong lĩnh vực kế
toán đều có trách nhiệm tuân thủ các chuẩn mực đạo đức và duy trì các nguyên tắc đạo
đức như tính trung thực, liêm chính, khách quan và năng lực chuyên môn
– Tăng cường giám sát và kiểm soát nội bộ: Thiết lập các quy trình kiểm soát nội bộ chặt
chẽ, đảm bảo sự trung thực và tính minh bạch để ngăn chặn và phát hiện sớm các hành vi
vi phạm.
– Nâng cao năng lực quản lý điều hành: Đào tạo và phát triển kỹ năng quản lý cho cấp
lãnh đạo và nhân viên, đặc biệt là về khả năng nhận diện, đánh giá và xử lý các hành vi vi
phạm đạo đức.
– Trách nhiệm báo cáo hành vi phi đạo đức: Kế toán viên có nghĩa vụ phải báo cáo và
tiếp cận với những người có thẩm quyền để giải quyết các hoạt động phi đạo đức hoặc bất
hợp pháp mà họ biết được trong tổ chức của mình.

You might also like